1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát thành phần hóa học cây còng mù u

28 607 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 734 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều ứng dụng rộng rãi và đầy tiềm năng. Đặc biệt, thực vật đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ đại để trị bệnh ở nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của tổng hợp hữu cơ giúp cho ngành công nghiệp dược có những bước tiến dài và cung ứng nhiều dược phẩm tổng hợp cho thị trường thuốc trên thế giới. Tuy nhiên, các nước phát triển hiện đang chuyển hướng sang sử dụng thảo dược. Theo điều tra của Liên minh Châu Âu, khoảng 1400 loại thuốc pha chế từ thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu và có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số thế giới vẫn còn tin tưởng vào y học cổ truyền; sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật vô cùng phong phú trong thiên nhiên. Từ năm 1983 đến 1994, có đến 41% thuốc mới được phê chuẩn có nguồn gốc tự nhiên. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn (> 60%) đối với thuốc chống lây nhiễm và kháng ung thư. Trong luận án này chúng tôi khảo sát thành phần hóa học của vỏ và trái cây còng mù u (Calophyllum thorelii) thu hái ở Lâm trường Sông Kôn. Sau đó thử hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên ba dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư vú MCF-7 và ung thư phổi NCI-H460. Mục tiêu của luận án là cung cấp thông tin khoa học về thành phần hoá thực vật của họ Bứa ở Việt Nam, làm giàu danh mục các hợp chất tự nhiên mới trên thế giới, khẳng định giá trị tài nguyên thực vật Việt Nam. Ngoài ra, kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc tế bào là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về dược tính để sử dụng các hợp chất này làm thuốc chữa trị ung thư dựa trên hợp chất tự nhiên hay bán tổng hợp, định hướng khai thác cây thuốc từ nguồn thực vật phong phú và đa dạng ở nước ta. 1 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thành phần hóa học của cây còng mù u chưa được nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam, trong luận văn thạc sĩ năm 2005, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ cây và phân lập được sáu hợp chất. Tiếp tục khảo sát cao này đồng thời thu hái thêm vỏ và trái cây, chúng tôi đã phân lập và nhận danh được 30 hợp chất bao gồm 8 benzophenon polyisoprenyl hóa, 13 xanthon, 1 flavonoid, 5 dẫn xuất của acid benzoic và 3 hợp chất thuộc các nhóm khác. Trong 30 hợp chất này, có 7 hợp chất mới gồm 2 xanthon là calothorexanthon (140) và thorexanthon (148) và 5 benzophenon polyisoprenyl hóa là thorelion (125), calothorelion A (135), calothorelion B (136), thoreliolid A (150) và thoreliolid B (151). Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư theo phương pháp SRB trên các benzophenon polyisoprenyl hóa cho thấy các hợp chất này có hoạt tính từ khá mạnh đến trung bình. Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH cho thấy nhiều hợp chất phenol thử nghiệm có hoạt tính khá mạnh. BỐ CỤC LUẬN ÁN Luận án gồm 150 trang với 3 chương, 48 bảng, 32 hình, 136 tài liệu tham khảo và 57 phụ lục phổ. Trong đó, tổng quan 21 trang, thực nghiệm 22 trang, kết quả và bàn luận 87 trang. Ngoài ra còn có mở đầu 2 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN - Giới thiệu về họ Bứa - Giới thiệu về chi Calophyllum: Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học (Tổng hợp tài liệu tham khảo trên thế giới và các nghiên cứu hóa học về chi Calophyllum ở Việt Nam), hoạt tính sinh học và công dụng của chi này. 2 - Giới thiệu về cây còng mù u (Calophyllum thorelii Pierre) Chương 2. THỰC NGHIỆM 2.1 Nguyên liệu Vỏ và trái cây còng mù u được thu hái ở Lâm trường Sông Kôn, tỉnh Bình Định, và được GVC Nguyễn Thiện Tịch, Bộ môn Sinh thái và Sinh học Tiến hóa, Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh định danh. 2.2 Thiết bị và hóa chất Trong phần này chúng tôi trình bày ngắn gọn về các thiết bị và hóa chất sử dụng trong phần thực nghiệm của luận án. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Chiết xuất và phân lập Vỏ và trái cây được phơi khô, xay nhỏ, chiết xuất lần lượt với eter dầu hỏa rồi etyl acetat bằng bộ chiết Soxhlet. Thu hồi dung môi bằng cô quay thu được cao eter dầu hoả và cao etyl acetat tương ứng. Việc phân tách và phân lập chất được thực hiện bằng phương pháp SKC kết hợp với SKLM trên các chất hấp phụ silica gel, Diol silica hay RP-18. Sắc ký lọc gel được thực hiện trên Sephadex LH-20. Trong một số trường hợp, HPLC được sử dụng. 2.3.2 Xác định cấu trúc Việc xác định cấu trúc được thực hiện bằng các phương pháp phổ ( 1 H và 13 C NMR, HSQC, HMBC, COSY và NOESY kết hợp với UV, IR, HR-MS) cũng như so sánh phổ có được với tài liệu tham khảo. 2.3.3 Thử nghiệm hoạt tính sinh học Hoạt tính gây độc tế bào theo phương pháp SRB Thử nghiệm SRB (sulforhodamin B) là một phương pháp so màu đơn giản và nhạy để xác định độc tính tế bào của một chất. Trong thử nghiệm này, chất thử được chuẩn bị ở những nồng độ khác nhau, tế bào được cố định, rửa và nhuộm với SRB. Sau khi SRB liên kết với protein, tế bào được hoà tan tạo dung dịch trong suốt có màu hồng. 3 Mật độ quang đo được của dung dịch tương quan với lượng protein tổng hay số lượng tế bào. Sự thay đổi lượng tế bào so với mẫu chứng phản ánh độc tính tế bào của chất nghiên cứu. Hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là gốc tự do ổn định có hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm trong MeOH. Khi gặp chất thử cho proton thì gốc tự do sẽ bị giữ lại và độ hấp thu ở 517 nm bị giảm. Dựa vào nguyên tắc này, hoạt tính kháng oxy hóa của một chất có thể được biểu thị bằng khả năng bắt giữ gốc tự do của chất đó. 2.4 Quy trình phân lập và số liệu phổ Trong phần này chúng tôi trình bày quy trình phân lập chất từ các cao chiết nêu trên và các số liệu phổ thu được. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thành phần hóa học của vỏ cây thu hái năm 2003 Trong luận án này, chúng tôi tiếp tục khảo sát các phân đoạn còn lại của cao eter dầu hỏa thu hái năm 2003. Kết quả thu được thorelion (125) dưới dạng hợp chất tự nhiên và 4 hợp chất khác là 1,5,6- trihydroxyxanthon (131), 6-deoxyisojacareubin (132), osajaxanthon (133) và 1,5-dihydroxyxanthon (4). Trong đó 125 là một hợp chất mới chưa được công bố trên thế giới. O O OH OHO O OHO O HO O OH OH O 132 133 4 131 O OH OH O HO 125 OH HO O OO OH 4 125 OH HO O OO OH 1 3 5 79 10 12 14 16 17 2021 2223 24 27 28 29 30 32 34 35 36 37 38 Thorelion (125) Gôm màu vàng; [α] 25 D +91,9 (c 1,0; MeOH). HR-EIMS: CTPT C 38 H 50 O 6 (m/z 602,3607 [M] + ), độ bất bão hòa là 14. Phổ UV: λ max 230 và 277 nm và IR: ν max 3394 (O−H), 2958 (C-H sp 3 ), 1728 (C=O cô lập), 1645 (C=O liên hợp), 1601 (C=C hương phương), 1289 cm -1 (C−O). Phổ 1 H và 13 C NMR (Bảng 3.1) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với 38 carbon gồm một vòng 3,4-dihydroxybenzoyl, hai nhóm 3- metylbut-2-enyl, hai nhóm metyl bậc ba, một nhóm ceton cô lập, một hệ 1,3-diceton enol hóa, ba carbon bậc bốn, một nhóm metin, một nhóm metylen và một đơn vị C 10 . Các số liệu phổ này cho thấy 125 là một benzophenon polyisoprenyl hóa. Cấu trúc cũng như độ dịch chuyển hóa học trong phổ 1 H và 13 C NMR của 125 được xác định dựa vào phổ HSQC, HMBC và COSY. Phân tích tương quan HMBC chứng minh sự hiện diện của các nhóm thế nêu trên và cho thấy đơn vị C 10 là một vòng 2,2-dimetyl-3- isopropenylcyclopentyl (Hình 3.1-3.3). 10 12 14 OH HO H H H O 16 17 18 20 21 : Töông quan HMBC : Töông quan COSY 29 32 34 35 36 37 38 31 Hình 3.1-3.3 Tương quan HMBC của vòng 3,4-dihydroxybenzoyl, nhóm isoprenyl và vòng 2,2-dimetyl-3-isopropenylcyclopentyl trong 125 Vị trí của các nhóm thế gắn vào hệ vòng bicyclo được xác định như sau: trong phổ HMBC, H 2 -17 của nhóm isoprenyl thứ nhất cho tương quan với carbon carbonyl cô lập (δ C 209,9), carbon carbonyl liên hợp (δ C 195,2) và hai carbon sp 3 hoàn toàn trí hoán (δ C 68,8 và 49,5) nên các carbon này lần lượt là C-9, C-3, C-4 và C-5. Vậy nhóm 5 isoprenyl này gắn vào C-4. Hai nhóm metyl bậc ba còn lại cho tương quan với nhau và cùng tương quan với C-4, C-5 và carbon sp 3 bậc ba ở δ C 47,8 nên C-5 mang hai nhóm metyl này và carbon bậc ba là C-6. Proton metylen ở δ H 2,22 và 2,02 cho tương quan với C-5, C-6 và C- 9 nên gắn vào C-7. Proton H 2 -7 còn cho tương quan với carbon enol (δ C 194,4) và một carbon sp 3 hoàn toàn trí hoán (δ C 60,7) nên hai carbon này lần lượt là C-1 mang nhóm -OH và C-8 nối với C-7. H 2 - 24 cho tương quan với C-6 và C-7, đồng thời H-25 cũng cho tương quan với C-6 nên nhóm isoprenyl thứ hai gắn vào C-6. Tương tự, H 2 - 33 cho tương quan với C-1, C-8 và C-9 nên nhóm 2,2-dimetyl-3- isopropenylcyclopentyl gắn vào C-8. Carbon duy nhất còn lại trong phân tử (δ C 118,2) phải là C-2 nối với C-1, C-3 và C-10 (Hình 3.4). 1 3 4 5 7 8 9 17 24 29 33 6 O O OH O 6 1 3 4 5 7 8 9 2223 24 29 O O OH O 23 22 Hình 3.4. Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 125 Do cấu trúc của hệ thống vòng bicyclo nên hai nhóm thế gắn vào C-4 và C-8 phải ở vị trí xích đạo. Hóa học lập thể của C-6 được đề nghị bằng cách so sánh độ dịch chuyển của hai nhóm metyl gắn vào C-5 là nhóm metyl trục (C-22) và nhóm meyl xích đạo (C-23) với trường hợp guttiferon B (112) và I (134) cũng như phân tích hằng số ghép cặp của hai proton gắn vào C-7. Trong 125, độ dịch chuyển hóa học của hai nhóm này là δ C 27,5 (C-22) và 23,2 (C-23), tương tự như trong guttiferon I (134). Vậy nhóm isoprenyl gắn vào C-6 ở vị trí trục. Điều này được tái xác nhận thông qua hằng số ghép cặp của H 2 - 7 là H-7 β [δ H 2,02 (dd, J= 14,3 và 8,0 Hz)], hằng số ghép cặp lớn là 6 do ghép cặp với H-7 α [δ H 2,22 (d, J= 14,3 Hz)] và hằng số ghép cặp nhỏ là do ghép cặp J ae với H-6. Điều này cho thấy H-6 ở vị trí xích đạo, do đó nhóm isoprenyl gắn vào C-6 ở vị trí trục. Hóa học lập thể trong vòng cyclohexanon và hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan của 112, 134 và 125 được biểu diễn trong Hình 3.5. 112 6 2223 0,80 s 16,5 1,14 s 23,8 44,2 1,60 m 43,1 1,47 dd (13,2; 10,4) 2,02 m 48,1 1 3 4 8 9 O O OH O 1 2 3 10 1,14 s 23,8 0,80 s 16,5 1,47 dd (13,2; 10,4) 2,02 m 1,60 m H H O H O HO O 8 6 5 22 23 4 9 7 C 10 C 5 112 10 23,2 27,3 134 8 6 5 22 23 4 9 7 C 10 C 5 H O H H 7 134 6 22 23 1 3 4 8 9 17 O OO OH 23,2 27,3 5 125 6 22 23 1,21 s 23,2 1,01 s 27,5 47,9 1,49 m 41,7 49,5 2,02 dd (14,3; 8,0) 2,22 br d (14,3) 1 3 4 8 9 O O OH O 10 2 1 3 1,01 s 27,5 1,21 s 23,2 125 8 6 5 22 23 4 9 7 C 10 2,02 dd (14,3; 8,0) 2,22 br d (14,3) 1,49 m C 5 H O H H O HO O Hình 3.5 Hóa học lập thể của vòng cyclohexanon và hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 112, 134 và 125 Vậy hợp chất trên có cấu trúc 125. Đây là một hợp chất mới và chúng tôi đặt tên cho hợp chất này là thorelion. Cấu hình tuyệt đối của 125 chưa xác định được. 3.2 Thành phần hóa học của vỏ cây thu hái năm 2006 Cao eter dầu hỏa của vỏ cây Từ cao eter dầu hỏa của vỏ cây thu hái năm 2006, chúng tôi đã phân lập được 14 hợp chất là guttiferon I (134), thorelion (125), 7 calothorelion A (135), calothorelion B (136), guttiferon F (114), 30- epi-cambogin (137), acid benzoic (138), acid 3-furancarboxylic (139), calothorexanthon (140), garbogiol (141), 1,4,8- trihydroxyxanthon (142), 1,7-dihydroxyxanthon (5), globuxanthon (143) và δ-tocotrienol (128). Trong các hợp chất này, 135, 136 và 140 là 3 chất mới. 125 OH HO O OO OH 134 O OO OH HO OH 137 HO O OO HO O 136 OH HO O O O O HO 114 137 O OO OH HO OH O OO OH HO O 8 OH HO O O O O HO 1 3 5 79 10 11 13 15 17 20 21 22 23 24 27 28 29 30 32 34 35 36 37 38 135 142 O OH OH OH O 139 138 COOH O COOH 141 O O OH OHO OH 140 O O OH HO OHO 5 O O OH HO 143 O OH OH O OH 128 O HO Calothorelion A (135) Gôm màu vàng; [α] 25 D +412,0 (c 0,14; EtOH). HR-ESIMS: CTPT C 38 H 50 O 7 (m/z 619,3657 [M+H] + ), độ bất bão hòa là 14. Phổ UV: λ max 238, 269 và 322 nm và IR: ν max 3432 (O−H), 2929 (C−H sp 3 ), 1729 (C=O cô lập), 1667 (C=O liên hợp), 1620 (C=C hương phương), 1290 cm -1 (C−O). Phổ 1 H và 13 C NMR (Bảng 3.10) cho các tín hiệu cộng hưởng tương tự thorelion (125), gồm một vòng 3,4-dihydroxybenzoyl, một nhóm isoprenyl, một vòng 2,2-dimetyl-3-isopropenylcyclopentyl, hai nhóm metyl bậc ba, một hệ vòng bicyclo[3.3.1]non-2-en-1,9-dion và một đơn vị C 5 mang oxygen. Phân tích tương quan HMBC và COSY (Hình 3.8) cho thấy đơn vị C 5 này là một vòng (2,2-dimetyloxetyl) [δ H 4,62 (1H, dd, J= 10,0 và 6,5 Hz, H-17); 2,67 (1H, dd, J= 14,0 và 10,0 Hz, H-18); 2,28 (1H, dd, J= 14,0 và 6,5 Hz, H-18); 1,10 và 1,06 (mỗi mũi 3H, s, H 3 -20 và H 3 -21); δ C 94,1 (C-17); 71,9 (C-19); 27,4 (C-18); 25,5 (C-20); 25,4 (C-21)]. Vậy điểm khác biệt là nhóm isoprenyl tại C-4 đã được thay thế bằng một vòng 2,2-dimetyloxetyl. Vị trí các nhóm thế gắn vào hệ vòng bicyclo được xác định dựa vào phổ HMBC (Hình 3.9). 9 Hình 3.9 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 135 O 17 18 21 20 : HMBC : COSY 33 1 4 5 7 8 9 10 22 23 24 3 18 O O HO O O Hóa học lập thể của C-6 được xác định tương tự trường hợp 125. Dựa vào hằng số ghép của một proton gắn vào C-7 [δ H 2,04 (dd, J= 14,0 và 8,0 Hz, H-7β)] và độ dịch chuyển hóa học của C-22 và C-23 (δ C 27,5 và 24,2), có thể xác định H-6 ở vị trí xích đạo và nhóm isoprenyl do đó gắn vào C-6 ở vị trí trục. Vậy hợp chất trên có cấu trúc 135, là một hợp chất mới. Chúng tôi đặt tên cho hợp chất này là calothorelion A. Cấu hình tuyệt đối của 135 chưa xác định được. Bảng 3.1 và 3.10 Số liệu phổ 1 H và 13 C NMR của thorelion (125) và calothorelion A (135) trong CD 3 OD (trị số trong ngoặc là J tính bằng Hz) Vị trí Thorelion (125) Calothorelion A (135) δ H δ C δ H δ C 1 194,4 197,8 2 118,2 119,4 3 195, 2 177,9 4 68,8 69,0 5 49,5 47,9 6 1,49 m 47,9 1,67 m 47,0 7 H eq : 2,22 br d (14,3) 41,7 2,12 d (14,0) 41,1 H ax : 2,02 dd (14,3 & 8,0) 2,04 dd (14,0 & 8,0) 8 60,7 62,0 9 209,9 207,8 10 196,4 193,2 11 129,9 130,5 12 7,23 d (2,0) 117, 5 7,32 d (2,0) 116,7 10 Hình 3.8 Tương quan HMBC và COSY của vòng 4-(2,2- dimetyloxetyl) trong 135 [...]... Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa, Cô lập và nhận danh benzophenon từ vỏ cây còng mù u (Calophyllum thorelii), Hội nghị Khoa học lần thứ 7, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM (26/11/2010) 2 Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa, Thorexanthon, một xanthon mới từ trái cây còng mù u (Calophyllum thorelii), Hội nghị Hóa học Toàn quốc lần thứ năm (16/11/2010) 3 Nguyễn Thị Lệ Thu, Phạm Đình... d u trái cây còng mù u - Thử hoạt tính kháng HIV, một hoạt tính đặc trưng của các benzophenon polyisoprenyl hóa 26 DANH MỤC CÔNG TRÌNH DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG 1 Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa (2010), “Thorexanthon, một xanthon mới từ trái cây còng mù u (Calophyllum thorelii)”, Tạp chí Hóa học 48(4B), tr 360364, ISSN: 0866-7144 2 Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn... cây còng mù u (Calophyllum thorelii Pierre) thu hái ở Lâm trường Sông Kôn, tỉnh Bình Định Hoạt tính gây độc tế bào và kháng oxy hóa của một số hợp chất phân lập được cũng đã được thử nghiệm Kết quả đạt được như sau: Về khảo sát thành phần hóa học Từ cao eter d u hỏa của vỏ cây thu hái năm 2003, phân lập được 5 hợp chất trong đó có một hợp chất mới là thorelion (125) Từ cao eter d u hỏa của vỏ cây thu... GỞI ĐĂNG 1 Thu T L Nguyen, Duc M Nguyen, Lien-Hoa D Nguyen (2011), “Antioxidant xanthones from the bark of Calophyllum thorelii”, đã gởi đăng trên tạp chí Natural Product Research, Manuscript ID: GNPL-2011-0537, ISSN: 1478-6419 2 Le-Thu T Nguyen, Hieu T Nguyen, Matej Barbič, Gabi Brunner, Jörg Heilmann, Hung D Pham, Duc M Nguyen, LienHoa D Nguyen (2011), “Polyisoprenylated acylphloroglucinols and a... Thu, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa (2010), “Phân lập và nhận danh hợp chất phenol từ vỏ cây còng mù u (Calophyllum thorelii)”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học 15(3), tr 26-31, ISSN: 0868-3224 3 Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa (2010), “Hợp chất phenol từ cao ethyl acetat của trái cây còng mù u (Calophyllum thorelii)”, Tạp chí Dược li u 15(4), tr 234-237, ISSN: 0868-3859... Đình Hùng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Di u Liên Hoa, Cô lập và nhận danh xanthon từ cao eter d u hỏa của vỏ cây còng mù u (Calophyllum thorelii), Hội nghị Khoa học lần thứ 6, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM (14/11/2008) 4 Nguyen T L Thu, Ngo T N Ngoc, Pham D Hung, Nguyen D L Hoa, Harrison J Leslie, Thorelione, a new polyisoprenylated benzophenone from Calophyllum thorelii, Intensive Course “Methods... NGHIÊN C U TIẾP THEO - Phân lập lại thoreliolid A (150) từ phần còn lại của cao eter d u hỏa của trái cây để thử hoạt tính gây độc trên ba dòng tế bào khảo sát - Thử hoạt tính gây độc tế bào của các benzophenon polyisoprenyl hóa trên các dòng tế bào ung thư khác như tế bào ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư bạch c u - Thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của các benzophenon trên - Khảo sát khả... oxy hóa Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy calothorexanthon (140), garbogiol (141), 1,4,8-trihydroxyxanthon (142) và δtocotrienol (128) có hoạt tính mạnh với 1,4,8-trihydroxyxanthon có hoạt tính mạnh nhất Điểm chung của các xanthon này là có hai nhóm –OH kiềm nối 24 KẾT LUẬN Trong luận án này, chúng tôi đã khảo sát thành phần hóa học cao eter d u hỏa và cao etyl acetat của vỏ cây và trái cây. .. thuộc các nhóm khác gồm 5 dẫn xuất của acid benzoic, 1 flavonoid và 3 hợp chất thuộc các nhóm khác 3.5.2 Về hoạt tính sinh học Khả năng gây độc tế bào Kết quả sàng lọc độc tính tế bào cho thấy các benzophenon khảo sát đ u có hoạt tính từ khá mạnh đến trung bình trên ba dòng tế bào khảo sát Riêng hai dẫn xuất metyl hóa 125a và 125b không có hoạt tính, cho thấy hệ vòng enol 1,3- diceton đóng vai trò quan... Calophyllum thorelii”, đã gửi đăng trên tạp chí Phytochemistry, Manuscript number: PHYTOCHEM-D-11-00547 ISSN: 00319422 3 Le-Thu T Nguyen, Duc M Nguyen, Lien-Hoa D Nguyen, “Polyisoprenylated benzophenone derivatives from the fruits of Calophyllum thorelii”, dự kiến sẽ gởi đăng trên tạp chí Tetrahedron Letters, ISSN: 0040-4039 DANH MỤC CÁC BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC 1 Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh . với thuốc chống lây nhiễm và kháng ung thư. Trong luận án này chúng tôi khảo sát thành phần hóa học của vỏ và trái cây còng mù u (Calophyllum thorelii) thu hái ở Lâm trường Sông Kôn. Sau đó. thác cây thuốc từ nguồn thực vật phong phú và đa dạng ở nước ta. 1 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thành phần hóa học của cây còng mù u chưa được nghiên c u trên thế giới. Ở Việt Nam, trong luận văn. chúng tôi đã bước đ u khảo sát thành phần hóa học cao eter d u hỏa của vỏ cây và phân lập được s u hợp chất. Tiếp tục khảo sát cao này đồng thời thu hái thêm vỏ và trái cây, chúng tôi đã phân

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w