1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

diễn biến thị trường vàng trong nền kinh tế

21 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 189 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP *** Đề tài: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12/2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Sinh viên: Nguyễn Thị Tường Vân Lớp: TC5-K33 Giảng viên hướng dẫn: TS Diệp Gia Luật ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… A. Lời mở đầu Hàng ngàn năm trước công nguyên, vàng đã được biết và dùng như một kim loại quý hiếm và đáng giá vào bật nhất của thế giới. Với các tính chất đặc trưng, vàng từ lâu đã được sử dụng như một hình ảnh tượng trưng cho những thế lực giàu có và quyền uy nhất. Qua những ghi chú để lại từ những nền văn minh cổ xưa nhất, văn minh Ai Cập, Hi lạp và Roma, vàng từ những thời đại này đã được sử dụng và công nhận rộng rãi. Giá trị của vàng không chỉ được dùng để tôn vinh những người quyền lực mà vàng thực tế trong xã hội đương thời còn được dùng như vật trao đổi buôn bán không chỉ trong lĩnh vực quốc gia mà còn nhân rộng ra toàn thế giới. Đó cũng là nguyên nhân chính của những cuộc chiến thời cổ đại. Khi vàng được đúc thành tiền đồng để giữ được giá trị lâu dài, giá trị tiền tệ của vàng bắt đầu được hình thành trong lãnh vực tài chính của xã hội. Theo thời gian, vàng dần dần có vị trí quan trọng trong trên thế giới và đóng vai trò thiết yêú trong việc ổn định nền kinh tế của các quốc gia. Không phải là điều khó hiểu khi nhiều nhà kinh tế học đưa ra nhận định rằng vàng là một loại tiền tệ hoàn hảo bởi nó không bị mất giá, có tính thanh khoản cao và khả năng lưu trữ gần như là mãi mãi. Ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, từ lâu vàng trở thành một mục chính trong trao đổi buôn bán và huy động vốn bên cạnh các sàn giao dịch dầu, tiền tệ và chứng khoán. Có thể nói, vàng, dầu và đô la là bộ ba song hành thể hiện tình hình kinh tế thế giới qua những diễn biến về giá của chúng. Tuy nhiên, so với thị trường vàng thế giới thì thị trường vàng nước ta chỉ mới bùng nổ trong mấy năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Sự xuất hiện hàng loạt của các sàn giao dịch vàng, các kênh huy động vốn và đầu tư từ vàng đã tạo nên một thị trường vàng năng động cho nước ta vào những năm gần đây và góp phần nào thúc đẩy nền kinh tế. Dù vậy, những năm gần đây cũng đánh dấu nhiều sự kiện kinh tế quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn thế giới và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế nước ta. Sau khi gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO chưa được bao lâu thì nước ta lại gián tiếp bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2007-2008 và hậu quả kéo dài sang năm 2009. Cuối năm 2009 chúng ta lại chịu sự tác động gián tiếp của khủng hoảng nợ Dubai và các nước Ả Rập làm cho thị trường hàng hóa nói chung và thị trường vàng nói riêng có những biến động hết sức phức tạp. Chúng ta sẽ xem xét rõ hơn về các nguyên nhân động làm biến động thị trường vàng trên thế giới để có một cái nhìn tổng quát về xu hướng của vàng. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu kĩ hơn về thị trường vàng trong nước, những điểm mạnh, điểm yếu mà các nhà kinh doanh vàng trong nước cần chú ý để có thể xây dựng thị trường vàng tiềm năng và phát triển để từ đó chúng ta có thể bắt kịp với các thị trường trong khu vực, trở thành một phần của thị trường vàng của thế giới từ đó làm đà để đẩy nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn. B. Nội dung phân tích: I. Thực trạng thị trường vàng trong nước: I.1 Trước khi gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006 Tiềm năng kinh tế vẫn còn thấp, vốn đầu tư trong nước ít, thị trường vàng chủ yếu là sự trao đổi buôn bán lấy chênh lệch của cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ lẻ. Giá vàng ít chịu biến động theo tỉ giá của thị trường hối đoái trên thế giới và trong nước. Trong nhiều năm, NHNN Việt Nam vẫn coi vàng không phải là mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Vàng không ảnh hưởng đến sức mua của Đồng Việt Nam và không ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung. Giao dịch chủ yếu vẫn là vàng trang sức. Nhu cầu mua vàng cất trữ của người dân xuất hiện không nhiều. Giao dịch bán vàng ra cầm chừng, đặc biệt giao dịch vay vốn bằng vàng của người dân tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần hầu như không có, một số người trả nợ vốn vay bằng vàng trước hạn. Tuy nhiên trong các thời điểm giá vàng ổn định hay có xu hướng giảm thì nhu cầu vay vốn bằng vàng tăng lên. Theo tính toán của Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu tiêu thụ vàng ở nước ta bình quân dao động quanh mức 55 - 60 tấn vàng/năm. Song khai thác vàng trong nước đối đa chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu còn lại 95% nhu cầu phải nhập khẩu. Với cơ chế hướng tới tự do hóa các giao dịch ngoại hối, tự do hóa thị trường thế giới, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam không can thiệp là điều dễ hiểu. Hơn nữa, vào thời điểm đó, vàng không trở thành phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ ở mức quan tâm, không ảnh hưởng đến chỉ số giá chung và tác động đến lạm phát, nên việc can thiệp thị trường vàng không phải là mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2005, thị trường vàng có những đợt tăng giảm thất thường và đột ngột trong tháng 1, tháng 3 tháng 8 và tháng 12 làm ảnh hưởng tới các thị trường tài chính khác trong nước đặc biệt là thị trường bất động sản. Trong các khoảng thời gian này, thị trường vàng trong nước và thế giới chủ yếu chịu sự chi phối bởi tỉ giá của đồng Euro và USD, hai đồng tiền mạnh trên thị trường thế giới. Tuy vậy, nhờ sự can thiệp kịp thời của NHTƯ cùng với các chính sách hợp lý đã tạo một cầu nối giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế, tạo lập các điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức tín dụng du nhập các công cụ hiện đại như option vàng, hoán đổi vàng, hay kỳ hạn vàng để giúp các doanh nghiệp và người dân hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tiềm ẩn. I.2 Sau khi gia nhập WTO Sau khi nước ta gia nhập WTO, nguồn đầu tư vào nước ta tăng đáng kể, làm cho nhu cầu vốn tăng theo cùng chiều. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của kinh tế kéo theo sự tăng hàng loạt về nhu cầu của các sản phẩm hàng hóa, trong đó có vàng. Nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tăng, tỉ lệ dự trữ vàng từ đó cũng tăng, làm cho giá vàng trong nước những năm gần đây có chiều hướng đi lên. Một khía cạnh nữa là tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước làm tăng tỉ lệ lạm phát, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm, người dân có tâm lý lưu trữ vàng để đảm bảo nguồn tài chính, vì thế mà lượng cầu về vàng cũng tăng đáng kể. Nguồn cầu vàng trong nước từ sau năm 2006 đã tăng đáng kể, thị trường vàng được mở rộng, giao dịch vàng phát triển với nhiều hình thức và dịch vụ, thị trường vàng trong nước từ đó mà trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với các chính sách mở cửa từ sau khi gia nhập WTO, các quy định về vàng và thuế đã rõ ràng hơn và thể hiện xu hướng thị trường hóa rõ nét hơn, thị trường vàng cũng được định hướng theo tự do hóa vì thế mà giá vàng trong nước dần dần tự điều chỉnh gần hơn với giá vàng thế giới. Sự thay đổi của giá vàng thế giới từ đó mà gây ảnh hưởng khá lớn tới giá vàng trong nước. Từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến động lớn: tăng trưởng mạnh mẽ của các quốc gia khu vực Châu Á, đặc biệt là những bước tiến xa trong nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn độ, và các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam; khủng hoảng nợ ở Mỹ lan rộng dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008; mới đây nhất là công bố nợ của Dubai và các quốc gia Ả Rập làm cho tình hình kinh tế thế giới càng thêm phức tạp. Thị trường vàng vì vậy mà cũng gây nhiều bất ngờ cho toàn thế giới về giá vàng được giao dịch. Tuy là một thị trường tài chính tiềm năng, nhưng vàng cũng là một thị trường đầy rủi ro mà những biến động của nó đã tạo ra những làn sóng bất ổn cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. II. Biến động của thị trường vàng theo tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây: Bên cạnh vai trò quan trọng đối thị trường tài chính, vàng cũng như các loại hàng hóa khác, có những biểu hiện phản ánh những tác động của thị trường. Thị trường vàng bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị và có mối quan hệ chặt chẽ với tỉ giá đồng đô la USD và giá dầu thế giới. Trong những năm gần đây, biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới đã gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên thị trường USD và thị trường dầu, từ đó gây ảnh hưởng lên thị trường vàng. Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này một cách đơn giản như sau: Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng. I.1 Năm 2007 Năm 2007 là năm đánh dấu sự manh nha của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ. Nợ xấu tồn đọng cùng với chi tiêu vượt ngưỡng có đã gây ra khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành tài chính Mỹ với sự sụp đổ hàng loạt của các tổ chức tài chính lớn. Đồng USD bắt đầu trượt giá so với đồng EUR, giá dầu lại liên tục tăng mạnh làm cho tình hình kinh tế thế giới ngày cảng trở nên căng thẳng. Chính vì thế mà thị trường vàng tuy có biến động nhưng cũng thể hiện nhiều tiềm năng do tâm lý tích trữ của người tiêu dùng. Cụ thể, ở Trung Quốc, tổng cầu của khách hàng đạt 326 tấn, 26% cao hơn so với năm 2006. Trung Quốc giờ đây đã vượt Mỹ trở thành thị trường bán lẻ đồ trang sức bằng vàng lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Ấn Độ, với lượng cầu về đồ trang sức vàng đạt 302 tấn và vượt mức 300 tấn lần đầu tiên kể từ năm 1997. Ở Thổ Nhĩ Kì, năm 2007 cũng mang lại mức cầu kỉ lục về vàng. Lượng cầu về đồ trang sức là 188 tấn, mức cao thứ 2 tính cho mỗi năm, tăng 14% so với 2006. Mỹ cũng bị ảnh hưởng xấu cộng với nền kinh tế phát triển chậm chạp, môi trường bán lẻ ì ạch và mức giá cao kỉ lục đã khiến cầu giảm 14% so với số liệu năm 2006. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng chi trả đã thể hiện ở một số mảng thị phần có giá trị thấp hơn, mặc dù vậy thời gian sẽ trả lời liệu khó khăn này có được vượt qua. Trong khu vực đầu tư, quý 4 năm 2007 đã chứng kiến những mức kỉ lục về vàng mua vào, đạt 8 tỉ đôla, mức cao nhất tính cho từng quý trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện rõ ở việc mua vào rất mạnh trong khu vực Inferred Investment. Khu vực này bao gồm các giao dịch vàng trả tiền ngay và các thay đổi trong hợp đồng tương lai được đảm bảo bằng cổ phần và các giao dịch phái sinh khác. Đầu tư bán lẻ ròng, dưới dạng các thỏi và tiền vàng tăng 2% năm 2007, nhưng quý cuối lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi giá cả do nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận. Đầu tư lẻ ròng ở quý 4 đạt 67 tấn, thấp hơn 39% so với quý 4 năm 2006. Sau khi kỉ lục chuyển thành các quỹ giao dịch vàng vào quý 3 năm 2007 (139 tấn), cầu giảm xuống mức 78 tấn vào quý cuối cùng. Tổng cầu của các quỹ ETF trong năm là 251 tấn, 4% thấp hơn năm 2006. Tổng cầu đầu tư tính ra đôla tăng 15% so với mức năm 2006 Các tổ chức đầu tư vẫn đang tiến hành đầu cơ giá vàng ở mức rất cao. Điều này đẩy nhu cầu ngắn hạn của vàng lên ngày càng cao trong năm 2007 và đóng vai trò chính trong việc đẩy giá lên những mức cao kỷ lục. Với việc nhu cầu vàng nguyên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cao, các nhà đầu cơ này tiếp tục mong đợi những mức giá cao hơn rất nhiều, tạo sức ép rất lớn lên giá vàng. I.2 Năm 2008 Để giải cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng, Mỹ đã thông qua gói cứu trợ kinh tế 800 tỉ USD và áp dụng nhiều chính sách kinh tế như hạ lãi suất, hạ giá đồng USD so với các đồng tiền khác để hồi phục nền kinh tế. Các nước Châu Âu cũng đưa ra nhiều kế hoạch cứu trợ để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới trong năm này có nhiều diễn biến xấu thể hiện cao trào của cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu. Với tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới ngày càng xấu đi thì nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ ngày càng tăng lên. Cung vàng, ngược lại lại đang sụt giảm, sản lượng nhiều mỏ vàng cũng vì thế mà sụt giảm. Các nhà sản xuất vàng lớn như Nam Phi và Mali gặp nhiều trục trặc trong khai thác vàng và bạch kim. Sản lượng của các nước Tây Phi cũng giảm 9% trong năm 2007. Mặt khác, trái với giai đoạn những năm 1990 khi các Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đồng ý bán vàng ra để tăng cung vàng nhằm kiềm chế giá vàng tăng, thì hiện tại, các NHTƯ mua vàng vào để dự trữ trong tình huống đồng USD đang mất giá. NHTƯ Trung Quốc đã chuyển hóa một phần kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của mình (hơn 1.400 tỉ đôla) từ đôla và các tài sản bằng đôla sang vàng. Những diễn biến trên thị trường thế giới không hề đưa ra bất kỳ thông tin nào cho thấy đồng USD sẽ hồi phục trong ngắn hạn. Kinh tế Mỹ suy thoái buộc FED phải cắt lãi suất, mà FED cắt lãi suất thì USD tiếp tục giảm giá. Trong vòng chưa đầy năm năm, đồng USD đã mất giá 50% so với đồng EUR. Đồng USD càng giảm thì vàng càng rẻ tương đối so với các kênh đầu tư khác, và là “thiên đường an toàn” trong tình huống các thị trường chứng khoán đi xuống còn lạm phát tăng cao. Vì vậy, đồng USD càng yếu thì giá vàng sẽ càng tăng. Có thể thấy rằng, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra nhiều bất ổn trên thế giới: tốc độ hạ của giá dầu đã chậm lại, thông tin thị trường nhà đất Tây Ban Nha đi xuống; kinh tế Nhật tăng trưởng chậm chạp và sư suy yếu của kinh tế Anh cũng như kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu; USD sụt giảm rồi lại tăng giá trở lại so với đồng tiền EUR; thị trường chứng khoán của Nga đã sụt giảm nghiêm trọng và rơi xuống đáy khi giá dầu hạ và tình hình bất ổn tại Georgia leo thang. Những sự kiện này phần nào gây ra tác động mạnh lên nền kinh tế và hệ quả là thị trường vàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng nhu cầu vàng của thế giới giảm xuống mức 735,6 tấn so với 905,7 tấn một năm trước đó. Tại Việt Nam, nhu cầu vàng giảm 41% xuống 30 tấn. Lạm phát tại Việt Nam tăng cao, nhiều người tìm đến vàng như một công cụ cất trữ hiệu quả. Những dấu hiệu xấu đi của khủng hoảng ở Mỹ, nhất là từ sau vụ đổ vỡ của ngân hàng đầu tư Bear Stearns, như “tiếp thêm dầu vào lửa”, khiến sự mất giá của USD mỗi ngày thêm trầm trọng. Tới ngày 15/7/2008, USD đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục so với Euro, với 1 Euro đổi được 1,6038 USD, so với mức 1 Euro đổi được hơn 1,45 USD. Tuy nhiên, sang tới quý 3/2008, ưu thế của vàng với tư cách là một vịnh tránh bão trong khủng hoảng dường như giảm dần. Thời gian này, khủng hoảng tài chính đã bắt đầu len lỏi khắp thế giới. Các nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phát đi những dấu hiệu giảm tốc, dưới tác động của sự suy giảm của kinh tế Mỹ - thị trường nhập khẩu hàng hóa số một của nhiều nước châu Á và châu Âu. Lo ngại về một viễn cảnh xấu của kinh tế thế giới trong thời gian cuối năm 2008 và năm 2009 đã khiến giá dầu mất 28% trong quý 3, đánh dấu quý sụt mạnh nhất từ năm 1991 tới nay. Tới thời điểm đó, lạm phát đã không còn là mối bận tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, mà thay vào đó là sự sụt giảm tăng trưởng. Nỗi lo kinh tế giảm tốc cũng ảnh hưởng mạnh tới triển vọng nhu cầu vàng của thế giới. ECB lúc này bắt đầu “băn khoăn” về việc có nên tiếp tục theo đuổi chính sách lãi suất cao để chống lạm phát, hay cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Cùng với đó, sự xấu đi của kinh tế châu Âu vô tình lại trở thành nhân tố giúp đồng USD lấy lại ưu thế so với Euro. Quý 3 cũng chứng kiến một phiên tăng giá hiếm gặp trong lịch sử thị trường vàng thế giới vào ngày 17/9 - với mức tăng trên 80 USD/oz trong một phiên trên thị trường vàng giao ngay, và trong nước vào ngày 18/9 - với mức tăng hơn 100.000 đồng/chỉ chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng tức thời của giới đầu tư trước những diễn biến căng thẳng của khủng hoảng tài chính ở Mỹ bao gồm vụ phá sản của Lehman Brothers và nguy cơ đổ vỡ của hãng bảo hiểm AIG. Quý này ghi nhận những diễn biến hoàn toàn ngược lại của giá vàng trong nước. Với lý do từ đầu tháng 6/2008, Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, trong khi nhu cầu vàng trong nước tăng cao, các nhà kinh doanh vàng trong nước liên tục duy trì khoảng cách khá lớn giữa giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Kết quả là, có lúc, giá vàng thế giới quy đổi đứng ở mức trên dưới 1.500.000 đồng/chỉ, thấp hơn giá vàng trong nước tới 200.000 đồng/chỉ. Đáng chú ý, ở thời điểm giữa tháng 8, do giá vàng thế giới sụt mạnh, nhu cầu mua vàng vào tại thị trường trong nước tăng vọt, các tiệm vàng tại Hà Nội đã áp dụng phương pháp bán hàng bằng ticket, giao hàng sau. Khủng hoảng cũng leo thang mạnh mẽ ở châu Âu, khiến cả châu lục này cũng liên tục công bố việc quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ nhiều ngân hàng lớn. Từ nửa cuối của tháng 9 trở đi, thị trường chứng khoán toàn thế giới theo hàng loạt vụ đổ vỡ hoặc “suýt đổ vỡ nếu không được cứu” của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính tại châu Âu và Mỹ, buộc giới đầu tư phải thực hiện việc bán ra ở danh mục hàng hóa để bù đắp thua lỗ. Trong đó, mặt hàng bị bán ra đầu tiên luôn là vàng do tính thanh khoản cao của mặt hàng này. Thêm vào đó, việc cả ba nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay cũng đưa thời kỳ “bong bóng” của các loại hàng hóa, trong đó có vàng, đi vào hồi kết. Giá dầu thô quý này liên tục trượt dài và có lúc giảm tới hơn 70% so với mức đỉnh gần 150 USD/thùng hồi tháng 7. Thay vì nói chuyện lạm phát, thế giới lúc này chuyển sang lo vấn đề giảm phát. Lo sợ khủng hoảng, các ngân hàng khắp thế giới thắt chặt hoạt động cho vay, khiến thế giới rơi vào tình trạng “đóng băng” tín dụng hiếm gặp, dẫn tới thực tế “tiền mặt là vua”. Mặt khác, sự chao đảo của thị trường toàn cầu cũng khiến giới đầu tư ở Mỹ rút vốn về nước, đồng thời giới đầu tư quốc tế đổ xô đi mua trái phiếu kho bạc Mỹ, khiến một lượng lớn các đồng tiền trên thế giới được chuyển đổi sang USD, giúp đồng tiền này phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc thế giới chứng kiến nhiều đợt cắt giảm lãi suất đồng loạt của các NHTƯ lớn, trong đó có ECB, để chặn sự lan rộng của khủng hoảng, cũng giúp USD lấy lại ưu thế. Do đó, tháng 10 là tháng phục hồi kỷ lục của đồng USD so với Euro, với mức tăng lên tới 10,4%, đưa USD về mức tỷ giá 1 Euro bằng chưa đầy 1,3 USD. Những lý do nói trên khiến hai tháng đầu của quý 4 nhìn chung là một giai đoạn đi xuống của thị trường vàng thế giới và trong nước, với giá vàng thế giới có lúc xuống còn 709,5 USD/oz từ mức trên 900 USD ở thời điểm đầu quý và chủ yếu đứng trên dưới 750 USD/oz. Giá vàng trong nước dao động trong khoảng 1.650.000 - 1.700.000 đồng/chỉ, giữ khoảng cách cao hơn giá vàng thế giới [...]... tăng giảm đột ngột của thị trường vàng nhưng chính những biến động đó đã tạo ra những tác động mạnh làm thay đổi sâu sắc cho thị trường vàng trong nước Có thể nói, những thay đổi này phần nào mang tính tích cực thúc đẩy sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam, kéo thị trường vàng trong nước gần hơn với thị trường vàng thế giới, mở ra kênh hoạt động tài chính rộng hơn cho nền kinh tế Với những đặc tính... một thị trường khá sôi động và đầy tiềm năng NHNN luôn có những điều chỉnh đúng đắn đối với thị trường vàng nhằm hồi phục thị trường vàng trong cả nước và góp phần ổn định nền kinh tế I.2 Hạn chế của thị trường vàng trong nước Tuy nhiên, kinh doanh và xuất khẩu vàng tại Việt Nam vẫn còn có nhiều giới hạn như: vẫn còn duy trì quota nhập khẩu, vẫn chưa được phép xuất khẩu vàng miếng, thỏi và việc kinh. .. đầu tư vàng thiếu và yếu nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trao