Bàn luận về liên quan giữa độ loạn thị do phẫu thuật với vị trí đ−ờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco (Trang 82 - 85)

2,8mm ở 3 vị trí : GM trong suốt phía thái d−ơng, GM chếch, và đ−ờng hầm củng mạc phía 12 giờ, phẫu thuật phaco cho 71 bệnh nhân, các tác giả cũng đ−a ra kết luận thời gian ổn định loạn thị giác mạc là 4 tuần.

Bảng 4.1. Thời gian ổn định loạn thị theo một số tác giả

Tác giả Đ−ờng rạch Thời gian ổn định loạn thị

John C. Merriam [54] (1998) 3mm 2 tuần

Irina S. Barequet [34] (1998) 3,5mm 6 tuần

Georg Rainer [29] (1999) 3mm 4 tuần

Jame Tejedor [63] (2005) 3,5mm 4 tuần

H.M. Châu - H.T. Kiên [5] (2006) 2,8mm 4 tuần

Đ.N.Hơn - N.M.Quỳnh (2008) 2,8mm 4 tuần

4.2.3. Bàn luận về liên quan giữa độ loạn thị do phẫu thuật với vị trí đ−ờng rạch: đ−ờng rạch:

Để tìm hiểu mối liên quan giữa độ loạn thị do phẫu thuật với vị trí đ−ờng rạch, chúng tôi đã sử dụng phép so sánh T độc lập để so sánh độ loạn thị do phẫu thuật giữa 3 nhóm thì thấy rằng với đ−ờng rạch ở hóm III tuy có gây ra loạn thị do phẫu thuật thấp hơn so với hai nhóm còn lại vào ngày đầu sau phẫu thuật nh−ng sự khác biệt vẫn ch−a đủ mức ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (Bảng 3.14, 3.15, 3.16).

Kimiya Shimizu [39] giải thích, bản thân đ−ờng rạch giác mạc trực tiếp ở vị trí thái d−ơng và vị trí thái d−ơng trên hoặc mũi trên cũng gây ra loạn thị do phẫu thuật không hoàn toàn giống nhau. điều này là do giác mạc bình

th−ờng không tròn mà hơi bầu dục với đ−ờng kính ngang khoảng 12,5mm, đ−ờng kính dọc khoảng 10,4mm, thêm vào đó trục thị giác hơi lệch vào phía mũi so với đỉnh giác mạc. Nh− vậy so với vị trí rạch giác mạc phía trán và thái d−ơng trên hoặc mũi trên thì vị trí rạch giác mạc phía thái d−ơng cách xa trục thị giác hơn 1mm nên tác động đến vùng trung tâm giác mạc sẽ ít hơn. Các thử nghiệm của ông cho thấy độ loạn thị do phẫu thuật ở vị trí đ−ờng rạch giác mạc phía thái d−ơng thấp hơn, chỉ bằng 2/3 so với vị trí đ−ờng rạch phía trán, phía thái d−ơng trên hoặc mũi trên với cùng một vết rạch rộng 4mm.

Phía trán 5,2mm

Phía mũi Phía thái d−ơng

6,25mm

Hình 4.1. Bán kính giác mạc (mắt phải) các phía

Trục thị giác

Đỉnh giác mạc

Quay lại với nghiên cứu của chúng tôi, cũng theo bảng 3.14, 3.15, 3.16 kết quả cho thấy độ loạn thị do phẫu thuật của 3 nhóm kể từ sau phẫu thuật 1 tháng trở đi là gần nh− nhau, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

0,64 0,71 0,54 0,55 0,58 0,71 0,52 0,52 0,56 0,58 0,6 0,65 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng

Thời gian sau phẫu thuật

Độ l oạn thị do phẫu thuậ t (Diop) nhóm II nhóm III

Biểu đồ 4.6. Liên quan giữa SIA với vị trí đ−ờng rạch

Đ−ờng rạch giác mạc trực tiếp ở các vị trí khác nhau thì cũng sẽ gây ra loạn thị do phẫu thuật không hoàn toàn giống nhau. Theo chúng tôi, điều này có thể giải thích là do tính đàn hồi của GM khác nhau tuỳ theo các kinh tuyến khác nhau có thể là một yếu tố góp phần vào các hiện t−ợng nói trên.

Meek và Newton [51], Boote và cs.[20],[21],[22] đã nghiên cứu sự sắp xếp các sợi collagen ở GM của ng−ời bằng các ph−ơng pháp nhiễu-xạ tia-X góc-rộng (wide-angle X-ray diffraction methods). Kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã chứng minh rằng, mặc dù các sợi collagen sắp xếp thẳng góc với nhau ở vùng trung tâm của giác mạc, nh−ng chúng lại sắp xếp thành một vòng-nhẫn quanh GM ở vùng rìa. Vòng-nhẫn này không đồng nhất, mà thay đổi về bề rộng, về góc độ giữa các sợi collagen, và về tỷ trọng của chất tạo collagen, ở suốt chu vi của vòng-nhẫn. ở vùng trung tâm của GM, ng−ời ta thấy các fibrin tăng c−ờng có số l−ợng không cân đối nhau

một cách đáng kể dọc theo các kinh tuyến trên-d−ới và mũi-thái d−ơng (trong-ngoài) của GM. Do đó, nếu thực hiện đ−ờng rạch ở các vùng của GM mà ở đó các collagen tăng c−ờng chủ chốt thì, có thể làm cho hình dạng của GM thay đổi và gây ra loạn thị [51]. Các đ−ờng rạch phía thái d−ơng của GM có thể ít chịu các ảnh h−ởng nói trên vì ở xa trung tâm của GM hơn.

Chúng tôi giả thiết rằng, hiệu quả chuyển trục “xoay”, mà chúng tôi quan sát thấy ở nhóm đ−ờng rạch trên-trục, có thể là kết quả của mật độ các sợi collagen cao hơn ở dọc các kinh tuyến cong hơn (kinh tuyến loạn thị), so với các kinh tuyến khác của GM, làm cho khi đ−ờng rạch phẫu thuật chỉ gây ra một mất cân bằng nhỏ cũng sẽ tạo nên các lực “xoay” đáng kể trên giác mạc. Để làm sáng tỏ giả thiết này cần phải có các nghiên cứu sâu thêm nhằm phân tích mật độ các sợi collagen của vòng-nhẫn dọc theo kinh tuyến cong hơn (kinh tuyến loạn thị), so sánh với phần còn lại của giác mạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)