1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm nghèo ở ba huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 đến 2015

131 616 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HOA GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở BA HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn THÁI NGUYÊN - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn. Nội dung luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm . Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường, các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh; các phòng chuyên môn của 3 huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà; Đảng uỷ, UBND các xã, cán bộ Lao động thương binh xã hội của các xã ở 3 huyện. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Lao động TB&XH tỉnh Quảng Ninh, Các đồng chí Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của 3 huyện nghiên cứu; Đảng uỷ, UBND các xã của 3 huyện đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu giúp tôi triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 4 6. Kết cấu của đề luận văn 4 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 5 1.1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo 5 1.1.1. Khái niệm về nghèo đói 5 1.1.2. Lý luận về xoá đói giảm nghèo của Việt Nam 8 1.2. Xác định chuân nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ 13 1.3. Kết quả XĐGN ở Việt Nam từ 2001 đến 2010 17 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Bối cảnh khảo sát, đánh giá và tình hình nghiên cứu đề tài 26 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 27 2.3. Các phương pháp nghiên cứu, khảo sát 27 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 27 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 31 2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá 31 iv 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 32 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO Ở BA HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH 34 3.1. Khái quát về giảm nghèo ở Quảng Ninh 34 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên 34 3.1.2 Tổng quan về nghèo và giảm nghèo của Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 37 3.2. Thực trạng nghèo và giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh 44 3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của 3 huyện 44 3.2.2. Thực trạng hộ nghèo ở 3 huyện 53 3.2.3. Đặc trưng của các hộ nghèo ở 3 huyện 54 3.2.4. Các giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 71 3.2.5. Kết quả giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006 - 2010 81 3.2.6. Những tồn tại và hạn chế 83 3.2.7. Những bài học kinh nghiệm 85 Chƣơng 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở 3 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 87 4.1. Về phương hướng 87 4.2. Đề xuất giải pháp với chính quyền 3 huyện 88 4.2.1. Giải pháp chung 88 4.2.2. Giải pháp riêng áp dụng theo đối tượng. 90 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 100 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 3 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 4 ESCAP Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình dương 6 GDP Thu nhập quốc dân 7 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư 8 KHKT Khoa học kỹ thuật 9 LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội 10 TCTK Tổng cục Thống kê 11 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc 12 UBND Uỷ ban Nhân dân 13 WB Ngân hàng thế giới 14 VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình 15 XĐGN Xoá đói giảm nghèo 16 SXNN Sản xuất nông nghiệp vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 15 Bảng 1.2: Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo Việt nam giai đoạn 2001-2010 18 Bảng 1.3: Chênh lệch trong tiến độ giảm nghèo 23 Bảng 2.1: Số lượng và địa điểm điều tra 30 Bảng 3.1: Kết quả giảm nghèo 5 năm (2006 - 2010) 42 Bảng 3.2: Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh năm 2011 43 Bảng 3.3: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Tiên Yên 46 Bảng 3.4: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Đầm Hà 49 Bảng 3.5: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Hải Hà 52 Bảng 3.6: Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011 53 Bảng 3.7: Lao động chính theo loại hộ và theo vùng 55 Bảng 3.8 Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của các loại hộ 56 Bảng 3.9: Trình độ văn hóa của chủ hộ 57 Bảng 3.10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 58 Bảng 3.11: Tình hình tư liệu sản xuất của các nông hộ 59 Bảng 3.12: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của nông hộ 61 Bảng 3.13: Chi phí bình quân về chăn nuôi 63 Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của hộ 63 Biểu 3.15: Cơ cấu các nguồn thu nhập 65 Bảng 3.16: Các khoản chi phí cho sinh hoạt gia đình 67 Bảng 3.17: Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt 69 Bảng 3.18: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 theo các nguyên nhân chủ yếu 70 Bảng 3.19: Tín dụng cho vay ưu đãi ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 72 Bảng 3.20: Kết quả giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2011 82 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt nam giai đoạn 1998-2010 19 Biểu đồ 1.2: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 19 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới hiện có khoảng hơn 1 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, nhưng tỷ lệ người nghèo, tình trạng nghèo khổ ở mỗi nước khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo thấp hơn các nước đang và chậm phát triển. Chống đói nghèo không phải là câu chuyện của quốc gia riêng lẻ mà là cuộc chiến toàn cầu. Bởi đói nghèo không chỉ phản ánh bất bình đẳng xã hội mà còn cản trở tăng trưởng kinh tế bền vững. Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới đã đạt thành tựu rất gây ấn tượng về XĐGN. Giai đoạn 2001-2005, cả nước trung bình giảm 375.000 hộ mỗi năm, tương đương với giảm 2,5% hộ nghèo/năm; giai đoạn 2006-2010 đã giảm được 7,6% hộ nghèo, bình quân giảm được 1,8% hộ nghèo/năm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên nước ta vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo, tình trạng đói nghèo vẫn hiện hữu ở nhiều tỉnh và thành phố, đặc biệt các tỉnh miền núi và là một vấn đề kinh tế-xã hội tồn tại dai dẳng. Nó đòi hỏi giải quyết thông qua thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế, trong đó phải đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Là tỉnh miền núi-duyên hải nằm ở phía Đông Bắc tổ quốc, Quảng Ninh được Chính phủ xác định là địa bàn động lực, cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh có 132,8 km biên giới trên bộ giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và có hơn 300 km giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng. Toàn tỉnh có 14 đơn vị hành chính (trong đó có 4 thành phố, 01 thị xã, 2 huyện đảo, 2 huyện vùng núi cao); có 186 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm: 115 xã, 61 phường, 10 thị trấn, trong đó có 26 xã đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 1.144.381 người, trong đó khu vực thành thị 575.939 người bằng 50,33%, khu vực nông thôn 568.442 người bằng 49,67%. Cấu thành dân số Quảng Ninh bao gồm 36 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 88,38%, dân tộc ít người chiếm 11,62% . Những năm 2 qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao (trên 12%), tỉnh đã quan tâm ban hành các chính sách, chương trình, dự án đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 27,93% năm 1993 xuống 10,22% năm 2000 và còn 7,68% năm 2010 (23.050 hộ), là một trong 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn quốc. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo của tỉnh chưa bền vững, chênh lệch giữa các huyện miền núi và các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng trong tỉnh còn khá lớn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và nguy cơ tái nghèo của các huyện miền núi của tỉnh còn cao…Nghèo khổ ở một số huyện miền núi của Quảng Ninh là thách thức rất lớn trong thực hiện mục tiêu “kép”: “xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tỉnh cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015”, trong đó xác định rất rõ một trong những mục tiêu cụ thể là “thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh” (NQ đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 ). Trong bối cảnh đó, nghiên cứu giải pháp giảm nghèo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là đòi hỏi thực tiễn cấp thiết. Toàn tỉnh hiện có 6 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 28% trở lên, nhưng 3 huyện cụ thể gồm Tiên Yên, Đầm Hà và Hải Hà là địa bàn mà tôi muốn dành tâm huyết nghiên cứu cao nhất. Những phát hiện cụ thể về nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện sẽ giúp tôi cống hiến nhiều hơn cho công cuộc giảm nghèo ở chính quê hương tôi. Đó là động lực đưa tôi đến lựa chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 ” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Về vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo trên phạm vi cả nước đã được nghiên cứu từ lâu và là chủ đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan khoa học, tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia kinh tế, xã hội học, nông nghiệp học [...]... Giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015 nhằm lấp một phần khoảng trống đó với hi vọng đề xuất các giải pháp tích cực cho chính quyền các huyện miền núi trong công tác xoá đói giảm nghèo sắp tới 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Có 3 câu hỏi mà luận văn phải trả lời: 1) Thực trạng tình hình nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, những kết quả và hạn chế trong công tác XĐGN ở 3 huyện. .. XĐGN ở 3 huyện miền núi Tiên Yên, Đầm Hà và huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh như thế nào? 2) Xác định những đặc trưng cơ bản nghèo đói của 3 huyện miền núi 3) Giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở 3 huyện miền núi Tiên Yên, Đầm Hà và huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh? 2.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu, khảo sát 2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin a Phương pháp thu thập thông... thực hiện xoá đói giảm nghèo tại 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới 4 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh -Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian và thời gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian... và tỉnh Quảng Ninh nói chung xây dựng và thực hiện các giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho người dân khu vực miền núi 6 Kết cấu của đề luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chƣơng I: Lý luận và thực tiễn giảm nghèo ở Việt Nam Chƣơng II: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng III: Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh. .. trạng xoá đói giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo tại 3 huyện miền núi : Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới + Phạm vi thời gian: Từ năm 2005-2010 5 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho UBND 3 huyện Tiên... Chƣơng III: Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh Chƣơng IV: Kiến nghị giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh 5 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.1 Lý luận về xoá đói giảm nghèo 1.1.1 Khái niệm về nghèo đói Có 2 cách tiếp cận về nghèo đói: Cách tiếp cận hẹp định nghĩa nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một nhóm... từ đánh giá thực trạng đến tìm giải pháp giảm nghèo cho các huyện miền núi của tỉnh Luận văn thạc sĩ của tôi là công trình lấp một phần khoảng trống này 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tình hình xoá đói giảm nghèo ở 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua trên cơ sở nhận thức về lý luận... đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiên cứu của luận văn là : - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về XĐGN - Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho các huyện miền núi tỉnh. .. công tác XĐGN ở Việt nam còn nhiều hạn chế : Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi, khu vực biên giới vẫn cao gấp từ 1,7 đến 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh ở khu vực thành thị, đồng bằng nhưng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn miền núi, vùng dân tộc giảm chậm và vẫn còn cao Mặc dù số lượng hộ nghèo giảm ở cả 3 vùng thành... quy định có liên quan đến chương trình giảm nghèo được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành đang triển khai thực hiện tại Quảng Ninh và 3 huyện miền núi (từ 2005 đến 2010, 2011) và thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống… của Quảng Ninh và các huyện miền núi, các địa phương cơ sở và đội ngũ cán bộ quản lý 28 có liên quan đến việc triển khai tổ . trạng nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng IV: Kiến nghị giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh. 5 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO Ở. GIẢM NGHÈO Ở BA HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH 34 3.1. Khái quát về giảm nghèo ở Quảng Ninh 34 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên 34 3.1.2 Tổng quan về nghèo và giảm nghèo của Quảng Ninh giai đoạn. 53 3.2.3. Đặc trưng của các hộ nghèo ở 3 huyện 54 3.2.4. Các giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 71 3.2.5. Kết quả giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006 - 2010 81 3.2.6. Những

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w