Những bài hóa hay và kinh điển ôn thi Đại Học

17 985 21
Những bài hóa hay và kinh điển ôn thi Đại Học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp các tài liệu ôn thi Đại Học hay và có đáp án, giúp các em nắm chắc kiến thức, phát triển tư duy, các tài liệu đều được biên soạn kĩ càng, cô đọng nhất để gúp các em hiểu sâu vấn đề, với mong muốn mở rộng cánh cửa Đại Học với các em hơn, giúp các em thực hiện mơ ước của mìnhChúc các em học tốt Ban biên soạn tài liệu.

KINH NGHIỆM VÀ KỸ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA KINH ĐIỂN MANG ĐẬM BẢN CHẤT HÓA HỌC. Câu 1: hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H 2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hh Y có tỉ khối so với kk là 1. nếu cho toàn bộ y sục từ từ vào dung dịch Br 2 dư thì có m gam brom tham gia phản ứng. giá tri của m là: A. 8 B. 16 C.32 D. 3,2 HD: tính được mX suy ra số mol hh sau, độ giảm thể tích hay số mol chính là số mol H 2 đã tham gia phản ứng. nhận thấy số mol H 2 đã pư =2 số mol vinylaxe, suy ra số mol buten tạo thành =0,1=n.Br 2 . từ đó cho ta m=16. Câu 2: cho 3,36 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200ml dd HNO 3 0,3M và H 2 SO 4 bM thu được dd A(chỉ chứa các muối) và 0,02 mol hh khí B gồm 2 khí N 2 O và N 2 , tỉ khối của B so với H 2 bằng 18. làm bay hơi dd A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 21,72 B. 17 C. 17,73 D. 17,08 HD: số mol Mg=0,14 ; HNO 3 =0,06 ; Dung dịch chỉ chứa các muối nghĩa là H + sử dụng vừa đủ, bài toán sẽ tính toán dựa trên định luật bảo toàn điện tích. Vì rằng bài toán rất khó ở chỗ không định lượng rõ ràng vế tương tác của các tác chất. Vì đây là dạng toán trắc nghiệm, lúc nào cũng thế, bạn đọc cố gắng nhạy bén tìm ra phương pháp thích hợp và nhanh chóng. Dễ dàng tính được N 2 O = N 2 =0,01. Bảo toàn electron: 0,28=0.01*10 + 0,01*8 + NH 4 + ta có được số mol của NH 4 + = 0,0125. NO 3 - =0,06-0,0125-0,04 ( bảo toàn nguyên tố N của N 2 O và N 2 ) =0,0075. Trong dung dịch lúc bấy giờ gồm NH 4 + , Mg 2+ , NO 3 - và SO 4 2- ; suy ra số mol SO 4 2- =0,1425. Vậy m=0,0125*18 + 3,36 + 0,0075*62 + 0,1425*96 = 17,73 gam. Câu 3: kim loại M tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng thu được đơn chất khí X. B là một oxit của M, cho B tác dụng với dd HCl đặc cho đơn chất khí Y. D là một muối của M , nhiệt phân D thu được đơn chất khí XZ. Trộn hh X, Y, Z với tỉ lệ số mol tương ứng là 11:1:5 thì thu được chất lỏng T. nồng độ chất tan trong T là: A. 27,58% B. 50,25% C. 44,78% D.28,85% HD: M là Mn, X là H 2 , Y là Cl 2 , Z là O 2 . trộn với tỉ lệ như trên thu được 2HCl:10H 2 O Dễ suy ra nồng độ HCl là 28,85%. Câu 4: nồng độ của H 2 và I 2 lúc ban đầu đều là 0,03 mol/l. khi đạt đến trạng thái cân bằng , nồng độ của HI là 0,04 mol/l. hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp HI là: A. 16 B.32 C.10 D.8 HD: Dễ chọn A. vì hằng số cân bằng K c bằng tích nồng độ các chất sau pư trên tích nồng độ các chất trước pư.( có mũ hệ số pứ lên). Chú ý: hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ các chất mâu thuẫn với công thức xác định nó. Câu 5: đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 12,96 gam nước. mặt khác nếu cho 21 gam X tác dụng với 200 ml dd KOH 1,2M sau đó cô cạn dd thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của axit tạo ra X là: A.C 5 H 6 O 3 B. C 5 H 8 O 3 C. C 5 H 10 O 3 D. C 5 H 10 O 2 HD: dễ nhận ra đây là este vòng. Phản ứng như sau: este + NaOH = HO-R-COONa. Phần sau bạn đọc tự giải. dễ nhận ra nếu các bạn có phản xa với bài toán, không thì bạn cố gắng biện luận các case este có nối đôi… Câu 6: hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H 2 (đktc) cho đến pư hoàn toàn thu được hh Y gồm 2 khí trong đó có H 2 dư và 1 hidrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hidrocacbon là: A. C 2 H 6 và C 2 H 4 B. C 2 H 8 và C 3 H 6 C. C 4 H 10 và C 4 H 8 D. C 5 H 10 và C 5 H 12 HD: đốt Y cũng như đốt X. số mol nước tạo từ ankan và anken trong X là: 0,46-0,21=0,25. Dễ nhận thấy 2 hidrocb này có cùng số cacbon với n.nước=0,25, n.CO 2 = 0,18, độ chênh lệch x\về số mol do ankan gây ra, suy ra số mol ankan= 0,25-0,18=0,07. Gọi công thức ankan: C n H 2n+2 cho ra nCO 2 , vì cả 2 hidrcb đều tạo khí nên: n*0,07<0,18, suy ra n<2,5. suy ra có 2 C. Câu 7: hỗn hợp A gồm C 3 H 4 và H 2 . cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hh B chỉ gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H 2 là 21,5. tỉ khối của A so với H 2 là: A. 10,4 B. 9,2 C. 7,2 D. 8,6 HD: phản ứng này tạo 1 anken, 1ankan và ankin dư, tuy nhiên lượng thể tích ankin dư ta có thể xem bằng 0 (tự chọn lượng chất, để bài toán đơn giản hơn). Thế thì: số mol hh đầu =5, số mol hh sau= 2. suy ra được M A /M B =n B /n A =2/5. suy ra M A =2M B /5=8,6. điển hình cho pp tự chọn lượng chất. Câu 8: X là tetrapeptit có công thức Gly-Ala-Val-Gly. Y là tripeptit có công thức Gly-Val-Ala. Đun m gam hh A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với d KOH vừa đủ sau khi pư xảy ra hoàn toàn cô cạn dd thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá rị của m là: A. 150,88 B. 155,44 C. 167,38 D.212,12 HD: gọi số mol 2 chất trên là 4x; 3x. suy ra số mol KOH pứ là 16x+9x=25x ; số mol nước là 7x Bảo toàn khối lượng giải ra x, suy ra m =155,44 Câu 9: đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24 gam kết tủa và có 41,664 lít(đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO 2 tạo ra khí N 2 . X là: A. đimetylamin B. anilin C. etylamin D. metyl amin HD: trước hết loại được đáp án B(tạo muối điazoni), viết pt đốt cháy amin no đơn và gọi x là số mol amin cần tìm. Ta có được số mol oxi phân tử là 0,5(3n+1,5)x, suy ra số mol N 2 trong kk vừa đủ = 4 số mol oxi= 2(3n+1,5)x. Do đó số mol N 2 (bay ra)=2(3n+1,5)x + 0,5x =1,86 Suy ra 6nx +3,5x = 1,86, Mặt khác ta có n.CO 2 =nx=0,24. vậy nên 3,5x=0,42, suy ra x=0,12. tìm được M amin = 45. Câu 10: Áp suất kinh điển.!!! Cho 18,32 gam axit picric vào một bình đựng bằng gang có dung tích không đổi 0,56 lít(không có không khí), rồi gây nổ ở 1911 0 C. Áp suất trong bình tại nhiệt độ đó là p atm, biết rằng sản phẩm nổ là hh CO, CO 2 , N 2 , H 2 và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%. p có giá trị là: A.207,365 B. 211,836 C.201,000 D.223,635 HD: Tìm được số mol của axit picric=0,08, khi gây nổ thu được hh khí đó, suy ra số mol hh là 0,72. Ta có p”=0,92p=0,92*0,082*0,72(1911+273)/0,56=211,836. Vậy chọn B. Câu 11: (điển hình cho bài toán tăng giảm thể tích) Nung nóng hh gồm 0,5 mol nitơ và 1,5 mol hidro trong bình kín( có xúc tác) rồi đưc về nhiệt độ t thấy áp suất trong bình lúc này là p 1 atm. Sau đó cho một lượng dư H 2 SO 4 đặc vào bình( nhiệt độ lúc này cũng là t) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là p 2 (p 1 =1,75p 2 ). Hiệu suất tổng hợp NH 3 là: A. 65% B.70% C.50% D. 60% HD: số mol hh đầu=2. x là số mol N 2 . cho H 2 SO 4 vào để lấy đi 2x mol tức là phản ứng sau cùng đã giảm đi 4x mol. Ta có pt: 2 – 4x=(2-2x)/1,75, suy ra x=0,3, suy ra H=0,6. Câu 12: một hh X gồm một hidrocacbon mạch hở A có 2 nối đôi trong phân tử, và H 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 4,8. Nung nóng X với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hh Y có tỉ khối so với H 2 bằng 8. Công thức và thành phần phần trăm( theo thề tích) của A trong X là: A.; C 3 H 4 80% B. C 3 H 4 ; 20% C. C 2 H 2 ; 20% D. C 2 H 2 ; 80% HD: n Y /n X =X/Y=0,6, suy ra số mol hh đầu =1, hh sau = 0,6. Đồng thời dữ kiện tỉ khối hh sau bằng 8(tức là M sau =16<26) cho ta biết hidrocacbon chưa no hết và H 2 dư. Suy ra độ giàm số mol =n. H 2 tham gia pư =0,4=2n.ankin=2n.akan tạo. vì thế hh sau có 0,2 mol ankan tạo, suy ra H 2 dư là 0,4. Sử dụng sơ đồ đường chéo cho hh sau cho ta biết đó là C 3 H 4 , thể tích thì quá dễ để biết là 20%. Câu 13: hh A gồm 2 hidrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và cấu tạo phân tử hơn kém nhau một liên kết pi. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol A cần dùng 36,96 lít O 2 (đktc), sau pư thu được 16,2 gam H 2 O. Hỗn hợp A gồm: A. C 2 H 4 và C 2 H 6 B. C 3 H 4 và C 3 H 6 C. C 2 H 2 và C 2 H 4 D. C 3 H 6 và C 3 H 8 HD: số cacbon tb =2 ; số hidro tb =3. Hoặc bảo toàn khối lượng ta được m A =16,2. từ đó ta có M tb =27. phải có ankin là C 2 H 2 . Câu 14: chỉ từ các hóa chất: KMnO 4 (rắn); Zn; FeS; dd HCl đặc, các thiết bị và điều kiện cần thiết có đủ., ta có thể điều chế được tồi đa bao nhiêu khí: A. 6 B. 4 C. 7 D. 5 HD: thuốc tím nhiệt phân ra ra O 2 ; Zn+HCl; FeS+HCl; H 2 S+O 2 ; thuốc tím +HCl; MnO 2 +HCl. Câu 15: cho 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol H 2 qua Ni nung nóng. Sau pư thu được hh khí X có tỉ khối so với H 2 là 14,5. nếu cho X qua dd nước Br 2 dư thì khối lượng bình brom tăng bao nhiêu gam: A. 5,6 B. 2,8 C. 5,4 D. 2,7 HD : số mol hh sau=0,2. suy ra số mol H 2 đã pứ là 0,4-0,2=0,2; từ đây suy ra pứ không thể tạo ankan vì tỉ lệ 2 chất tham gia nhỏ hơn ½( vinylaxetilen có dư). suy ra H 2 dư=0,3-0,2=0,1. tương ứng 0,2 gam. Còn lại là khối lượng các hidrocacbon chưa no ở lại trong bình brom. Bảo toàn khối lượng cho ta m tăng =m hh đầu -m H2dư =5,8- 0,2=5,6. Kinh nghiệm: M tb hhsau<26, thì suy ra hidrocacbon chưa no hết và H 2 dư; và ngược lại nếu >26 thì có thể dư hết(pứ không hoàn toàn). Câu 16: hỗn hợp M gồm acol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của 