1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô

81 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 6,13 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của luận án - Khắc phục sự khan hiếm nguồn cát tự nhiên để sản xuất bê tông nhựa - Tạo ra hỗn hợp bê tông nhựa từ cát xay từ đá đảm bảo được giá thành hợp lý và chấtl

Trang 1

Bằng Luận án Thạc Sỹ KHKT này, tác giả xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Trường ĐH GTVT, Phòng đào tạo đại học và sau đại học, Khoa công trình, Bộ môn đường bộ, các Nhà giáo: PGS.TS Bùi Xuân Cậy; TS.Nguyễn Văn Hùng; TS Nguyễn Mạnh Hùng; TS Lê Văn Bách.

Tác giả cũng trân trọng cám ơn Phòng thí nghiệm Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 610 (thuộc Tổng Công ty CTGT 6) nay là Công ty CP Đầu tư xây dựng Nam Phương, Công ty CP đá núi nhỏ,Phân viện KHCN GTVT phía Nam và các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU Trang

II.Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁT SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA

I Khảo sát nguồn vật liệu cát tự nhiên dùng sản xuất bê tông nhựa 7

1 Nguồn cung cấp cát sản xuất bê tông nhựa đạt chất lượng để sản xuất bê tông nhựa 7

1 Tình hình sử dụng cát xay để sản xuất bê tông nhựa trên thế giới 13

2 Tỉnh hình sử dụng cát sản xuất bê tông nhựa tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 13

I Khảo sát nguồn vật liệu đá sản xuất cát xay, bê tông nhựa tại tỉnh Đồng Nai 15

2 Nguyên lý hoạt động của máy Titan gối đệm không khí 18

4.Tính ưu việt của máy nghiền roto trục đứng gối đệm không khí Titan 20

1 Thành phần và tính ưu việt của hỗn hợp bê tông nhựa 23

2 Lý thuyết về cường độ ổn định về biến dạng của hỗn hợp bê tông nhựa 23

2.2 Tính ổn định về biến dạng của hỗn hợp bê tông nhựa 25

3 Cường độ yêu cầu và độ ổn định của mặt đường nhựa tác dụng của tải trọng xe

ở các điều kiện thời tiết khác nhau 25 3.1 Cường độ yêu cầu và độ ổn định của mặt đường nhựa ở nhiệt độ cao 25

MỤC LỤC

Trang 3

4 Cơ sở lý luận của quá trình tác dụng tương hỗ hóa lý giữa nhựa và hạt khoáng chất 29

II Phương pháp thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa 30 III Vai trò, vị trí và yêu cầu đối với vật liệu chế tạo bê tông nhựa 33

2 Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt 41 V.Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi, độ bền chịu kéo uốn của bê tông nhựa 47

1 Thií nghiệm xác định mô đun đàn hồi của bê tông nhựa 47

2 Thí nghiệm xác định độ bền chịu kéo uốn của bê tông nhựa thông qua thí nghiệm ép chẻ 48

CHƯƠNG IV: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ

1 Thí nghiệm xác định thành phần hạt, mô đun độ lớn của cát (TCVN 242 - 86) 50

4 Xác địn hàm lượng chung bụi, bùn và sét có trong cát (TCVN 343 - 86) 51

6 Thành phần khoáng vật có trong cát (22TCN 61 - 84) 53

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ

I Thí nghiệm thiết kế bê tông nhựa sản xuất cát xay, cát tự nhiên 59

2 Kết quả thí nghiệm thiết kế và tính chất của bê tông nhựa 60 2.1 Kết quả thí nghiệm thiết kế bê tông nhựa cát xay 60 2.2 Kết quả thí nghiệm thiết kế bê tông nhựa cát tự nhiên 62 2.3 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay thay cát tự nhiên

theo đúng tỷ lệ cát tự nhiên trong bê tông nhựa cát tự nhiên 64 2.3 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay thay cát tự nhiên

theo thành phần của bê tông nhựa cát tự nhiên 65

II Đánh giá về mặt kinh tế của việc sử dụng cát xay, cát tự nhiên sản xuất bê tông nhựa 66 III Xác lập mối quan hệ về sự biến đổi của mô đun đàn hồi và độ bền kéo uốn của bê tông nhựa.

1 Sự biến đổi mô đun đàn hồi vật liệu bê tông nhựa cát xay theo nhiệt độ 69

2 Sự biến đổi độ bền kéo uốn vật liệu bê tông nhựa cát xay theo nhiệt độ 70

3 Đưa ra các chỉ tiêu trong tính toán và điều kiện kiểm toán

Trang 4

2 Về mặt kinh tế 72

PHẦN II: PHẦN PHỤ LỤC THUYẾT MINH

Phụ lục 1: Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của cát xay, cát tự nhiên.

Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm thiết kế bê tông nhựa cát xay

Phụ lục 3: Kết quả thí nghiệm thiết kế bê tông nhựa cát tự nhiên

Phụ lục 4: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay thay cát tự nhiên

theo đúng tỷ lệ cát tự nhiên trong bê tông nhựa cát tự nhiên

Phụ lục 5: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay thay cát tự nhiên

theo thành phần của bê tông nhựa cát tự nhiên

Phụ lục 6: Kết quả thí nghiệm mô đun đàn hồi vật liệu bê tông nhựa cát xay, cát tự nhiên

Phụ lục 7: Kết quả thí nghiệm độ bền kéo uốn vật liệu bê tông nhựa cát xay, cát tự nhiên

Phụ lục 8: Một số hình ảnh thí nghiệm

Phụ lục 9: Một số văn bản pháp lý liên quan đến việc cấm khai thác cát trên sông đồng nai

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những vùng kinh tế phát triển năngđộng nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng bình quân hàng năm chiếm 13 - 14%,đóng gớp ngân sách cả nước chiếm gần 40% Hiện nay, nhu cầu xây dựng hệ thống hạtầng giao thông rất lớn, đòi hỏi khối lượng rất lớn nguồn cát xây dựng các công trình:cầu, đường, san lắp mặt bằng bến, bãi, … Trong khi đó trong nhiều năm qua việc khai cáttrên các sông thuộc khu vực phía Nam không tuân thủ yêu cầu về môi trường, dẫn đếnnguồn tài nguyên bị kiệt quệ, hai bờ sông bị xói lở nghiêm trọng Chính vì vậy, một sốsông lớn đã bị cấm khai thác cát, trong đó có sông Đồng Nai Do đó, một số công trình đãphải nhập nguồn cát từ Campuchia, nhưng lượng cát này cũng có hạn, giá thành cao từ

160 000 đến 180 000 VNĐ/m3 và không chủ động trong khâu sản xuất, đặc biệt trongsản xuất bê tông nhựa Cho nên, việc tìm kiếm nguồn vật liệu khác thay thế nguồn cátthiên nhiên đang được các công ty sản xuất bê tông nhựa đặc biệt quan tâm Hiện nay,một số trạm trộn đã sử dụng cát xay khai thác tại các mỏ đá thuộc tỉnh Đồng Nai để sảnxuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế –

kỹ thuật của việc sử dụng cát xay để chế tạo bê tông nhựa cũng như để được áp dụng đạitrà trong thực tế thì việc “ Nghiên cứu sử dụng cát xay để sản xuất bê tông nhựa làm mặtđường ô tô” là hết sức có giá trị và rất cần thiết

II MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1 Mục đích nghiên cứu của luận án

- Khắc phục sự khan hiếm nguồn cát tự nhiên để sản xuất bê tông nhựa

- Tạo ra hỗn hợp bê tông nhựa từ cát xay từ đá đảm bảo được giá thành hợp lý và chấtlượng đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn 22TCN 249 – 98 “Quy trình công nghệ thicông và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa – Yêu cầu kỹ thuật”

2 Nội dung nghiên cứu của luận án

- Phân tích sự khan hiếm nguồn vật liệu cát, dự báo nhu cầu sử dụng trong thời giantới

- Đặc tính cơ lý của đá tại các mỏ khai thác tại Đồng Nai

Trang 6

- So sánh về tính hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cát xay với cát tự nhiên khi dùng sản xuất

bê tông nhựa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu đá khai thác tại một số mỏ của tỉnh Đồng Nai: Mỏ Phước Tân, Hóa An,Châu Thới,

- Nghiên cứu cát xay do Công ty CP Đá Núi Nhỏ sản xuất từ cát mỏ đá trên để sảnxuất bê tông nhựa

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết cấp phối chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa

- Phương pháp thực nghiệm: chế tạo các mẫu thử tại phòng thí nghiệm.