đổi lớn trong thị trường Bên cạnh đó, tính liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thế giới vẫn chưa thật sự tốt vì thế mà thị trường vàng khi bị nhiễu loạn khó có thể phục hồi, kinh doanh vàng cũng vì thế mà chưa đạt được hiệu quả cao trong việc hỗ trợ nền kinh tế Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng và... và các sàn vàng vẫn còn yếu kém, khiến cho sự phát triển ở thị trường vàng dẫn đến sự suy thoái ở các thị trường khác, như thị trường ngoại tệ là một ví dụ điển hình, làm cho tình hình kinh tế không được hưởng lợi từ các giao dịch trong thị trường vàng I.3 Bài học kinh nghiệm Để nắm được cơ hội trong sân chơi quốc tế, các nhà đầu tư Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về bản lĩnh và kinh nghiệm... mình, vàng đang dần thể hiện vai trò của mình trong điều tiết nguồn tài chính trong nền kinh tế và cần được quan tâm một cách đúng mức để có thể phát huy được tính hiệu quả trong huy động vốn và đầu tư Chính vì thế, thị trường vàng trong tương lai cần được quan tâm một cách đúng đắn hơn để có thể có những định hướng kịp thời cho thị trường vàng nói riêng từ đó góp phần vào ổn định và phát triển nền kinh. .. cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong lãnh thổ Việt Nam mà chỉ cho phép kinh doanh vàng vật chất được phép” Đây cũng là lý do tại sao các sàn vàng hiện nay đều phải có thành viên là công ty kinh doanh và gia công vàng để cung cấp vàng vật chất khi khách hàng có nhu cầu rút vàng vật chất NHNN có vai trò cực kì quan trọng trong việc quản lý thị trường vàng và có vai trò quan trọng trong việc... thật thì một lượng vàng khá lớn sẽ được tung ra thị trường để thanh toán những khoản nợ đến hạn C Kết luận: Thị trường vàng trong những năm gần đây đã có nhiều sự biến động mạnh mẽ gây ra nhiều bất ngờ cho nền kinh tế thế giới và từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới thị trường tài chính tiền tệ của nước ta Sau khi nước ta gia nhập WTO, vàng đã trở thành một kênh huy động và dự trữ chính trong lĩnh vực đầu... và Ấn Độ, thị trường vàng nước ta vẫn có quy mô khiêm tốn Năm 2006 Việt Nam tiêu thụ khoảng 86 tấn vàng Với lượng mua vàng như hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước với số lượng vàng mua cho mục đích đầu tư thứ 2 tại châu Á Trong 3 năm qua, thị trường vàng Việt Nam có bước phát triển đáng kể, nhất là các quy định về vàng, về thuế rất rõ ràng Do đó thị trường vàng ở nước ta so với nhiều nước trong khu... thì diễn biến của giá vàng càng khó dự đoán III Thị trường vàng trong nước những năm gần đây: Từ năm 2006, các chính sách cụ thể đối với vàng được NHNN áp dụng một cách hiệu quả, giúp cho thị trường vàng trong nước có nhiều chuyển biến tốt Việc NHNN ban hành Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 cho phép các doanh nghiệp và NHTM kinh doanh vàng trên tài khoản được coi là bước đi tích cực trong việc... dài hạn Về giá vàng, các NHTƯ và các cơ quan tiền tệ cho đây vẫn là yếu tố quan trọng nhất chi phối thị trường vàng Chính nhóm này đã bán ròng trong 2 thập kỷ qua, khi các chính phủ bán hạ giá do vàng tỏ ra không có ích đối với ngân sách, nhưng việc hạ nhiệt thị trường vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và do thị trường điều chỉnh, hành vi mua bán vàng chỉ thực hiện sau khi có tín hiệu thị trường Mục tiêu . các thị trường trong khu vực, trở thành một phần của thị trường vàng của thế giới từ đó làm đà để đẩy nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn. B. Nội dung phân tích: I. Thực trạng thị trường vàng trong. là một thị trường đầy rủi ro mà những biến động của nó đã tạo ra những làn sóng bất ổn cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. II. Biến động của thị trường vàng theo. cho thị trường vàng trong nước. Có thể nói, những thay đổi này phần nào mang tính tích cực thúc đẩy sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam, kéo thị trường vàng trong nước gần hơn với thị trường

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w