2 chất là 0,25 mol( số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 16,8 lit khí CO 2 (đktc) và 12,6 gam nước. Mặt khác nếu đun nóng M với H 2 SO 4 để thực hiện phản ứng este hóa( H=0,8) thì số gam este thu được là.: A. 11,4 B. 9,12 C. 13,68 D.18,24. HD: số C tb =3. Gọi rượu C 3 H 7 OH: x mol ; axit C 2 H n COOH: y mol. Với x<y. Ta có các phương trình: x+y=0,25 ; số mol nước=0,5(n+1)y + 4x =0,7, và một khoảng chặn của y là 0,125<y<0,25. Từ đó ta có y= 0,6/(7-n), cho nên 4,6>n>2,2. Chọn n=3 thỏa mản công thức axit trên. Axit là C 2 H 3 COOH. Giải hệ theo x, y tìm được số mol các chất. tính được m este là C 2 H 3 COOC 3 H 7 =0,1*114*0,8=9,12. Câu 17: hh khí A chứa C 2 H 2 , H 2 có tỉ khối so với H 2 là 5. Dẫn 20,16 lit A đi nhanh qua Ni nung nóng thu được 10,08 lit hh khí B. Dẫn B qua bình nước brom dư cho pứ hoàn toàn thì còn lại 7,39 lit hh khí C. các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn Hỏi khối lượng bình brom tăng thêm bao nhiêu gam: A. 6,6 B. 3,3 C. 8,7 D. 4,95 HD: số mol A=0,9; n.C 2 H 2 =0,3; n.H 2 =0,6; số mol của B=0,45. suy ra số mol H 2 pứ=0,9-0,45=0,45. vậy C có chứa 0,6-0,45=0,15 mol khí H 2 dư. Ngoài ra C còn chứa 1 ankan nữa với số mol y=7,39/22,4 -0,15( của H 2 )=0,18. mặt khác số mol H 2 pứ=x+2y=0,45( đã tính), suy ra x = 0,45- 2*0,18= 0,09. với x là số mol anken cũng như số mol axetilen tao ra nó. Từ đây ta tính được số mol axetilen đã pứ=0,09+0,18=0,27, suy ra số mol axetilen còn dư là 0,3-0,27=0,03. và x=0,09=số mol C 2 H 4 . suy ra m tăng =0,09*28 + 0,03*26 = 3,3. Câu 18: đun 2,72 gam hh gồm 2 ancol với H 2 SO 4 đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được hh khí gồm 2 olefin(anken) đồng đẳng liên tiếp. Trộn 2 olefin này với 24,64 lít không khí(đktc) thành một hh. Đốt cháy hoàn toàn hh đó trong bình kín. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn lại 15,009 lit( đo ở 27 0 C và 1,6974 atm, biết trong kk oxi chiếm 20% thể tích còn lại là N 2 ). CTPT của mỗi loại ancol là: A.C 3 H 7 OH và C 2 H 5 OH B. CH 3 OH và C 3 H 7 OH C. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH D. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH HD: n.khí =1,1, suy ra O 2 =0,22; N 2 =0,88(khí trơ, không pứ). sau khi ngưng tụ nước có 1,036 mol khí, suy ra số mol hh sau( k tính N 2 )= 1,036-0,88=0,156. viết pt pứ đốt anken, và gọi số mol anken chung là x. khi đó O 2 dư=0,22-1,5nx ( oxi phải dư trong trường hợp này vì nếu hết giải ra n=5,2); và CO 2 =nx mol. Suy ra 0,22- 1,5nx+nx=0,156, nên x=0,128/n Ta có: 2,72n/0,128=14n+18 ( đây là M của anken), giải ra được n=2,5. đó là công thức chung của C 2 và C 3 . Câu 19: một hh A gồm 2 khí N 2 và H 2 với tỉ lệ thể tích là 1:3. tạo phản ứng giữa N 2 và H 2 sau pứ thu được hh khí B . tỉ khối hơi của A so với B là 0,875. Tính hiệu suất của pứ tổng hợp NH 3 : A. 25% B. 30% C.20% D. 15% HD: n B /n A =M A /M B =0,875, suy ra n B =0,875*n A =0,875*4=3,5. bài toán này giảm 2x mol. Do đó: 4-2x=3,5, suy ra x=0,25, suy ra H=0,25/1=25% ( pp tự chọn lượng chất) Câu 20: hh X gồm A là một axit hữu cơ no, 2 chức, mạch hở và B là axit không no( có 1 nối đôi C=C trong phân tử), đơn chức mạch hở. Số Cacbon trong A bằng 2 lần số C trong B. Đốt cháy 5,08 gam hh X thu được 4,704 lít CO 2 . Nếu trung hòa hết 5,08 gam hh X cần 0,07 mol NaOH. Công thức phân tử của A, B lần lượt là: A.(COOH) 2 , C 3 H 5 COOH B. C 4 H 8 (COOH) 2 ; C 2 H 3 COOH C. C 2 H 4 (COOH) 2 , C 2 H 3 COOH D. CH 2 (COOH) 2 ; C 5 H 9 COOH HD: Dễ chọn được B; cả 3 đáp án còn lại đều không thỏa mãn số C như đề bài đã nêu. Nếu giải ta sẽ giải như sau: gọi A: C 2n : y mol; B: C n : x mol. Thế thì n(x+2y)=0,21, mặt khác A, B đều tác dụng với NaOH với số mol NaOH pứ là x+2y=0,07, suy ra n=3. Từ đó cho ta A làC 4 H 8 (COOH) 2 ; B là C 2 H 3 COOH. Câu 21: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO 2(k) + NO 2(k)  SO 3(k) + NO (k) . cho 0,11 mol SO 2 , 0,1 mol NO 2 , 0,07 mol SO 3 vào bình kín dung tích 2 lít; giữ nhiệt độ ổn định là t 0 C. khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thấy còn lại 0,02 mol NO 2 . Hằng số cân bằng của phản ứng tại nhiệt độ đó là: A. 20 B. 18 C. 10 D. 0,05. HD: chú ý hằng số cân bằng; hằng số axit tính toán dựa trên nồng độ hết. ta đưa số mol về nộng độ sau đó dễ tính được K c =20. Câu 22: thực hiện phản ứng este hóa giữa butan-1,2,4-triol và hỗn hợp 2 axit CH 3 COOH và HCOOH thì thu được tối đa số dẫn xuất chỉ chứa chức este là: A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 HD: tối đa là: 2 este thuần + chỉnh hợp chập 2 của 3 phần tử =8. Câu 23: Dung dịch axit fomic HCOOH 0,092% (D=1g/ml) có độ điện li là 5%. Độ pH của dung dịch là: A. 2,3 B. 4,3 C. 3 D. 4 HD: chọn 1 lít dd. Tương ứng với 1000g HCOOH, cho ta số mol của axit fomic là 0,02. suy ra số mol H + phân li ra= 0,02*0,05=10 -3 đó cũng là nồng độ H + phân li ra( vì chọn 1 lít). Suy ra pH= -lg[H + ]=3. Câu 24: khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được hh A gồm axetilen, hidro và một phần metan chưa phản ứng. tỉ khối của A so với hidro bằng 5. hiệu suất quá trình chuyển hóa metan thành axetilen là: A. 30% B. 70% C. 60% D. 40% HD: Tự chọn lượng chất: chon 1 mol hh sau phản ứng. bảo toàn khối lượng suy ra số mol metan=0,625. đây là bài toán nhiệt phân( có thể là cracking) – tăng thể tích. Thế thì: số mol hh sau – số mol ankan ban đầu= số mol ankan đã tham gia phản ứng. suy ra số mol metan đã pứ=1-0,625=0,375. từ đó, ta có được H=0,375/0,625=60%. Câu 25: A là một chất hữu cơ mà khi đốt cháy 0,1 mol A cần 0,9 mol O 2 . Sản phẩm cháy chỉ gồm CO 2 và H 2 O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 37,2 gam, trong bình tạo ra 60 gam kết tủa. Số đồng phân cis, trans mạch hở có thể có của A là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 HD: dữ kiện đủ để ta biết được A là C 6 H 12 . có tất cả 8 đồng phân cis- trans. Câu 26: giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của sắt với cacbon và sắt phế liệu chỉ gồm sắt, cacbon và Fe 2 O 3 . coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martanh là: Fe 2 O 3 + 3C  2Fe + 3CO. Khối lượng sắt phế liệu (chứa 40% Fe 2 O 3 , 1%C) cần dùng để khi luyện với 4 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martanh, nhằm thu được loại thép 1%C là: A. 1,5 tấn B. 2,93 tấn C. 2,15 tấn D.1,82 tấn HD: gọi m tấn là khối lượng sắt phế liệu cần đem luyện. Vì sau phản ứng là thép nên Fe2O3 hết, C dư. Nên dữ kiện sẽ tính theo Fe 2 O 3 : 0,4m; mC= (0,2 +0,01m) tấn. và khối lượng chất rắn sau phản ứng là ( 4+ m – 0,4m*3*28/160) = ( 4+ 0,79m) tấn. mC phản ứng= 0,43*3*12/160= 0,09 tấn. Suy ra C dư = ( 0,2 – 0,08m) tấn. Theo yêu cầu bài toán ta thiết lập được phương trình: 0,01(4 +0,79m)= (0,2 – 0,08m). Vậy giải ra được m=1,82 tấn. Câu 27: cho từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH 3 16%( có D=0,936 g/ml) ở 20 0 C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dd A. làm lạnh dd A về 0 0 C thì thu được dd B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa(kết tinh). Trị số của m là: A. 2,515 B. 2,927 C. 3,014 D.3,428 HD: Số mol của NH 3 =0,5 ; tính được m dung dịch =105,27. m muối A=0,5*NH 4 Cl=26,75 m muối B=0,229*105,27=24,1. ; suy ra muối NH 4 Cl(tham gia kết tinh)=26,75-24,1=2,65 tương ứng số mol là 0,05=số mol nước kết tinh, tương ứng với 0,9 gam. Vậy mNH 4 Cl.H 2 O=0,9+2,65=3,55 gần bằng đáp án. Câu 27: từ 3 nguyên liệu đầu là eten và benzen( xúc tác và điều kiện pứ có đủ), để điều chế được 3 polime gồm polistiren, polibutađien và poli(butađien-stiren), cần thực hiện số lượng phản ứng hóa học ít nhất là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 HD: đối với PS cần thực hiện: thế Br 2 vào benzen(xt bột sắt) ; tiếp tục thế bezyl vào eten; rồi trùng hợp. Đối với polibutađien: hợp nước eten tạo etanol; với xúc tác Al 2 O 3 , 450 0 C thu được đivinyl; rồi trùng hợp. Đồng trùng hợp 2 chất trên ta thu được poli(butađien-stiren). Hết 7 phản ứng. Câu 28: hỗn hợp khí A gồm 0,2 mol axetilen; 0,3 mol etilen; 0,3 mol metan và 0,7 mol hidro. Nung nóng hh A, có Ni làm xúc tác, thu được 28 lít hh khí B(đktc). Hiệu suất H 2 đã cộng vào các hidrocacbon không no là: A. 35,71% B. 40,25% C. 80,56% D. 100% HD: tính được số mol A=1,5 mol; số mol B=1,25 mol. Độ giảm số mol chính là lượng H 2 đã tham gia phản ứng. =1,5-1,25=0,25 mol. Thế thì H=0,25/0,7=35,71% Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hh A gồm 1 anken và 1 ankan thu được a mol CO 2 và b mol H 2 O. Gọi k là tỉ số của b/a. Giá tri của k chạy trong khoảng: A. 1<k<2,5 B.2<k<3 C. 2<k<2,5 D.1<k<2 HD: sự chênh lệch về số mol sản phẩm khi đốt hh A là do ankan tạo ra. Ta có thể xem hh A chỉ có ankan, khi đốt cháy tỉ số k=b/a=n.H 2 O/n.CO 2 = (n+1)/n. Xét hàm số k(n)= (n+1)/n trên miền I= [1;+vô cùng]. Do k’(n)<0 nên hàm số đang xét nghịch biến trên I. Ta có: maxk(n)=k(1)=2 ; mink(n)=limk(n)[nvô cùng] =1 . kết luận được rằng 1<k<2. Câu 30: Oxi hóa m gam một hh X gồm HCHO và CH 3 CHO bằng oxi ở điều kiện thích hợp thu được hh khí Y chỉ gồm các axit hữu cơ. Tỉ khối của Y so với X bằng a. khoảng biến thiên của a là: A.1,49<a<1,72 B. 1,5<a<1,75 C.1,36<a<1,54 D. 1,14<a<1,38 HD: Tự chọn lượng chất: chọn 1 mol hh X. HCHO  HCOOH: xmol; CH 3 CHO  CH 3 COOH: 1-x mol Ta có: a=(60-14x)/(44-14x)=[1+16/(44-14x)]. Tương tự như bài trên, ta tìm được 1,36<a<1,54. Câu 31: hh X gồm hidro, propen, propanal, ancol anlylic. Đốt 1 mol hh X thu được 40,32 lít CO 2 (đktc);. Đun X với bột Ni một thời gian thu được hh Y có tỉ khối của Y so với X là 1,25. nếu lấy 0,1 mol hh Y thì tác dụng vừ đủ với V lít dd Br 2 0,2 M. giá trị của V là: A. 0,1 lít B. 0,25 lít C.0,3 lít D. 0,2 lít HD: Trước hết ta tính được số mol các chất không no C 3 H 6 và C 3 H 6 O bằng 0,6; suy ra số mol H 2 =0,4.(suy ra tỉ lệ mol là 2:3) ta có n.X/ nY=M Y /M X =1,25. do đó chọn số mol của X=1,25( với 0,5 mol H 2 và 0,75 mol các chất không no C 3 H 6 và C 3 H 6 O); số mol của Y= 1. Số mol Y - số mol X=số mol H 2 đã pứ=1,25-1=0,25 . thành ra Y chứa 0,25 mol H 2 dư; 0,25 mol các hợp chất no; và 0,5 mol các chất không no C 3 H 6 và C 3 H 6 O dư. Xét 0,1 mol hh Y, ta suy ra có 0,05 mol các chất không no C 3 H 6 và C 3 H 6 O tác dụng với nước Br 2 .(=số mol Br 2 ). Suy ra V=0,05/0,2=0,25. Câu 32: một bình chứa hh X gồm 2 anken A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳngcó tỉ khối hơi so với H 2 bằng 16,625. cho vào bình 1 ít Ni và nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đưc về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình bằng 7/9 so với áp suất ban đầu và được hh Z. biết rằng khả năng tác dụng của mỗi anken với H 2 là như nhau. CTPT của A; B và % anken đã pứ là: A. C 2 H 4 và C 4 H 8 ; 75% B. C 3 H 6 và C 4 H 8 ; 60% C. C 2 H 4 và C 3 H 6 ; 28,57% D. C 2 H 4 và C 3 H 6 ; 35,81% HD: dễ thấy 2 anken đó là: C 2 H 4 và C 3 H 6 . tỉ lệ 1:1 về số mol. Ta có thể viết chung công thức của 2 anken đó là C n H 2n . tự chọn lượng chất: số mol H 2 và C n H 2n lúc đầu là 9 mol, sau khi nung nóng là 7 mol. Độ giàm số mol=2 mol= số mol H 2 đã pứ. thế thì số mol aken= 0,2 luôn. Suy ra số mol mỗi anken là 1 mol. Mặt khác số mol của anken =7 mol, khi pứ hoàn toàn với H 2 thì còn lại 7-2=5 mol. Và ankan tạo ra=2mol Thỏa mãn 7 mol hh sau pứ. thế thì số mol ban đầu của mỗi anken là 7/2=3,5 mol. Suy ra % anken đã tham gia phản ứng là: 1/3,5= 28,57 %. Câu 33: hh A gồm 1 anken và H 2 có cùng số mol. Dẫn qua Ni nung nóng một thời gian thu được hh B. Tỉ khối của B so với A bằng 1,6. Hiệu suất của pứ hidro hóa trên là: A. 25% B. 40% C. 60% D. 75% HD: chọn 2 mol hh A. suy ra được số mol B=1,25. suy ra số mol H 2 đã tham gia phản ứng =0,75. Thế nên H=75%, do mỗi chất là 1 mol. Câu 34: hh X gồm một anđehit và 1 ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol hh X thu được 3a mol CO 2 và 1,8 mol H 2 O. hh X có số mol 0,1 tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO 3 trong NH 3 . số mol của anđehit trong 0,1 nol hh X là: A. 0,03 B. 0,04 C. 0,02 D. 0,01 HD: số C tb =3, số H tb =3,6. Thành ra hh X chứa ankin là C 3 H 4 và anđehit là C 3 H 2 O( có 1 nối 3 đấu mạch và chức –CHO). Gọi số mol của 2 chất trên lần lượt là x; y. Ta có hệ: x+y=0,1 ; x+3y=0,14. Suy ra x=0,08 và y=0,02. vậy anđehit có 0,02 mol trong 0,1 mol hh X. Câu 35: khi cracking V lit butan thu được hh A chỉ gồm các ankan và anken.tỉ khối hơi của hh A so với không khí bằng 1,5. hiệu suất của phản ứng cracking butan là bao nhiêu? A. 33,33% B. 50,33% C.46,67% D. 66,67% HD: chọn 1 mol hh sau pứ. bảo toàn khối lượng cho ta m butan =43,5. tìm được số mol butan =0,75. Số mol hh sau- số mol butan ban đầu=số mol butan tham gia pứ=1-0,75=0,25. Suy ra H=0,25/0,75=33,33%. Câu 36: hh X có 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H 2 =15,8. lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dd chứa xúc tác thích hợp thì thu được dd Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở đktc có tỉ khối hơi so với H 2 =16,5. biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. giá trị của C% là: A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208% HD: dễ thấy dd Z gồm C 2 H 2 và C 3 H 4 . cả 2 đều hợp nước với xúc tác HgSO 4 , 80 0 C. tuy nhiên chỉ có axetilen cho anđehit, còn propin cũng như các ankin khác cho ra xeton. Ta sẽ tính được phần 2 chất này ở lại trong dung dịch là: m=6,32 – 0,12*33= 2,36 gam ; n= 6,32/31,6 – 0,12= 0,08 mol. Gọi số mol của C 2 H 2 và C 3 H 4 lần lượt là x và y. giải hệ pt trên nhận được x=0,06; y=0,02. từ đó cho ta khối lượng của CH 3 CHO là 0,06*44=2,64 gam ; m dd =200+2,36. Suy ra C=2,64/(200+2,36)=0,01305. Câu 37: X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit thuần túy Y ( chỉ có 1 nhóm amin và một nhóm cacboxyl). Y có tổng % khối lượng của oxi và nito là 61,33%. Thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit, 19,8 gam đipeptit, và 37,5 gam Y còn dư. Giá trị của m là? HD: C n H 2n+1 O 2 N. suy ra 46/(47+14n)=0,6133 => n=2. Vậy Y là glycocol( glyxin). Thiết lập công thức peptit ta được hexepeptit C 12 H 20 N 6 O 7 ; pentapeptit C 10 H 17 N 5 O 6 =0,1 mol; đipeptit C 4 H 8 N 2 O 3 = 0,15 mol; và Y= 0,5 mol. Bảo toàn nguyên tố Nito => số mol X= (0,5+0,15*2+0,5)/6. Vậy m= cái đó* hexepeptit C 12 H 20 N 6 O 7 = 78 gam. Một số bài tập tự luyện: Câu 38: cho x mol sắt tan hết trong dd chứa y mol HNO 3 ( tỉ lệ x:y=16:61), ta thu được một sản phẩm khử Y duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối sắt. Số mol mol electron ma x mol sắt đã nhường ra khi tham gia phản ứng là: A. 1,75x mol B. y mol C. 2x mol D. 3x mol Câu 39: hh khí A gồm 3 khí: NO; H 2 và một khí X có khối lượng 0,772 gam và thể tích 0,9632 lít (đktc). Trộn 0,4816 lít A với 1 lít O 2 thấy thể tích khí còn lại là 1,3696 lít. Tìm khí X, biết trong A có 2 khí mà % thể tích bằng nhau: A. N 2 B. N 2 O C. SO 2 D. NO 2 Câu 40: hòa tan hoàn toàn một lượng hh X gồm Fe 3 O 4 và FeS 2 trong 63 gam HNO 3 , thu được 0,07 mol NO 2 . Dd thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2M, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. nồng độ % của dung dịch HNO 3 là: A. 47,2% B. 46,2% C. 46,6% D. 44,2% Câu 41: cho m gam sắt vào dung dịch chứa đồng thời dd H 2 SO 4 và HNO 3 thu được dung dịch X và 0,2 mol NO( duy nhất);. Thêm tiếp H 2 SO 4 vào X thì lại thu được 0,08 mol NO nữa và dung dịch Y Dung dịch Y hòa tan vừa hết 8,32 gam Cu và không có khí bay ra. Khối lượng của sắt đã cho vào là: ĐS: 16,24 gam TỔNG HỢP CÂU HỎI LÝ THUYẾT HAY VÀ KHÓ. (By 20/09/2012) Câu 1. Cho các phản ứng sau: (a) CuO + HCl (đặc) → (b) K2Cr2O7 + HCl (đặc) → (c) Cu + NaNO3 + HCl → (d) Zn + H2SO4 (loãng) → (e) Mg + HNO3(loãng) → (g) CaCO3 + HNO3 (đặc) → (h) FeCO3 + H2SO4 (loãng) → (i) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Số phản ứng mà ion H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 2. Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh. (b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh. (c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton. (d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen. (e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp. (g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung Câu 3:Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (b) Cho Cl2 tác dụng với toluen trong điều kiện chiếu sáng (không có xúc tác). (c) Sục khí HI vào dung dịch FeCl3. (d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl. (e) Sục khí axetilen vào dung dịch brom trong dung môi CCl4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 3. B. 4. C. 2. D .5. Câu 4:Hợp chất T được tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và X (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của X). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử T là 20. Phát biểu sai là: Giải: T là NH3 (Nói N có hóa trị V thực ra không đúng, vì N có cấu hình e là 1s2 2s2 2p3, có 3e độc thân nên chỉ có hóa trị III thôi. Nếu tính thêm LK cho nhận như N2O5 thì là IV. Còn P thì khác. P cũng có hóa trị III như N (VD PH3) nhưng do P có phân lớp 3d trống nên khi bị kích thích, electron 3s của P sẽ "nhảy" sang tạo thành 5e độc thân, nên P có hóa trị V (VD PCl5)) A. Hợp chất T có thể tạo được liên kết hiđro với nước. B. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1. C. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố X có 5 electron độc thân. D. Trong phân tử T, nguyên tố X ở trạng thái lai hóa sp3.(3 nối đơn) Câu 5:. Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat,metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là A. 4. B.6. C. 5. D. 3. Câu 6:. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt saccarozơ và mantozơ. (b) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (c) Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (d) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (e) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (g) Trong phân tử saccarozơ có nhóm -OH hemiaxetal. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 7. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. (b) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc dung dịch Na[Al(OH)4]. (c) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3. (d) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (g) Sục khí H2S vào dung dịch SO2. (h) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 8 Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là A. 10. B. 11. C. 9. D. 12. Câu 9. Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (b) Nhiệt phân amoni nitrit. (c) Cho NaClO tác dụng với dung dịch HCl đặc. (d) Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3. (e) Cho khí NH3 tác dụng với khí Cl2. (g) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng). (h) Sục khí O2 vào dung dịch HBr.