- Trên cơ sở thống kê các số liệu từ thực nghiệm và các kết quả thu thập được; các kếtquả nghiên cứu lý thuyết, đánh giá khả năng sử dụng cát xay để chế tạo BTN và hiệu quảkinh tế-kỹ thuật của giải pháp đề xuất

II KẾT CẤU ĐỀ TÀI:

Nội dung luận văn được trình bày trong 5 chương bao gồm :

Chương mở đầu

Chương I: Tổng quan tình hình sử dụng cát để sản xuất BTN làm mặt đường ô tô Chương II: Công nghệ sản xuất cát xay

Chương III: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết về bê tông nhựa

Chương VI: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của cát xay, cát tự nhiên

Chương V: Phân tích đánh giá theo cát chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế của bê tông nhựacát xay, cát tự nhiên

Chương V: Kết luận & Kiến nghị

Trang 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁT ĐỂ SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA LÀM MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ

I KHẢO SÁT NGUỒN VẬT LIỆU CÁT TỰ NHIÊN CUNG CẤP CHO SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA.

1 Nguồn cung cấp cát sản xuất bê tông nhựa khu vự kinh tế phía Nam:

Các mỏ cát trên sông Đông Nai là nguồn cung cấp cát chủ yếu cho vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam Sông Đồng Nai đi qua địa phận của hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai Cát sông Đồng Nai là trầm tích lòng hiện đại đã tích tụ từ trước khi có đập thủy điệnTrị An Các tài liệu lịch sử (ảnh hàng không, bản đồ) cho thấy, ở chế độ tự nhiên, sôngĐồng Nai từ Trị An đến cầu Cát Lái thuộc vùng đồng bằng ngập lụt và đồng bằng thủytriều Khi chảy qua hai vùng đồng bằng này, hoạt động bồi tụ chiếm ưu thế đã tạo nên cácbãi bồi dần lấp đầy lòng sông Đáy sông nhiều nơi nông cạn, tàu bè qua lại khó khăn khithủy triều xuống

Trầm tích lòng phân bố suốt chiều dài sông đã hình thành các mỏ cát có trữ lượngđáng kể Trong những năm qua các mỏ cát này đã cung cấp hàng triệu m3 cát xây dựng cóchất lượng tốt, phục vụ cho việc xây dựng các khu đô thị, khu chế xuất, các hệ thống giaothông, cầu, cảng trong thành phố khu vực phía Nam

2 Chất lượng cát :

Dựa vào đặc điểm địa chất mỏ và địa chất khu vực có thể phân chia mỏ cát lòng sôngĐồng Nai từ Tân Uyên đến Cát Lái thành hai mỏ riêng biệt, với chất lượng tương ứngnhư sau:

Mỏ Nam cầu Đồng Nai, kéo dài từ cầu Đồng Nai đến Cát Lái, nơi sông Đồng Nai chảytrên đồng bằng thủy triều Các thân cát thường phân bố tập trung ở những khúc uốn, dày10-20 m Kích thước hạt cát trung bình đến mịn, màu xám, xám đen, một vài nơi bị nhiễm mặn yếu Cát phân bố trong lòng sông và khúc uốn rộng (500-1.700 m) Váchsông cấu tạo bởi các trầm tích bở rời chủ yếu là sét, sét bột, cao tương đối so với mựcnước triều kiệt 1,0-1,5 m

Đánh giá chung: cát trong mỏ Nam cầu Đồng Nai có chất lượng trung bình, đáp ứngxây dựng các công trình dân dụng Hoạt động khai thác cát lòng sông ít ảnh hưởng đếnmôi trường khu vực

Mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai, kéo dài từ Bến Trâu (Tân Uyên) đến cầu Đồng Nai, nơisông Đồng Nai chảy trên đồng bằng ngập lụt Các thân cát có dạng kéo dài, dày 5-15 m.Kích thước hạt cát trung bình đến thô, cát rất sạch, có màu vàng, xám vàng, không bịnhiễm mặn Cát phân bố trong lòng sông hẹp (rộng 200-300 m), vách bờ nhiều đoạn dốcđứng, cao tương đối 4-7 m so với mực nước Cấu tạo vách bờ là các trầm tích bở rời gồmhai phần: dưới là các lớp cát sét, cát sạn, trên là sét bột,sét

Trang 8

Đánh giá chung: cát trong mỏ Bắc cầu Đồng Nai có chất lượng tốt nhất vùng, đạt tiêuchuẩn sản xuất bê tông và xây dựng các công trình cao cấp Tuy vậy, môi trường địa chất

mỏ rất nhạy cảm với hoạt động khai thác

Tuy nhiên, mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai, nơi có các đặc điểm môi trường tự nhiên nhạycảm với hoạt động khai thác cát lòng sông

Mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai có nguồn gốc trầm tích sông được hình thành từ trước khi

có đập thủy điện Trị An Cho đến khi ngưng khai thác (năm 2004), mỗi năm mỏ cát này

đã cung cấp hàng triệu m3 cát vàng chất lượng tốt để sản xuất bê tông và xây dựng cáccông trình cao cấp trong khu vực

Từ năm 1995 đến 2004, các doanh nghiệp khai thác mỏ này đã lấy vượt trữ lượngđược phép, khai thác gần 3.000.000 m3 Khai thác không tuân thủ các quy định về độ sâukhai thác, khoảng cách xa bờ là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến xói lở bờ sông Việcquản lý hoạt động khai thác chưa hiệu quả là nguyên nhân gián tiếp gây tác động xấu tớimôi trường khu vực.

Đến năm 2004, việc khai thác mỏ cát sông Đồng Nai đã chấm dứt do khai thác quá trữlượng cho phép, hơn nữa hoạt động khai thác gây sạt lở nhiều đoạn vách bờ sông [1, 3]

Hình 1 Sơ đồ phân bố bãi cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai

3 Trử lượng khoáng sản

Năm 1995, khi triển khai công trình “Thăm dò trữ lượng cát lòng sông Đồng Nai” [4]các tác giả đã áp dụng một số kỹ thuật mới như: đo địa hình lòng sông bằng thiết bị đosâu hồi âm (Echosounder), định vị các điểm đo bằng hệ định vị toàn cầu (GPS), sử dụng

Trang 9

máy khoan Air-lift để xác định bề dày lớp cát, ứng dụng kỹ thuật hệ thông tin địa lý(GIS) để tính toán khối lượng cát và xử lý các loại bản đồ Trong các đợt khảo sát năm

1999 và 2004, các kỹ thuật này tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao [1] Các dữ liệu của

ba lần khảo sát (1995, 1999, 2004) được xử lý trong môi trường GIS là cơ sở để đánh giáhoạt động khai thác tại mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai trong thời gian qua

3.1 Trữ lượng xét duyệt

Cát lòng sông là một loại hình mỏ đặc biệt, việc khai thác thường có tác động mạnhđến môi trường, vì vậy trữ lượng khai thác là trữ lượng chỉ được tính trong điều kiện khaithác không ảnh hưởng đến môi trường (chủ yếu không gây sạt lở bờ sông) Như vậy,ngoài việc khoanh định các bãi cát cách bờ một khoảng cách an toàn (khoảng cách xa bờđối với mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai là 50 m), phải xác định độ sâu khai thác hợp lý, tức là

độ sâu khai thác đảm bảo không gây sạt lở vách bờ

Bảng 2 dưới đây là trữ lượng cát đã được Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sảnphê chuẩn ngày 25/11/1995, ứng với độ sâu được phép khai thác cho từng khu vực

Bảng 2 Trữ lượng cát được xét duyệt

3.3 Khối lượng khai thác thực tế

Trong thực tế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã khoanh định Cácxáng cạp cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp đoạn sông Việc đánh giákhối lượng khai thác thực tế là việc làm không đơn giản bởi có nhiều doanh nghiệp cùngkhai thác trên một đoạn sông, tài nguyên lấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển sangngay cho các cơ sở kinh doanh trung gian Ngay trong một công ty, việc quản lý sảnlượng khai thác của từng xáng cạp cũng là vấn đề…

Trang 10

Nhằm xác định khối lượng đã khai thác, trong phần tính toán này chúng tôi dựa vào bềmặt địa hình lòng sông xây dựng cho từng khu vực ứng với ba thời điểm: tháng 7/1995,tháng 8/1999, tháng 5/2004 Sử dụng kỹ thuật GIS để tính toán khối lượng: lấy bề mặt địahình của thời điểm sau (bề mặt UPPER) trừ đi bề mặt địa hình thời điểm trước (bề mặtLOWER) sẽ xác định được khối lượng cát đã khai thác theo các giai đoạn (Bảng 3).

Bảng 3 Khối lượng khai thác trong giai đoạn 1995-1999, 1999-2004 (m 3)

(tính đến tháng 1/1999), thấp hơn so với tính toán khoảng 800.000 m3 Như vậy, kết quảtính toán khá phù hợp với báo cáo, ước tính từ tháng 1 đến tháng 8/1999, các doanhnghiệp khai thác khoảng 100.000 m3/tháng

Tổng khối lượng khai thác trong giai đoạn 1999-2004 là 4.616.778 m3 Việc khai tháctập trung vào các khu vực Hóa An, cù lao Rùa và Tân Uyên Nếu tính cả lượng cát khaithác nạo vét ở khu vực Hóa An-cầu Ghềnh và sông Cái (cù lao Phố) thì khối lượng khaithác toàn mỏ Bắc cầu Đồng Nai sẽ lớn hơn

4 Điều kiện khai thác:

Khai thác cát lòng sông thuộc mỏ Bắc cầu Đồng Nai chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môitrường tự nhiên bởi lẽ lòng sông ở đây hẹp, uốn khúc mạnh, vách bờ sông dốc đứng, cấutạo vách bờ là các trầm tích bở rời gắn kết yếu Chính vì những lý do đó, bộ Khoa học,Công nghệ & Môi trường đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Luật môitrường trong hoạt động khai thác mỏ

Thực tế hoạt động khai thác diễn ra rất phức tạp, các xáng cạp có thể khai thác ở mọi

vị trí, miễn là tại đó có cát Việc kiểm tra khai thác cát dưới lòng sông không đơn giản docác moong khai thác nằm dưới lớp nước dày Các cơ quan chức năng chỉ có thể xác định

vị trí xáng cạp cách xa bờ, nhưng rất khó xác định độ sâu khai thác, muốn biết phải tiếnhành đo đạc Ở những nơi cát có chất lượng tốt, các xáng cạp có thể móc rất sâu, lợi dụngban đêm các xáng cạp có thể khai thác cát sát chân vách bờ

Trang 11

Hình 2 Mặt cắt MC 03, ở Tân Uyên

Hình 3 Mặt cắt MC 45, cù lao Bình Chánh

Hình 4 Mặt cắt MC 93, cù lao Rùa

Hình 5 Mặt cắt MC.127, ở Hóa An

Ghi chú: Các mặt cắt ngang có hướng từ bờ phải sang bờ trái

So sánh tài liệu đo đạc địa hình các năm 1995, 1999 và 2004, có thể nhận thấy lòngsông bị biến động mạnh, có rất nhiều hố sâu bất thường xuất hiện Có thể lấy một số ví

dụ như sau:

Trang 12

- Ở Tân Uyên, tại mặt cắt MC.03 (Hình 2), đáy sông năm 1995 sâu 4 m, năm 1999 sâu

9 m, năm 2004 lạch sâu tới 17 m áp sát bờ trái Sự hình thành lạch sâu là nguyên nhângây sạt lở mạnh mẽ bờ trái ở đoạn sông này

- Ở cù lao Bình Chánh tại mặt cắt MC.45 (Hình 3) đáy sông biến động phức tạp Bềmặt bãi cát tự nhiên năm 1995 sâu 3 m, năm 1999 khai thác tới độ sâu 14 m

- Ở cù lao Rùa, tại mặt cắt MC.93 (Hình 4) đáy sông liên tục hạ sâu Năm 1995 đáysông sâu 7-8 m, năm 1999 lạch sâu 10 m lệch về phía bờ trái, năm 2004 sâu 11 m

- Ở Hóa An, nơi phân bố bãi cát III.1, theo giấy phép chỉ được khai thác tới độ sâu 8

m Mặt cắt MC.127 (Hình 5) cho thấy đáy sông biến động phức tạp Năm 1995, lạch sâu

16 m áp sát bờ phải Năm 1999, hoạt động khai thác từ các bãi cát phía trên đã gần nhưlấp đầy lạch sâu Năm 2004, khai thác tạo lạch sâu 12,5 m lệch về bờ trái

Bảng 4. So sánh khối lượng cát khai thác tại các khu vực

(m 3 )

Khai thác 1995-2004

(m 3 )

Chênh lệch (m 3 )

So sánh giới hạn được phép khai thác với giới hạn khai thác thực tế (Hình 2-5, Bảng 4)

có thể dễ dàng nhận thấy ở tất cả các bãi, hoạt động khai thác đều vượt mức cho phép.Riêng ở bãi III.1 (Hóa An) khối lượng còn lại gần nửa triệu m3, tuy vậy cho đến lúc điềutra kết thúc khai thác (tháng 5/2004) vẫn còn 3 xáng cạp tiếp tục khai thác tại đây

Hoạt động khai thác không theo quy định về độ sâu, khoảng cách xa bờ và quy trìnhkhai thác là nguyên nhân chính gây tai biến xói lở bờ sông Những nơi xói lở mạnh dohoạt động khai thác là bờ trái vùng Tân Uyên, bờ trái vùng cù lao Bình Chánh, bờ phải và

bờ trái vùng cù lao Rùa

5 Giá thành của cát xây dựng phục vụ sản xuất bê tông nhựa.

Như ta trình bày ở trên, lượng cát đạt chất lượng sản xuất bê tông nhựa phân bố chủyếu ở mỏ Bắc cầu Đông Nai Kể từ khi tờ trình số 3914A/TTr-UBND ngày 14 tháng 7năm 2009 có hiệu lực thì khu vực trên sông Đồng Nai (từ điểm cách cầu Hóa An 1km vềphía thượng nguồn đến điểm cách cầu Đồng Nai 01km về phí hạ nguồn) và 01 khu vực

xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc có diện tích 773 ha với tài nguyên dự báo lên đến 19triệu m3 bị cấm khai thác hoàn toàn Chính điều này đã đẩy giá cát xây dựng tăng đột

Trang 13

biến từ 100 000 VNĐ đến 120 000 đồng/m3 nhưng vẫn không đủ số lượng cung cấp chothị trường Hơn nữa, chất lượng cát thật sự không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.

II/ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁT SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA

1 Tình hình sử dụng cát để sản xuất bê tông nhựa trên thế giới.

Nghiền đá thành cát nhân tạo thay thế cho việc sử dụng cát tự nhiên là giải pháp củacác nước công nghiệp trên thế giới làm gần 20 năm nay Giải pháp này nhằm hạn chế tối

đa việc khai thác cát tự nhiên gây sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến môitrường

Một vấn đề kỹ thuật khác khi xay cát ra thi những hạt cát đồng đều hơn, đều này gớpphần tạo thành khối bê tông chịu lực lớn hơn theo nguyên lý Volt

Cát nhân tạo là loại cát sạch không lẩn cát tạp chất: bụi, hạt sét Điều này tạo nên sựdính kết làm tăng cường độ của bê tông

Các số liệu cho thấy tình hình sử dụng cát nhân tạo trên thế giơi bước đầu cho kếtquả : Cát nhân tạo sử dụng trong bê tông aphalt có thể tiết kiệm 14 – 15% khối lượng sovới cát việc dùng cát tự nhiên nhưng độ liên kết giữa nhựa đường với đá dăm và cát tănglên rỏ rệt giúp cho độ bền của bề mặt bê tông aphalt tăng lên 10%

Viện asphalt (Mỹ), đã ban hành xong tiêu chuất hai qui trình thi công bê tông nhựa cácxay chất lượng cao, gọi tắt là Superpave cấp 1

2 Tình hình sử dụng cát để sản xuất bê tông nhựa ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Từ trước cho đến năm 2004, thời điểm Thủ tướng chính phủ cấm khai thác các trênsông Đồng Nai thì lượng cát vàng đạt chất lượng xây dựng dòi dào Khi đó bê tông nhựacung câp cho ngành giao thông phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Namchủ yếu được sản xuất từ cát tự nhiên đạt chất lượng: to, đạt mô đun độ lớn khai thác từsông Đồng Nai Khi đó tỷ lệ thành phần cốt liệu như sau: đá dăm 20 – 65%, Cát vàng 4 –14%, bột khoáng 5 – 7%, bi tum 5 – 7%

Tuy nhiên, kể từ năm 2004 đến nay lượng cát vàng đạt chất lượng để sản xuất bê tôngnhựa ngày càng khan hiếm dần do các hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai bị cấmtheo tờ trình số 3914A /TTr – UBND của Ủy Bna Nhân Nhân tỉnh Đồng Nai ngày 14tháng 7 năm 2006 Dẫn đến sự mất cân đối về nguồn nguyên liệu cốt liệu sản xuất bêtông nhựa: vật liệu đá còn đủ trử lượng cung cấp trong khi nguồn cát ngày càng bị càngkiệt, khang hiếm dần

Bởi vậy, chúng ta đã phải giải quyết vấn đề mất cân đói này để dây chuyền sản xuất bêtông nhựa không bị gián đoạn, đảm bảo lượng lớn bê tông nhựa phục vụ cho sự nghiệpphát triển kính tế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam theo các cách khác nhau

Nhiều đơn vị sản xuất bê tông nhựa đi tìm nguồn cát vàng đạt chất lượng khác để bổsung Nguồn cát này được khai thác tại các khu vực hạ lưu sông Mê Kông thuộc địa phậnmột số tỉnh Miền Tây Nam bộ và lảnh địa nước bạn Campuchia như ta đã biết là sông Mê

Trang 14

Kông bắt nguồn từ Tây Tạng, xuôi về biển đông qua miệt sông nước Đồng bằng sôngCửu Long, dòng sông chảy qua 6 quốc gia : Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào,Campuchia và Việt Nám Tuy nhiên, với giá thành rất cao, do chi phí vận chuyển lớn,hơn nữa ta cũng không chủ động được về số lượng do còn phục thuộc vào các chính sáchpháp luật về khai thác cát của địa phương tỉnh, của đất nước Campuchia Cách giải quyếtnày hầu như bị phá sản hoàn toàn, thực tế đã cho thấy các nhà sản xuất bê tông nhựa đã

từ bỏ giải pháp này Giải pháp hợp lý nhất hiện nay là chúng ta đã tận dụng được nguồnnguyên liêu đá dòi dào tại các mỏ đá khai thác tại địa phương của vùng trọng điểm kinh

tế phía Nam để sản xuất ra được loại cát mới đạt chất lượng để thay thế cho cát tự nhiên

để sản xuất bê tông nhựa Đó là loại cát được xay từ các mỏ đá địa phương (đề tài này đềcập đến các mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai) với trử lượng dòi dào và chất lượng để sản xuất cátxay theo qui trình qui định cụ thể như sau:

Cát xay phải được cần phải chế tạo từ đá gốc có cường độ không nhỏ hơn cường độcủa đá dùng làm đá dăm (600 – 1000daN/cm2)

Cát nghiền từ đá mácma có mác không nhỏ hơn 1000 daN/cm2 Hàm luợng các hạtnhỏ hơn 0,071mm ở trong cát nghiền không được lớn hơn 14% theo khối luợng, trong ñóluợng hạt sét không ñuợc lớn hon 0,5%, luợng hạt nhỏ hon 0,14mm không lớn hon 20%Giải pháp sử dụng cát xay sản xuất bê tông nhựa làm đường ô tô đã đưa vào thực tiểnsản xuất, bước đầu đã đảm bảo được dây chuyền sản xuất bê tông như không bị gián đoạn

và đáp ứng được số lượng lớn nhu cầu sản xuất bê tông nhựa, gớp phần rất lớn vào côngcuộc phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

III Kết luận:

Mặc dù, công nghệ sử dụng cát xay để sản xuất bê tông nhựa đang được áp dụng rộngrải trong thực tiển sản xuất, tuy nhiên vẫn chưa có được sự nghiên cứu cụ thể nào để phântích, cũng như đánh gia việc sử dụng cát xay sản xuất bê tông nhựa hiệu quả như thế nào

về mặt kinh tế kỹ thuật so với cát tự nhiên để tiến đến sản xuất đại trà trên nhiều địa bàntrong cả nước Cũng như việc Bô Xây Dựng, Bộ Giao thông vận tải ban hành những tiêuchuẩn, qui trình để giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu bê tông nhựa và các chỉ dẫn kỹthuật thi công Đây cũng chính là lý do quan trọng để hình thành đề tài: “ Nguyên cứu –

sử dụng cát xay tại các mỏ đá tỉnh Đồng Nai sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô”Công ty Cp Xây dựng CTGT 610, địa chỉ 968, QL 1A, Linh Trung, Thủ Đức, TpHCM

là đơn vị sản xuất bê tông nhựa, đi đầu về công nghệ sử dụng cát xay sản xuất bê tôngnhựa cung cấp hàng chục công trình lớn nhỏ đạt chất lượng tốt của Khu vực kinh tế trọngđiểm phía Nam

Trang 15

Trạm trộn BTN của Công ty CP Xây dựng CTGT 610

CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁT NHÂN TẠO

I.Khảo sát nguồn vật liệu đá đạt chất lượng sản xuất cát xay chế tạo bê tông nhựa.

1.Nguồn cung cấp vật liệu đá

Nguồn cung cấp vật liệu đá phục vụ cho ngành xây dựng nói chung, sản xuất bê tông nhựa nói riêng tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ yếu tại các địa phương các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai

- Trử lượng đá nằm trong quy hoạch khai thác công nghiệp về đá xây dựng toàn tỉnh có 31mỏ đá Trong đó, có 22 mỏ đang hoạt động, 04 mỏ chưa hoạt động, 05 đã được phê duyệt trử lượng), tổng diện tích 1 032,28 ha, trử lượng khoảng 309,91 triệu m3 Trử lượng này được khai thác từ nay cho đến năm 2010

- Trử lượng đá nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp: khoanh địnhcác khu vực cấp phép thăm dò khai thác công nghiệp từ nay đến năm 2010 và từ năm

2011 đến năm 2020 về đá xây dựng có 16 khu vực, diện tích 845,82 ha - tài nguyên dự báo khoảng 240,39 triệu m3 được cấp phép thăm dò từ nay đến năm 2010, có11 khu vực, diện tích 754,58 ha – tài nguyên dự báo khoảng 122,5 triệu m3 được cấp phép thăm dò từnăm 2011 đến 2020

3 Chất lượng đá:

Theo số liệu được lấy tại mỏ đá Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thì chất lượng đá được chia thành 02 loại như sau:

Đá loại 1: Gồm các loại đá phun trào anđesit porphyrit và tuf của chúng, với loại

đá này các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Trang 16

-Cường độ kháng nén bảo hòa > 800 kG/cm2.

-Hàm lượng SO3, trung bình khối tính trữ lượng < 1%

Đá loại 2: Gồm các loại đá phun trào anđesit porphyrit và tuf của chúng, với loại

đá này các chỉ tiêu cụ thể như sau:

-Cường độ kháng nén bảo hòa > 400 kG/cm2

-Hàm lượng SO3 đối với mẫu đơn < 3%

-Hàm lượng SO3, trung bình khối tính trữ lượng < 1%

Sự phân loại trên căn cứ theo TCVN 1771 : 1987, đá loại 1 là đá chủ yếu dùng làm cốt liệu chính cho công trình xây dựng và sản xuất bê tông nhựa

II Công nghệ sản xuất cát nhân tạo.

1.Thiết bị nghiền

Hiên nay, người ta dùng phổ biến nhất là máy nghiền gối đệm không khí Titan D do Liên Bang Nga sản xuất Bởi lẻ, nó đem lại hiệu quả kinh tế và chất lượng cao hơn các loại máy phát triển trong lịch sử

Kết cấu máy nghiền Titan như sau:

Trang 17

Máy nghiền Titan có tiền thân là máy nghiền mịn KID do hãng OAO DROBMASH liên kết với viện nghiên cứu công nghệ mới tại Len – ingrad (nay là Sant – Petersburg) với đường kính đĩa quay 600mm và 1200m Sau nhiều năm thử nghiệm và máy cũng được đưa vào sản xuất Tuy nhiên, thị trường đã không chào đón một cách nồng nhiệt do chi phí sản xuất cao, vật tư thay thế đắt tiền và thường xuyên xảy ra sự cố vòng bi Nếu thay thế bằng vòng bi của G7 thì giá thành sẽ rất cao Chương trình máy nghiền KID đi vào ngõ cụt Chính vì gối đở vòng bi mà đây là điểm yếu nhất của máy nghiền roto trục đứng Barmac phải sử dụng vòng bi đặc biệt và hệ thống cấp mở bôi trơn tự động rất phứctạp cho thiết bị của mình.

Người Nga đã chế tạo máy nghiền roto trục đứng với nguyên lý hoàn toàn mới từnhững năm 1980 của thế kỷ trước Nhưng là vì sáng chế bí mật quốc gia nên không aiđược tiếp cận Chỉ sau khi Liên Xô tan rã, theo đề nghị của tiến sĩ Lisitca VasiliIvanovich – tác giả của công trình “ Gối đệm không khí” Công trình này mới được Việnnghiên cứu khoa học và sản xuất trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Delarutsia (NPO) chokhởi động lại một cách chính thức Từ năm 1993, người ta đã thấy xuất hiện các loại máynghiền li tâm va đập có kết cấu thật lạ không sử dụng gối đở vòng bi mà công suất thì gấpnhiều lần của G7 Như thế, thị trường đã bắt đầu biết đến máy roto trục đứng công nghệgối đệm không khí của tiến sỉ Lisitca Vasili Từ năm 1993 đến năm 2000 hơn 60 thiết bị

đã được tiêu thụ Từ năm 2000, để nâng tầm cao mới của máy roto trục đứng dùng côngnghệ “gối đệm không khí” , toàn bộ nhóm chế tạo do tiến sĩ Lisitca Vasili chủ trì đãchuyển về tập đoàn IST tại Sant – Peterburg để thành lập hãng “Công nghệ mới” với têngọi sản phẩm Titan Gần 200 thiết bị đã được bán cho khách hàng thuộc Liên Xô cũ vàxuất khẩu sang cả Pháp, Serbia trong thời gian ngắn ngủi đó

Với Việt Nam, máy Titan đã có mặt trên các công trình : Thủy điện Sơn La, Đồng Nai4,… và đang tích cực tham gia vào chương trình nghiền cát nhân tạo trên cả nước MáyTitan ngày nay đã bước sang thế hệ thứ 4 và đang là công nghệ số 1 thế giới về lĩnh vựcnghiền li tâm va đập Trên thế giới hiện nay, không có công nghệ nào tiên tiến hơn.Người Nga tự hào về công nghệ chinh phục vũ trụ và sản xuất chưa được công bố

Trang 18

2 Nguyên lý hoạt động của máy Titan trong gối đệm không khí.

Khi cho hệ chuyển động của máy quay (roto và đỉa gia tốc) chúng giống như một conquay tự do, có tâm quay là tâm của chỏm cầu và có 3 cấp chuyển động tự do

Chính nhờ có kết cấuđặc biệt như vậy, ta

dễ dàng thay đổiđược vận tốc va đậpnhờ thay đổi đườngkính đĩa gia tốc vàvận tốc quay của nó

Do vậy, chỉ có kếtcấu gối đệm khôngkhí mới cho phéptăng đường kính đỉagia tốc đến trên 2mtrong khi sử dụng gối

đở vòng bi thì tối đakhông quá 1.1m Ngoài ra, tăng vận tốc quay

của đỉa gia tốc tùy thích mà không hạn chế so

với gối đở ổ bi bởi sức chịu đựng của vòng bi

là có hạn, không thể tăng mãi được Công

nghệ gối đệm không khí cho phép làm ra được

máy nghiền với công suất tới 650T/h, điều mà

Barmac không bao giờ có thể làm được Việc

thay đổi tốc độ va đập vô cùng quan trọng,

cho phép chúng ta điều chỉnh tỷ lệ thành phần

Trang 19

Titan, có thể vận hành với tốc độ va đập từ 35m/s đến 120m/s, trong đó: - Với vận tốc vađập 35 – 45m/s thì chưa xảy ra quá trình nghiền mà chủ yếu đóng vai trò chuốt lại sảnphẩm (làm tròn sản phẩm mà không nghiền).

- Với vận tốc va đập 45 – 65m/s thì lúc này mới xảy ra quá trình nghiền va đập và tỷ lệhạt nhỏ (0-5mm) thường chưa cao

- Với vận tốc 65 – 120m/s thì thật sự là quá trình nghiền mịn, sản phẩm điều chỉnh đượctheo ý muốn

Tỷ lệ thành phần phụ thuộc vào vận tốc va đập Ví dụ sau thực hiện trên máy Titan D –

3.Thông số kỹ thuật của máy Titan D.

Máy nghiền Titan D do New – Technologies sản xuất là thiết bị nghiền tỉnh với những

ưu điểm nổi bật mà không một thiết bị nghiền côn thông thường nào có thể có được.Thiết bị nghiền Titan D có khả năng xử lý nguyên liệu đầu vào Max 110mm để nghiền rasản phẩm tới 1mm với nhiều loại vật liệu khác nhau có độ cứng đến 3000kg/cm2 Vớithiết kế mở cho phép thay đổi vận tốc va đập đến 120m/s nhờ đường kính đĩa gia tốc vàtốc độ của động cơ nên thiết bị của Titan D được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền

Trang 20

nghiền sàng đá truyền thống để thay thế thiết bị nghiền côn thông thường Sản phẩmnghiền ra của Titan D có giá trị cao.

Đá dăm có tỷ lệ hạt dẹt không quá 4% và cát nhân tạo có thể thu được 70% tùy yêucầu của người sử dụng máy nghiền Titan D để nghiền tất cả các loại khoáng sản khácnhau đến 1mm có độ cứng bất kì nên được sử dụng phổ biến để nghiền phụ gia cho cácngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sử dụng trong lĩnh vực nghiền quặng vàng Ngoài ra, thiết bị Titan D ngày nay được sử dụng độc lập phục vụ các trạm trộn bêtông và bê tông nhựa nóng nhờ cát nhân tạo và đá dăm chất lượng cao được nghiền ngaytại chổ theo yêu cầu cụ thể rất tiện lợi và đạt hiệu quả sản xuất cao cho người sử dụng

Dây chuyền nghiền sàng đá dăm và cát nhân tạo công suất 100m3/h được lắp đặt rất

thành công tại mỏ đá Tân Đông Hiệp (Bình Dương)

4 Tính ưu việt của máy nghiền roto trục đứng gối điệm không khí Titan

Để nhận thấy tính ưu việc của máy nghiền Titan người ta thực hiện việc so sánh vớicác máy đang tồn tại phổ biến trên thị trường

* So sánh hiệu quả sử dụng giữa máy nghiền Titan và máy nghiền công

Ví dụ so sánh dưới đay được thực hiện vào thời điểm tháng 10/2007 Địa điểm để đốichứng Đá tại mỏ đá Tân Đông Hiệp (Bình Dương) có độ kháng nén 1.250 kg/cm2 và giátrung bình của các sản phẩm tại thời điểm so sánh

Thông số kỹ thuật so sánh Máy nghiền côn đường

kính 1200mm KSD –

1200 GR

Máy nghiền Titan D –

160 -1

Trang 21

1 Công suất bình quân các sản

0 – 5(37 tấn); 5 – 10( 22 tấn); 10 – 22mm(41 tấn)

5 Chi phí hao mòn vật liệu của

máy/tấn sản phẩm 1 bộ nén côn giá 42triệu đồng nghiền được

40 000 tấn sẽ hỏngtrung bình tốn 10000đ/ tấn

0.16 USA/tấn = 2560đ/tấn

(5 – 10) : 45 000đ/tấn;

(10 – 22): 66 000đ/tấn

(0 – 5): 58 000đ/tấn; (5 – 10) :52 000đ/tấn;(10 –22): 83 000đ/tấn

7 Doanh thu trong 1h SX trừ chi

phí vật tư và điện 5 256 000 đồng. 6 693 000đồng

8 Doanh thu trong 1h sản xuất 5 093 000 đồng 6 227 000 đồng

9 Hiệu qủa tương đối của 1h sản

Kết luận: Trung bình nếu dùng máy Titan D – 160 sẽ cho hiệu quả tối thiểu 10

000đồng /tấn sản phẩm làm ra (tính gộp) Ở đây về đầu tư thì máy nghiền côn KSD –

1200 GR có giá thành ½ so với máy Titan D

Ngoài ra, sử dụng máy nghiền côn sẽ còn phải tính đến các chi phí khác mà máy Titankhông có như: dầu nhớt bôi trơn, hao mòn vòng bi, hao mòn bộ bạc côn, hệ thống bánhrăng vành chặn và quả khế, trục dù, mà khi tính toán chúng tôi chưa liệt kê Sử dụngmáy Titan D-160 rõ ràng hiệu quả hơn dùng máy nghiền côn KSD – 1200GR với cũng do

sử dụng ổ đỡ vòng bi mà các loại máy Barmac đang phải gặp rất nhiều trở ngại về kỹthuật không thể vượt qua Còn với máy Titan, hầu như đã khắc phục được toàn bộ nhữngyếu điểm của máy Barmac

DỤNG Ổ ĐỞ VÒNG BI MÁY NGHIỀN TITAN TRÊN GỐI ĐIỆM KHÔNG KHÍ

1 Sử dụng vòng bi đặc bị rất đắt tiền và Không sử dụng vòng bi và cũng không

Trang 22

hệ thống bơm mở tự động tốn kém cần dầu mở bôi trơn vòng bi.

2 Chỉ xử lý đá đầu vào tối đa 50mm và

3 Chỉ làm được máy nghiền với đường

kính đĩa gia tốc phổ biến đến 0.8m Có khả năng đạt tới 120m/s.

4 Chỉ đạt được vận tốc va đập trung

bình 54m/s Khả năng tối đa sản xuất cát nhân tạo(0 – 5) đến 78%

5 Khả năng tối đa khi sản xuất cát nhân

tạo (0 – 5) không quá 30% Khả năng cho phép mất khả năng cânbằng động đĩa gia tốc : 2500gr

6 Khả năng cho phép mất cân bằng

động đĩa gia tốc 50gr Công suất thiết kế có thể đến 650 T/h

7 Công suất thiết kế bị hạn chế Hoàn toàn chống bụi một cách hiệu

quả và rẻ tiền

8 Rất bụi khi vận hành Độ an toàn và tuổi thọ cao, vật tư thay

thế giá rẻ và nhà sản xuất chuyển giaocông nghệ để khách hàng tự làm lấy.Chi phí sản xuất rẻ gần 10 lần trongcùng 1 điều kiện như nhau

9 Vật tư thay thế đắt tiền Không

chuyển giao công nghệ làm phụ tùng

thay thế cho người sử dụng

Nghiền được vật liệu có độ ẩm cao,trời mưa nhỏ, tuyết rơi máy vẫn có thểlàm việc bình thường

10 Đòi hỏi rất khắc khe về độ ẩm

nguyên liệu nghiền không nghiền

được vật liệu ướt

Nghiền được vật liệu có độ ẩm cao,trời mưa nhỏ, tuyết rơi máy vẫn có thểlàm việc bình thường

Trang 23

5 Giá thành của cát xay.

Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 sản phẩm cát xay: cát xay 0x3 và cát xay không 0x6 Theo bảng báo giá nhận được từ Công ty TNHH Khoáng sản và xây dựng Trung Thắng , Công ty đã sử dụng công nghệ gối đệm không khí Ti tan D – 160 để xay đá 1x2 thành cátnhân tạo (kèm theo trong phụ lục) áp dụng từ ngày 01.10.2009 thì giá thành của 1 khối cát xay 0x3 là 152 000 đồng/m3 và cát 0x6 là 154 000 đồng/m3 Giá trên đã bao gồm VAT và giao lên phương tiện vận chuyển của khách

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU -ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT BÊ TÔNG

NHỰA

I Tổng quan về bê tông nhựa

1.Thành phần và tính ưu việt của hỗn hợp bê tông nhựa:

Bê tông nhựa để làm mặt đường gồm có các thành phần chủ yếu là đá, cát, bột khoáng

và nhựa

Mặt đường bê tông nhựa được dùng phổ biến cho các đường có mật độ xe lớn, đườngtrong thành phố, đường khu nghĩ mát, trên mặt cầu bằng bê tông xi măng, tầng phủ sânbay đáp ứng được các yêu cầu về chịu lực thẳng đứngvà lực ngang cũng như các yêu cầu

về sử dụng khác như độ bằng phẳng, độ nhám,…

Nguyên lý làm mặt đường theo kiểu cấp phối: cốt liệu gồm nhiều kiểu hạt to nhỏ liêntục khác nhau phối hợp theo tỷ lệ nhất định, sau khi lu lèn sẽ đạt được độ chặt cần thiết

Trang 24

và tạo nên lớp mặt đường đáp ứng cường độ yêu cầu Khi dùng nhựa làm chất liên kết đểtạo nên hỗn hợp bê tông nhựa thì cường độ được tăng lên rất nhiều.

Ưu điểm của mặt đường bê tông nhựa: Ít bụi; ít phát sinh tiếng ồn khi xe chạy; ít bị bàomòn; dễ bảo dưỡng, sửa chữa

Nhược điểm: Dễ bị trơn trượt khi bị ẩm ướt; dễ bị trượt, bị biến dạng, kém ổn định vềnhiệt

2.Lý thuyết về cường độ và ổn định về biến dạng của hỗn hợp bê tông nhựa:

2.1 Cường độ hỗn hợp bê tông nhựa:

Tính chất của hỗn hợp bê tông nhựa phụ thuộc vào cấu trúc của nó, cấu trúc này phụthuộc vào tính chất và hàm lượng của các thành phần cấu thành cấu thành, vào sự phân

bố đều đặn các cỡ hạt và nhựa, vào chất lượng kỹ thuật trong quá trình chế tạo hỗn hợp,đặc biệt là chế độ nhiệt và độ chặt hỗn hợp

Theo giáo sư N.N.Ivanop [2], cường độ hỗn hợp bê tông nhựa phụ thuộc chủ yếu vào 2yếu tố: Lực ma sát do cốt liệu khoáng vật, lực dính do sự có mặt bột khoáng và các hạtkeo trong cốt liệu khoáng vật, do các tính chất của nhựa và do sự móc vướng giữa các hạt

to với nhau

- Lực ma sát của hỗn hợp bê tông nhựa: chủ yếu do độ lớn, độ đồng đều và độ sắc cạnhcủa cốt liệu khoáng vật quyết định Lực ma sát ít thay đổi theo nhiệt độ và thời gian tácdụng của tải trọng, nhưng thay đổi nhiều theo hàm lượng nhựa

- Lực dính của hỗn hợp bê tông nhựa: Lực này đóng vai trò quan trọng trong hỗn hợp

bê tông nhựa Lực dính gồm 2 thành phần: Lực dính do sự móc vướng giữa các hạt; Lựcdính do tác dụng dính bám tương hỗ giữa nhựa và đá và do lực dính kết bên trong bảnthân nhựa

+Lực dính do sự móc vướng giữa các hạt: Phục thuộc độ lớn và độ sắc cạnh của hạt,không thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ biến dạng

+Lực dính do tác dụng dính bám tương hỗ giữa nhựa và đá và do lực liên kết bêntrong bản thân nhựa: Phụ thuộc độ nhớt của nhựa (độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ); tỉ diệncốt liệu khoáng vật; ái lực phân tử của nhựa và khoáng vật; khả năng trao đổi hóa học;mức độ ổn định của các tính chất liên kết tự nhiên của cốt liệu khoáng vật; sự biến đổi độnhớt của nhựa, các chất nhẹ trong nhựa bay hơi và sự hấp thụ có chọn lọc của cốt liệu;chiều dày của màng nhựa; tốc độ biến dạng của hệ thống và hệ số dẻo của hỗn hợp

* Lực dính thay đổi theo độ nhớt của nhựa: Thực nghiệm cho thấy, trong những điều kiệnkhác nhau ,giống nhau, lực dính tăng lên khi độ nhớt tăng Độ nhớt lại thay đổi nhiềutheo nhiệt độ (độ nhớt tăng khi nhiệt độ giảm) Lực dính từ 2 – 3kG/cm2 ở nhiệt độ50oC, tăng lên đến 20kG/cm2 ở nhiệt độ 0oC, trị số này càng khác nhau nhiều khi hỗnhợp có hàm lượng nhựa lớn và tốc độ biến dạng nhỏ

Trang 25

*Lực dính thay đổi theo tốc độ biến dạng: Tốc độ biến dạng phụ thuộc vào tính dẻo củahỗn hợp Theo kết quả thí nghiệm của giáo sư N.N.Ivanop và các học trò của ông thì ở 1nhiệt độ nhất định, sự biến đổi của lực dính theo tốc độ biến dạng có thể biểu diễn dướidạng sau:

Theo giáo sư Rưbep [2], biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ hỗn hợp bê tông nhựa vàocấu trúc, chiều dày trung bình của màng nhựa bọc ngoài mặt cốt liệu khoáng vật, nhiệt độ

và tốc độ biến dạng dưới dạng công thức tổng quát sau:

m - Chỉ số mũ, đặc trưng độ thay đổi cường độ khi nhiệt độ biến đổi 1oC

2.2 Tính ổn dịnh về biến dạng của hỗn hợp bê tông nhựa:

Quá trình biến dạng của hỗn hợp bê tông nhựa, có liên hệ rất chặt chẻ với thời gian tácdụng của tải trọng, tốc độ đặt tải trọng, còn trị số ứng suất thì phụ thuộc vào tốc độ biếndạng và trị số biến dạng

Bê tông nhựa và các loại hỗn hợp đá nhựa khác là vật liệu có tính lưu biến nên qui luậtchung về biến dạng và phụ thuộc vào trị số của ứng suất Trong thiết kế hỗn hợp bê tôngnhựa cần đảm bảo đạt được các tính chất cơ học – cấu trúc thích hợp như độ giản dàitương đối gần với giới hạn trên để dự phòng nhựa bị hóa già làm cho độ độ tăng thêm, độ

nở của hỗn hợp không được vượt quá một trị số nhất định Để tăng tính ổn định về biến

Trang 26

dạng cần phải chọn loại nhựa có khả năng chịu biến dạng và ít bị hóa già, tuy nhiên phảichú ý đến khả năng chống trượt.

3.Cường độ yêu cầu và độ ổn định của mặt đường nhựa dưới tác dụng của tải trọng

xe trong các điều kiện thời tiết khác nhau:

Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng ô tô và của các yếu tố thiên nhiên nhưnhiệt độ, mưa,… Vào mùa nóng, nhiệt độ mặt đường nhựa thường cao hơn nhiệt độkhông khí, do đó mặt đường có thể bị biến dạng, phát sinh gợn sóng, trượt Vào mùamưa, nước tác dụng lâu dài có thể thấm xuống các kẽ nứt làm giảm lực dính giữa đá vớinhựa, làm giảm cường độ và có khi làm phá vỡ tính toàn khối của bê tông nhựa Trongthiết kế mặt đường bê tông nhựa, cần thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tôngnhựa trong điều kiện tác dụng lâu dài, đồng thời của nhiệt độ cao và nước

3.1 Cường độ yêu cầu và độ ổn định chống trượt của mặt đường ở nhiệt độ cao: 3.1.1 Cường độ yêu cầu của mặt đường nhựa ở nhiệt độ cao:

Ngoài tác dụng của tải trọng thẳng đứng còn có tác dụng của tải trọng ngang phátsinh khi hãm xe, khi tăng và giảm tốc, khi khởi động

Dười tác dụng của lực thẳng đứng và lực nằm ngang, trong lớp mặt đường sẽ phátsinh ra các ứng suất thẳng đứng và ngang làm cho mặt đường có thể phát sinh ra các biếndạng trượt, làn sóng, nhất là trong mùa nóng nhiệt độ của mặt đường lên cao Nếu lựcdính giữa lớp mặt và lớp móng quá nhỏ thì các biến dạng trượt, làn sóng sinh ra chủ yếu

là do lớp mặt trượt lên lớp móng Nếu lực dính giữa lớp mặt và lớp móng đủ thì các biếndạng trượt và làn sóng phát sinh chủ yếu là do hiện tượng trượt của bản thân khối vậtliệu trong lớp mặt đường (Hình 2 – 1)

