1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

205 816 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

ề tài luận án: Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62.31.12.01 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Người hướng dẫn: PGS.TS Đàm Văn Huệ Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án chỉ ra năm yếu tố chính thuộc quá trình quản lý tài chính nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đó là: lựa chọn cơ hội đầu tư, tổ chức huy động vốn, quản lý chi phí và hạch toán chi phí, phân tích tài chính và hoạch định tài chính, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư. Luận án đề xuất thang đo đánh giá kết quả quản lý tài chính của DNNVV trên 4 phương diện, gồm: (1) các tỷ số thanh khoản (đánh giá năng lực thanh toán), (2) các chỉ số hoạt động (đánh giá năng lực kinh doanh), (3) các tỷ số đòn bẩy cân nợ (đánh giá năng lực cân đối vốn), và (4) các chỉ số về lợi nhuận (đánh giá năng lực thu lợi). Những đóng góp mới về mặt thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, Luận án đã đề xuất 4 mô hình quản lý tài chính cho các DNNVV trên địa bàn hà Nội như sau: Đối với DNNVV yếu về năng lực thanh toán: Năng lực thanh toán = 0.109 + 0.216 Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.171 Tổ chức huy động vốn + 0.245 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.196 Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.096 Phân tích và hoạch định tài chính Đối với DNNVV yếu về năng lực kinh doanh: Năng lực kinh doanh = 0.578 + 0.044 Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.283 Tổ chức huy động vốn + 0.282 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.132 Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.095 Phân tích và hoạch định tài chính Đối với DNNVV yếu về năng lực cân đối vốn: Năng lực cân đối vốn = 0.158 + 0.151 Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.238 Tổ chức huy động vốn + 0.045 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.263 Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.283 Phân tích và hoạch định tài chính Đối với DNNVV yếu về năng lực cân đối vốn: Năng lực thu lợi = 0.099 + 0.086 Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.0008 Tổ chức huy động vốn + 0.407 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.269 Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.133 Phân tích và hoạch định tài chính

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực Cho đến thời điểm này, toàn bộ nội dung luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh

Trang 2

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu luận án 1

2 Lý do chọn đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Những đóng góp mới của luận án 6

7 Bố cục của luận án 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 8

1.1 1.Các nghiên cứu nước ngoài 8

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 11

1.2 Tổng quan về DNNVV 15

1.2.1 Sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam 15

1.2.2 Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 18

1.2.3 Cơ cấu DNNVV Hà Nội 19

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 24

2.1 Khái quát về DN nhỏ và vừa 24

2.1.1 Định nghĩa về DN nhỏ và vừa 24

2.1.2 Đặc trưng của DNNVV 26

2.1.3 Đặc trưng vốn và quản lý TC 27

2.2 Khung lý thuyết và khái niệm về Quản lý tài chính doanh nghiệp 28

Trang 3

2.3 Nội dung cơ bản của quản lý tài chính 30

2.3.1.Lựa chọn cơ hội ĐT 30

2.3.2.Tổ chức huy động vốn 33

2.3.3.Quản lý và hạch toán chi phí 34

2.3.4.Phân phối lợi nhuận và tái ĐT 35

2.3.5 Phân tích và hoạch định tài chính 36

2.4 Đánh giá kết quả quản lý tài chính 37

2.4.1.Các chỉ tiêu thanh khoản – Phản ánh năng lực thanh toán 38

2.4.2.Các chỉ tiêu hoạt động – Phản ánh năng lực kinh doanh 41

2.4.3.Các chỉ tiêu cân nợ - phản ánh về năng lực cân đối vốn 44

2.4.4.Các tỷ số lợi nhuận – Phản ánh năng lực thu lợi 46

2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 48

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

3.1 Thiết kế nghiên cứu 51

3.1.1 Thang đo 51

3.1.2 Chọn mẫu 53

3.1.3 Làm sạch và mã hóa dữ liệu 54

3.2 Kỹ thuật phân tích dữ liệu 55

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 55

3.2.2 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính 56

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

4.1 Tổng quát về số liệu nghiên cứu: 58

4.2 Phân tích độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo 61

4.3 Phân tích thống kê mô tả 63

4.3.1 Lựa chọn cơ hội ĐT 63

4.3.2 Tổ chức huy động vốn 69

4.3.3 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí 74

4.3.4 Phân phối lợi nhuận và tái ĐT 83

4.3.5 Hoạch định và phân tích TC 88

Trang 4

4.3.6 Năng lực thanh toán 101

4.3.7 Năng lực kinh doanh 103

4.3.8 Năng lực cân đôi vốn 105

4.3.9 Năng lực thu lợi 106

4.4 Phân tích hồi quy tương quan 108

4.4.1 Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thanh toán109 4.4.2 Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực kinh doanh 112

4.4.3 Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực cân đối vốn 114

4.4.4 Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thu lợi 116

4.5 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu 119

4.5.1 Những kết quả nghiên cứu chính từ phân tích thống kê mô tả 119

4.5.2 Những kết quả nghiên cứu chính từ phân tích hồi quy 122

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 124

5.1 Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện quản lý TC của các DNNVV 124 5.1.1 Hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV cần tuân thủ các quy định của pháp luật 124

5.1.2 Hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV cần thực hiện ngay, thường xuyên và vừa đảm bảo tính kế thừa vừa thống nhất trong ngắn hạn và dài hạn 125 5.1.3 Thực hiện hoàn thiện một cách đồng bộ các nội dung quản lý tài chính và theo hướng có ưu tiên 125

5.2 Quan điểm về kết quả quản lý TC của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội 126

5.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý TC của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội 128

5.3.1 Cải thiện năng lực thanh toán: 130

5.3.2 Cải thiện năng lực kinh doanh: 131

5.3.3 Cải thiện năng lực cân đối vốn: 131

5.3.4 Cải thiện năng lực thu lợi: 132

Trang 5

 (1)Thực hiện tốt công tác Quản lý chi phí và hạch toán chi phí 132

 (2) Quản lý tốt công tác tổ chức huy động vốn 134

 (4) Thực hiện tốt Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư 137

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 140

1.Kết luận 140

2 Hạn chế của luận án và các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 146

PHỤ LỤC 152

Trang 6

BCTC Báo cáo tài chính

CKV Hệ số Chu kỳ, vòng quay của vốn (lần/năm) TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

QLTC Quản lý Tài chính

HQTC Hiệu quả Tài chính

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam TCKT Tài chính –Kế toán

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng biểu:

Bảng 1.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động ở Việt Nam tại thời điểm 31/12/2009

(theo quy mô lao động) 16

Bảng 1.2: Số DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 12/2010 phân theo quy mô vốn và theo địa phương 18

Bảng 1.3: Địa phương có trên 3.000 DN ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007 19

Bảng 2.1: Các định nghĩa DNNVV tại các nước Châu Á 25

Bảng 4.1: Phân tổ loại hình doanh nghiệp trong mẫu điều tra 58

Bảng 4.2 : Phân tổ các DNNVV theo loại hình DN, loại hình KD và quy mô vốn 59

Bảng 4.3 : Phân tổ các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh và quy mô nhân sự 60

Bảng 4.4 : Ra quyết định ĐT của chủ doanh nghiệp 64

Bảng 4.5 : Lập dự án ĐT 65

Bảng 4.6 : Ý kiến của Ban TC về quyết định ĐT 65

Bảng 4.7 : Xem xét thời gian thu hồi vốn 66

Bảng 4.8 : Sử dụng NPV 67

Bảng 4.9 : Sử dụng IRR 68

Bảng 4.10 : Sử dụng PI 69

Bảng 4.11 : DN sử dụng vốn chủ sở hữu 70

Bảng 4.12 : DN thường vay vốn người thân, bạn bè 70

Bảng 4.13 : DN thường vay vốn với lãi suất cao 71

Bảng 4.14 : DN thường vay vốn từ ngân hàng 72

Bảng 4.15 : DN thường vay vốn từ nhân viên 72

Bảng 4.16 : DN thường vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi 73

Bảng 4.17 : DN thường vay vốn từ Công ty thuê mua TC 73

Bảng 4.18 : DN thường huy động vốn từ Liên doanh liên kết 74

Bảng 4.19 : Chủ DN ghi chép các giao dịch kinh doanh 75

Bảng 4.20 : Chủ DN lập báo cáo TC và bảng cân đối kế toán 75

Trang 8

Bảng 4.21 : Bộ phận TC (kế toán) ghi chép các giao dịch kinh doanh 76

Bảng 4.22 : Bộ phận TC (kế toán) lập báo cáo TC và bảng cân đối kế toán 76

Bảng 4.23 : DN sử dụng máy tính trong quản lý và hạch toán chi phí 77

Bảng 4.24 : Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí 78

Bảng 4.25 : Phân loại chi phí theo công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất 79

Bảng 4.26 : Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng hóa, doanh thu dịch vụ cung cấp 80

Bảng 4.27 : Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành 81

Bảng 4.28 : Tình hình lập các bảng báo cáo TC ở các loại hình DNNVV 81

Bảng 4.29 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - Trả tiền vi phạm pháp luật 84

Bảng 4.30 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - chia lãi 84

Bảng 4.31 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - trích lập quỹ khen thưởng 85

Bảng 4.32 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - trích lập quỹ dự phòng TC 85

Bảng 4.33 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - trích lập quỹ ĐT phát triển 86

Bảng 4.34 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - trích nộp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 87

Bảng 4.35 : Phân phối lợi nhuận sau thuế - chia lãi cổ phần 87

Bảng 4.36: Tình hình sử dụng các loại phân tích TC 89

Bảng 4.37: Tình hình sử dụng các loại các loại tỷ số vào trong phân tích TC 91

Bảng 4.38: Mục tiêu Lập kế hoạch TC 95

Bảng 4.39: Tình hình Lập kế hoạch ngân sách 98

Bảng 4.40: Khả năng trả các khoản nợ đáo hạn 101

Bảng 4.41: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của DN 102

Bảng 4.42: Vốn lưu động ròng của DN 102

Bảng 4.43: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của DN 103

Bảng 4.44: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 103

Bảng 4.45: Kỳ thu tiền bình quân 104

Bảng 4.46: Kết quả sử dụng toàn bộ tài sản ở mức cao 104

Bảng 4.47: Tỷ số nợ của DN được duy trì ở mức hợp lý 105

Trang 9

Bảng 4.48: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời ở mức cao 105

Bảng 4.49: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh ở mức cao 106

Bảng 4.50: ROA của doanh nghiệp 106

Bảng 4.51: ROE của doanh nghiệp 107

Bảng 4.52: Khả năng sinh lời của DN 107

Bảng 4.53: Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thanh toán 110

Bảng 4.54: Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực kinh doanh 112

Bảng 4.55: Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực cân đối vốn 115

Bảng 4.56: Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thu lợi 117 Bảng 4.57: Thống kê các DN theo số lượng chỉ tiêu đạt kết quả QLTC 121

Bảng 4.58: Tổng hợp các mô hình hồi quy thu được 122

Bảng 5.1: DN đạt kết quả QLTC theo số lượng chỉ tiêu 128

Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: DN phân bố theo ngành 20

Biểu đồ 1.2: Loại hình DN trong điều tra 21

Biểu đồ 1.3: DN trong điều tra theo tuổi của DN 21

Biểu đồ 1.4: 10 khó khăn cản trở DNNVV (Đơn vị tính: %) 22

Biểu đồ 4.1: Tình hình lập kế hoạch TC 100

Biểu đồ 4.2: Tình hình lập báo cáo TC 100

Biểu đồ 4.3: Tình hình đối chiếu kết quả kinh doanh thực tế với lập kế hoạch 101

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu luận án

DN nhỏ và vừa có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ý tưởng nghiên cứu về hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần cải thiện tình hình tài chính của họ đã hình thành và được tác giả tiến hành nghiên cứu từ năm 2009 Trong đó, năm yếu tố chính đối với quá trình quản lý tài chính nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu): lựa chọn cơ hội đầu tư, tổ chức huy động vốn, quản lý chi phí và hạch toán chi phí, phân tích tài chính và hoạch định tài chính, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư Để đánh giá kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của 5 yếu tố trên đến 4 nhóm phương diện là (1) các chỉ tiêu thanh khoản (đánh giá năng lực thanh toán), (2) các chỉ tiêu hoạt động (đánh giá năng lực kinh doanh), (3) các chỉ tiêu cân nợ (đánh giá năng lực cân đối vốn), và (4) các chỉ số về lợi nhuận (đánh giá năng lực thu lợi) Luận án được hoàn thành năm 2014 với kết cấu 5 chương, 205 trang Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản

lý tài chính của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, Luận án đã đề xuất 4 mô hình quản lý tài chính cho các DNNVV trên địa bàn hà Nội như sau:

Đối với DNNVV yếu về năng lực thanh toán:

Năng lực thanh toán = 0.109 + 0.216 * Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.171 * Tổ chức

huy động vốn + 0.245 * Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.196 * Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.096 * Phân tích và hoạch định tài chính

Đối với DNNVV yếu về năng lực kinh doanh:

Năng lực kinh doanh = 0.578 + 0.044 * Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.283 * Tổ chức

huy động vốn + 0.282 * Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.132 * Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.095 * Phân tích và hoạch định tài chính

Đối với DNNVV yếu về năng lực cân đối vốn:

Trang 11

Năng lực cân đối vốn = 0.158 + 0.151 * Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.238 * Tổ chức

huy động vốn + 0.045 * Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.263 * Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.283 * Phân tích và hoạch định tài chính

Đối với DNNVV yếu về năng lực cân đối vốn:

Năng lực thu lợi = -0.099 + 0.086 * Lựa chọn cơ hội đầu tư + 0.0008 * Tổ chức

huy động vốn + 0.407 * Quản lý chi phí và hạch toán chi phí + 0.269 * Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư + 0.133 * Phân tích và hoạch định tài chính

2 Lý do chọn đề tài

Với sự gia tăng liên tục về số lượng và hoạt động ngày càng hiệu quả, các

DN nhỏ và vừa góp phần quan trọng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề khác của xã hội Tính chung trong cả nước, DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Sự phát triển nhanh chóng của các DNNVV trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước Nghị quyết số 22/CP ngày 05/05/2010 của chính phủ về việc trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa có nhấn mạnh “DN nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 97% tổng số DN đăng ký thành lập, là khu vực DN có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho ĐT phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước Các DN nhỏ và vừa có vốn ĐT ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực; là khu vực khai thác và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo

cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia ĐT và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn”

Cuộc tổng điều tra do Bộ Kế hoạch và đầu tư tiến hành tổng điều tra DN nhỏ và vừa ở 30 tỉnh, thành phố phía bắc Trong tổng số 32.225 DN có 66,95%

DN khó khăn về TC [12] Đây là vấn đề lớn cần được nghiên cứu ở các phương diện khác nhau

Trang 12

Các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng như thiếu vốn để mở rộng, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, năng suất thấp; thiếu kinh nghiệm về marketing, quản lý sản xuất, và quản lý TC; môi trường cạnh tranh gay gắt Trong số những khó khăn, thiếu nguồn lực TC và kinh nghiệm quản lý TC hiện là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất Quản lý TC kém kết quả có thể gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Ngược lại, hoàn thiện quản lý TC sẽ giúp DN nhỏ và vừa có thể được khắc phục những khó khăn và tăng lợi nhuận Trên thực tế, hầu hết các DN nhỏ và vừa rất khó nhận được các khoản vay từ các Ngân hàng thương mại bởi vì các ngân hàng cho rằng lợi nhuận của các DN nhỏ và vừa khó bù đắp được những rủi ro cho vay Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nghiên cứu quản lý TC của các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam trên phương diện quản lý doanh nghiệp Đương nhiên, nghiên cứu TC và thị trường TC- khách hàng thì các ngân hàng đều

có báo cáo hàng năm, nhưng chỉ mang tính tổng quát/ ngành nghề mà chưa đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của vấn đề

Thiếu kiến thức và năng lực về quản lý TC cộng với môi trường kinh doanh

có sự cạnh tranh gay gắt, các DN nhỏ và vừa thường gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến TC Bất kể người quản lý là chủ sở hữu hoặc người được thuê quản

lý, nếu các quyết định TC chưa hợp hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, lợi nhuận của DN nhỏ và vừa có thể bị tổn thất vì quản lý TC kém hiệu quả DN nhỏ và vừa thường không thành công do thiếu kiến thức về quản

lý TC Hơn nữa, thiếu khả năng huy động vốn khiến các DN nhỏ và vừa phải dựa quá nhiều vào vốn chủ sở hữu và duy trì tính thanh khoản cao; những đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến TC của DN nhỏ và vừa

Thủ đô Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước Theo số liệu thống kê, tại thời điểm 12/2010, số DN nhỏ và vừa trên địa bàn thủ đô Hà Nội phân theo quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng là 60.122 trên tổng số 225.469 doanh nghiệp, chiếm 26,67% tổng số DN trên địa bàn cả nước Nhưng tính đến cùng thời

kỳ năm 2012 số DN dạng này trên địa bàn TP Hà Nội là 60.017, giảm so với cùng

Trang 13

kỳ năm 2010 [36] Mặc dù có lý do khó khăn về suy thoái kinh tế chung của thế giới, nhưng với việc GDP tăng trưởng dương cùng với việc Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang có đà tăng trưởng thì việc sụt giảm này là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc

Các DNVVN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt nam Chiếm 97% doanh nghiệp, đóng góp hơn 40% GDP, DNVVN ở Việt nam đã và đang đứng trước rất nhiều khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tái cấu trúc nền kinh tế Một trong những khó khăn lớn là năng lực quản lý tài chính và tình hình tài chính còn hạn chế Do vậy, một nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính của các DNNVV sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có được những đánh giá khách quan và chính xác về tình hình quản lý tài chính hiện tại của các DNNVV, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị hữu ích

Thực trạng các DN nhỏ và vừa Việt Nam còn có các hạn chế trong quản lý, đặc biệt là Quản lý tài chính Các hạn chế trong quản lý tài chính là một trong các nguyên nhân khiến hầu hết các DN nhỏ và vừa rất khó nhận được các khoản vay từ các Ngân hàng thương mại

Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính các DNNVV trên thế giới hầu hết đều đề cập đến quản lý tài chính trong một mối quan hệ với các biến số khác của chính DNNVV Ví dụ, nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến công nghệ đến hiệu quả hoạt động tài chính, bằng cách xây dựng chỉ số hiệu quả hoạt động tài chính (So Young Soh et all, 2009), hay nghiên cứu về tác động của việc tiếp cận các dịch vụ tài chính đến hoạt động tài chính của DNVVN trong ngành thủy sản ở các nước châu Phi (John Linton et all, 2012), Michael Peer et all (1998) lại nghiên cứu ảnh hưởng của việc thẩm định dự án đến hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở Anh

Với các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Quản lý Tài chính của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận án Tiến sỹ

Trang 14

3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Mục tiêu chung: nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu tác động của yếu

tố định tính đến kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Hà Nội

Mục tiêu cụ thể: Đề tài thực hiện với 3 mục tiêu cụ thể

 Điều tra và mô tả thực tiễn quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội trên 5 nội dung (Lựa chọn cơ hội đầu tư, Tổ chức huy động vốn, Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, Phân tích và hoạch định tài chính)

 Nghiên cứu tác động của các nhân tố trong quản lý tài chính đến kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn Hà Nội

Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đang quản lý tài chính như thế nào?

Câu hỏi 2: Các nội dung quản lý tài chính có mối liên hệ gì tới kết quả quản

lý tài chính?

Câu hỏi 3: Các nội dung quản lý tài chính có tác động như thế nào tới kết quả quản lý tài chính?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phù hợp với mục tiêu nêu trên, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án:

 Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý TC của các DN nhỏ và vừa Trong đó, năm yếu tố chính đối với quá trình quản lý TC nhằm đạt được mục tiêu của DN (tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu) được tập trung phân tích qua các số liệu thực tiễn: lựa chọn cơ hội ĐT, tổ chức huy động vốn, quản lý chi phí và

Trang 15

hạch toán chi phí, phân tích TC và hoạch định TC, phân phối lợi nhuận và tái ĐT

 Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu các DN nhỏ và vừa trên địa bàn

Hà Nội Tất cả các DN nhỏ và vừa bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các DN tư nhân có ít hơn 300 người lao động và tổng vốn dưới 100 tỷ đồng là đối tượng trong nghiên cứu này Các công ty lớn, công ty ĐT nước ngoài, công ty liên doanh và DN nhà nước, công ty TNHH một thành viên không nằm trong nghiên cứu này

 Thời điểm nghiên cứu, tác giả thống kê số liệu từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp dữ liệu thứ cấp được sử dụng để kiểm tra các đặc điểm tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các chỉ số có được từ báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính có sẵn từ Cục thuế Hà Nội và trực tiếp từ các doanh nghiệp

 Phương pháp định lượng: bảng câu hỏi được sử dụng để điều tra hơn 300 doanh nghiệp (phụ trách tài chính hoặc giám đốc doanh nghiệp) rút ra từ danh sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 16 quận (huyện) của Hà Nội

 Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng máy tính và các thống kê trên phần mềm SPSS (là phần mềm máy tính chính sử dụng trong phân tích dữ liệu) Trong các phân tích dữ liệu, nghiên cứu này áp dụng cả thống kê mô tả và suy luận

Mô tả kỹ thuật thống kê sẽ được áp dụng để mô tả phương thức quản lý tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mẫu Các kỹ thuật suy luận thống kê như phân tích hai chiều để đo sự liên kết, phân tích hai chiều để thử nghiệm sự khác biệt, phân tích nhân tố, và phân tích hồi quy sẽ được áp dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu

6 Những đóng góp mới của luận án

Với mục tiêu như trên, khi hoàn thành, luận án sẽ đóng góp những nội dung sau:

 Hệ thống hóa các nghiên cứu trước đó về quản lý TC của các DN nhỏ và vừa

Trang 16

 Nêu thực trạng quản lý TC của DN nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội Phân tích các khía cạnh TC và thực tiễn quản lý TC của các DN nhỏ và vừa

 Phân tích dữ liệu và mô tả mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố quản lý TC đến kết quả quản lý tài chính của DN nhỏ và vừa trên địa bàn thủ đô

 Xây dựng mô hình quản lý tài chính cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn thủ đô

7 Bố cục của luận án

Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài phân Mở đầu và Kết luận, Luận án được bố cục thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Lý luận cơ bản về quản lý tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội Ngoài ra còn phần phụ lục bao gồm các bảng biểu và thống kê các số liệu sơ, thứ cấp phục vụ nghiên cứu

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

Liên quan đến hoạt động quản lý TC, các nhà nghiên cứu trước đây hầu hết

đã tập trung vào kiểm tra, điều tra và mô tả hành vi của các DN nhỏ và vừa trong thực tiễn quản lý TC

1.1 1.Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu gần đây như Sudhindra Bhat (2008) và Great Britain (2011) Great Britain (2011) nhấn mạnh mục tiêu của quản lý tài chính bao gồm cả thanh khoản, lợi nhuận và tăng trưởng Do đó, các lĩnh vực cụ thể mà quản lý tài chính cần phải được quan tâm tới là quản lý thanh khoản (dòng tiền, quản lý vốn lưu động), quản lý lợi nhuận (phân tích lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận) , và quản lý phát triển (lập kế hoạch và quyết định nguồn vốn)

Sudhindra Bhat (2008) xem xét các lĩnh vực cụ thể của quản lý tài chính bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Các lĩnh vực cụ thể quản lý tài chính bao gồm: quản lý vốn lưu động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch

và đánh giá khả năng sinh lời

Eugene F Brigham , Michael C Ehrhardt (2008) định nghĩa quản lý tài chính dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn [64] :

Quản lý tài chính là quan tâm đến việc nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của doanh nghiệp , việc phân bổ đề tài sợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh , và với việc đảm bảo rằng các khoản tiền được sử dụng hiệu quả

và hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Theo Eugene F Brigham , Michael C Ehrhardt (2008), quản lý tài chính hiện đại liên quan đến việc lập kế hoạch , kiểm soát và trách nhiệm ra quyết định gồm :

- Các loại và các nguồn tài chính một doanh nghiệp có thể sử dụng, làm thế nào có

Trang 18

thể được tiếp cận nó, và làm thế nào để lựa chọn các nguồn tài chính trong số đó

- Các nhu cầu tài chính có thể được sử dụng trong một doanh nghiệp và làm thế nào

để lựa chọn những người có khả năng quản lý tài chính sao cho doanh nghiệp có lợi nhất

- Các phương tiện khác nhau để đảm bảo rằng tài chính được phân bổ cho các hoạt động cụ thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, dự kiến phân bổ lợi nhuận doanh nghiệp ra sao

Nói chung , các tác giả trước đó đã có sự khác biệt trong ý kiến của các quyết định quan trọng trong quản lý tài chính H Kent Baker, Gary Powell (2009) chỉ ra

ba loại quyết định quản lý tài chính của một công ty phải thực hiện trong kinh doanh [65]: (1) quyết định ngân sách, (2) các quyết định tài chính, và (3) các quyết định liên quan đến tài chính ngắn hạn và liên quan đến vốn lưu động ròng Tương

tự như vậy, PK Jain (2007) cũng chỉ ra ba quyết định tài chính chủ yếu bao gồm [67] các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định chia cổ tức

Sudhindra Bhat (2008) đề xuất một cách khác để xác định các quyết định quan trọng của quản lý tài chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp Có nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán Tuy nhiên, chúng được phân loại thành ba loại chính: các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và các quyết định phân phối lợi nhuận [66]

- Quyết định đầu tư : (1) liên quan đến số lượng và thành phần của đầu tư của doanh nghiệp trong tài sản ngắn hạn (tiền mặt, cổ phiếu, nợ, ) và tài sản cố định (thiết bị, nhà xưởng, ), và (2) liên quan đến việc cân bằng giữa hai loại tài sản trên

- Quyết định tài chính : (1) liên quan đến các loại tài chính sử dụng để mua tài sản,

và (2) liên quan đến việc đạt được một sự cân bằng giữa các nguồn ngắn hạn và dài hạn, và giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu

- Quyết định phân phối lợi nhuận : (1) liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận thu được nên được giữ lại trong một doanh nghiệp để tài trợ cho phát triển và tăng trưởng, (2)

và tỷ lệ có thể được phân phối cho các chủ sở hữu

Trang 19

Tóm lại, quản lý tài chính là quan tâm đến nhiều lĩnh vực cụ thể Có lẽ là bảng cân đối của một doanh nghiệp có thể chứng minh làm thế nào để nhận ra các khu vực này bao gồm:

- Tài sản ngắn hạn hoặc quản lý vốn lưu động

- Tài sản cố định hoặc quản lý tài sản tồn tại lâu dài

- Kinh phí quản lý

- Ngân sách và lập kế hoạch tài chính

- Đòn bẩy và cơ cấu vốn

- Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp

- Phân phối lợi nhuận ( cổ tức và giữ lại chính sách thu nhập)

Ở các nghiên cứu trước đó, hầu hết các tác giả và nhà nghiên cứu tiếp cận các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC theo các cách thức khác nhau Các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC được các nhà nghiên cứu như Walker và Petty (1978), Barrow (1988), Meredith (1986), Cohen (1989), English.J.W (1990) và McMahon (1995) tiến hành hành nghiên cứu

Walker và Petty (1978) [59] định nghĩa các lĩnh vực chính của quản lý tài sản bao gồm lập kế hoạch (lập kế hoạch và quản lý tiền mặt, dự báo tài sản bắt buộc, lập

kế hoạch lợi nhuận), đòn bẩy TC, ra quyết định ĐT, quản lý vốn hoạt động (quản lý tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và các nguồn TC (TC ngắn hạn và dài hạn, TC trung gian)

Barrow (1988) [39] nhấn mạnh đến một quan điểm thực tế hơn là lý thuyết Thay cho việc xác định các lĩnh vực quản lý TC cụ thể, ông liệt kê các công cụ phân tích TC bao gồm các biện pháp quản lý kinh doanh; xác định khả năng sinh lợi; kiểm soát vốn hoạt động (hoặc khả năng thanh khoản); kiểm soát tài sản cố định, chi phí; khối lượng; các quyết định giá và lợi nhuận, các kế hoạch kinh doanh và ngân sách

Meredith (1986) [57] nhấn mạnh vào các hệ thống thông tin như là cơ sở cho việc quản lý TC bao gồm các hồ sơ và báo cáo quản lý TC Điều này được xem là

Trang 20

rất quan trọng bởi vì chủ DN – các nhà quản lý hoặc các nhà quản lý TC thấy khó quyết định khi có thể nếu họ thiếu thông tin TC

Cohen (1989) [42] tập trung vào quản lý vốn hoạt động và các công cụ quản

lý TC như là phân tích tỷ số, xác định khả năng sinh lợi và phân tích sinh kế

English.J.W (1990) [43] nhấn mạnh các kết quả quản lý TC bao gồm khả năng thanh khoản, khả năng sinh lợi và tăng trưởng Do vậy, các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến quản lý TC là quản lý khả năng thanh khoản (dự thảo luồng tiền mặt, quản lý vốn hoạt động), quản lý khả năng sinh lợi (phân tích lợi nhuận, lập kế hoạch lợi nhuận) và quản lý tăng trưởng (hoạch định nguồn vốn và các quyết định)

McMahon (1995) [53] nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến các hạng mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC bao gồm quản lý vốn hoạt động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý các nguồn TC, lập kế hoạch cơ cấu TC, lập kế hoạch

và đánh giá khả năng sinh lợi

Có thể tổng kết các nội dung của quản lý TC được các nghiên cứu đề cập đến như sau:

• Quản lý tài sản lưu động hoặc vốn hoạt động

• Quản lý tài sản cố định hoặc quản lý tài sản dài hạn

• Quản lý quỹ

• Ra quyết định đầu tư

• Lập kế hoạch và dự thảo ngân sách tài chính

• Đòn bẩy và cơ cấu vốn

• Hệ thống thông tin kế toán

• Phân tích tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh

• Phân phối lợi nhuận (chính sách lợi tức và lợi nhuận giữ lại)

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đề tài về DN nhỏ và vừa cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, tiến hành nghiên cứu dưới nhiều góc độ như:

Trang 21

 Nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trò, tầm quan trọng và các cơ chế chính sách, đến sự phát triển của DN nhỏ và vừa Các nghiên cứu như: “DN vừa và nhỏ Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (1998) đã nghiên cứu về thực trạng phát triển DN vừa và nhỏ ở Việt Nam trong những năm 90 và khẳng định tầm quan trọng của DN nhỏ và vừa trong sự phát triển của đất nước Các ấn phẩm của Bộ Kế hoạch

và ĐT “Sách trắng DN nhỏ và vừa Việt Nam” các năm 2009, 2010, 2011, nghiên cứu về thực trạng các DN nhỏ và vừa Việt Nam và những chính sách

hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa trong các năm, chỉ rõ những khó khăn tồn tại và nhu cầu hỗ trợ của DN nhỏ và vừa Trên cơ sở đó, phác thảo triển vọng khu vực DN nhỏ và vừa

 Nghiên cứu tập trung nghiên cứu từ kinh nghiệm của các nước trong phát triển DN nhỏ và vừa, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp cho vấn đề phát triển DN nhỏ và vừa ở Việt Nam Các nghiên cứu như: “Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ ở Việt Nam đến 2005” của Nguyễn Cúc (2000), nghiên cứu kinh nghiệm của các nước như Đức, Indonexia, Philippin, Thái Lan Nghiên cứu của Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hòa

“Phát triển DN nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DN nhỏ và vừa ở Việt Nam” đã hệ thống hóa các kinh nghiệm phát triển DN nhỏ và vừa

ở Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan

 Một số luận án đi sâu phân tích thực trạng phát triển, chiến lược cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong những năm sau đổi mới kinh tế, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích, đánh giá tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, môi trường kinh doanh, các chương trình hỗ trợ sự phát triển của DN nhỏ và vừa [27] Luận án của Phạm Văn Hồng “Phát triển DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” nghiên cứu về thực trạng DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các thách thức đối với các DN nhỏ vừa vừa Luận án cũng đề xuất các giải pháp phát triển DN nhỏ và vừa Việt Nam

Trang 22

trong quá trình hội nhập Luận án “phát triển chiến lược cạnh tranh cho các

DN nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới” của Phạm Thúy Hồng đã phân tích năng lực cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh cho các DN nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập Luận án tiến sỹ của Lê Quang Mạnh với đề tài

“Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển DN nhỏ và vừa ở Việt Nam”

đã chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của các DN nhỏ và vừa Luận án đã xây dựng được mô hình nhà nước can thiệp vào nền kinh tế

để phát triển DN nhỏ và vừa

 Đề tài về TC của DN nhỏ và vừa như: công cụ, giải pháp TC, tín dụng để phát triển DN nhỏ và vừa cũng được một số nghiên cứu sinh nghiên cứu Luận án của Bạch Đức Hiển (1996) với đề tài “Sử dụng các công cụ TC để khuyến khích và định hướng phát triển DN vừa và nhỏ ở Việt Nam” đã đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ TC vĩ mô như chính sách tín dụng, thuế, chi ngân sách nhà nước trong việc phát triển DN vừa và nhỏ, đồng thời đưa

ra các giải pháp phát triển DN vừa và nhỏ bằng việc sử dụng các công cụ

TC Luận án của Nghiêm Văn Bảy (2009) với đề tài “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa ở Việt Nam” đã nghiên cứu một cách tổng quan thực trạng sử dụng tín dụng trong việc hỗ trợ thức đẩy phát triển các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới Luận án “Các giải pháp nâng cao năng lực TC của DN nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Vân Anh (2012) đã đánh giá thực trạng năng lực TC của DN nhỏ

và vừa ở Việt Nam trong 5 năm (2007-2011) ở 4 tiêu chí: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn, khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn nợ, khả năng sinh lời, khả năng đảm bảo an toàn TC doanh nghiệp Sách chuyên khảo

“Hiệu quả sử dụng vốn trong các DN vừa và nhỏ” của Đàm Văn Huệ (2006)

đã nghiên cứu và có đánh giá về thực trạng sử dụng vốn của các DN này Dựa trên kết quả nghiên cứu đã đề cập ở trên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về thực tiễn hoạt động quản lý TC của các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam nói

Trang 23

chung và ở thủ đô Hà Nội nói riêng Chưa có nghiên cứu về tác động của các nội dung quản lý tài chính đến kết quả quản lý tài chính của DNNVV Các nghiên cứu ở trong nước cũng chỉ dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, chưa có so sánh đối chiếu, chưa có đánh giá kết quả hoạt động trên thực tiễn, còn mang nhiều tính lý thuyết Nếu có, các số liệu đã quá cũ hoặc tình hình kinh tế vĩ mô không phù hợp với hoàn cảnh quốc tế cũng như trong nước như hiện nay Nếu xét một cách công bằng thì các nghiên cứu này thiên về “góc nhìn của người cho vay vốn” tức là xét chủ yếu trên phương diện các nguyên tắc vay vốn/ đánh giá cứng nhắc của ngân hàng, chưa

có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý TC của các DN nhỏ và vừa với vai trò là “người trong cuộc” Chính vì vậy tiến hành nghiên cứu “Quản lý

TC của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” là rất cần thiết cho các doanh nghiệp, các nhà ĐT, các nhà hoạch định chính sách, các nhà DN mới khởi sự trong giai đoạn hiện nay

Tổng hợp các nghiên cứu trước đó, ở nghiên cứu này tác giả chủ yếu bàn đến năm nội dung chủ yếu Quản lý tài chính của DNNVV:

• Lựa chọn cơ hội đầu tư

• Tổ chức huy động vốn

• Quản lý chi phí và hạch toán chi phí

• Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư

• Phân tích và hoạch định tài chính

Các nội dung này được các DNNVV trên địa bàn Hà Nội thực hiện như thế nào, tốt hay không sẽ được phản ánh trong kết quả quản lý tài chính của các DNNVV Kết quả quản lý tài chính DNNVV được thể hiện ở các nhóm chỉ tiêu:

• Năng lực thanh toán

• Năng lực kinh doanh

• Năng lực cân đối vốn

• Năng lực thu lợi

Trang 24

1.2 Tổng quan về DNNVV

1.2.1 Sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam

Gần hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam có bước phát triển mạnh,

số lượng tăng lên rất nhanh Có thể nói rằng, các DN nhỏ và vừa đóng góp quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh

tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có kết quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo

Sự phát triển của DN nhỏ và vừa trong những năm trở lại đây là hết sức to lớn DN tư nhân đã xác lập được vị thế trong công cuộc chấn hưng nền kinh tế đất nước Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà ngay cả các nước trong khu vực và thế giới Dù quy mô còn nhỏ, với số vốn còn ít ỏi nhưng DNNVV, đặc biệt ở khu vực tư nhân, có kết quả ĐT cao hơn rất nhiều so với DN nhà nước và DN có vốn

ĐT nước ngoài Để tạo một đơn vị giá trị GDP, khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị ĐT, trong khi khu vực nhà nước cần 8,28 đơn vị và DN khu vực FDI cần 4,99 đơn vị Doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác Trong khi DN tư nhân có số vốn 1 tỷ đồng tài sản tạo ra 1,18 tỷ đồng doanh thu thì khu vực DN Nhà nước chỉ tạo ra 0,80 tỷ đồng và khu vực có vốn ĐT nước ngoài tạo ra 0,89 tỷ đồng

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ các DN Việt Nam Cũng trong năm 2007, có khoảng 50.000 DN đăng ký thành lập mới với số vốn khoảng 400.000 tỷ đồng Đây là cơ sở để năm 2010, Việt Nam đạt con số 500.000 doanh nghiệp Năm 2011 được xem là năm “đại hạn” của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng cả nước vẫn có tới 77.548 DN thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 513.000 tỷ đồng Riêng tại thành phố Hồ chí Minh, năm 2011 đã có 24.413 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký 182.344 tỷ đồng

Trang 25

Bảng 1.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động ở Việt Nam tại thời điểm 31/12/2009

(theo quy mô lao động)

số

< 5 người

5-9 người

10-49 người

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8749 745 2450 4749

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 44015 4675 12691 16404

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa 2143 265 1030 798

5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý

7

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động cơ khác 97051 30536 41990 22015

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8898 20212 3267 3032

10 Thông tin và truyền thông 4538 1450 1998 901

11 Hoạt động TC, ngân hàng và bảo hiểm 2129 602 692 653

12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 4223 1551 1622 816

13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 17193 4338 7783 4524

14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 6172 1569 2931 1167

16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 664 100 183 293

17 Nghệ thuật vui chơi và giải trí 820 220 300 189

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31/12/2011, Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, với số vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng Trong tổng số đó, có gần 97% DN là quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là DN tư nhân Các DN nhỏ và vừa sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả

Trang 26

nước Nếu tính cả 133.000 Hợp tác xã, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP Không chỉ đóng góp đáng

kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNNVV còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội

Thông tin mới nhất về DNNVV Việt Nam năm 2012 như sau [38]:

 DN đăng ký mới giảm, giải thể và phá sản tăng: Quý I năm 2012 có hơn 18.700 DN thành lập mới, giảm 10,2% so với cùng kỳ Số DN tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là gần 18.700 Số giải thể, phá sản và ngừng hoạt động là 10.350 doanh nghiệp, tăng 14,8% so với cùng kỳ Tính đến cuối quý I năm 2012, cả nước có 445.500 DN đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng kỳ và tăng 1,1% so với cuối năm 2011 Một số ngành có số DN thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, như công nghiệp khai khoáng, kinh doanh bất động sản, TC, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng; Một

số ngành có số DN tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động tăng cao như kinh doanh bất động sản và xây dựng

 Doanh thu giảm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ trong quý I/2012 giảm 7% so với cùng kỳ năm 2011 Hầu hết các ngành kinh tế đều có doanh thu giảm so với cùng kỳ (15/21 ngành chính), như xây dựng giảm 26%; thương mại, bán buôn, bán lẻ giảm 22%; sản xuất giảm 9%; dịch vụ khách sạn, ăn uống giảm 8%…

 Thu thuế giảm: Tổng thu nội địa quý I năm 2012 đạt thấp (140.813 tỷ đồng), chỉ bằng 96,9% so với cùng kỳ 2011, đây là năm đầu tiên thu nội địa giảm so cùng kỳ trong các năm gần đây (quý I năm 2011 tăng 40,9%, quý I năm 2010 tăng 37,6% so với cùng kỳ) Số thu thuế giá trị gia tăng trong quý

I năm 2012 (đạt 33.096 tỷ đồng), tăng 6% so với cùng kỳ 2011, là mức thấp nhất trong các năm gần đây (quý I năm 2011 tăng 26,2%; quý I năm 2010 tăng 35,6%) Số thu hải quan quý I năm 2012 đạt 46.653 tỷ đồng, tương đương hơn 15 nghìn tỷ đồng/tháng, giảm 2,2% so với cùng kỳ 2011)

Trang 27

 Nợ thuế tăng: Đến cuối năm 2011 số nợ thuế phải thu chiếm tỷ trọng 6,95%

so với số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước, tăng 1,76% so với năm

2010 Tính đến hết tháng 2/2012, số thuế nợ tăng 28,5% so với 31/12/2011 Một số ngành có số nợ thuế giá trị gia tăng tăng cao so với cùng kỳ 2011 như bất động sản, vận tải, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nông- lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ ăn uống khách sạn

1.2.2 Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn Hà Nội

Tại thời điểm 12/2010, số DN trên địa bàn TP Hà Nội phân theo quy mô vốn

và theo địa phương

Tổng số DNNVV có số vốn dưới 50 tỷ đồng là 225.469 doanh nghiệp, chiếm 26,67% trong tổng số DN trên địa bàn cả nước, điều này cho thấy DNNVV

ở Hà Nội phát triển rất mạnh, tạo ra một nguồn thu không nhỏ cho Thủ đô mỗi năm

Bảng 1.2: Số DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 12/2010 phân theo quy mô vốn

và theo địa phương

TT Quy mô vốn Cả nước Hà Nội Tỷ lệ (%)

Trang 28

10.913 DN đăng kí kinh doanh, với tổng số vốn đăng kí là 120.501.824 triệu đồng,

số vốn đăng kí bình quân đạt 11.042 triệu đồng

Bảng 1.3: Địa phương có trên 3.000 DN ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007

Tính đến tháng 12/2008, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 76.000 doanh nghiệp Trong đó, có 1250 DN có vốn ĐT nước ngoài (FDI) với tổng số vốn ĐT ước tính khoảng 15,6 tỷ USD; 676 DN Nhà nước và 74.029 DN có quy mô vừa và nhỏ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế Thủ đô, đóng góp 21,7% GDP toàn Thành phố; 20% GTSXCN; thu hút 60% lao động việc làm góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô

1.2.3 Cơ cấu DNNVV Hà Nội

Theo nghiên cứu và báo cáo mới nhất của hiệp hội DNNVV năm 2012 thì cơ cấu của các DN theo ngành nghề (xét tương đối ngành nghề chính, vì đa số các DN đều đăng ký đa ngành nghề, nhưng thường chỉ kinh doanh một hai ngành nghề chủ đạo)

Trang 29

Biểu đồ 1.1: DN phân bố theo ngành

 Theo đó sản xuất phụ tùng hoặc các thành phẩm có hàm lượng trí tuệ thấp chiếm chủ yếu, thường những ngành nghề này ít đem lại lợi nhuận cao cho

DN Điểm sáng nhất mà ta nhìn thấy là sản xuất ô tô vận tải, nhưng đó chỉ

là trên giấy tờ đăng ký Khi xét chiều sâu thì bản chất các DN này thường chỉ tham gia vào sản xuất các thiết bị đơn giản cho ô tô và phương tiện vận tải Cũng tương tự mặc dù kinh doanh chính chiếm 9,7% sản xuất xe máy nhưng hầu hết các DN chỉ sản xuất các phụ tùng linh kiện đơn giản, không nhãn mác ví dụ điển hình là sản xuất vỏ yên, vỏ nhựa xe, giá đèo hàng, để chân

 Phân tích cơ cấu theo điều tra cho thấy chiếm đa số là công ty cổ phần, điều này cũng dễ giải thích vì công ty cổ phần dễ huy động vốn, dễ thích nghi với kinh tế thị trường và sự biến động hơn

Trang 30

50

100

150

C.TY Cổ Phần C.Ty TNHH Doanh Nghiệp TN

Số DN theo mô hình, tổng kết 305 DN theo điều tra

Biểu đồ 1.2: Loại hình DN trong điều tra

DN trên địa bàn TPHN nói chung và DNNVV nói riêng thường có độ tuổi rất trẻ, chủ yếu là các DN có độ tuổi từ 4-6 năm, điều này dựa trên tình hình kinh tế

xã hội là có thể giải thích được Đa số được thành lập khi luật DN đã đi vào thực chất và đặc biệt kể từ khi đất nước hội nhập kinh tế WTO

Số tuổi của DN tính từ DKKD chính thức lần đầu của 305 DN

Biểu đồ 1.3: DN trong điều tra theo tuổi của DN

Nhưng như ta đã thấy số DN từ 1-3 tuổi có xu thế kém hơn rất nhiều so với

4-6 năm tuổi, nguyên nhân là từ 2010 nền kinh tế trong nước cũng như thế giới rơi vào tình trạng suy thoái sâu, các nhà ĐT dè dặt trong vấn đề thành lập DN trong thời kỳ này

Nói chung về phân chia DNNVV trên địa bàn thành phố HN theo hướng nào thì cũng thấy hợp lý với sự phát triển của VN trong thời gian vừa qua Đặc biệt sự

Trang 31

phát triển đó gắn liền với xu hướng của nền kinh tế vĩ mô cũng như định hướng chủ chương của nhà nước

Biểu đồ 1.4: 10 khó khăn cản trở DNNVV (Đơn vị tính: %)

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội tháng 10 năm 2012

 Trong vấn đề khó khăn xuất phát từ lý do TC, một điều tra khác của VCCI năm 2012 cho thấy chủ DN đã đánh giá về nguyên nhân dẫn đến DNNVV trên cả nước nói chung gặp khó khăn Trong đó vấn đề được cho là nguyên nhân chính là lãi suất vay quá cao, với 75,1% số DN khẳng định

 Vốn tự có DNNVV thấp, vốn tự có của DNNVV thấp là nguyên do lớn dẫn đến DN không thể chủ động hoàn toàn trong SXKD, gây khó khăn cho vấn

Trang 32

đề hoạch định, mặc dù có thể phán đoán được thời cơ, điều tối quan trọng trong hoạt động kinh tế nhưng các chủ DN thường không có vốn trong tay nên tính linh động và kết quả KD xuống rất thấp mặc dù nhìn, dự đoán được cơ hội kinh doanh

 Vấn đề cần xem xét một cách nghiêm túc hơn khi mặc dù tỉ lệ vốn gốc của

DN giảm, nhưng đồng thời tỉ lệ vốn vay từ ngân hàng của DNNVV cũng giảm, điều này dẫn đến tất yếu DN đã phải vay vốn ngoài Có thể là từ hệ thống quỹ ĐT, nhưng như ta đã biết, trong thời kỳ này DN thường phải vay lãi suất rất cao từ NH từ 17%-24%/ một năm, nhưng khi vay thông qua quỹ

ĐT thì còn cao hơn nữa

Trang 33

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1 Khái quát về DN nhỏ và vừa

2.1.1 Định nghĩa về DN nhỏ và vừa

2.1.1.1 DN nhỏ và vừa ở Việt Nam

DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [7], cụ thể:

 DN siêu nhỏ:

o Nông, lâm nghiệp và thủy sản: ít hơn 10 người lao động

o Công nghiệp và xây dựng: ít hơn 10 người lao động

o Thương mại và dịch vụ: ít hơn 10 người lao động

Trang 34

o Công nghiệp và xây dựng: từ trên 200 đến 300 người lao động và vốn trên

2.1.1.2 Phân loại DN nhỏ và vừa ở một số nước

Ở một số nước Châu Á, định nghĩa DNNVV cũng dựa trên hai tiêu chí: số lượng người lao động và số vốn hoặc tài sản Bảng 1 dưới đây so sánh các định nghĩa của DNNVV tại Việt Nam với những định nghĩa của một số nước Châu Á

Bảng 2.1: Các định nghĩa DNNVV tại các nước Châu Á Quốc gia Định nghĩa

Nhật Bản Ít hơn 300 người lao động hoặc ít hơn 100 triệu yên vốn pháp định Singapore Lớn hơn 30% vốn tại chỗ và ít hơn 12 triệu $S tài sản cố định

Hàn Quốc Ít hơn 300 người lao động

Đài Loan Ít hơn 40 triệu yuan vốn đã thanh toán và ít hơn NT$120 tổng tài sản Malaysia Ít hơn 2,5 triệu Ringgit tổng tài sản

Thái Lan Ít hơn 200 người lao động và 100 triệu bạt vốn ĐT

Philipin Ít hơn 200 người lao động và 40 triệu peso tổng tài sản

Việt Nam Ít hơn 300 người lao động hoặc thấp hơn 100 tỷ VNĐ tổng nguồn vốn

Nguồn: Tổng hợp các số liệu tìm kiếm trên google

2.1.1.3 Phân loại DN nhỏ và vừa theo World Bank

Theo phân loại của ngân hàng thế giới (WB) hiện nay thì [37]:

 DN nhỏ là DN sử dụng tối đa không quá 50 lao động

 DN vừa là DN không sử dụng quá 300 lao động

Trang 35

2.1.2 Đặc trưng của DNNVV

2.1.2.1 Đặc trưng tổ chức cơ cấu nhân sự

Như định nghĩa cũng như tham khảo một số công trình nghiên cứu về đặc trưng của DNNVV khi xét về cơ cấu tổ chức có thể chia làm 4 ý cơ bản [3,4,5]:

 DN nhỏ và vừa thường có số nhân sự ít

 Tổ chức của đơn vị như các phòng ban thường không rõ ràng, đặc biệt là

DN nhỏ thường có hiện tượng đa nhiệm, còn các DN vừa thì có sự phân rõ ràng hơn

 Tính chuyên môn hóa không sâu đối với nhân sự trong đơn vị, thường có hiện tượng chuyển sang phòng ban-chuyên môn khác tùy theo điều kiện thực tiễn doanh nghiệp

 Nhân viên có tuổi nghề trong đơn vị thường thấp, thường có tỉ lệ trẻ cao hơn các DN lớn

2.1.2.2 Đặc trưng công nghệ và hàm lượng tri thức

 Với các DNNVV thường không tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao hoặc

áp dụng công nghệ cao vào sản xuất Điều này được giải thích là do thường thì lĩnh vực này đòi hỏi vốn lớn và có nhân lực giỏi có tính chuyên môn sâu

 Hàm lượng tri thức, chất xám trong các các sản phẩm của các đơn vị này thường không nhiều Thường mang tính nhỏ lẻ

2.1.2.3 Tính linh động và hiệu quả

 DN vừa và nhỏ có tính dễ dàng chuyển đổi cơ cấu nhân sự, cơ cấu kinh doanh

 Dễ chuyển đổi lĩnh vực hoạt động chính của công ty theo hướng biến động thị trường, tăng giảm sản lượng một cách dễ dàng

 Thường có chi phí vốn trung bình /lao động thấp, nhưng kết quả đối với đồng vốn thường cao, kết quả tạo việc làm cho xã hội thường cao

2.1.2.4 Đặc điểm các DNNVV trên địa bàn Hà Nội

Trang 36

 Kết quả SXKD thấp: Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, năm 2010,

nguồn vốn bình quân trên một lao động của DN Hà Nội là tương đương với mức chung của cả nước (37 triệu đồng) Tuy nhiên, số lao động bình quân trên một DN của Hà Nôi chỉ có 30 lao động, trong khi đó mức chung của cả nước là 40 lao động DN Hà Nội có mức doanh thu bình quân trên một lao động là 812,5 triệu đồng , cao hơn với mức của cả nước ( 651,8 triệu đồng) song , tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của các DN Hà Nội lại thấp hơn 3,9 % ( so với mức chung của cả nước là 5,1%)

 Tính trẻ của DN: Như phân tích ở trên phần lớn DN đều từ 1-6 tuổi Về

nhân sự tỉ lệ trẻ cũng chiếm cao, đây mặc dù là một khó khăn, nhưng cũng

là một điểm mạnh để DN của TP có thể năng động trong nền kinh tế khó khăn hiện nay

 Tính đa ngành: Do DNNVV của HN thường là trẻ, mới thành lập, DN ngoài

nhà nước chiếm đại đa số, cộng với sự năng động của tuổi trẻ nên ngay từ khi thành lập DN hoặc định hướng DN thường đã ở dạng đa ngành nghề

 Tính thông tin: Mặc dù hiện nay thông tin, đặc biệt là CNTT đã phổ cập

trên cả nước, nhưng do trình độ và sức trẻ của DN nên sự nhanh nhạy của nhân sự trong các DN HN tốt hơn mặt bằng chung của cả nước Đây là một điểm mạnh của DN Vì thông tin, chính sách, nhu cầu thị trường là điều cực

kỳ quan trọng cho DN

2.1.3 Đặc trưng vốn và quản lý TC

Quy mô vốn nhỏ: Vốn các DN thường nhỏ và không có chiều sâu, tài sản

cố định thấp, khả năng tín chấp thấp, yêu cầu với các DN thường khi tham gia các dự án là vòng vốn quay phải nhanh

Khả năng tài trợ kém do khó tiếp cận vốn: Hiếm có khả năng huy động TC nhanh, lớn với chi phí và lãi suất thấp Khả năng lên sàn giao dịch để huy động vốn của xã hội cũng thấp

Cơ cấu vốn: chủ yếu yếu là vốn tự có, vốn huy động từ bạn bè và người

Trang 37

thân

Chỉ tiêu lợi nhuận không cao

Quản lý kém, hiệu quả hoạt động không tốt, do vậy DN dễ bị tổn thương Thường không có giám đốc TC trong DN kể cả DN vừa Với DN nhỏ thì đơn vị kế toán và TC thường có chuyên môn thấp, mang tính đa nhiệm

DN không thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý tài chính

2.2 Khung lý thuyết và khái niệm về Quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý TC là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng TC

của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó, lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn TC, tài sản cố định, nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó [45]

Quản lý TC bao gồm tất cả các lĩnh vực quản lý liên quan đến TC, không

chỉ các nguồn và việc sử dụng TC trong DN mà còn những hệ quả ĐT TC, sản xuất, tiếp thị hoặc các quyết định cá nhân và hiệu suất chung của doanh nghiệp [57]

Quản lý TC liên quan đến việc tăng quỹ cần thiết để cấp vốn cho tài sản và

các hoạt động của doanh nghiệp, việc phân bổ những khoản quỹ khan hiếm này bằng cách đảm bảo những khoản quỹ này được sử dụng một cách hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu của DN [54]

Quản lý TC là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động TC của doanh

nghiệp Nó được thực hiện thông qua một cơ chế Đó là cơ chế quản lý TC doanh nghiệp Cơ chế quản lý TC DN được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động TC của DN trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định [18]

Các lý thuyết về quản lý tài chính doanh nghiệp:

Great Britain (2011) nhấn mạnh mục tiêu của quản lý tài chính bao gồm cả thanh khoản, lợi nhuận và tăng trưởng Do đó, các lĩnh vực cụ thể mà quản lý tài chính cần phải được quan tâm tới là quản lý thanh khoản (dòng tiền, quản lý vốn

Trang 38

lưu động), quản lý lợi nhuận (phân tích lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận) , và quản lý phát triển (lập kế hoạch và quyết định nguồn vốn)

Sudhindra Bhat (2008) xem xét các khu vực cụ thể của quản lý tài chính bao gồm tất cả các lĩnh vực có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Các lĩnh vực cụ thể quản lý tài chính bao gồm quản lý vốn lưu động , quản lý tài sản dài hạn ,quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch

và đánh giá khả năng sinh lời

Eugene F Brigham , Michael C Ehrhardt (2008) định nghĩa quản lý tài chính dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn :

Quản lý tài chính là quan tâm đến việc nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của doanh nghiệp , việc phân bổ đề tài sợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh , và với việc đảm bảo rằng các khoản tiền được sử dụng hiệu quả

và hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Theo Eugene F Brigham , Michael C Ehrhardt (2008), quản lý tài chính hiện đại liên quan đến việc lập kế hoạch , kiểm soát và trách nhiệm ra quyết định gồm :

- Các loại và các nguồn tài chính một doanh nghiệp có thể sử dụng, làm thế nào có thể được tiếp cận nó, và làm thế nào để lựa chọn các nguồn tài chính trong

số đó

- Các nhu cầu tài chính có thể được sử dụng trong một doanh nghiệp và làm thế nào để lựa chọn những người có khả năng quản lý tài chính sao cho doanh nghiệp có lợi nhất

- Các phương tiện khác nhau để đảm bảo rằng tài chính được phân bổ cho các hoạt động cụ thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, dự kiến phân bổ lợi nhuận doanh nghiệp ra sao

H Kent Baker, Gary Powell (2009) chỉ ra ba loại quyết định quản lý tài chính của một công ty phải thực hiện trong kinh doanh: (1) quyết định ngân sách, (2) các quyết định tài chính, và (3) các quyết định liên quan đến tài chính ngắn hạn

và liên quan đến vốn lưu động ròng Tương tự như vậy, PK Jain (2007) cũng chỉ ra

Trang 39

ba quyết định tài chính chủ yếu bao gồm các quyết định đầu tư, quyết định tài chính

và quyết định chia cổ tức

Sudhindra Bhat (2008) đề nghị một cách khác để xác định các quyết định quan trọng của quản lý tài chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp Có nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán Tuy nhiên, chúng được phân loại thành ba loại chính: các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và các quyết định phân phối lợi nhuận

- Quyết định đầu tư : (1) liên quan đến số lượng và thành phần của đầu tư của doanh nghiệp trong tài sản ngắn hạn (tiền mặt, cổ phiếu, nợ, ) và tài sản cố định (thiết

bị, nhà xưởng, ), và (2) liên quan đến việc cân bằng giữa hai loại tài sản trên

- Quyết định tài chính : (1) liên quan đến các loại tài chính sử dụng để mua tài sản,

và (2) liên quan đến việc đạt được một sự cân bằng giữa các nguồn ngắn hạn và dài hạn, và giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu

- Quyết định phân phối lợi nhuận : (1) liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận thu được nên được giữ lại trong một doanh nghiệp để tài trợ cho phát triển và tăng trưởng, (2) và

tỷ lệ có thể được phân phối cho các chủ sở hữu

Ngân hàng thế giới cũng đưa ra những chỉ số cho điểm DNNVV trong dự án tài trợ cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Dự án WB, 2003)[36] Bảng cho điểm này được phân loại theo các nhóm ngành: Nông, lâm, nghư nghiệp; Thương mại, dịch vụ; Xây dựng; Công nghiệp; và theo 4 nhóm chỉ tiêu (chỉ tiêu Thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập) với 11 chỉ số (chi tiết phụ lục 9)

2.3 Nội dung cơ bản của quản lý tài chính

Có năm yếu tố chính đối với quá trình quản lý TC nhằm đạt được mục tiêu của DN là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu:

2.3.1.Lựa chọn cơ hội ĐT

Trang 40

[21] Việc xây dựng và lựa chọn các dự án ĐT do nhiều bộ phận trong DN cùng hợp tác thực hiện Trên góc độ TC, điều chủ yếu cần phải xem xét là kết quả

o Nhà quản lý TC cũng cần chú ý đến việc tăng cường khả năng cạnh tranh của DN khi lựa chọn cơ hội ĐT để đảm bảo đạt được kết quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài

Lựa chọn cơ hội đầu tư là một trong những nội dung rất quan trọng của quản

lý tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Đầu tư vào đâu, cái gì? Đầu tư khi nào là thích hợp? Và quy mô đầu tư ra sao? Để có quyết định đầu tư, nhà quản lý tài chính cần quan tâm đến các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh?

- Mối quan hệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định nên như thế nào?

- Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động? Bao nhiêu vào tài sản cố định? Chi tiết hơn, doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu tiền mặt cần có trong hoạt động kinh doanh hàng ngày? Chính sách bán chịu ra sao? Nên mua sắm những loại tài sản cố định nào?

Để đánh giá kết quả đầu tư của dự án, người ta thường dựa vào:

o Giá trị hiện tại thuần (NPV) [29]: là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của

các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra

để xây dựng dự án được hiện tại hóa ở thời điểm phân tích

n Bt - Ct

NPV = ∑ -

i = 0 ( 1 + r ) n

Trong đó:

Ngày đăng: 13/11/2014, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động ở Việt Nam tại thời điểm 31/12/2009 - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 1.1 Số lượng DNNVV đang hoạt động ở Việt Nam tại thời điểm 31/12/2009 (Trang 25)
Bảng 1.3: Địa phương có trên 3.000 DN ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007 - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 1.3 Địa phương có trên 3.000 DN ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007 (Trang 28)
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết  Giả thuyết nghiên cứu: - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết Giả thuyết nghiên cứu: (Trang 58)
Bảng 4.1: Phân tổ loại hình doanh nghiệp trong mẫu điều tra - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.1 Phân tổ loại hình doanh nghiệp trong mẫu điều tra (Trang 67)
Bảng 4.2 : Phân tổ các DNNVV theo loại hình DN, loại hình KD và quy mô vốn - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.2 Phân tổ các DNNVV theo loại hình DN, loại hình KD và quy mô vốn (Trang 68)
Bảng 4.3 : Phân tổ các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp, - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.3 Phân tổ các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp, (Trang 69)
Bảng 4.7 : Xem xét thời gian thu hồi vốn - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.7 Xem xét thời gian thu hồi vốn (Trang 75)
Bảng 4.9 : Sử dụng IRR - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.9 Sử dụng IRR (Trang 77)
Bảng 4.10 : Sử dụng PI - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.10 Sử dụng PI (Trang 78)
Bảng 4.11 : DN sử dụng vốn chủ sở hữu - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.11 DN sử dụng vốn chủ sở hữu (Trang 79)
Bảng 4.22 : Bộ phận TC (kế toán) lập báo cáo TC và bảng cân đối kế toán - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.22 Bộ phận TC (kế toán) lập báo cáo TC và bảng cân đối kế toán (Trang 85)
Bảng 4.36: Tình hình sử dụng các loại phân tích TC   Phân tích TC - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.36 Tình hình sử dụng các loại phân tích TC Phân tích TC (Trang 98)
Bảng 4.37: Tình hình sử dụng các loại các loại tỷ số vào trong phân tích TC - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.37 Tình hình sử dụng các loại các loại tỷ số vào trong phân tích TC (Trang 100)
Bảng 4.39: Tình hình Lập kế hoạch ngân sách - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.39 Tình hình Lập kế hoạch ngân sách (Trang 107)
Bảng 4.40: Khả năng trả các khoản nợ đáo hạn - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.40 Khả năng trả các khoản nợ đáo hạn (Trang 110)
Bảng 4.45: Kỳ thu tiền bình quân - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.45 Kỳ thu tiền bình quân (Trang 113)
Bảng 4.47: Tỷ số nợ của DN được duy trì ở mức hợp lý - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.47 Tỷ số nợ của DN được duy trì ở mức hợp lý (Trang 114)
Bảng 4.51: ROE của doanh nghiệp - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.51 ROE của doanh nghiệp (Trang 116)
Bảng 4.53a - Model Summary - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.53a Model Summary (Trang 119)
Bảng 4.53c - Coefficients a - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.53c Coefficients a (Trang 120)
Bảng 4.54c - Coefficients a - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.54c Coefficients a (Trang 122)
Bảng 4.55c - Coefficients a - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.55c Coefficients a (Trang 125)
Bảng 4.56a - Model Summary - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.56a Model Summary (Trang 126)
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu thu được từ phân tích hồi quy. - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng d ưới đây sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu thu được từ phân tích hồi quy (Trang 131)
Bảng 4.58: Tổng hợp các mô hình hồi quy thu được - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.58 Tổng hợp các mô hình hồi quy thu được (Trang 131)
Bảng 9B. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 9 B. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp (Trang 203)
Bảng 9C. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 9 C. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp (Trang 204)
Bảng 9D. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp - Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Bảng 9 D. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp (Trang 205)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w