Đề tài Tổng quan kiểm soát rủi ro và thực trạng kiểm soát rủi ro của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex trình bày nội dung gồm các phần sau: phần 1 tổng quan về kiểm soát rủi ro, phần 2 thực trạng kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Trang 1Đề tài :
TỔNG QUAN KIỂM SOÁT RỦI RO
VÀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX)
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO 5
1.KIỂM SOÁT RỦI RO 5
1.1 Kiểm soát rủi ro là gì ? 5
1.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro 6
1.2.1Các trường hợp kiểm soát rủi ro được sử dụng 6
1.2.2Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro 7
1.2.3Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro: 7
1.2.4 Kiểm soát rủi ro và rủi ro suy đoán: 8
1.3 Một số khái niệm có mối quan hệ với kiểm soát rủi ro 8
2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO 9
3.PHÂN LOẠI KIỂM SOÁT RỦI RO 9
4 BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO 9
4.1.Các biện pháp né tránh rủi ro 10
4.1.1 Chủ động né tránh rủi ro: né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra 10
4.1.2 Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro: 10
4.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất 10
4.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: bằng cách giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra 12
4.3.1 Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được: nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểu hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại 12
4.3.2 Sự chuyển nợ: là việc lấy lại tiền bồi thường của bên thứ ba trong vụ kiện 13
4.3.3.Kế hoạch giải quyết các hiểm họa: là một sự tiếp cận hợp nhất đối với sự giảm thiểu tổn thất thông qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện 13
4.3.4 Sự dự phòng (by George Head): 14
4.3.5 Phân chia rủi ro: là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ 14
4.4 Các biện pháp chuyển giao rủi ro 14
4.5 Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro 15
4.6.Các biện pháp quản trị thông tin: 15
5.NHỮNG NỔ LỰC KIỂM SOÁT CỦA XÃ HỘI VÀ CHÍNH PHỦ 17
Trang 35.1.Nỗ lực của các tổ chức riêng lẻ và phi lợi nhuận 17
5.2.Những nỗ lực của chính phủ: 17
6.ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT RỦI RO 18
6.1Những lợi ích của kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp 18
6.2Hiệu quả của các hành động từ đánh giá rủi ro 19
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 20
1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) 20
1.1 Giới thiệu chung 20
1.2.Quá trình phát triển của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - VINACONEX 22
2.NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 23
2.1 Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương: 23
2.1.1 Chuyên môn yếu: 24
2.1.2 Ngoại ngữ yếu: 24
2.1.3 Không hiểu biết đầy đủ về hàng hoá: 24
2.1.4 Nghệ thuật đàm phán, kỹ năng giao tiếp: 25
2.2 Những rủi ro trong soạn thảo kí kết hợp đồng: 25
2.3 Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: 25
3.CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG NGOẠI THƯƠNG 26
3.1 Các biện pháp hạn chế rủi ro trong kí kết hợp đồng 26
3.1.1 Biện pháp hạn chế rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương: 26
3.1.2 Biện pháp hạn chế rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng: 26
3.1.3.Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: 27
3.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận, 27
3.3 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán 28
3.4 Phòng ngừa và hạn chế một số rủi ro khác 29
KẾT LUẬN 31
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
……
Ngày nay, với sự hổ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộnhanh của khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh doanh đã trở nên đa dạng và hiệuquả hơn Tuy nhiên, những rủi ro cũng theo đó phát sinh nhiều hơn và phức tạp hơn.Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nhận biết các rủi ro mà doanh nghiệp có thể phảiđối mặt trong tương lai ( như : rủi ro từ những tác động của môi trường vĩ mô, rủi rotrong giao dịch kinh doanh,trong thanh toán, rủi ro về hối đoái và những rủi ro về tàichính- tín dụng…) để có thể đưa ra những đối sách thích hợp Mỗi quyết định xử lýrủi ro của nhà quản trị( để hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một mức độnhất định) đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh lời của doanh nghiệp Vì vậy,yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là phải cẩn thận trong khi cân nhắc đưa ra nhữnggiải pháp xử lý rủi ro phù hợp từng trường hợp cụ thể
Để đáp ứng yêu cầu đó, nhóm chúng em đã theo tài liệu sách vở , kiến thức đãhọc và trang wed mạng và tổng kết những thực tiễn trong môi trường kinh doanh ởViệt Nam để thực hiện tiểu luận này nhằm cung cấp một số kiến thức nho nhỏ chonghiên cứu, quản trị những quan điểm xử lý rủi ro cũng như biện pháp hạn chế tổnthất trong một số tình huống kinh doanh
Trang 5PHẦN 1 :