(axit HI, HBr có tính khử để lâu ngày trong kk bị hóa nâu do bị O2 oxi hóa, tạo đơn chất Br2) (i) Cho NaI tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng. (k) Cho SiO2 tác dụng với Na2CO3 nóng chảy. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 10:Phát biểu không đúng là: A. Vật liệu compozit, vật liệu nano, vật liệu quang điện tử là những vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt. B. Các khí SO2, NO2 gây mưa axit, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính còn hợp chất CFC gây thủng tầng ozon. C. Các chất: Penixilin, amphetamin, erythromixin thuộc loại thuốc kháng sinh, còn: Seduxen, moocphin, ampixilin thuộc loại chất gây nghiện. D. Việc sử dụng các chất: Fomon, ure, hàn the, phân đạm trong bảo quản và chế biến thực phẩm là vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Câu 11: . Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tính axit của HF yếu hơn tính axit của HI. B. Nhiệt độ sôi của hiđro florua cao hơn nhiệt độ sôi của hiđro clorua. C. Tính khử của HCl mạnh hơn tính khử của HBr. D. Bán kính của ion F- nhỏ hơn bán kính của ion Cl- Câu 12: đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 12,96 gam nước. mặt khác nếu cho 21 gam X tác dụng với 200 ml dd KOH 1,2M sau đó cô cạn dd thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của axit tạo ra X là: A.C 5 H 6 O 3 B. C 5 H 8 O 3 C. C 5 H 10 O 3 D. C 5 H 10 O 2 Đây là este vòng Câu 13: Cho các chất: isobutan, isobutilen, isopren, vinyl axetilen, đivinyl, metylxiclopropan, toluen, naphtalen, xiclohexan, xiclohexen. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 14: Cho các chất sau: C2H2; PROPIN; CH2=CHCH3; C2H3CH2CH2CH3; C2H4Cl2; C4H10; CH3CHO; C2H5OH; CH3COONa; C6H5CH2CH3. Có bao nhieu chất trong số các chất trên bằng 1 phản ứng duy nhất điều chế được axit axetic: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 15:Nếu điện phân các dung dịch muối Na của các ion Cl - ,Br - ,I - cùng nồng độ mol thì hỏi ở cùng một thời gian nào đó dd nào có pH cao nhất? A. Cl - B. Br - C. Br - và I - D. I - Câu 16: Có các phát biểu sau: 1. CO kém bền vì nhiệt, rất độc. 2. Trong công nghiệp sản xuất Iot từ rong biển. 3. điều chế Flo trong công nghiệp bằng cách điện phân hổn hợp gồm KF và NaF ở điều kiện thích hợp 4. than xương dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in giấy và xi đánh giày. 5. C có 2 dạng thù hình là kim cương và than chì. 6. Si có 2 thù hình là tinh thể và vô định hình 7. SiO 2 có phản ứng với MgCO 3 ở nhiệt độ cao. 8. điều chế than gỗ bằng cách đốt cháy gỗ trong oxi dư. 9. thành phần chính của đất sét là băng thạch(criolit)-Na 3 AlF 6 10. điều chế than than chì từ than mỡ, điều chế than muội bằng cách nhiệt phân metan có xúc tác Số các phát biểu không đúng là: A. 5 B. 6 C. 8 D.7 Câu 17: Có các phát biểu sau: 11. glucozo có 2 loại tinh thể kết tinh có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhóm OH hemiaxetal ở vị trí C 1 khi chuyển thành nhóm OCH 3 thì dạng vòng không chuyển sang dạng mạch hở được nữa. 12. trong máu người có nồng độ ổn định của glucozo là 0,1%, nước dịch glucozo dùng cho bệnh nhân có nồng độ 5%. Trong y học glucozo dùng làm chất chuyển hóa. 13. trong y học ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh chữa bệnh ngứa, chàm, eczema 14. trong y học trộn các khí N 2 O với O 2 tỉ lệ thể tích 1:4 để dùng làm thuốc gây mê cho các ca mổ nhỏ 15. photgen được dùng làm thuốc giảm đau. 16. hidroquinon và catechol là hai đồng phân có cùng công thức phÂN tử C 6 H 4 (OH) 2 17. Trong dung dịch glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh(anpha hoặc beta) 18. Trong dung dịch fructozo tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 5, 6 cạnh(beta) 19. hỗn hợp tecmit bao gồm Al và oxit sắt, dùng làm phương tiện để hàn nối trong cơ khí. 20. đốt cháy dấu điezen sẽ có khí độc bay ra như SO 2 , H 2 S, CO 2 … Số phát biểu đúng là: A. 7 B. 4 C. 5 D.8 Câu 11: có các phát biểu sau: 1. phương pháp điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là điện phân nước và chưng cất phân đoạn không khí lỏng. [...]... cho vào dung dịch với tỉ lệ thích hợp lại rất có lợi Vỏ lụa của vỏ các loại trứng cũng có tác dụng hai mặt có lợi trên là: A chống sét gỉ, cải thi n không khí B chống sét gỉ, cải thi n đất trồng C chống ăn mòn hóa học, cải thi n không khí D chống ăn mòn hóa học, cải thi n nguồn nước Câu 43: mưa axit và hiệu ứng nhà kính do những nguyên nhân( yếu tố) nào gây ra: A SOx, NxOy và CH4, CO2 B SOx, NxOy và. .. Cho m g Fe vào dd đồng thời chứa H2SO4 và HNO3 thu được dd X và 0,2 mol NO (duy nhất) Thêm tiếp H2SO4 vào dd X thì lại thu được 0,08 mol NO và dd Y Dd Y hòa tan vừa hết 8,32g Cu không có khí bay ra Khối lượng của Fe cho vào là ? Đs: 16,24 gam Câu 26: Oxi hóa m g hh X gồm HCHO, CH3CHO bằng O2 ở điều kiện thích hợpthu được hh Y dư gồm các axit hưu cơ Tỉ khối của Y so với X bằng x Khoảng biến thi n của... Tính chất của chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hóa học mà không phụ thuộc vào thành phần phân tử của chất (15) Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị (16) Các chất C2H4 và C3H6 là hai chất đồng đẳng với nhau (17) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau Số phát biểu không chính xác là? A.8 B.10 C.7 D.9 Câu... X4 D X1, X4, X6 Câu 40: cho các tên gọi sau: tecpen, tecmit, điezen Đó là tên gọi theo thứ tự có công thức, thành phần chính và phụ gia là gì: A (C4H8)n, Fe và Mg, S(lưu huỳnh) B (C4H8)n, Al và CuO, P(photpho) C (C5H8)n, Mg và Fe2O3, C(cacbon) D (C5H8)n, Fe2O3 và Al, S(lưu huỳnh) Câu 41: Cr và Al2O3 không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây: A NaOH loãng, nguội B HNO3đ, nóng C NaOHđ nóng D... các chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước 10 SiO2 là oxit axit, dễ tan trong kiềm nóng chảy và không tan trong axit Số phát biểu đúng là: A 9 B 6 C.10 D.8 Câu 14: có các phát biểu sau: 1 Quặng malachit có công thức Cu(OH)2.Cu(CO)3 quặng hematit nâu có công thức Fe2O3.nH2O, thành phần chính của đất sét là cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O 2 3 4 5 có 4 chất hữu cơ mạch hở có công thức C2H2On... hay còn gọi là A glixin B tinh bột động vật C glixerin D tinh bột thực vật Câu 48: Cho x(g) hỗn hợp hơi metanol và etanol đi qua ống chứa CuO nung nóng, không có không khí Các sản phẩm khí và hơi sinh ra được dẫn đi qua những bình chứa riêng rẽ H 2SO4 đđ và KOH đđ Sau thí nghiệm thấy bình H2SO4 (đ) tăng z gam, bình KOH (đ) tăng t gam Biểu thức nào sau đây đúng: A z > t B z < t C x + y = z + t D B và. .. tinh thể nguyên tử 2 photgen có công thức là POCl3, photphoryl clorua có công thức COCl2 3 phân bón đạm amoni nên bón vào đất ít chua, hoặc được khử trước bằng CaO 4 phân đạm nitrat Ca(NO3)2 có tác dụng kích thích cây trồng ra nhiều lá, nhiều hoa, thích hợp với đất chua 5 phân lân cần thi t cho cây trông ở thời kỳ sinh trưởng do thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng ở thực vật 6 Độ... Cr không tác dụng với dung dịch kiềm và HNO3 loãng, Cr2O3 dễ tan trong dung dịch kiềm loãng có 3 công thức cấu tạo của hợp chất là đồng phân của Toluen tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt 6 để điều chế butan từ etannol cần tối thi u 2 phản ứng 7 clorua vôi được dùng phổ biến hơn nước Javen, HNO3 được dùng phổ biến hơn H2SO4 trong lĩnh vực sản xuất và đời sống 8 trong tự nhiên không... trong X đều nhỏ hơn trong Y biết rằng hh X và Y này phản ứng với dung dịch muối Cu +/NH3 dư tạo 13,68 gam kết tủa màu đ và hiệu suất phản ứng lớn hơn (hoặc=) 70% X và Y là: A Etin và propan-1-in B propan-1-in và but-2-in C Etin và but-1-in D Etin và but-2-in Câu 33:một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25 nung nóng X với bột sắt 1 thời gian để tổng hợp ra NH3, sau phản ứng thu được hh... D là y mol Biết x > y và (a+b) > (p+q) ; các chất trong cân bằng trên đều ở thể khí Kết luận nào sau đây là đúng ? A Phản ứng thuận tỏa nhiệt và tăng áp suất B Phản ứng thuận thu nhiệt và giàm áp suất C Phản ứng thuận thu nhiệt và tăng áp suất D Phản ứng thuận tỏa nhiệt và giảm áp suất Câu 2: Cho phản ứng CO + Cl2  COCl2 thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ không đổi Khi cân bằng [CO] . lỏng, nước cường toan, clo trong HCl đặc B. HClO 4 , POCl, NaCN, ancol isoamylic C. Thủy ngân lỏng, nước JaVen, nước cường toan, anilin D. HClO 4 , thủy ngân lỏng, nước cường toan, clo trong. hóa sp3.(3 nối đơn) Câu 5:. Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat,metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch. phẩm tetrabrom. 5. ờ nhiệt độ cao, ankadien ưu tiên tạo sản phẩm cộng 1,4; có mặt chất xúc tác Cl2,Br2 thì có thể cộng vào 2 liên kết C=C. 6. anken, ankadien, benzen, trong phân tử của chúng

Ngày đăng: 13/11/2014, 19:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 14: Cho các chất sau: C2H2; PROPIN; CH2=CHCH3; C2H3CH2CH2CH3; C2H4Cl2; C4H10; CH3CHO; C2H5OH; CH3COONa; C6H5CH2CH3. Có bao nhieu chất trong số các chất trên bằng 1 phản ứng duy nhất điều chế được axit axetic:

  • A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

  • Câu 15:Nếu điện phân các dung dịch muối Na của các ion Cl- ,Br- ,I- cùng nồng độ mol thì hỏi ở cùng một thời gian nào đó dd nào có pH cao nhất?

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan