skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học luyện từ và câu ở lớp 4.

16 1.3K 2
skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học luyện từ và câu ở lớp 4.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đã trải qua 6 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Cùng với việc đổi mới các môn học khác thì đổi mới trong Tiếng Việt đã tạo ra tâm thế mới trong công tác giảng dạy. Với chương trình SGK mới thì mục tiêu của môn Tiếng Việt cũng có sự thay đổi, chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là : (1)Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. (2)Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…) (3)Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó: -Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. -Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, ta thấy thì môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 1 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Tiếng Việt, cùng các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. SGK mới, phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được giọi bằng tên mới là Luyện từ và câu. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó dạy cho học sinh, cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học Luyện từ và câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một số tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc câu trong đó như thế nào hay từ láy từ ghép đó dược dùng để làm gì… Với vai trò vị trí của bộ môn Tiếng Việt cùng với phân môn Luyện từ và câu trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề liên tục. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Thực hiện đề tài này, bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. a. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, SGK, SGV Tiểu học. b. Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu 2. Phương pháp điều tra, khảo sát. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 2 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. a. Thực trạng Luyện từ và câu ở Tiểu học. b. Trực tiếp đối thoại với học sinh Tiểu học ở lớp 4. 3. Thực nghiệm sư phạm. Trực tiếp dạy và dự giờ Luyện từ và câu. 4. Tổng kết kinh nghiệm. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 3 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. B. PHẦN NỘI DUNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của phân môn Luyện từ và câu trong nhà trường và ngoài xã hội Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình SGK mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri thức mới. Với phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh: a. Mở rộng hệ thông hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. b. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp. Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 4 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. 2. Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hương tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người dạy đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. Đó cũng chính là bản chất của phương pháp dạy học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 3. Một số nhận xét về phân môn luyện từ và câu hiện nay. 3.1. Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các ưu điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây. 3.2. Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức làm bài tập khác nhau. 3.3. Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. 3.4. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 5 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. 3.5. Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. 3.6. Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. 3.7. Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa. 3.8. Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau này. II. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4 1. Lập kế hoạch bài học Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. 2. Chuẩn bị đồ dùng Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan…Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả củng như thành công của tiết dạy. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 6 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó. 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới. 4. Tổ chức thực hiện Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về câu nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập: + Làm việc độc lập. + Làm việc theo cặp, theo nhóm. + Làm việc theo lớp. -Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm. -Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài. -Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết. 5. Hoạt động ngoài giờ Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 7 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học ngoại khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố vui để học…các hội thi tìm từ nhanh, đặt câu đúng…để các em tăng thêm vốn hiểu biết tạo ra sự thi đua, hứng khởi trong học tập Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Giáo viên cũng nên tổ chức cho các em đi tham quan thực tế học tập để các em mở rộng vốn kiến thức về quê hương, đất nước để giúp đỡ các em hiểu hơn về cuộc sống, từ đó làm giàu thêm vốn từ. Hay từ trong cuộc sống hằng ngày của các em thường giao tiếp với thầy cô, bạn bè, cha, mẹ… học sinh phải nắm bắt được điều đó để điều chỉnh cho học sinh trong hoạt động giao tiếp. 6. Giáo viên phải biết linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học cũng như thay đổi các phương pháp đó trong các giờ học để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Mặt khác giáo viên cần hạn chế bớt phương pháp dạy học cũ là thuyết giảng từ một phía. - Giao việc cho học sinh : + Cho học sinh trình bày yêu cầu, câu hỏi, bài tập. + Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK, nếu nhiệm vụ đặt ra là khó hoặc mới sau khi học sinh làm thử cần tổ chức chữa bài để các em nắm được cách làm. + Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm cần chú ý khi làm bài - Kiểm tra học sinh: Trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng bàn để kiểm tra công việc của các em. + Xem học sinh có làm việc không. + Xem học sinh có hiểu việc phải làm không. + Trả lời thắc mắc của học sinh - Tổ chức báo cáo làm việc Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 8 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. - Tổ chức đánh giá. 7. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh dùng từ đúng, nói viết thành câu. Bởi vậy, giáo viên cần khai thác triệt để sức mạnh của phương pháp dạy học luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp. 7.1. Phương pháp luyện từ theo mẫu Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu đó học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu. Ví dụ: Khi dạy học về dấu câu với bài tập Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây? a, Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. b,Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay. c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. Để giúp học sinh làm được bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần chẳng hạn khi làm mẫu câu và bài tập trên. Giáo viên đọc lên câu đó (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại rồi nói: Trong câu a,chúng ta cần dùng đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên nhân (vì thương dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể ở trong câu với nhau ( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải….). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy. Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 9 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. " Vì thương dân, /Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, /nuôi tằm, /dệt vải". Sau khi làm mẫu và suy ra cách làm bài các bài tập tương tự còn lại giáo viên có thể lưu ý học sinh : Nếu trong câu nhắc đến nhiều nguyên nhân thì phải dùng dấu phẩy để tách các nguyên nhân đó với nhau. 7.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản, với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp này được áp dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị được học trong chương trình. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập. Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu: Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng của Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu được viết theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng các câu đó ra. Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. // Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng //. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có thể tìm cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo viên có Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 10 - [...]... số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Môn Tiếng Việt: Giỏi: 9 em Khá: 11em TB: 8 em Yếu: 0 em C PHẦN KẾT LUẬN Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, nâng cao cảm thụ thẫm mĩ.Với... thức và tích cực tham gia vào hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rông Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 13 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 vốn từ, phân tích cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung, nhận biết danh từ riêng, cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong quá trình giảng dạy, ... tự học của học sinh 13 Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn cũng như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả năng của phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ… Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần "lấy học sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực đối với học tập và. .. đây là nền tảng giúp học sinh hiểu được bản chất của tiếng mẹ đẻ và góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nơi và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 11 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh nắm vững... phương pháp đổi mới và những phương pháp nêu ở trên vào dạy học Luyện từ và câu Kết quả cho thấy bước đầu học sinh đã có những chuyển biến về tâm lý, khả năng nhận diện, tiếp thu kiến thức của các em tăng lên rõ rệt * Khả năng hiểu nghĩa của từ Tỉ lệ học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối sâu sắc tăng lên, học sinh hiểu nghĩa từ còn hời hợt giảm Số lượng học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương... để cho học sinh có thời gian trả lời 3 Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nụ cười…) để khuyến khích học sinh trả lời 4 Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh 5 Tránh cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 12 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 6 Nếu không có ai trả lời, có thể đặt câu hỏi... làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em mới bước vào ngưỡng của văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen... - 15 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người Chúng ta sẽ không hài lòng khi đọc một bài văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt thiếu trôi chảy, mạch lạc Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu học Trên... đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến Tôi xin chân thành cảm ơn NHỮNG ĐỀ XUẤT Từ những kết luận trên, bản thân tôi khi thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4” có những đề xuất sau: 1 Với người chỉ đạo: - Nên có những tài liệu chính thống và triển... tế một cách linh hoạt.Hơn nữa,phương pháp dạy của giáo viên cùng với phương pháp học của học sinh đổi mới rõ rệt theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cho các em hứng thú trong học tập * Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu tốt hơn KẾT QUẢ: Đinh Quốc Nguyễn TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 14 - Một số biện pháp nâng cao . pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. a. Thực trạng Luyện từ và câu ở Tiểu học. b. Trực tiếp đối thoại với học sinh Tiểu học ở lớp 4. 3. Thực nghiệm sư phạm. Trực tiếp dạy và. số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Môn Tiếng Việt: Giỏi: 9 em Khá: 11em TB: 8 em Yếu: 0 em C. PHẦN KẾT LUẬN Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và. - Cẩm Mỹ - Đồng Nai - 7 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học ngoại khóa thật bổ ích như

Ngày đăng: 09/11/2014, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan