khảo sát thành phần hóa học một số loài thuộc chi garcinia, họ bứa (guttiferae) mọc ở nam bộ

2 501 3
khảo sát thành phần hóa học một số loài thuộc chi garcinia, họ bứa (guttiferae) mọc ở nam bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN - Tên đề tài luận án: Khảo sát thành phần hóa học một số loài thuộc chi Garcinia, họ Bứa (Guttiferae) mọc ở Nam bộ Việt Nam - Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ - Mã số: 1.04.02 - Họ tên nghiên cứu sinh: Võ Tấn Hậu - Khóa đào tạo: 2013 - Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS. TS. Phạm Đình Hùng Hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Diệu Liên Hoa - Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HCM 1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN Luận án này nhằm phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên có trong ba loài thực vật thuộc chi Garcinia (họ Bứa) là bứa cọng (G. pedunculata), sơn vé (G. merguensis) và bứa đồng (G. schomburgkiana). Ba loài này đều được sử dụng trong y học cổ truyền để trị bệnh. Bứa cọng được dùng trị bón và ăn không tiêu; sơn vé trị bệnh phù và bứa đồng trị ho và rối loạn kinh nguyệt. Việc phân lập chất được thực hiện bằng phương pháp sắc ký cột trên silica gel, RP-18, DIOL silica kết hợp với phương pháp sắc ký lọc gel trên Sephadex LH-20. Việc xác định cấu trúc hóa học được thực hiện bằng phương pháp phổ ( 1 H và 13 C NMR, HSQC, HMBC, HRMS, UV và IR). Từ cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa cọng, chúng tôi đã phân lập được 8 hợp chất gồm 7 xanthon và một triterpen trong đó có 3 xanthon mới là pedunxanthon A, B and C. Từ cao cloroform của vỏ trái bứa cọng, chúng tôi đã tìm thấy 13 xanthon trong đó có 3 hợp chất mới là pedunxanthon D, E và F. Từ cao etyl acetat của vỏ cây sơn vé, chúng tôi đã phân lập được 3 hợp chất và từ cao etyl acetat của vỏ cây bứa đồng, chúng tôi đã tìm thấy 3 xanthon trong đó có 1 hợp chất mới là schomburgxanthon. Tổng cộng, chúng tôi đã phân lập được 25 hợp chất (1,7-dihydroxyxanthon được tìm thấy trong cả 3 loài khảo sát và chỉ được tính một lần) trong đó có 7 hợp chất mới. Ngoài ra kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc của 14 xanthon phân lập được trên hai dòng tế bào ung thư người là ung thu cổ tử cung HeLa và ung thư phổi NCI-H460 theo phương pháp SBR với campothecin làm chất đối chứng dương cho thấy globuxanthon có hoạt tính mạnh nhất, kế đến là dulxanthon A, pedunxanthon D và griffipavixanthon. Các hợp chất còn lại có hoạt tính yếu. 2. KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN - Khảo sát thành phần hóa học ba loài thuộc chi Garcinia là bứa cọng (G. pedunculata), sơn vé (G. merguensis), bứa đồng (G. schomburgkiana) và phân lập được 7 hợp chất mới chưa được tìm thấy trên thế giới. Một phần kết quả của đề tài này đã được công bố trong 2 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế (Phytochemistry Letters). - Đề nghị con đường sinh tổng hợp cho các xanthon phân lập được. 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO - Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của các chất phân lập được. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. PGS.TS. Phạm Đình Hùng 2. PGS.TS. Nguyễn Diệu Liên Hoa NGHIÊN CỨU SINH Võ Tấn Hậu XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO HIỆU TRƯỞNG . án: Khảo sát thành phần hóa học một số loài thuộc chi Garcinia, họ Bứa (Guttiferae) mọc ở Nam bộ Việt Nam - Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ - Mã số: 1.04.02 - Họ tên nghiên cứu sinh: Võ Tấn Hậu - Khóa. hoạt tính yếu. 2. KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN - Khảo sát thành phần hóa học ba loài thuộc chi Garcinia là bứa cọng (G. pedunculata), sơn vé (G. merguensis), bứa đồng (G. schomburgkiana) và phân lập. cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên có trong ba loài thực vật thuộc chi Garcinia (họ Bứa) là bứa cọng (G. pedunculata), sơn vé (G. merguensis) và bứa đồng (G. schomburgkiana). Ba loài này

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan