Biến chứng của phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco (Trang 68 - 70)

3.2.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật

ắ Xuất huyết rìa giác mạc: Phẫu thuật nới giãn vùng rìa giác mạc với đ−ờng rạch 6 -8 mm, vì vậy dễ gây xuất huyết do cắt vào mạch máu vùng rìa. 7/60 mắt (11,6%) xuất huyết, th−ờng những tr−ờng hợp này xử trí thấm máu bằng sponge, quá trình phẫu thuật vẫn tiến hành bình th−ờng. Có 2 mắt xuất huyết vùng rìa nhiều, dùng sponge có Adrenaline 1% thấm cầm máu.

ắ Không có tr−ờng hợp nào bị phẫu thuật sai trục.

ắ Không có tr−ờng hợp nào bệnh nhân bị giảm cảm giác GM, bị thủng giác mạc, làm nhãn cầu bị mềm.

3.2.4.2. Biến chứng sau phẫu thuật

Các biến chứng sau phẫu thuật: (Bảng 3.23)

Bảng 3.23. Các biến chứng của phẫu thuật

Biến chứng Số l−ợng %

Loá mắt 11/47 bệnh nhân 23,4%

Dao động thị lực 9/47 bệnh nhân 19,1%

ắ Loá mắt:

11/47 (23,4%) bệnh nhân sau phẫu thuật có hiện t−ợng loá mắt

• 8 (17,2%) Loá mắt ban đêm, hiện t−ợng này do ban đêm đồng tử giãn gây loá mắt

• 2 (4,25%) Loá mắt ban ngày

• 1 (2,12%) Loá mắt cả ngày và đêm

Hiện t−ợng này gây loá mắt và khó chịu, nhất là khi vào buổi tối nhìn vào ánh đèn. Th−ờng hiện t−ợng này sẽ tự mất dần đi trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng.

ắ Dao động thị lực:

9/47 (19,1%) bệnh nhân sau phẫu thuật có hiện t−ợng dao động thị lực, thị lực không ổn định trong ngày, th−ờng buổi sáng nhìn rõ hơn buổi chiều. Phần lớn các hiện t−ợng này sau khoảng 1 tháng sẽ mất dần đi, không có tr−ờng hợp nào kéo dài quá 3 tháng.

ắ Khô mắt

4/47 bệnh nhân (8,5%) có cảm giác khô mắt, khoảng 1 tháng triệu chứng này giảm dần và hết sau 3 tháng.

Trong nghiên cứu không có biến chứng nh−: Nhiễm trùng sau mổ, thâm nhiễm lan toả GM, dị vật GM...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)