1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng bài câu khiến lớp 4

8 15,1K 172

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 60 KB

Nội dung

- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích bài tập 1, mục III.. - Học sinh khá giỏi tìm thêm được các câu khiến trong sách giáo khoa bài tập 2.. Để biết cấu tạo và cách sử dụng câu khiế

Trang 1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần 27

Luyện từ và câu: CÂU KHIẾN

I Mục tiêu:

- Giúp học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến ( nội dung ghi nhớ)

- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (bài tập 1, mục III) Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô

- Học sinh khá giỏi tìm thêm được các câu khiến trong sách giáo khoa (bài tập 2)

II Đồ dùng dạy học:

* Đối với giáo viên:

- 6 bảng phụ gồm:

+ 1 bảng ghi nội dung phần nhận xét câu 1

+ 1 bảng ghi nội dung ghi nhớ

+ 4 bảng ghi nội dung 4 câu a, b, c, d của câu 1 phần Luyện tập

- 4 tranh ở câu 1 phần Luyện tập

- Một số tờ giấy để học sinh làm bài tập 2 phần Luyện tập

* Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, vở

III Các hoạt động dạy học:

2 phút I Bài cũ

- Tìm từ đồng nghĩa với từ “ Dũng cảm” và đặt câu với từ tìm được

- Tìm từ trái nghĩa với từ “ Dũng cảm” và đặt

- 1 hoặc 2 em trả lời

- 1 hoặc 2 em trả lời

Trang 2

1 phút

13 phút

câu với từ tìm được

- Nhận xét, ghi điểm

II Bài mới

1 Giới thiệu bài:

- Giả sử khi em quên bút ở nhà mà em muốn

mượn bút của bạn thì em sẽ nói như thế nào?

- Các câu mà các em vừa nói gọi là câu khiến

Để biết cấu tạo và cách sử dụng câu khiến như

thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài

học hôm nay là bài: Cầu khiến

- Ghi tên bài lên bảng và gọi một số em nhắc

lại tên bài học

2 Dạy bài mới:

I Nhận xét:

- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 87

Bài tập 1:

- Treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1 lên

bảng và gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài

- Hỏi:

+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?

- Lắng nghe

- HS trả lời:

+ Bạn ơi cho mình mượn cây bút nhé!

+ Cho mình mượn cây bút với!

- Lắng nghe

- HS nhắc lại

- HS mở sách

- HS đọc yêu cầu

- HS trả lời:

+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta cho biết câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì + Câu in nghiêng là: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho

Trang 3

+ Câu in nghiêng đó là lời của ai và có mục

đích gì?

- Gọi học sinh nhận xét và bổ sung

- Giáo viên nhận xét và chốt lại: Câu: “Mẹ

mời sứ giả vào đây cho con!” là lời của Thánh

Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào Những

câu dùng để đưa ra lời nhờ vả, mong

muốn người khác làm một việc gì đó gọi là

câu khiến Câu khiến người ta còn gọi là câu

cầu khiến

- GV chốt lại ý 1: “ Câu khiến ( câu cầu khiến)

dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong

muốn, của người nói, người viết với người

khác

Bài tập 2:

- Hỏi: Cuối câu in nghiêng có dấu gì?

- Nhận xét

- GV: Ngoài dấu chấm than ở cuối câu khiến

thì những lời đề nghị, nhờ vả nhẹ nhàng,

người ta còn dùng dấu chấm

- Đưa ra ví dụ về câu khiến có sử dụng dấu

chấm như:

+ Chúng ta cần làm đẹp nơi ở và nơi công

con!”

+ Câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào

- HS nhận xét bổ sung

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Cuối câu in nghiêng có dấu chấm than

Trang 4

17 phút

cộng

+ Mong các em hãy cố gắng học hành

- Khi viết, cuối câu khiến ta có thể dùng dấu

gì?

- GV chốt lại ý 2: “ Khi viết, cuối câu khiến

có dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm.”

Bài tập 3:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập

- Cho ví dụ minh họa:

+ Tớ mượn bạn cuốn vở nhé!

- Hỏi HS đã rõ yêu cầu chưa, sau đó gọi 2 học

sinh lên bảng viết, các học sinh khác viết vào

nháp

- Nhận xét bài viết trên bảng và gọi một số em

tập nói theo yêu cầu

II Ghi nhớ

- Qua các bài tập mà chúng ta vừa làm, em

nào có thể cho cô biết câu khiến là câu như

thế nào?

- Vậy, khi viết cuối câu khiến có dấu gì?

- Nhận xét, treo bảng phụ có ghi nội dung

phần ghi nhớ lên bảng và cho một số học sinh

nhắc lại

III Luyện tập

- Để giúp các em khắc sâu kiến thức về câu

khiến, cô và các em cùng nhau giải quyết các

- Dấu chấm than hoặc dấu chấm

- HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên bảng viết, HS khác viết vào nháp

- Nhận xét và nói theo yêu cầu

- HS trả lời nội dung ghi nhớ 1

- HS trả lời nội dung ghi nhớ 2

- HS nhắc lại

Trang 5

bài tập.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài tập 1 có 4 đoạn a, b, c, d và trong mỗi

đoạn có một câu khiến Nhiệm vụ của các em

là tìm ra câu khiến đó và gạch chân câu khiến

Em nào đã hiểu rõ yêu cầu rồi?

- Treo bảng phụ có ghi nội dung các câu a, b,

c, d lên bảng và gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp

làm vào vở

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng

- Nhận xét và kết luận lời giải đúng:

+ câu a) : Hãy gọi vào cho ta!

+ câu b) : Lần sau boong tàu!

+ câu c) : Nhà vua Long Vương!

+ câu d) : Con đi cho ta

- Gọi HS đọc lại câu khiến trên bảng cho phù

hợp với nội dung và giọng điệu

- Cho HS quan sát tranh minh họa và nêu xuất

xứ từng bức tranh

- Nhận xét

- 1 HS đọc

- Yêu cầu chunga ta tìm câu khiến trong các đoạn trích

- HS giơ tay

- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở

- Nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc

- HS quan sát và nêu:

a) Lọ nước thần

b) Cá heo trên biển Trường Sa

c) Sự tích Hồ Gươm

d) Cây tre trăm đốt

Trang 6

Bài 2:

- Để giúp các em nhận biết được câu khiến, ta

cùng nhau làm bài tập 2.Gọi 1 HS đọc yêu

cầu

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

- Lưu ý học sinh: trong SGK, câu khiến

thường được dùng để yêu cầu học sinh trả lời

câu hỏi hoặc giải bài tập Cuối các câu khiến

này thường có dấu chấm

- Cho HS thảo luận nhóm 4

- Cho 2 nhóm lên treo bảng phụ, đại diện

nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV bổ sung, kết luận

Bài 3:

- Cho HS đọc yêu cầu bài

- Gợi ý: Khi đặt câu khiến phải chú ý đối

tượng là bạn, anh chị hoặc thầy cô

- Cho HS làm việc theo cặp

- HS đọc

- 1 HS nhắc lại yêu cầu bài tập

- HS làm nhóm vào bảng phụ

- Đại diện nhóm treo bảng

và trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét,

bổ sung

- Lắng nghe

- 2 HS đọc

-HS làm việc và đọc nối tiếp nhau VD:

+ Cho mình mượn cây thước một lát!

+ Anh sửa cho em cây bút

Trang 7

- Nhận xét.

IV Củng cố, dặn dò.

- Thế nào là câu khiến?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Cách đặt câu

khiến

với!

+ Thưa thầy, thầy giảng cho

em bài toán này với ạ!

- HS đọc ghi nhớ

- Lắng nghe

Trang 8

2 phút

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng và gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài. - bài giảng bài câu khiến lớp 4
Bảng v à gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w