quản lý văn hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào

37 694 2
quản lý văn hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN FONGSAMOUTH PHOUVINH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60.31.70 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ TS. TRẦN NGỌC KHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh-Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn: Người hướng dẫn kho học: 1. PSG.TS. Nguyễn Xuân Tế. 2. Ts. Trần Ngọc Khánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo. Họp tại Trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân văn Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (km 20, xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, quận Thù Đức, Tp. Hồ CHí Minh) - Thư viện Trường Đại học KHXH&NV (12, Định Tiên Hoàng, quận 1, Tp. Hồ Chí MInh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào có nền văn hóa và văn minh phát triển lâu đời. Nghiên cứu văn hóa CHDCND Lào không thể không tìm hiểu hoạt động quản lý văn hóa của quốc gia Lào. Chiến lược quản lý và phát triển văn hóa được Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ 9 (khóa V) năm 1994 thể hiện tập trung theo khẩu hiệu: Dân tộc, Quần chúng và Tiên tiến. Đó là định hướng quan trọng, mang tính chất thống nhất về chiến lược nhằm nâng cao hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở CHDCND Lào. Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, đồng thời nâng cao vai trò của cá nhân và cộng đồng 4 trong quản lý hoạt động văn hóa đang diễn ra sôi động trong đời sống xã hội hiện thời ở CHDCND Lào. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 9 (khóa V) năm 1994 đề ra chủ trương nâng cao quản lý văn hóa ở CHDCND Lào theo hướng đa ngành, đa chủ thể; xây dựng và phát triển văn hóa theo cơ chế Nhà nước pháp quyền để thực hiện xây dựng nền văn hóa theo khẩu hiệu: Dân tộc, Quần chúng và Tiên tiến. Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giới thiệu như: Lịch sử văn học Lào do TS. Boxengkham Vôngđala, Maha Silavông thực hiện; Văn hoá Đông Nam Á của Nguyễn Tấn Đắc; Thể chế chính trị các nước ASEAN của Nguyễn Xuân Tế, Những sự kiện lịch sử Lào của Nguyễn Văn Vinh; Việt Nam – Đông Nam Á: ngôn ngữ và văn hóa của Phạm Đức Dương, v.v. cùng với những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo ở Lào của một số nhà nghiên cứu phương Tây như Henry Deydier, George Cœdès những thành tựu cơ bản của văn hóa Lào, song sự quản lý văn hóa quốc gia Lào chưa được đề cập nghiên cứu trọn vẹn. - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng chính sách và pháp luật về văn hóa; rút ra những kinh nghiệm và xác định nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý văn hóa ở CHDCND Lào. 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động quản lý văn hóa; nêu ra những đặc điểm, các điều kiện tác động đến quản lý văn hóa Nhà nước; đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp xây dựng chính sách văn hóa ở CHDCND Lào. 4. Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của luận án. - Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu có hệ thống về quản lý văn hóa gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động văn hóa theo quan điểm của Đảng; đề xuất những 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào. - Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu của đường lối, chính sách và pháp luật đối với văn hóa theo hướng Nhà nước pháp quyền; quản lý các hoạt động dịch vụ và kinh doanh văn hóa phẩm, quản lý di sản văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ngoài ra, luận án có tham khảo kinh nghiệm hoạt động quản lý văn hóa của Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -Cơ sở nc: phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách viết về quản lý văn hóa ở trong nước và nước ngoài. - Sử dụng PP luận chủ nghĩa Mác – Lênin, PP duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử hình thành cơ sở lý luận cho đề tài Phương pháp luận nghiên cứu là lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về quản lý văn hóa. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; so sánh, phân tích tư liệu; khảo sát thực tế; diễn dịch, tổng hợp, quy nạp, điều chỉnh và phương pháp hệ thống cấu trúc 6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Về lý luận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hóa của nước CHDCND Lào. - Về thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu và đào tạo văn hóa của quốc gia và quốc tế. 7. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý văn hóa ở CHDCND Lào. Một số điểm mới của luận án: 6 - Nghiên cứu vai trò và tính pháp lý quản lý văn hóa của Nhà nước gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; - Tính tất yếu khách quan của chính sách và pháp luật về quản lý văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở CHDCND Lào. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào Chương 2: Thực trạng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào và tham chiếu kinh nghiệm của Việt Nam. Chương 3: Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào thời kỳ công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương I Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa và quản lý văn hóa 1.1.1. Khái niệm văn hóa Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn hoá vừa mang ý nghĩa văn minh của thời đại, vừa là yếu tố bản sắc của dân tộc và tính đa dạng của các vùng miền khác nhau và liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội. Có nghĩa là, nói đến văn hóa là nói đến con người, nói đến cái do con người sáng tạo ra. Chúng tôi hiểu rằng: Văn hóa là tổng thể các ứng xử của con người một cách chân, thiện, mỹ với thiên nhiên, với cộng đồng và với chính bản thân mình, được thể hiện cụ thể qua những gì do con người sáng tạo ra, dưới dạng vật thể và phi vật thể. 1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa Quản lý là một kiểu quan hệ giữa con người và xã hội trong đó diễn ra quá trình ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích, 7 động viên, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội con người. Một cách khái quát nhất, có thể hiểu: quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt được hiệu quả cao, khi nó tạo ra được cái toàn thể từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuất của tổ chức, xã hội yêu cầu về tính toàn thể của tổ chức mang tính khách quan. Nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được mục tiêu rõ ràng và biết điều hành hệ thống của mình tới đích. Theo chúng tôi, xét theo công việc quản lý văn hóa ở CHDCND Lào hiện nay có thể phân chia quản lý văn hóa theo hai dạng: quản lý nhà nước và quản lý xã hội. - Quản lý nhà nước là sự điều hành công việc theo hệ thống cơ quan công quyền, thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội theo pháp luật; - Còn quản lý xã hội là sự quản lý được thực hiện bởi các đoàn thể hay các tổ chức xã hội … theo hướng đa dạng chủ thể quản lý: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chủ yếu nói về quản lý nhà nước, mà chưa đi sâu hơn vấn đề quản lý của các tổ chức xã hội ngoài nhà nước, vì trong điều kiện hiện nay ở Lào không có Nhà nước thì không có tái sản xuất xã hội. 1.2. Hệ tọa độ văn hóa quốc gia Lào Văn hóa quốc gia Lào là sự thống nhất trên cơ sở hạt nhân đa tộc người, đa chủ thể và phong phú các sắc thái văn hóa tộc người. 1.2.1. Văn hoá quốc gia Lào nhìn từ thời gian Sự xuất hiện của vương quốc Lào Lạn Xạng là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của nền văn hóa dân tộc Lào. Tiến trình văn hóa Lào có thể chia thành năm giai đoạn: văn hóa tiền sử; văn hóa Khún Lo - Khún Bô Lôm; văn hóa Lào Lạn Xang; văn hóa vương quốc Lào và văn hóa hiện đại. Năm giai đoạn này tạo thành 8 ba lớp văn hóa chồng lên nhau gồm: văn hóa cổ truyền bản địa, văn hóa giao lưu với Khmer, Ấn Độ và văn hóa giao lưu với phương Tây. 1.2.1.1. Văn hóa cổ truyền của các bộ tộc Lào Lớp văn hóa này bao gồm hai giai đoạn là: văn hóa tiền sử, văn hóa Khún Lo - Khún Bô Lôm. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là quá trình hình thành một nền văn hóa cổ đại của các bộ tộc Lào mang tính bản địa, với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. Theo một số truyền thuyết phổ biến ở Lào thì vương quốc Lào đầu tiên được hình thành năm 757 dương lịch dưới triều Khún Lo ở vùng miền Nam của Trung Quốc; sau khoảng 500 năm vương quốc Lạn Na ra đời, định đô ở Chiêng Mai (hiện nay thuộc miền Bắc Thái Lan); và đến thế kỷ XIV, vương quốc Lạn Xạng (nước Lào sau này) và Ayuthaya (Thái Lan hiện nay) được thành lập. Thần thoại Quả bầu và thần thoại “Pu dơ, Nha dơ'' (Ông và Bà) là những truyền thuyết giải thích về nguồn gốc các bộ tộc Lào. Thần thoại kể rằng: bầu chín, người lúc nhúc bên trong, phải dùng dùi sắt chọc thủng một lỗ, người chen chúc chui ra, phải khoét lỗ rộng hơn người tuôn ra như suối suốt ba ngày đêm, theo thứ tự: trước tiên là người Khmụ, tiếp đến là người Thái-Lào, rồi sau đó là người Mèo- Dao. Ba nhóm bộ tộc lớn này sống trên đất Lào là con một mẹ. Quả bầu là bà, mẹ đã sinh ra các dân tộc. 1.2.1.2. Văn hóa thời kỳ vương quốc Lào Lạn Xạng Gồm hai giai đoạn là văn hóa nước Lào Lạn Xạng (Triệu Voi) và văn hóa vương quốc Lào. Đặc trưng chung là sự tồn tại cùng song song hai yếu tố: văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, trong đó văn hóa du nhập được văn hóa bản địa tiếp nhận và nuôi dưỡng, còn văn hóa bản địa được văn hóa du nhập làm cho phong phú và đa dạng. a. Sự hình thành quốc gia Lào Lạn Xạng trong thế kỷ XIV. Sự độc lập, thống nhất về lãnh thổ của quốc gia Lào Lạn Xạng năm 1535 có sự thúc đẩy sản xuất hàng hóa cũng như sự hình thành 9 các trung tâm buôn bán phát triển và giao lưu với các nước láng giềng như Xiêm, Miến Điện, Đại Thanh, Đại Việt, Khơme b. Phật giáo được phục hồi làm quốc giáo. Cùng với đạo Phật, đạo Bà La Môn đã sớm được du nhập vào Lào Lào khoảng thế kỷ VIII – XII thông qua người Khỏm và đã có thời kỳ phát triển ở Lào trước khi vua Fa Ngùm thống nhất đất nước. Văn hóa Phật giáo góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa quốc gia Lào. Thế kỷ XVII là giai đoạn quốc gia Lào Lạn Xạng bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, nghệ thuật Trải qua nhiều thế kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo đã được dân tộc hóa, địa phương hóa và quần chúng hóa sâu sắc. Hiến pháp của vương quốc Lào trước đây quy định đạo Phật là quốc giáo, với khẩu hiệu: Tổ quốc, Đạo Phật và Nhà vua. c. Giai đoạn tan rã của nhà nước Lào Lạn Xạng và khởi đầu thời kỳ xâm nhập của văn hóa phương Tây. Lịch sử ngàn năm văn hiến của nước Lào Lạn-Xang mất đi, quê hương làng mạc bị tàn phá, nhân dân vô cùng khổ cực. Hơn một thế kỷ, nước Lào bị phong kiến Xiêm thống trị (đầu thế kỷ XVIII-XIX). Nước Lào Lạn Xạng bị chia cắt do sự phân chia quyền lợi giữa thực dân Pháp và Xiêm. Sông Mêkông gắn liền với sự phát triển của dân tộc chảy qua trung tâm đất nước biến thành biên giới giữa hai quốc gia. 1.2.1.3. Văn hóa thời kỳ hiện đại Giai đoạn này có hai xu hướng trái ngược nhau song song tồn tại - chống Âu hóa và văn hóa giao lưu XHCN (văn hóa hiện đại). Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là: ý thức về quốc gia thống nhất được nâng cao, bổ sung cho ý thức cộng đồng 10 [...]... dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa 5 Quản lý văn hóa gắn liền với công tác xây dựng, phát triển các hoạt động văn hóa của nhân dân ở cơ sở 6 Quản lý văn hóa gắn liền với việc tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu nhân dân 7 Quản lý văn hóa gắn với việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa 8 Quản lý văn hóa cần làm tốt công tác thanh tra kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm Kết luận chương... trò của chủ thể tổ chức hoạt động văn hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN theo cơ chế xã hội hóa văn hóa 16 Về mặt lý luận, quản lý nhà nước về văn hóa và công tác tư tưởng gắn liền với quyền lực Nhà nước Mô hình quản lý văn hóa của Lào được xác định theo 3 cấp và cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Lãnh đạo cũng là quản lý, nhưng đó là quản lý cấp chiến lược, biểu thị ở việc... Trong quản lý văn hóa, nhìn chung là quản lý theo pháp luật, một yêu cầu tối thượng của nền dân chủ và văn hóa pháp quyền 2 Cần nhất quán quan điểm chống và xây, mà xây là trước hết và cơ bản trong quản lý văn hóa, đặc biệt trong môi trường văn hóa đô thị 3 Quản lý văn hóa gắn liền với các cuộc vận động quần chúng 4 Quản lý văn hóa gắn liền với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn. .. triển văn hóa; - Quản lý văn hóa không phải là biện pháp tình thế trước mắt mà là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước - Quản lý văn hóa là mở rộng hoạt động văn hóa, đồng thời phải xây dựng và củng cố các cơ sở văn hóa của Nhà nước đủ mạnh để giữ vai trò định hướng và chủ đạo 21 Vì vậy, quản lý văn hóa là nâng cao chất lượng hoạt động quản lý văn hóa,... Nhà nước quản lý - thể chế hóa đường lối, quan điểm ấy thành các văn bản pháp luật; thứ ba, nhân dân lao động làm chủ Đó là một hệ thống chính trị của Nhà nước thực hiện quản lý đất nước theo nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện dân chủ ở ngay tại cơ sở - đơn vị trực tiếp, hạt nhân của hệ thống chính trị Công tác quản lý văn hóa thể hiện rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà... luật, đảm bảo các quyền công dân - Quản lý theo hướng đa chủ thể, đa ngành và thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý văn hóa không chỉ bằng đòn bẩy văn hóa mà còn bằng hệ thống pháp luật 25 - Chuyển đổi cơ chế quản lý văn hóa theo định hướng XHCN đã khơi dậy được tiềm năng và sự sáng tạo của nhân dân, làm cho sự phát triển và quản lý hoạt động văn hóa Lào vận động chủ yếu bằng chính nội lực của... phó thủ trưởng các cơ quan này (Giám đốc, Phó Giám đốc Sở) do Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ, ngành trung ương 2.1.3.3 Quản lý nhà nước đối với quản lý văn hóa ở CHDCND Lào 20 Trên thực tế, vấn đề quản lý văn hóa ở CHDCND Lào là một hoạt động quản lý liên quan trước hết tới lực lượng lãnh đạo – lực lượng quản lý cao nhất... số văn bản quan trọng về nâng cao trình độ lãnh đạo – quản lý trên lĩnh vực thông tin - văn hóa, trong đó yêu cầu phát huy mọi tiềm năng tăng trưởng cao trình độ lãnh đạo của toàn bộ Đảng, cán bộ Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ về quản lý trên lĩnh vực văn hóa theo hướng đa dạng chủ thể hoạt động quản lý 17 2.1.2 Chính sách văn hóa ở CHDCND Lào Chính sách văn hóa ở nước... - Năm là, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các bộ tộc Lào - Sáu là, mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa - Bảy là, củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa - Tám là, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở 3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý văn hóa ở CHDCND Lào Dưới góc độ tiếp cận từ hệ thống tổ chức văn hóa trong một số lĩnh vực chủ yếu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp... động văn hóa đạt tới sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế và xã hội, mục tiêu dân tộc và quốc tế… góp phần phát huy cao nhất nguồn nội lực dân tộc, phát huy nhân tố con người, xây dựng và phát triển nền văn hóa Lào Các nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý văn hóa: - Quản lý văn hóa thực chất là bảo đảm sự bình đẳng của tất cả các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động văn hóa; - Quản . HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN FONGSAMOUTH PHOUVINH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60.31.70 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn. về văn hóa ở CHDCND Lào Chương 2: Thực trạng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào và tham chiếu kinh nghiệm của Việt Nam. Chương 3: Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào thời kỳ công nghiệ hóa, hiện đại hóa. Chương I Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa và quản lý văn hóa 1.1.1. Khái niệm văn hóa Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn hoá vừa

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:00

Mục lục

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan