Là người sống và làm việc tại TâyNguyên, chúng tôi muốn khái quát toàn bộ sáng tác văn xuôi tiêu biểu nhất về TâyNguyên dưới góc độ văn hóa và con người để có thể xác định vị thế cũng nh
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, khoảng cách không gian giữa các vùng miền khác nhau đã trở nêngần gũi hơn nhờ sự phát triển của giao thông và khoa học công nghệ Nhưng đối vớinhiều người, Tây Nguyên vẫn xa lạ, hoang dã, “rừng rú” Để Tây Nguyên gần gũi,thân thương hơn trong mắt mọi người, nhiều nhà văn đã khai phá mảnh đất này bằngthái độ trân trọng và tình cảm yêu thương Là người sống và làm việc tại TâyNguyên, chúng tôi muốn khái quát toàn bộ sáng tác văn xuôi tiêu biểu nhất về TâyNguyên dưới góc độ văn hóa và con người để có thể xác định vị thế cũng như sắcthái độc đáo của văn hóa, văn học Tây Nguyên trong bức tranh chung của văn hóadân tộc Qua đó có thể giúp cho mọi người hiểu và yêu mến hơn một vùng đất kỳ ảoTây Nguyên
Nghiên cứu văn hóa và con người trong văn xuôi nghệ thuật viết về TâyNguyên không chỉ giúp hiểu thêm về một mảng sáng tác trong văn chương dân tộc,thấy được vẻ đẹp về cuộc sống con người và văn hóa nơi đây, mà còn phục vụ choviệc giảng dạy, học tập môn văn trong nhà trường được đúng hướng hơn
Những chính sách về kinh tế của nhà nước nhằm phát triển Tây Nguyên cũngcó hai mặt của nó Việc khai thác rừng một cách tàn nhẫn, sự phát triển ồ ạt của cáccông trình thủy điện, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp v.v…đã dẫnđến sự rối loạn trong nhịp điệu của tự nhiên, xã hội ở Tây Nguyên Trong sự rốiloạn của cuộc sống đó, các tôn giáo ở nước ngoài đã nhanh chóng dành lấy một vịtrí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên Hệ quả là rất nhiềugiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã bị biến mất Nghiên cứu vấn đề văn hóa vàcon người trong văn học cũng là góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một trước sứctấn công ồ ạt của các dòng chảy văn hóa khác
Trang 2Thời gian gần qua đã xuất hiện nhiều cách ứng xử chưa thật đúng với văn hóaTây Nguyên Những người làm công tác văn hóa (phần lớn là người Kinh) đã khôngtìm hiểu thấu đáo về đời sống Tây Nguyên nên vô tình họ đã làm “dị hóa” văn hóaTây Nguyên Trước thực tế đó, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong góp một tiếngnói của mình để có thể hiểu đúng hơn về Tây Nguyên và có những cách ứng xử phùhợp hơn.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay, ở Việt Nam chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách tổng thể về mảng văn học viết về Tây Nguyên Vấn đềnghiên cứu văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn học cũng đang còn bỏ ngỏ.Tuy nhiên, do có một số tác phẩm đã gây được tiếng vang nên cũng có nhiều côngtrình nghiên cứu về nó ở cấp độ tác giả, tác phẩm Trong số đó, nghiên cứu vềNguyên Ngọc là nhiều nhất Những nhà văn như Y Điêng, Trung Trung Đỉnh, KhuấtQuang Thụy, Thu Loan, H’Linh Niê thì chỉ có một số bài giới thiệu, bình luận tổngquát in rải rác trên các báo và tạp chí
Trong khoảng ba mươi bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc, chỉ có một số ít bàiviết tìm hiểu một cách tổng quát, còn phần lớn các tác giả tập trung phân tích tiểu
thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu, qua đó khái quát đặc điểm
văn chương Nguyên Ngọc
Trang 3Sau Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh cũng có nhiều tác phẩm hay về TâyNguyên nên có một số bài viết có tính chất khái quát về chất Tây Nguyên trong văncủa Trung Trung Đỉnh chứ chưa có bài viết nào tìm hiểu sâu về văn hóa TâyNguyên trong tác phẩm của ông
Là nhà văn người Ê đê, Y Điêng có khoảng mười tác phẩm văn xuôi về TâyNguyên, nhưng nghiên cứu về ông thì chỉ có vài bài, trong đó các tác giả đã nhìnthấy những giá trị văn hóa làm nền tảng cho văn Y Điêng
Khuất Quang Thụy có một thời gian dài sống ở Tây Nguyên, nhưng với tưcách là một người lính, anh chủ yếu viết về những chặng đường của cuộc chiếntranh chống Mỹ ở Tây Nguyên Về đề tài văn hóa, con người Tây Nguyên, anh chỉcó một số truyện ngắn, vì vậy nghiên cứu về Khuất Quang Thụy cũng chưa đượcchú ý
Vốn là một nhạc sĩ, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lĩnh vựcvăn chương, chị có khoảng hai mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê, M’Nông, Jrai,Bana…Tuy nhiên chưa có cồng trình nào nghiên cứu về văn của chị
Thu Loan là nhà văn sống ở Tây Nguyên khá lâu, chị có nhiều truyện ngắnviết về cuộc sống của người bản địa Tây Nguyên Tuy nhiên, nghiên cứu về vănxuôi của chị chưa nhiều
Một số nhà văn địa phương khác như Phạm Kim Anh, Phạm Minh Mẫn,Nguyễn Ngọc Hòa…cũng có những tác phẩm hay về Tây Nguyên nhưng chưa tạođược ấn tượng mạnh nên cũng chưa thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu
Như vậy tình hình nghiên cứu văn học viết về Tây Nguyên chỉ “xôn xao” vớitác phẩm của Nguyên Ngọc, còn với các tác giả khác thì khá lặng lẽ và thưa thớt.Tuy nhiên những gì có được cũng rất quí và đáng trân trọng
Trang 43 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
Trước năm 1945, ở Tây Nguyên hầu như chỉ có văn học dân gian Văn họcviết về Tây Nguyên chỉ thật sự được định hình từ năm 1945 với sự xuất hiện củaNguyên Ngọc Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là những tác phẩm văn xuôinghệ thuật đặc sắc viết về Tây Nguyên từ năm 1945 đến 2000, phần lớn là tác phẩmcủa Nguyên Ngọc Sau đĩ là sáng tác của Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất QuangThụy, Đỗ Tiến Thụy, Thu Loan và một số nhà văn khác Về tác giả là người dân tộcTây Nguyên, người viết tìm hiểu các sáng tác của Y Điêng, H’Linh Niê (Linh NgaNiê Kđăm), Kim Nhất
Người viết chỉ tập trung khảo sát các tác phẩm phản ánh văn hóa và conngười bản địa Tây Nguyên (trong không gian năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk,Đăk Nông, Lâm Đồng) Các tác phẩm viết về người Kinh ở Tây Nguyên khôngthuộc phạm vi khảo sát của luận án
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học khá đa dạng Đề tài chỉ tập
trung tìm hiểu những vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác phẩm văn
xuôi nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm ký giàu tính nghệthuật) từ năm 1945 đến năm 2000
Ngoài ra người viết còn tham khảo văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là sửthi để có được một cái nhìn hệ thống và biện chứng các giá trị văn hóa trong vănhọc Và người viết cũng sẽ xem xét những tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyênsau năm 2000 để cảm nhận đầy đủ hơn một diện mạo văn học Đồng thời cũng sẽtìm hiểu tất cả những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Tây Nguyên từ xưađến nay nhằm xác định hướng đi mới của mình, tránh sự trùng lặp Để tiện so sánh,người viết cũng tham khảo những tác phẩm viết về miền núi phía Bắc và các vùngmiền khác
Trang 54 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp xã hội học
Được vận dụng để nhìn nhận cơ sở xã hội của sáng tác và tiếp nhận, từ đóphân tích hiệu quả nghệ thuật của mối quan hệ tương tác giữa xã hội và văn học Cơsở xã hội của văn học viết về Tây Nguyên chính là xã hội Tây Nguyên trong mộtkhung thời gian nhất định làm nền cho những giá trị văn hóa và con người trong vănhọc
4.2 Phương pháp hệ thống
Để có được cái nhìn cụ thể và lôgíc về vấn đề văn hóa và con người Tây
Nguyên, người viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong cáctác phẩm, từ đó mà phân tích khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề
4.3 Phương pháp liên ngành
Để vấn đề được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo, người viết vận dụngnhững kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, chính trị…để giải mã,cắt nghĩa các hiện tượng văn học Trong quá trình tìm hiểu, phân tích những giá trịvăn hóa và đặc điểm con người, người viết không tách rời tác phẩm văn chương vớimôi trường, thời đại và đặc trưng thẩm mỹ của văn học
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh tác phẩm viết về Tây Nguyên với tác phẩm viết về các vùng đấtkhác So sánh sáng tác của các tác giả với các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu.Đối chiếu với đời sống văn hóa và con người trong thực tế để thấy được giá trị hiệnthực cũng như giá trị biểu hiện của hình tượng
4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp
Người viết chủ yếu đi vào phân tích những biểu hiện văn hóa cũng như tínhcách con người Tây Nguyên để làm hiện lên một cách rõ ràng các giá trị về văn hóa
Trang 6và con người trong văn học Từ đó khái quát đặc trưng văn hóa con người TâyNguyên trong hệ thống văn hóa con người Việt Nam
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Như đã nói ở trên, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn đem đến một cáinhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn xuôi về Tây Nguyên Và nó có tính chất mởđường cho nghiên cứu về văn học viết về Tây Nguyên một cách có hệ thống
Luận án góp phần làm nổi lên bức tranh văn hóa Tây Nguyên từ nhiều đườngnét, màu sắc độc đáo để có thể khẳng định giá trị của một nền văn hóa có thể sẽmột đi không trở lại nếu không được hiểu đúng và ứng xử đúng về nó
Luận án cũng góp phần vào việc phân tích tính cách và đặc điểm hình tượngcon người Tây Nguyên thông qua cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu của họđể từ đó có thể rút ra được những ý nghĩa sâu xa về sự tồn sinh, về nhân sinh quantốt đẹp mà con người càng văn minh càng dễ bị đánh mất
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (15 trang) và phần kết luận (6 trang), phần nội dungchính được triển khai như sau:
Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000 (75trang)
Chương 2: Con người Tây Nguyên trong xuôi nghệ thuật 1945-2000 (55 trang)Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa con người Tây Nguyên trong vănxuôi nghệ thuật 1945-2000 (49 trang)
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT 1945 - 2000
1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vậtchất của xã hội Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác.Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc Muốn tìm hiểu bản sắc củamột dân tộc thì không có cách nào khác hơn là phải đi khảo sát văn hóa của dân tộcđó Là nhân tố quan trọng bậc nhất, văn học của một dân tộc góp phần làm nên bảnsắc văn hóa của dân tộc đó Về phần mình, văn học lại góp phần quan trọng trongviệc tôn tạo, bổ sung những giá trị văn hóa làm cho đời sống văn hóa ngày càngphong phú hơn Văn học luôn có những tác động tích cực đến văn hóa Văn học nhưmột tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc Các tác phẩm vănhọc có thể giúp người ta nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống, ý thức sâu sắchơn về cộng đồng, về dân tộc, về truyền thống lịch sử…Sự đặc sắc của văn hóa TâyNguyên được thể hiện khá đầy đủ trong các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật Ở đóchúng ta sẽ được tiếp xúc với một nền văn hóa vô cùng phong phú: sự hiền minhcủa rừng, niềm kiêu hãnh của làng, sự huyền hoặc của cồng chiêng, sự linh thiêngcủa lửa, sự “ngọt ngào” của nước, tính đa chức năng của nhà rông, cái độc đáo củarượu cần, sự đa dạng của lễ hội, sự kỳ lạ của những đêm kể khan v.v…
1.2 Rừng, bản nguyên của sự sống Tây Nguyên
Mỗi cộng đồng người đều gắn bó với những không gian sống cụ thể Đối với ngườiTây Nguyên, môi trường sống của họ là rừng Rừng là bản nguyên của sự sống nênrừng cũng là cội nguồn của văn hóa nơi đây
Đời sống của người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với rừng Họ yêu rừng nhưngư dân yêu biển Họ trở về rừng như đứa con đi xa về với mẹ Rừng là người mẹ
Trang 8chở che, rừng là người bạn tâm tình, rừng là người yêu chung thủy Trong chiếnđấu, người dân Tây Nguyên luôn dựa vào rừng để chống lại kẻ thù
Trong cuộc sống hòa bình, thế ứng xử của con người Tây Nguyên trước rừngluôn uyển chuyển, họ luôn tôn trọng rừng không phải chỉ do quan niệm rừng là vịthần toàn năng mà còn do chính giá trị của rừng trong đời sống con người Con ngườiTây Nguyên từ ngàn đời nay đã xây dựng một nền văn hóa trong mối tương tác vớirừng
1.3 Làng, môi trường văn hóa chính yếu của người Tây Nguyên
Tây Nguyên là khu vực cư trú của nhiều tộc người Mỗi tộc người quần tụthành những làng riêng biệt Làng là những khoảnh đất được cắt ra từ rừng toàn bộđời sống của người Tây Nguyên gói gọn trong không gian buôn làng Làng là mộtkhối cộng đồng thống nhất bền chặt, chính sự bền chặt ấy là yếu tố quan trọng nhấtđể người Tây Nguyên tồn tại trước sự dữ dội của tự nhiên, trước sự xâm chiếm lạicủa rừng Làng có một vị trí đặc biệt trong đời sống và trong ý thức của người dânTây Nguyên
Cuộc sống sinh hoạt làng buôn Tây Nguyên trong những trang văn luôn để lạinhững cảm xúc ngọt ngào của tình làng nghĩa xóm và thường làm dấy lên nhữngtình cảm yêu thương Yêu thương vì ta được tiếp xúc với một cuộc sống thật đầmấm, yên vui, thắm đợm tình người Và đôi khi cũng xen nỗi buồn hủ tục
Có thể thấy bao điều kỳ thú trong những buôn làng bé nhỏ của người TâyNguyên Ở đó có tình yêu thương mộc mạc, chân thành Ở đó có sự tương trợ nhaumột cách vô tư trong cuộc sống Ở đó có sự thăng hoa của tình làng trong mùa lễhội Ở đó có bao nhiêu phong tục độc đáo Cũng không thiếu những câu chuyện đaulòng từ hủ tục Nhưng bao trùm nhất vẫn là những mối quan hệ tốt đẹp chan hoàgiữa người với người Tính cộng đồng đã trở thành nếp sống truyền thống, chi phốihành vi ứng xử của mọi người, mọi gia đình Nó cũng trở thành chuẩn mực đạo đức,nhân cách mà mọi thành viên trong cộng đồng tuân theo và hướng tới
Trang 91.4 Nhà Rông, hồn của làng
Tây Nguyên hùng vĩ và thơ mộng là rừng, duyên dáng và trữ tình là làng, uynghi và kiêu hãnh là nhà rông Nếu làng ở vùng đồng bằng có Đình thì làng ở vùng
Tây Nguyên có nhà Rông Nhà Rông là ngôi nhà chung hay ngôi nhà làng của các
dân tộc ở phía bắc Tây Nguyên
Nhà rông xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên,và là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của buôn làng, của đời người
Nhà rông là nơi hội tụ diện mạo văn hóa Tây Nguyên Linh thiêng trong việcdựng nhà và lưu giữ báu vật, nhà rông là nơi thực hành tín ngưỡng Biểu tượng chosự trường tồn của cộng đồng, nhà rông là nơi giữ gìn luật tục Hội tụ sức mạnh củalàng, nhà rông là nơi truyền khí anh hùng cho trai làng chiến đấu Trung gian giữaquá khứ và hiện tại, nhà rông là nơi truyền bá giá trị văn hóa truyền thống Nhịpcầu nối giữa hiện tại và tương lai, nhà rông là nơi tiếp nhận những giá trị văn hóamới…
1.5 Cồng chiêng- hồn thiêng của núi rừng
Nếu nói nhà rông là hồn của làng thì cồng chiêng là hồn thiêng của núi rừngTây Nguyên Không thể hình dung được con người Tây Nguyên, văn hóa TâyNguyên sẽ như thế nào nếu thiếu cồng chiêng Làm sao có thể tái hiện được “khôngkhí” Tây Nguyên nếu không nói đến cồng chiêng? Nó là diện mạo văn hóa nổi bậtcủa từng tộc người và của cả Tây Nguyên
Người Tây Nguyên thiếu cồng chiêng như cá thiếu nước, cây thiếu rừng, nhưsự vui mừng thiếu ché rượu…Có thể nói, âm thanh cồng chiêng đã ăn vào máu thịtcủa người Tây Nguyên Dẫu sự biến đổi văn hóa có mạnh mẽ đến thế nào đi chăngnữa thì trong tiềm thức của họ, cồng chiêng vẫn như ngọn lửa nhà rông cứ âm ỉcháy
Trang 101.6 Lửa trong đời sống Tây Nguyên
Làng, nhà rông, cồng chiêng sẽ không có sự sống và sức sống nếu thiếu lửa.
Sự cộng hưởng kỳ diệu giữa ngọn lửa và cồng chiêng giống như sự cộng hưởng kỳdiệu giữa hùng vĩ thác nước và oai linh rừng già, giữa đàn và bà và rượu cần TâyNguyên trường tồn cùng ngọn lửa, bất khuất với ngọn lửa, thắm tình bên ngọn lửa.Thiếu lửa và rừng già con người Tây Nguyên sẽ nhạt nhòa sức sống Ngọn lửa âm ỉcháy mãi trong bếp của từng nhà là sự sống hiện diện, bập bùng khi sáng khi tối làthần linh khi ẩn khi hiện trong những đêm kể chuyện ở nhà rông Ngọn lửa bậpbùng trên sân nhà rông là trung tâm của những vòng xoan mê đắm và những chếrượu sóng sánh niềm yêu…
Lửa cháy là sự sống vĩnh hằng của người Tây Nguyên
1.7 Bến nước, báu vật của buôn làng
Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng Người TâyNguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước Xa làng là xabến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là đểngười ta vĩnh biệt bến nước…Con suối chảy qua làng hay giọt nước đầu làng là tặngphẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đemđến sự sống tốt đẹp cho con người Từ bến nước, con người Tây Nguyên đã tạo dựngtrong làng một cuộc sống “mát rượi” tình người Đó là tình yêu lứa đôi nảy nở trênbến nước mỗi lúc chiều về hay những đêm trăng sáng; đó là những câu hát giaoduyên có tiếng nước làm nhạc đệm Đó là tình làng được bến nước vỗ về từ thuở ấuthơ và được rửa sạch bụi ẩn của thời gian trong suốt một đời người; đó là những đêm
kể khan mênh mang đêm tối được tiếng suối lanh tanh hòa điệu Bến nước lặn vào
sâu thẳm tình người
1.8 Rượu can, chất men của nghĩa tình
Đối với người Tây Nguyên, không có gì thú vị hơn là ngồi uống rượu cần bênđống lửa Lửa và rượu cần đã trở thành người bạn song hành trong mọi cuộc vui,
Trang 11buồn Rượu cần là dấu hiệu của sự sống Trong ngôi nhà rông mà thiếu cảnh thanhniên tụ họp để uống rượu cần và hát những bài hát cổ xưa thì đấy là nhà rông chết.
Mùi rượu cần đã trở thành một thứ mùi vị đặc trưng làm nên không khí của nhà rông
hay lễ hội Chất men rượu cần là yếu tố quan trọng trong việc khẳng định nét đẹpvăn hóa Tây Nguyên, trong việc làm nên bản sắc Tây Nguyên của các tác phẩmvăn học
Như dòng suối quanh năm róc rách chảy, rượu cần vẫn mãi mãi nuôi dưỡngđời sống tinh thần, kết nối tình cảm cộng đồng, làm nồng thêm mối quan hệ của conngười Rượu cần làm nên vẻ đẹp của cuộc sống núi rừng tưởng chừng như đơn giảnnhưng phía sau nó là cả một nền minh triết kỳ lạ và sâu sắc Ví như cái giàu sangcủa chúng ta là lắm tiền nhiều của, cái giàu sang của người Tây Nguyên là lắmchiêng nhiều ché Mà chiêng, ché chỉ phục vụ đời sống tinh thần, còn tiền của củachúng ta hoàn toàn là vật chất
1.9 Lễ hội, những sắc màu độc đáo
Có thể nói, không ở đâu, không có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cóđược đời sống lễ hội phong phú như các dân tộc ở Tây Nguyên Lễ hội ở TâyNguyên diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhất là vào thời gian nghỉ ngơi giữa haimùa vụ, người Tây Nguyên gọi là mùa “ăn năm uống tháng” Các lễ hội được chiathành hai mảng lớn: lễ hội vòng đời và lễ hội nông nghiệp Lễ hội vòng đời gồm có
lễ thổi tai, lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ mừng sức khoẻ, lễ hỏi, lễ cưới, lễ cúng đau ốm, lễ tang, lễ bỏ mả Lễ hội nông nghiệp gồm có lễ chọn đất làm rẫy, lễ đốt rẫy, lễ tỉa lúa bắp, lễ mừng cơm mới, lễ mở cửa kho lúa, lễ cầu mưa, lễ cúng tạ ơn Giàng
Không như lễ hội ở vùng núi phía Bắc trong tác phẩm của Tô Hoài in rất đậmtính giai cấp, lễ hội Tây Nguyên còn mang tính hồn nhiên, giao hòa với trời đất,thần linh, chưa phải nếm trải mùi cay đắng của sự sang- hèn, giàu- nghèo Hệ thốnglễ hội ở Tây Nguyên không được phản ánh một cách chi tiết nhất do đặc điểm củamột tác phẩm nghệ thuật Tuy nhiên, cũng từ những chi tiết có tính điển hình ấy mà