Phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo ở ba huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 71 - 131)

5.Nghề tự do 9.864 1.451

6.Lƣơng hƣu, trợ cấp 2.652 843

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2011

Đối với thu nhập từ cây lúa: Có sự khác biệt về thu nhập bình quân từ cây lúa giữa hai nhóm hộ nghiên cứu, cụ thể thu nhập từ lúa của nhóm hộ không nghèo là 3.256.000 đồng/hộ cao hơn so với nhóm hộ nghèo với thu nhập bình quân chỉ đạt 2.515.000 đồng/hộ. Trong phần phân tích ở trên, ta

biết diện tích đất canh tác, mức đầu tư của hai nhóm hộ có có sự chênh lệch. Bên cạnh đó còn có sự khác biệt được chỉ ra đó là các hộ thuộc nhóm không nghèo có mức đầu tư về giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng quy trình thâm canh mới cho cây lúa cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Chính vì vậy, nhóm hộ không nghèo đã có được hiệu quả cao hơn trong việc thâm canh cây lúa. Các nguồn thu nhập từ các loại cây hoa màu như: Ngô, khoai, sắn, đỗ tương, lạc...không có sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ trong nghiên cứu. Hơn nữa, cơ cấu thu nhập từ hoa màu chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập của các hộ, phổ biến là mang tính tự cung tự cấp cho gia đình chưa được các hộ chú trọng đầu tư trong cơ cấu sản xuất của hộ.

Đối với thu nhập từ chăn nuôi: Cụ thể thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò của nhóm hộ không nghèo là 4.264.000 đồng/hộ/năm cao hơn so với nhóm hộ nghèo với thu nhập bình quân là 1.052.000 đồng/hộ/năm. Qua điều tra thực tế cho thấy, số lượng hộ chăn nuôi trâu, bò ở nhóm hộ không nghèo ít hơn so với nhóm hộ nghèo nhưng do quy mô chăn nuôi tập trung với số lượng nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo. Các hộ luôn tập trung phát triển số lượng của đàn trâu, bò do đó đem lại nguồn thu đáng kể trong cơ cấu thu nhập của hộ khi trâu, bò đến tuổi trưởng thành để xuất bán. Hơn nữa, vốn để đầu tư cho chăn nuôi trâu bò là rất lớn đối với các hộ thuộc nhóm hộ nghèo. Chính vì thế, quy mô chăn nuôi trâu, bò đối với nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Thu nhập từ chăn nuôi lợn của nhóm hộ không nghèo là 7.642.000 đồng/hộ/năm cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo với thu nhập bình quân chỉ đạt 1.241.000 đồng/hộ/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô chăn nuôi của nhóm hộ không nghèo cao hơn so với nhóm hộ nghèo nên công tác đầu tư về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc thú y luôn được đảm bảo. Chính vì thế đã giảm thiểu được rủi ro về dịch bệnh và đem lại hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Bên cạnh đó các hộ thuộc nhóm không nghèo đã mạnh dạn vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư

cho chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp và đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ5

.

Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp (đối với các lao động là cán bộ công chức nhà nước) có sự khác biệt về thu nhập. Nhóm hộ không nghèo có thu nhập bình quân là 4.250.000 đồng/hộ/năm cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều đó cho thấy số lượng lao động là công chức nhà nước ở nhóm hộ không nghèo cao hơn so với nhóm hộ nghèo.

Ngoài việc tham gia sản xuất nông nghiệp, các lao động ở nhóm hộ không nghèo còn tham gia nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo ở các hoạt động nghề tự do như: Thợ xây, nghề mộc, say sát gạo, kinh doanh buôn bán tạp hoá, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, đi làm thuê, cửu vạn... Chính vì thế mà thu nhập bình quân từ nghề tự do của nhóm hộ không nghèo là 9.864.000 đồng/hộ/năm cao hơn so với nhóm hộ nghèo có thu nhập bình quân là 1.401.000 đồng/hộ/năm.

Cơ cấu các nguồn thu nhập

Biểu 3.15: Cơ cấu các nguồn thu nhập

(đơn vị tính %)

Chỉ tiêu Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo

1.Trồng trọt -Lúa 9,47 27,38 - Hoa màu 2,67 8,73 2.Chăn nuôi -Gia cầm 2,48 3,56 - Trâu, bò 12,4 11,45 -Lơn 22,1 13,94 3.Rừng 2,1 2,64

4.Phi nông nghiệp 12,35 7,29

5.Nghề tự do 28,67 15,80

6.Lƣơng hƣu, trợ cấp 7,71 9,18

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2011

5 3 huyện miền núi có cơ chế hỗ trợ lãi xuất vốn vay ngân hàng cho các hộ chăn nuôi theo hướng CN,BCN với quy mô 200 con/hộ/năm.

Từ số liệu bảng 3.15 cho thấy: Nguồn thu nhập có cơ cấu đóng góp cao nhất trong nhóm hộ nghèo là thu nhập từ lúa chiếm 27,38% trong cơ cấu tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo. Xếp thứ hai là thu nhập từ các hoạt động nghề tự do chiếm 15,8%. Thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm 13,94% xếp thứ 3. Tiếp theo là thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò chiếm 11,45% và thu nhập từ trợ cấp chiếm 9,18%, các cây hoa màu chiếm 8,73%. Nguồn thu nhập phi nông nghiệp chỉ chiếm 7,29% so với tổng thu nhập của nhóm hộ nghèo. Thu nhập từ rừng chỉ chiếm 2,63% và cũng khá tương đồng so với nhóm hộ không nghèo khi có cơ cấu thu nhập từ rừng cũng chỉ chiếm 2%. Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm chiếm 3,56%.

Sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập giữa hai nhóm hộ được thể hiện rõ ràng khi nguồn thu nhập có tỷ trong cao nhất trong nhóm hộ không nghèo lại chính là các hoạt động nghề tự do chiếm 28,67% so với tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ không nghèo. Xếp thứ hai trong tổng cơ cấu thu nhập bình quân là chăn nuôi lợn chiếm 22,1%. Thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò xếp tỷ trọng thứ ba và chiếm 12,4%. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá cao là 12,35%. Thu nhập từ cấy lúa chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hộ nghèo là 27,38% nhưng đối với nhóm hộ không nghèo chỉ xếp thứ 5 và chiếm 9,47%. Ngoài ra, các nguồn thu nhập khác như thu nhập từ rừng, hoa màu chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ không nghèo. .. Như vậy, có thể nhận thấy thu nhập chính của nhóm hộ nghèo vẫn từ cây lúa và thu nhập chính của nhóm hộ không nghèo là từ các hoạt động ngành nghề.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu các nguồn thu nhập bình quân hàng năm giữa hai nhóm hộ nghèo và không nghèo ta có thể thấy được sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập bình quân của cả hai nhóm hộ và được thể hiện rất chi tiết thông qua bảng số liệu phân tích trên.

Các chi phí trong năm của nhóm hộ

Qua điều tra cho thấy, kinh tế hộ ở 3 huyện miền núi cơ bản vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chính, nhất là lương thực tập trung cao ở các xã miền

núi. Hầu hết các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo mọi sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc chăn nuôi của gia đình.

Qua số liệu của (bảng 3.16) ta thấy chi phí cho sinh hoạt bình quân của nhóm hộ không nghèo là 465.300 đồng/người/tháng cao hơn so với mức 287.200 đồng/hộ/tháng của nhóm hộ nghèo, các chi phí chủ yếu để mua thức ăn, các loại thực phẩm, gia vị và các hoá mỹ phẩm cần thiết như: Bột giặt, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa chén, mắm muối, bột ngọt...

Đối với các chi phí cho giáo dục, y tế, các hoạt động thể thao, chi phí điện thắp sáng, điện thoại, internet... các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường có chi phí thấp hơn do hạn chế về các điều kiện kinh tế so với nhóm hộ không nghèo nhưng các chi phí cần thiết cho việc học tập của con cái, chi phí chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình vẫn luôn được các hộ cố gắng trang trải. Hơn nữa, do thuộc đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ bởi các chính sách về miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cùng nhiều các chính sách ưu đãi khác nên con em của các hộ nghèo được học hành đầy đủ, có điều kiện nâng cao trình độ, tạo cơ hội vượt qua hoàn cảnh trước để mắt hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Bảng 3.16: Các khoản chi phí cho sinh hoạt gia đình

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Chi phí lương thực, thực phẩm Nghìnđồng/người/tháng 465,3 287,2 Giáo dục Nghìn đồng/hộ/năm 402,4 346,1 Y tế Nghìn đồng/hộ/năm 226,8 248,6

Văn hoá, thể thao Nghìn đồng/hộ/năm 0,86 0,54

Quần áo, giầy dép Nghìn đồng/hộ/năm 452,6 284

Điện, nước, Điện thoại, Internet….

Nghìn đồng/hộ/năm

209,3 172,7

Mua sắm, sửa chữa Nghìn đồng/hộ/năm 146,7 98,2

Hiếu, hỉ Nghìn đồng/hộ/năm 2.214 1298

Đi lại Nghìn đồng/hộ/năm 125 226

Chi phí khác.. Nghìn đồng/hộ/năm 1220 674

Các khoản chi phí cho quần áo, giầy dép, mua sắm và sửa chữa lớn bình quân/hộ/năm của các hộ thuộc nhóm hộ không nghèo cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều đó cùng hoàn toàn phù hợp với thu nhập của hộ. Nhóm hộ không nghèo có thu nhập bình quân/năm cao hơn so với nhóm hộ nghèo nên khả năng về tích luỹ và chi tiêu sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó khoản chi chiếm phần không nhỏ cho việc hiếu, hỉ bình quân/năm/hộ của cả hai nhóm đều cao hơn tất cả các chi phí cho cuộc sống hàng ngày như (bảng 3.16) ở trên. Số liệu thống kê cho thấy các khoản chi phí bình quân nêu trên thì nhóm hộ không nghèo có mức chi phí cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Nếu có thể tiết kiệm được một phần các khoản chi này, hộ sẽ có điều kiện hơn để nâng cao cuộc sống hàng ngày.

Các khoản đóng góp cho địa phương như các loại quỹ, các đợt vận động ủng hộ... thì các hộ nghèo thường không nằm trong đối tượng vận động hoặc có tham gia thì thấp hơn so với các hộ khá, giàu. Các khoản chi phí khác trong bao gồm: Chi phí sửa chữa nhà cửa, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trong thực tế cho thấy nhóm hộ không nghèo có chi phí bình quân cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo.

Qua bảng 3.17 dưới đây ta thấy đối với tiêu chí nhà ở, có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ, tỷ lệ số hộ có nhà kiên cố ở nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 12,3% trong khi đó ở nhóm hộ không nghèo với cùng tiêu chí chiếm 55,6%. Tỷ lệ số hộ nghèo sống trong các ngôi nhà tạm chiếm 11,5% trong khi đó ở nhóm hộ không nghèo chỉ chiếm 6,4%.

Với tiêu chí hộ có sử dụng điện hay không, 100% số hộ thuộc nhóm không nghèo đều có sử dụng điện và vẫn còn 4% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo vẫn chưa có điện để sử dụng do ở những vị trí xa đường hoặc nằm rải rác ở những bản heo hút.

Một số chỉ tiêu về điều kiện sinh hoạt

Bảng 3.17: Tình hình nhà ở và phƣơng tiện sinh hoạt

Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo

Loại nhà ở (% trên tổng số) Nhà kiên cố 12,3 55,6 Bán kiên cố 76,2 38 Nhà tạm 11,5 6,4 Sử dụng điện (% trên tổng số) - Không 4 0 - Có 96 100

Nguồn nước sinh hoạt (% trên tổng số)

- Nước sạch 2,6 11

- Giếng khoan, đào 73,1 77

- Sông, suối 24,3 12

Nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại (% trên tổng số)

- Không 41 0

- Có 59 100

Phương tiện sinh hoạt (% trên tổng số)

- Xe máy 64 91

-Tủ lạnh 1,2 67

-Tivi 67 92,5

-Xe đạp, đài cassett 77,8 85

- Điện thoại 71 89

- Quạt điện 54,7 82

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2011

Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại ở các hộ nghèo còn thấp so với hộ không nghèo, mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ 1 triệu/hộ và cho

vay ưu đãi thêm để hộ nghèo xây nhà vệ sinh nhưng tỷ lệ các hộ nghèo vay thêm để hoàn thiện nhà vệ sinh thấp, còn 41% số hộ chưa có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại. Vấn đề đặt ra cần phải đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền đối với các hộ nhằm cải thiện tập quán sinh hoạt.

Đối với phương tiện sinh hoạt, điều nhận thấy rõ là là tỷ lệ hộ nghèo có xe máy, tủ lạnh, tivi, điện thoại..đã tăng lên so với những năm trước đây tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch so với hộ nghèo cả về số lượng và giá trị phương tiện sinh hoạt. Nhìn chung xe máy, tủ lạnh, ti vi..thường là đồ cũ, rẻ tiền hơn so với xe máy, tủ lạnh, ti vi của những hộ khá giàu.

Có thể nhận định rằng cái nghèo của các hộ dân ở 3 huyện gắn liền với thiếu nhân lực lao động, trình độ văn hoá của chủ hộ thấp và khả năng tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh còn khó khăn, thu nhập thấp.. đang là điểm then chốt ngăn cản hộ nghèo thoát nghèo. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác nữa như thiếu kinh nghiệm( 62,18% ở Tiên Yên; 60,7% ở Đầm Hà, 65,51% ở Hải Hà), thiếu lao động, đông người ăn theo, hộ có người tàn tật và ốm đâu thường xuyên (bảng 3.18)…cũng là những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình khắc phục nghèo đói của người dân ở 3 huyện. Xác định nguyên nhân giảm nghèo giúp cho các cấp lãnh đạo 3 huyện thực hiện những giải pháp sau đây.

Bảng 3.18: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 theo các nguyên nhân chủ yếu

Đơn vị Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Nguyên nhân chính của hộ nghèo Thiếu kinh nghiệm Đông ngƣời ăn theo Thiếu vốn sản xuất Thiếu lao động Ốm đau tàn tật Mắc tệ nạn XH Nguyên nhân khác Tiên Yên 1.566 14,31 62,18 19,35 38,61 12,92 6,53 3,86 5,17 Đầm Hà 1.358 15,18 60,70 17,32 39,42 15,08 5,34 4,12 6,77 Hải Hà 2.222 14,74 65,51 21,03 40,05 13,65 5,78 6,08 5,32

3.2.4. Các giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 * Hỗ trợ tín dụng và lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo * Hỗ trợ tín dụng và lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo

Để giải quyết bài toán thiếu vốn, chính quyền các huyện đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng vay vốn ưu đãi và hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo. Tổng doanh số cho vay hộ nghèo huyện Tiên Yên trong 5 năm 2006-2010 lên đến 60 tỷ đồng, con số này ở huyện Hải Hà lớn hơn không nhiều với trên 67 tỷ đồng; nhưng đặc biệt cao ở huyện Đầm Hà đã lên đến gần 114,5 tỷ đồng trong thời gian từ 2006 đến tháng 6/2010 (xem bảng 3.19). Trong điều kiện chia tách từ huyện Quảng Hà vào tháng 11 năm 2011, huyện Đầm Hà bất lợi thế hơn Hải Hà về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế-xã hội, do vậy việc hỗ trợ tín dụng cho Đầm Hà lớn hơn là quyết định hợp lý và đúng đắn. Các đề án cho vay tập trung đầu tư vào phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, mua sắm phương tiện sản xuất (mua trâu bò, lợn, cá giống, cây giống, trồng rừng hoặc cây ăn quả lưu niên…). Ngoài ra nhiều khoản tín dụng đầu tư vào giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đã được triển khai ở cả 3 huyện. Đối với hộ nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò rất tích cực trong triển khai dự án vay đã trở thành người đồng hành tin cậy trong quá trình giảm nghèo ở cả 3 huyện, trụ sở giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội được đặt tại trụ sở hành chính của 100% các xã trong huyện giúp người dân thuận tiện trong đi lại (thông thường tháng 10 hàng năm các dự án vốn vay đã kết thúc giải ngân nhờ nỗ lực của cả bên cấp cũng như bên sử dụng vốn, vốn vay được

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo ở ba huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 71 - 131)