Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
823,67 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU VIRUS IHHNV (INFECTIOUS HYPODERMAL AND HAEMATOPOIETIC NECROSIS VIRUS) TRÊN TÔM SÚ PENAEUS MONODON TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Vi Sinh học Mã số chuyên ngành: 62 42 40 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÀNH HỔ TS. BS. PHẠM HÙNG VÂN Phản biện 1: PGS. TS. Lê Huyền Ái Thúy Phản biện 2: PGS. TS. Trần Cát Đông Phản biện 3: TS. Nguyễn Tiến Dũng Phản biện độc lập 1: PGS. TS. Lê Huyền Ái Thúy Phản biện độc lập 2: TS. Lê Hồng Phước Luận án s ẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, vào hồi ngày tháng 09 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM - Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh Mở đầu Phạm Văn Hùng - 1 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây nghề nuôi tôm sú bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh. Dịch bệnh xảy ra đã làm tôm chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi do nhiều nguyên nhân mà virus là nguyên nhân chính. Trong đó IHHNV là đối tượng chính gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về IHHNV đã được công bố. Virus này gây chết từ 90 – 100 % tôm xanh Thái Bình Dương. Vì vậy theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), IHHNV là một trong những virus cần phải được kiểm soát. Ở Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu kiểm soát IHHNV cho ngành tôm nuôi. Nhưng cho đến nay rất ít công trình nghiên cứu IHHNV gây bệnh trên tôm một cách có hệ thống được công bố để làm cơ sở khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp hạn chế và tiến tới kiểm soát virus này một cách hiệu quả. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sâu về IHHNV trên tôm sú tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin khoa học có giá trị để tìm kiếm giải pháp hạn chế tác hại của IHHNV, góp phần vào việc phát triển ngành nuôi tôm sú một cách bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu − Thu nhận, phân lập, tạo dòng và giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV trên tôm sú nuôi − So sánh bộ gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện trên thế giới − Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR Mở đầu Phạm Văn Hùng - 2 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. − Xác định thời gian xâm nhiễm, triệu chứng bệnh lý do IHHNV khi tôm sú bị phơi nhiễm với IHHNV − Mức độ phổ biến của IHHNV trên tôm sú nuôi tại Việt Nam 4. Đóng góp mới của luận án − Trình tự, cấu trúc và chức năng của bộ gen IHHNV − Mối quan hệ tiến hóa về mặt di truyền giữa đại diện IHHNV của Việt Nam với các đại diện IHHNV khác trên thế giới − Phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR đảm bảo về tính chuyên biệt và độ tin cậy − Mức độ phổ biến của IHHNV trong các quần thể tôm sú nuôi tại Việt Nam 5. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài − Thông tin về bộ gen IHHNV, thời gian xâm nhiễm, triệu chứng bệnh lý do IHHNV thu nhận từ kết quả thực nghiệm cảm nhiễm và mức độ phổ biến của IHHNV trong tôm sú nuôi sẽ là cơ sở để cấp có thẩm quyền đưa ra giải pháp trong việc góp phần hạn chế hoặc kiểm soát hiệu quả tác hại do IHHNV gây ra. − Phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR dùng trong chẩn đoán và lựa chọn nguồn tôm giống sạch bệnh, góp phần hạn chế sự lây lan và kiểm soát IHHNV. − Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. 6. Bố cục của luận án Luận án được viết trong 107 trang nội dung: 3 trang Mở đầu, Chương 1. Tổng quan tài liệu gồm 29 trang, Chương 2. Vật liệu và phương pháp có 22 trang, Chương 3. Kết quả và bàn luận có 51 trang với 36 hình ảnh và 12 bảng số liệu. Chương 4. Kết luận và kiến nghị được viết trong 2 trang. Chương 1. Tổng quan tài liệu Phạm Văn Hùng - 3 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tên gọi và vị trí phân loại IHHNV IHHNV là virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô ở tôm, loài PstDNV, giống Brevidensovirus, họ Parvoviridae. 1.2. Đặc điểm sinh học của IHHNV Virion có kích thước 20-22 nm, không có màng bao icosahedron, mật độ 1,40 g/ml trong CsCl, DNA mạch đơn, dạng thẳng và dài khoảng 4,1 kb. Ít nhất 3 kiểu gen của IHHNV đã được xác định: kiểu gen 1 từ Châu Mỹ và Philippines; kiểu gen 2 từ Đông Nam Á, là hai kiểu gen gây bệnh; kiểu gen 3 là trình tự DNA có trong bộ gen tôm sú P. monodon tương đồng với IHHNV (DQ228358). 1.3. Phân bố Ở nhiều nước trên thế giới, mức độ phổ biến của IHHNV dao động từ 0 đến 100 % trong tôm nuôi. Ở Việt Nam bệnh gây chết ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng, Ninh Thuận được cho là do IHHNV gây ra. 1.4. Đặc điểm gây bệnh do IHHNV Nhiều loài tôm he như tôm xanh Thái Bình Dương P. stylirostris, tôm thẻ chân trắng P. vannamei và tôm sú P. monodon nhạy cảm với virus này. IHHNV lan truyền theo đường ngang hoặc đường dọc, xâm nhiễm và sao chép trong các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung phôi bì. Kiểu gen 1 và 2 của IHHNV làm chết 100 % tôm P. stylirostris; gây triệu chứng RDS (Runt Deformity Syndrome) - làm dị dạng biểu bì và suy giảm tăng trưởng đáng kể ở tôm P. vannamei và P. Monodon và làm giảm hiệu suất nuôi. Chưa có bằng chứng kiểu gen 3 xâm nhiễm vào tôm he. Ở P. vannamei, RDS làm chủy cong từ 45° - 90° về một bên hoặc chủy bị biến dạng. Đốt thứ sáu và râu bị sần sùi, lớp biểu bì ráp và xuất hiện các biến dạng khác. Nhiều cá thể tôm có kích thước nhỏ hơn so với mong đợi. Chương 1. Tổng quan tài liệu Phạm Văn Hùng - 4 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. 1.5. Phương pháp phát hiện và chẩn đoán IHHNV Hiện nay có nhiều phương pháp dùng để phát hiện và chẩn đoán IHHNV gồm: quan sát dấu hiệu bệnh, thử nghiệm sinh học, sử dụng kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử truyền suốt, xét nghiệm mô học, sử dụng kháng thể, lai tại chổ, sử dụng kỹ thuật PCR và giải trình tự. Khi tôm nhiễm IHHNV cấp tính có thể sử dụng phương pháp mô học để chẩn đoán. Chứng minh mô học dễ thấy nhất trong nội bào đó là xuất hiện thể vùi dạng Cowdry type A ở mô đích bị nhiễm. Các phương pháp PCR, Dot- blot và lai tại chổ thường được sử dụng. Trong đó PCR được xem là phương pháp tiện lợi để phát hiện IHHNV do đảm bảo về độ nhạy, chẩn đoán nhanh và sớm virus gây bệnh và không làm chết vật nuôi có giá trị. 1.6. Mục tiêu, nội dung và phương pháp tiếp cận của luận án Lượt khảo tổng quan tài liệu cho thấy IHHNV đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam rất thiếu thông tin khoa học về virus này. Vì vậy những vấn đề sau đây sẽ được tập trung nghiên cứu: − Giải trình tự thu nhận dữ liệu để nghiên cứu bộ gen IHHNV, so sánh với thế giới, tìm kiếm mối quan hệ tiến hóa về mặt di truyền giữa đại diện IHHNV của Việt nam với các đại diện IHHNV khác trên thế giới. Bộ gen là nguồn dữ liệu để xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV. − Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV thỏa mãn yêu cầu về tính chuyên biệt và xác nhận giá trị sử dụng với mong muốn quy trình này được áp dụng để xét nghiệm bệnh tôm cho kết quả chính xác. − IHHNV là virus nguy hiểm cần kiểm soát. Việc nghiên cứu về thời gian xâm nhiễm, triệu chứng bệnh lý do IHHNV trên tôm và mức độ phổ biến của IHHNV trong các quần thể tôm sú nuôi tại Việt Nam là những thông tin rất cần thiết và có giá trị để cấp thẩm quyền đưa ra chính sách, giải pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát IHHNV một cách có hiệu quả. Chương 2. Vật liệu và phương pháp Phạm Văn Hùng - 5 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Thiết bị chính Các thiết bị chính được sử dụng gồm: máy ly tâm lạnh, tủ đông sâu, máy luân nhiệt PTC – 200, bộ điện di Power Pac Universal, thiết bị đọc gel Geldoc Universal Hood II, kính hiển vi quang học, máy xử lý mô tự động STP – 120, máy cắt mô HM – 310, máy nhuộm mô tự động HMS 70, máy đúc mô tự động EC – 350, máy giải trình tự A&B 3130xl. 2.2. Vật liệu Mẫu tôm sạch bệnh và mẫu tôm sú nhiễm IHHNV do Đại học Arizona – Hoa Kỳ cung cấp. Mẫu tôm sú thu thập ở các vùng nuôi của Việt Nam từ năm 2008 – 2010, mẫu thực nghiệm cảm nhiễm. 2.3. Hóa chất 2.3.1. Hóa chất dùng cho phản ứng PCR − Đệm ly trích DNA IHHNV: gồm 50 mM Tris hydroxymethyl- aminomethane; 1 mM Ethylenediaminetetra acetic acid (EDTA); 500 mM Sodium Chloride; 1 % Sodium dodecyl sulphate (SDS) và 10 µg/ml Proteinase K; pH= 8,0. − Ðệm TE: gồm 10 mM Tris-HCl (pH = 8,0) và 1 mM EDTA. − Thành phần phản ứng PCR: 0,05 u/μl taq polymerase; 4 mM MgCl 2 ; 0,4 mM của mỗi dNTP và đệm phản ứng vừa đủ. 25 μl đệm PCR; 1 μl hỗn hợp mồi 309F/R ở nồng độ 0,1 μM; 1 μl hỗn hợp mồi M831F/R ở 0,1 nồng độ μM và 20,0 μl dH 2 O. − Mồi: mồi 309F/R (F: 5’-TCCAACACTTAGTCAAAACCAA-3’ và R: 5’-TGTCTGCTACGATGATTATCCA-3’) là mồi đặc hiệu chỉ phát hiện IHHNV và MG831F/R (F: 5’-TTGGGGATGCAGCAATATCT- 3’ và R: 5’-TTGGGGATGCAGCAATATCT-3’) đặc hiệu để phát hiện trình tự DQ228358 (Tang, 2007). Hai cặp mồi 309F/R và MG831F/R Chương 2. Vật liệu và phương pháp Phạm Văn Hùng - 6 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. Bảng 2.1. Trình tự mồi dùng để giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV Tên mồi và vị trí bắt cặp Trình tự nucleotide Kích thước IHHNV-5F 5’-GCTTCGCAGGAAACCGTTAC-3’ IHHNV-696R 5’-GGGTGAGAAGGCTTGGAGAAA-3’ 691bp IHHNV-643F 5’-AACGCACGAACGAAACTCACT-3’ IHHNV-1297R 5’-GGTTTTTCTCTGATGACGAAGGTG-3’ 635bp IHHNV-1223F 5’-GCGACTGGAAGAGAGTGAGATTG-3’ IHHNV-1870R 5’-AGTTGGCTTTGGTTTGACTTTTT-3’ 627bp IHHNV-1838F 5’-CAACAACAAGAAAAAGTCAAACCA-3’ IHHNV-2520R 5’-GGTTGTCTATGATGTCGTCGATTT-3’ 662bp IHHNV-2456F 5’-CAGCGACGACTTCCTAGGACTC-3’ IHHNV-3107R 5’-TGTTGGATTGGGTCTTCATAGTTT-3’ 631bp IHHNV-2936F 5’-AGACTCTCACATTTACAGACACCCC-3’ IHHNV-3556R 5’-GGTAAAAGCTGGATATAATCGGGT-3’ 600bp IHHNV-3316F 5’-ATGAGAATGTCACCAATCAAAGG-3’ IHHNV-3830R 5’-CAGAAACCGTTAACTTAATATGTGA-3’ 495bp Hình 2.1. Sơ đồ minh họa vị trí bắt cặp tương đối của bảy cặp mồi (IHHNV1 – IHHNV7) dùng để giải trình tự bộ gen IHHNV được thiết kế dựa trên bộ gen IHHNV của Phúc Kiến (EF633688.1). Mồi dùng giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV là bảy cặp mồi được Chương 2. Vật liệu và phương pháp Phạm Văn Hùng - 7 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. 2.3.2. Thang DNA: có kích thước 100 - 1000 bp của hãng Fermentas. 2.3.3. Hóa chất dùng trong phương pháp mô: gồm dung dịch cố định và bảo quản mẫu Davidson. Hóa chất dùng để rửa, nhuộm mô hematoxylin và eosin. 2.4. Phương pháp 2.4.1. Thu nhận tôm bệnh và kiểm chứng bằng phương pháp PCR: tôm sú nuôi được thu nhận ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Tôm sú nuôi nhiễm IHHNV được xác định bằng phương pháp mô học và khẳng định lại bằng phương pháp PCR với hai cặp mồi 309F/R và MG831F/R. Điều kiện luân nhiệt của phản ứng PCR gồm: 1 chu kỳ ở 95 o C/ 5 phút, 35 chu kỳ (95 o C/ 30 giây, 55 o C/ 30 giây, ở 72 o C/ 1 phút) và 1 chu kỳ ở 72 o C/ 5 phút. 2.4.2. Tạo dòng và giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV − Bộ gen của IHHNV được khuếch đại bằng bảy cặp mồi (Bảng 2.1). Mỗi phản ứng PCR bao gồm 40µl IHHNV (iQ SYBR, mồi xuôi IHHNV F, mồi ngược IHHNV R, nước cất hai lần) và 5µl dịch ly trích DNA của tôm. Nhiệt độ bắt cặp cho tất cả phản ứng là 55 o C. − Wizard SV (Promega) được sử dụng để làm sạch sản phẩm PCR. Điện Chương 2. Vật liệu và phương pháp Phạm Văn Hùng - 8 - Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. di chip (Agilent) được sử dụng để kiểm tra chất lượng khuôn DNA. − Giải trình tự từng phần bộ gen được tiến hành trên máy 3130xl Genetic Analyzer với bộ chế phẩm BigDye®Terminator v3.1 (A&B system). Bảy đoạn IHNNV thu nhận được sau khi giải trình tự được nối lại với nhau bằng phần mềm BioEdit, loại bỏ các đoạn chồng lấp do giải trình tự và thu nhận được toàn bộ bộ gen. − Trình tự nt sau giải trình tự từng phần được kiểm tra trên GenBank nhằm đánh giá mức độ thành công của kết quả giải trình tự. − Để lưu giữ nguồn DNA IHHNV, từng phần bộ gen IHHNV sau khi đã khuếch đại và tinh sạch được tạo dòng trong tế bào E.coli JM 109. Sử dụng hệ thống vector pGEM®-T Easy (Promega). 2.4.3. Phân tích bộ gen IHHNV: khung đọc mở (ORF) được xác định bằng phần mềm ORF Finder. Phần mềm Neural Network Promoter Prediction và hướng dẫn của James (2002) được sử dụng để tìm kiếm và dự đoán vùng có promoter giả định. 2.4.4. So sánh đại diện bộ gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện của các nước khác: sử dụng công cụ tìm kiếm BLAST trên dữ liệu ngân hàng gen thế giới để so sánh mức độ tương đồng tối đa về trình tự nt, a.a giữa các bộ gen IHHNV, ORF và protein giả định mã hóa từ các ORF. 2.4.5. Thiết lập cây phát sinh chủng loài: các bộ gen IHHNV của Việt Nam (JN616415.1), Australia (AY355308.1), Hawaii (AF218266.2), Ecuador (AY362548.1), Phúc Kiến (EF633688.1), Ấn Độ (CQ411199.1), Thái Lan (AY362547.1), Đài Loan (AY355307.1), Hoa Kỳ (AF273215.1), Đông Phi (AY124937.1) và Madagascar (DQ228358.1) - trình tự DNA trong bộ gen tôm sú tương đồng với IHHNV được sử dụng để phân tích trên phần mềm PAUP*4.0 và Mega5. 2.4.6. Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV [...]... 22 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 Chương 3 Kết quả và bàn luận Phạm Văn Hùng nướclà 46,53 – 57,71 % với p < 0,05 (Bảng 3.3) Tôm sú ở một số vùng nuôi vừa nhiễm IHHNV vừa có trình tự DNA tương đồng với IHHNV - 23 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic. .. gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện - 13 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 Chương 3 Kết quả và bàn luận Phạm Văn Hùng IHHNV từ các quốc gia trên thế giới 3.3.1 Mức độ tương đồng giữa trình tự nt của các bộ gen IHHNV Đại diện IHHNV của Việt Nam với các đại diện IHHNV. .. bằng kỹ thuật PCR với mồi 196F/R để áp dụng tại các phòng thí nghiệm xét nghiệm bệnh tôm nhằm lựa chọn tôm giống sạch bệnh, góp phần hạn chế sự lây lan IHHNV trong tôm sú nuôi Phát triển thương mại bộ sinh phẩm sinh học phân tích IHHNV trên tôm - 25 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành... tra Bảng zα - 10 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 Chương 3 Kết quả và bàn luận Phạm Văn Hùng CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả thu thập tôm sú nuôi để phát hiện nhiễm IHHNV Mục đích thu thập tôm sú chỉ nhiễm IHHNV để giải trình tự bộ gen IHHNV và thực nghiệm... các virus thường gặp trên tôm sú: Hình 3.10 Thí nghiệm độ đặc hiệu của mồi 196F/R M: thang DNA; (-): mẫu âm IHHNV; (+): mẫu dương IHHNV; (A): (1-10): tôm sú nhiễm IHHNV (B): (1–5): tôm sú nhiễm WSSV; (6 – 10): tôm sú nhiễm MBV Không xuất hiện bất kỳ đoạn DNA nào trên 5 mẫu nhiễm virus đốm trắng (WSSV) và 5 mẫu nhiễm virus gây bệnh còi (MBV) Xuất - 16 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic. .. - 18 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 Chương 3 Kết quả và bàn luận Phạm Văn Hùng PCR nhỏ hơn Hình 3.15 Kết quả so sánh giữa mồi 389F/R, 392F/R và 196F/R trên mẫu tôm sú có trình tự DQ228358 M: thang DNA; (-): chứng âm; (+): chứng dương IHHNV; (1–10): mẫu tôm sú có... tự nt giữa đại diện IHHNV của Việt Nam so với các đại diện IHHNV từ các nước trên thế giới là 92 – 100 % và 86 % so với trình tự DQ228358 Đại diện IHHNV của Việt Nam cùng nhóm với đại diện IHHNV của Ấn Độ, Đài - 24 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 Chương 4 Kết luận... (Hình 3.12) Như vậy mồi 196F/R là khá ổn định − Thử nghiệm trên vật liệu chuẩn: không phát hiện vạch 196 bp trên mẫu chuẩn không nhiễm IHHNV và phát hiện vạch 196 bp trên mẫu chuẩn nhiễm IHHNV do Đại học Arizona cung cấp (Hình 3.13) - 17 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013... trong quá trình phản biện) 6 Xác định triệu chứng bệnh lý bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô do virus IHHNV gây ra trên tôm sú nuôi (đang trong quá trình phản biện) Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013 ... giữa các chủng IHHNV được thiết lập trên phần mềm PAUP*4,0 và Mega5 Khi không có giá trị bootrap, IHHNV- VN, Thái Lan và Đài Loan nằm trên một nhánh Hoa Kỳ, Phúc Kiến, Ecuador và Hawaii nằm trên một nhánh Ấn Độ nằm riêng lẻ Nhánh còn lại là của Đông Phi, - 14 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis) trên tôm sú Penaeus monodon tại Việt Nam – Tóm tắt luận án tiến sĩ, chuyên . viết trong 107 trang nội dung: 3 trang Mở đầu, Chương 1. Tổng quan tài liệu gồm 29 trang, Chương 2. Vật liệu và phương pháp có 22 trang, Chương 3. Kết quả và bàn luận có 51 trang với 36 hình. tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tên gọi và vị trí phân loại IHHNV IHHNV là virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô ở tôm, loài. Nhiều loài tôm he như tôm xanh Thái Bình Dương P. stylirostris, tôm thẻ chân trắng P. vannamei và tôm sú P. monodon nhạy cảm với virus này. IHHNV lan truyền theo đường ngang hoặc đường dọc, xâm