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO
1.KIỂM SOÁT RỦI RO
1.1 Kiểm soát rủi ro là gì ?
Kiểm soát rủi ro đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thấthoặc lợi ích Kiểm soát rủi ro bao gồm:
Các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh,
Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát phụ thuộc vào mối quan hệ lợi ích- chi phí Lợi ích của thủ tục kiểm soát = mức giảm trọng yếu của rủi ro từ thủ tục kiểm soát mang lại
Trang 6- Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa ?
- Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp gặp những rủi ro gì ?
- Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro hay không ?
Trong cuộc sống hằng ngày và công việc, rủi ro có thể xuất hiện ở
mọi lĩnh vực
Rủi ro không ngoại trừ một ai, một quốc gia, dân tộc nào
Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc
Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi, vào những lúc mà không một ai có thể ngờ tới
Ví dụ : Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới tiềm ẩn các rủi ro trong thời gian vừa qua:
+ Nền kinh tế Hoa Kỳ, các quốc gia có nền kinh tế suy giảm
+ Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe doạ môi trường kinh tế Thế giới.+ Sự bùng phát các loại dịch bệnh
+ Những căn thẳng về chính trị, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông, giá dầu có thể tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu
+ Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất
Môi trường kiểm soát rủi ro : ủy quyền và phân chia trách nhiệm, sự trung
thực và các giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức, phong cách điều hành quản lý, hội đồng quản trị/ban kiểm soát, chính sách nhân sự, vai trò độc lập của bộ phận kiểm tra
1.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
1.2.1Các trường hợp kiểm soát rủi ro được sử dụng
Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất được thấy như là chi phí cho công ty bảo hiểm gồm chi phí hành chính, lợi nhuận, thuế, hoa hồng…vv
Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài gồm những tổn thất về mặt thời gian, những tổn thất do áp lực xã hội
Trang 7Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức ví dụ như tổ chức làm ô nhiễm môi trường đều làm tăng chi phí kiểm soát rủi ro của tổ chức.
1.2.2Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro.
Với đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro là việc phân tích tỉ mỉ và có kiểm chứng một
tiến trình mà thông qua đó tổ chức có thể có được những lợi ích hay bị tổn thất khi rủi
ro xảy ra Sự liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá rủi ro làm xuất hiện “chuỗi rủi
ro” gồm:
1 Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất
Ví dụ: một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách
2 Yếu tố môi trường: là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại
Ví dụ: sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt
3 Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi tr ường rủi ro tác động lẫn
nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất
Ví dụ: Một công nhân vận hành máy dập có thể bị tai nạn vì không có tấm chắn để ngăn ngừa đưa tay bất cẩn vào nơi dập
4 Kết quả có thể là tốt hay xấu: là kết quả trực tiếp của sự tác động
Ví dụ: trong trường hợp này là sự tổn thương nghiêm trọng ở mắt
5 Những hậu quả:không phải là những kết trực tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là
những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bịtổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế…)
Nhà quản lý rủi ro có thể phân tích bản chất của những nguy hiểm trong tổ chức môi trường mà những nguy hiểm này tồn tại, kết quả tiềm ẩn khi nguy hiểm tương tác với môi trường, kết quả trực tiếp của tai nạn và những hậu quả lâu dài
1.2.3Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro:
Là mối quan hệ chặt chẻ vì nó ảnh hưởng đến tần suất và độ lớn của tổn thất cần được tài trợ
Kiểm soát rủi ro có hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến chi phí tài trợ rủi ro của tổ chức Ví dụ, nếu tổ chức kiểm soát rủi ro chặt chẽ dẫn đến rủi ro không xảy ra chi phí tài trợ rủi ro sẽ không cần thiết nữa
Trang 81.2.4 Kiểm soát rủi ro và rủi ro suy đoán:
Kiểm soát rủi ro truyền thống nhắm vào những tổn thất có thể xảy ra hơn là những lợi ích
Kiểm soát rủi ro hiện nay áp dụng với tất cả các lọai rủi ro cả thuần túy lẫn suy đoán, ví dụ đối với rủi ro suy đoán tổ chức trong nước liên doanh với tổ chức
marketing ở nước ngoài để thâm nhập vào một thị trường ngoài nước một mặt nó sẽ tạo ra những rủi ro mới mặt khác liên doanh sẽ cung cấp cho tổ chức sự đánh giá kỹ năng kiến thức giao tiếp với các tổ chức nước ngoài và khuyến khích tổ chức nước ngoài thực hiện thành công dự án
1.3 Một số khái niệm có mối quan hệ với kiểm soát rủi ro
Rủi ro thuần tuý tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội
sinh lời được Nói cách khác, rủi ro thầun tuý là rủi ro chỉ gây ra những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, như : hoả hoạn , mất cắp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…và
nó làm phát sinh một khoản chi phí ( để bù đắp thiệt hại ) nên phải có biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế
Rủi ro suy đoán là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với
những nguy cơ gây ra tổn thất, loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp dẫn của nó
Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt nhờ con đường đóng góp quỹ
chung để chia sẻ rủi ro
Rủi ro không thể phân tán là rủi ro không thể giảm bớt nhờ con đường đóng
góp quỹ chung để chia sẻ rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực : Trong mỗi lĩnh vực,
bên cạnh những điểm chung vừa được bàn luận ở trên thì còn có những đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực
Rủi ro trong kinh doanh xuất-nhập khẩu : Rủi ro trong kinh doanh xuất-nhập
khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể gây ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu
Tóm lại,rủi ro theo nghĩa chung nhất được hiểu là điều không tốt lành bất ngờ xảy đến.Đây là cách hiểu thông thường nhất, những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người không mong muốn Khi “ rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩavới việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó
Trang 92 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO
Những phương pháp kiểm soát rủi ro nhằm làm thay đổi nguy cơ rủi ro của tổ chức được thực hiện bằng cách:
+Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chận sự thâm nhập bất hợp pháp vào những
dữ liệu
+Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản +Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nângcao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra
+ Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh tự nhiên
+ Tăng cường kiểm soát rủi ro sẽ giúp tổ chức tránh được rủi ro, ngăn ngừa tổnthất, giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu những kết quả không mong muốn đối với tổ chức
3.PHÂN LOẠI KIỂM SOÁT RỦI RO
Mục đích của việc phân loại trong kiểm soát rủi ro là để dễ dàng kiểm soát mà không để thiếu xót những rủi ro có thể xảy đến trong kinh doanh Vì vậy, công việc này hết sức quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro
* Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh:
Rủi ro thực hiện hoạt động : nguồn lực, sự kiện, đối tượng
Rủi ro quá trình xử lý thông tin : ghi nhận, xử lý, cung cấp
Rủi ro hệ thống : phát triển, sử dụng, bảo quản
Như trên đã trình bày có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới, phức tạp hơn trước Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau Một số cách phân loại phổ biến nhất : phân loại theo phương phápquản trị rủi ro truyền thống, phân loại rủi ro theo nguồn gốc , phân loại theo môi trường tác động, phân loại theo đối tượng rủi ro và phân loại theo các ngành, lĩnh vựchoạt động
4 BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO
Trang 10Rủi ro pháp lý có thể được thể hiện ở những tranh chấp mà doanh nghiệp gặp phải hoặc những thiệt hại về vật chất hoặc uy tín mà doanh nghiệp phải gánh chịuliên quan đến sự tốn kém tiền bạc nhân lực thời gian của doanh nghiệp thậm chí là sự sụp đổ của cả một doanh nghiệp.
4.1.Các biện pháp né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể né tránh các họat động của con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi lọai bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận Để né tránh rủi ro có thể sử dụng
một trong hai biện pháp :
+Chủ động né tránh rủi ro: né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra
+ Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
4.1.1 Chủ động né tránh rủi ro:
né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra
Ví dụ 1: công ty hóa chất muốn tiến hành hàng loạt các cuộc thí nghiệm tại một vùng nông thôn, tuy nhiên qua nghiên cứu thấy được rằng nó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng Do được yêu cầu mua bảo hiểm với chi phí quá cao nêncông ty ngừng lại việc thí nghiệm này
Ví dụ 2: công viên với những chiếc xe ngựa sắt đã cũ có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ
em được những nhà điều hành công viên tặng cho chính quyền Chính quyền đã cải tạo thành công viên lớn hơn với đường đi dạo, vòi phun nước ….Ở đây chúng tá thấy chính quyền đã không chủ động né tránh nguồn gốc rủi ro mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro
4.1.2 Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro:
Ví dụ: Một công ty quản lý chung cư quyết định dời hồ bơi ra khỏi khu vực chung cư này vì phần lớn những người thuê nhà đều có con nhỏ
Tóm lại, Né tránh rủi ro là cách tiếp cận hữu hiệu việc quản trị rủi ro, qua đó
tổ chức biết được rằng họ sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định
mà rủi ro có thể gây ra Tuy nhiên tổ chức cũng có thể mất đi những lợi ích có thể có
từ những rủi ro đó
4.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
Bảng 1: họat động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối hiểm họa
Trang 11Stt Nguy hiểm Hoạt động ngăn ngừa tổn thất
1 Giữ nhà bất cẩn Chương trình huấn luyện và theo dõi
3 Hút thuốc Cấm hút thuốc, tịch thu vật liệu liên quan
đến hút thuốc
dụng và thải các chất gây ô nhiễm
5 Vỉa hè bị chiếm dụng, hư hỏng
lồi lõm
Giải tỏa, cấm buôn bán, sửa chữa
6 Vệ sinh thực phẩm kém Đưa ra quy định, tăng cường kiểm tra
7 Say rượu khi lái xe Cấm nghiêm ngặt, bỏ tù
8 Thiếu thông tin về một số hoạt
động
Nghiên cứu, điều tra
Bảng 2: họat động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào môi trường rủi ro
1 Sàn của một tiệm trơn trượt do
đổ dầu
Lắp đặt bề mặt hút ẩm, chống trơn trợt
2 Xa lộ, đường cao tốc Xây dựng rào cản, dấu hiệu gia thông
3 Lực lượng lao động được đào
tạo không phù hợp
Đào tạo
4 Chi tiêu công cộng Hướng dẫn đầy đủ về sản phẩm vàcảnh
báo
5 Dân cư nghiện ma túy Tư vấn, chữa trị, và điều tra
7 Bãi đậu xe không được chiếu Chiếu sáng, bảo vệ và dịch vụ an ninh
Trang 12Sáng
8 Nhân viên lái xe giao thông Đào tạo, giáo dục tài xế
Bảng 3: họat động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy hiểm
3 Xe cộ trợt trên đường trơn Dùng thắng ngược chiều kim đồng hồ
5 Tiêu dùng sản phẩm nguy hiểm Đặc tính an toàn, giúp đỡ người tiêu
7 Thùng dự trữ ngầm bị rò rỉ dầu Niêm phong hai lần
8 Chuyển thiết bị chế tạo sản phẩm
đến một nước chưa phát triển
Hoạt động quan hệ với chính quyền địa
phương, điều nghiên
4.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:
Bằng cách giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra
4.3.1 Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được:
Nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểu hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại
Ví dụ 1: xe hơi bị cháy Sườn, khung xe bán sắt vụn Một số bộ khác trong xe
có thể chưa bị cháy hoàn toàn có thể đem sữa chữa lại và đi bán ỡ chợ cũ
Trang 13Ví dụ 2: công ty bảo hiểm thu hồi lại những tài sản còn lại sau tổn thất mà họ phải gánh chịu
4.3.2 Sự chuyển nợ:
Là việc lấy lại tiền bồi thường của bên thứ ba trong vụ kiện
Ví dụ 1: khi một công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có thể có cơ hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ ba trong
vụ kiện
Ví dụ 2: nhà sản xuất máy móc làm công nhân bị thường thì người chủ công ty
có quyền khởi kiện công ty bán máy móc để đòi bồi hoàn
4.3.3.Kế hoạch giải quyết các hiểm họa:
Là một sự tiếp cận hợp nhất đối với sự giảm thiểu tổn thất thông qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện
Hoạt động phòng ngừa hiểm họa, rủi ro
1 Những nhân viên đã được trải qua huấn luyện
2 Lưu trữ hồ sơ đã được vi tính hóa
3 Kiểm tra thường xuyên để hoàn thiện hệ thống chữa cháy
4 Bảo đảm tín dụng từ việc cho các tổ chức vay
5 Huấn luyện nhân viên về các trường hợp an toàn khẩn cấp
6 Lập kế hoạch và cách đối phó với những hiểm họa thông qua bộ phận
chữa cháy và các tổ chức chính phủ có liên quan
7 Khả năng chuyển từ lạnh sang nóng của máy tính
8 Sửa đổi lại cấu trúc, ví dụ như lắp đặt hệ thống tường ngăn cháy
9 Phát triển chiến lược về những mối quan hệ cộng đồng
10 Thành lập các đội cấp cứu khẩn cấp
4.3.4 Sự dự phòng (by George Head):
+Là một phương pháp làm giảm thiểu tổn thất
Trang 14+Sự dự phòng làm giảm hoặc loại trừ tổn thất gián tiếp vì tài sản dự phòng sẳn sàng được sử dụng nếu tài sản nguyên thủy không sử dụng được nữa Ví dụ: lưu trữ và dò lại hồ sơ trong máy tính.
4.3.5 Phân chia rủi ro:
Là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ
Ví dụ 1: những bức tường ngăn lửa trong một cấu trúc Nó chia phía bên trong của cấu trúc thành nhiều ngăn riêng biệt bằng các chất liệu chống lửa
Ví dụ 2: luật đòi hỏi các nhân viên trong một cơ sở bán lẻ phải chuyển tiền mặtvuợt quá mức quy định từ người thâu ngân tới một nơi an toàn hơn, ví dụ ngân hàng
Ví dụ 3: luật yêu cầu xe hơi trong một chiếc tàu chở hàng phải được lưu giữ trong nhiều nơi khác nhau thay vì trong cùng một nơi
Phân chia rủi ro là nhằm làm giảm bớt bất kỳ sự phụ thuộc giữa những rủi ro của tổ chức bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác độngtoàn bộ những rủi ro của tổ chức
Ví dụ 4: tồn trữ hàng hóa rải rác trong kho làm giảm tổn thất do hỏa hoạn
4.4 Các biện pháp chuyển giao rủi ro
Là công cụ kiểm soát rủi ro, là việc tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro qua 2 cách:
Cách 1 : Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác
Ví du 1 Một tổ chức bán một trong những tòa nhà của họ và chuyển giao rủi roliên quan đến quyền sở hữu của tòa nhà cho chủ mới
Ví dụ 2 Khi thực hiện hợp đồng, thông thường một công ty gánh chịu tổn thất
là sự gia tăng giá cả lao động và nguyên vật liệu, do đó để đảm bảo cho nhà máy của công ty hoạt động công ty có thể thuê các hợp đồng phụ có giá ổn định khi có sự biếnđộng về giá cả nguyên vật liệu
Cách 2 : Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển
giao tài sản và họat động của nó đến người nhận rủi ro
Ví dụ 1: người đi thuê nhà phải chịu trách nhiệm thiệt hại về căn nhà mình thuê
Trang 15Ví dụ 2: người bán lẻ chịu trách nhiệm về thiệt hại sản phẩm sau khi nhà sản xuất đã giao hàng cho dù nhà sản xuất lẽ ra phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ 3: người tiêu thụ có thể không khiếu nại về những thiệt hại tài sản và conngươi do lỗi của sản phẩm và dịch vụ
4.5 Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro
Đây là một nổ lực của tổn chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty Phân chia rủi ro công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác
-Portfolio là danh mục hay cấu trúc chứng khoán giúp cho người tham gia vào
thị trường chứng khoán giảm được rủi ro thông qua việc lựa chọn hợp lý các chứng khoán trong danh mục
-Rủi ro của Portfolio phụ thuộc vào các biến sau:
1 Hệ số tương quan giữa các thành phần tham gia (chứng khoán)
2 Rủi ro riêng của từng thành phần
4.6.Các biện pháp quản trị thông tin:
Quản trị thông tin nhằm giảm thiểu hay giải quyết sự bất định
Ví dụ: để quản lý tốt chương trình kiểm soát rủi ro , những mục tiêu và kết quả tích cực của nó phải được truyền đạt đến những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức quan tâm kết quả như: nhân viên, chủ nợ, công ty bảo hiểm, thể chế chính phủ, người đóng thuế,…
Bộ phận quản trị rủi ro trong tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai
họ cần đạt được
Tổ chức phải xây dựng hệ thống báo cáo để cung cấp thông tin nhằm đo