Q

D w

c Hiện tượng trượt của bản thân khối vật liệu trong lơp mặt đường

Theo giáo sư N.N.Ivanop [2], để đơn giản hóa trạng thái ứng suất phức tạp trong lớpmặt đường, thay lực thẳng đứng và lực nằm ngang dưới tác dụng đồng thời bằng một lựcthẳng đứng tương đương (lực thẳng đứng nhân với hệ số k1); đưa vào hệ số k2 để kể đếntác dụng trùng phục của tải trọng xe làm tăng biến dạng mặt đường nhiều hơn so với tácdụng của tải trọng tĩnh; hệ số k3 kể đến tính dẻo của từng loại hỗn hợp vật liệu khoángchất và nhựa khác nhau

Trang 27

Khi xe chạy, áp lực thẳng đứng tương đương tính toán tác dụng lên mặt đường có kểđến tác dụng của lực ngang, thời gian tác dụng, sự trùng phục và tính dẻo của hỗn hợp:p.k1.k2.k3

Cường độ kháng ép q của mặt đường chiều dày h dưới tác dụng của tải trọng phân bốđều trên diện tích đường kính D tương đương của vệt bán xe:

Với: k1 – Hệ số kể đến ảnh hưởng của lực ngang

k2 – Hệ số kể đến thời gian tác dụng của tải trọng và sự trùng phục của lực so vớithời gian nén mẫu ở máy nén thủy lực (khoảng vài giây) với tốc độ biến dạng là3mm/phút, k2 = 1,5 – 4

k3 – Hệ số kể đến tính dẻo của hổn hợp

k3 = 0,5 – 0,6 đối với hỗn hợp cứng (m=0.10 – 0.15)

k3 = 1,5 – 1,6 đối với hỗn hợp dẻo (m=0.25 – 0.36)

k = k1. k2. k3 = 3 – 6, trên đường trường; k = 12 – 18, nơi đỗ xe hay trên đoạn dốc.Lấy trị số k nhỏ khi mật độ xe trung bình, lấy trị số k lơn khi mật độ xe lớn

C – Lực dính của hỗn hợp

Trang 28

 – Hệ số ma sát của hỗn hợp.

3.1.2 Độ ổn định chống trượt của mặt đường nhựa ở nhiệt độ cao:

Trong mùa nóng, dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nhiệt độ của mặt đường nhựatăng cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ không khí, mặt đường bị nung nóng liên tục trong

5 – 6 giời mỗi ngày, trùng vào lúc mật độ giao thông khá cao Lực nằm ngang đạt trị sốlớn nhất khi hãm xe Trong trường hợp này, mặt đường nhựa chủ yếu là chịu trượt vàchịu nén, nhưng quan trọng hơn cả là phát sinh những biến dạng trong điều kiện chịutrượt Trong trường hợp mặt đường đủ cường độ, biến dạng phổ biến nhất là biến dạngtrượt của vật liệu ở lớp trên Do đó, cần đánh giá cường độ và sự ổn định chịu trượt củahỗn hợp bằng những thí nghiệm về trượt

Đánh giá độ ổn định chống trượt của hỗn hợp ở nhiệt độ cao bằng phương pháp thínghiệm nén một trục chưa phản ảnh được những đặc tính của mặt đường nhựa trong quátrình sử dụng như đã phân tích ở trên Qui trình của Việt Nam hiện nay dùng các chỉ tiêuthí nghiệm theo phương pháp Marshall về độ ổn định (Stalility), chỉ số dẻo qui ước(flow) và thương số Marshall (Marshall Quotient) để đánh giá độ ổn định của bê tôngnhựa ở nhiệt độ cao

Theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 211 – 93, tính toán mặt đường mềm dựa trên ba tiêuchuẩn trạng thái giới hạn là: độ võng giới hạn, ứng suất kéo – uốn giới hạn và ứng suấtcắt hoạt động giới hạn Cơ sở của phương pháp tính theo ba tiêu chuẩn trên là lời giải củatìm ứng suất và biến dạng của lý thuyết đàn hồi (bài toán hệ đàn hồi trên nhiều lớp) vàtrên cơ sở các thông số thực nghiệm, việc tính toán mặt đường mềm phải tính toán đảmbảo tiêu chuẩn cân bằng trượt

Theo tiêu chuẩn nghành 22TCN 274 – 01, tiêu chuẩn trạng thái giới hạn là chỉ số phục

vụ PSI đặc trưng cho chất lượng khai thác sử dụng của mặt đường Cơ sở của phươngpháp này là theo nguyên lý thực nghiệm, việc tính toán mặt đường mềm không sử dụngtiêu chuẩn chóng trượt, quan điểm thiết kế là xác định bề dày kết cấu, biện pháp cấu tạo,biện pháp cấu tạo, yêu cầu vật liệu, yêu cầu về chất lượng thi công, chú trọng các giảipháp khối phục sửa chửa quản lý mặt đường và các phân tích so sánh, đánh giá hiệu quảkinh tế - kỹ thuật các giải pháp thiết kế và dự án đầu tư xây dựng mặt đường

Có sự khác biệt của hai phương pháp tính toán mặt đường mềm về tiêu chuẩn chốngtrượt, cần nghiên cứu sâu hơn để có qui định phù hợp giữa lý thuyết và thực tế sử dụngcủa mặt đường Phạm vi đề tài không nghiên cứu vấn đề này

3.2 Cường độ yêu cầu và độ ổn định của mặt đường nhựa khi chịu tác dụng của nước:

Nước tác dụng vào mặt đường nhựa làm thay đổi cấu trúc của hỗn hợp vật liệu đánhựa và làm xấu các tính chất cơ lý của hỗn hợp đi

Trang 29

Các tính chất cơ học và cấu trúc của hổn hợp xấu đi là do nước len qua các màngmỏng nhựa bọc xung quanh đá, làm tách một phần hoặc hoàn toàn màng nhựa khỏi mặtviên đá, phá hại lực phá hại dính bám giữa nhựa và bề mặt viên đá, đặc biệt là khi giữanhựa và đá là không có sự hấp thụ hóa học Ngoài ra, nước có thể mang đi các hợp chất

dể hòa tan của nhựa Nước thấm vào mặt đường nhựa dễ làm cho mặt đường rời rạc, mấttính liên kết toàn khối, nhất là dưới tác dụng trùng phục của xe cộ, và cũng do đó làmgiảm phần nào hệ số ma sát trong

Sự thay đổi trên cấu trúc của mặt đường nhựa càng nhanh khi sự khuếch tán của nướctrong mặt đường nhựa càng nhanh Sự khuếch tán của nước càng mạnh khi tiếp xúc vớihỗn hợp vật liệu đá nhựa trong mặt đường càng lâu và nhiệt độ càng cao Ngoài ra, mức

độ khuếch tán của nước, tác dụng phá hoại của nước còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tốkhác, như thành phần của nhựa, tính chất của bột khoáng, độ đậm đặc của bột khoángtrong hỗn hợp, độ rỗng cốt liệu, độ rỗng còn lại của hỗn hợp, nguồn gốc của các hạtkhoáng vật, hàm lượng đá dăm, lực dính và tính chất dính bám của đá nhựa

Nước có tác dụng xấu đến mặt đường nhựa, và tùy thuộc vào tính chất tứng loại hỗnhợp đá nhựa mà tính chất cơ lý của nó giảm đi nhiều hay ít, vì thế phải quy định về độ ổnđịnh đối với tác dụng của nước cho từng loại hỗn hợp đá nhựa để đảm bảo cho mặtđường làm việc được lâu bền

Trong quy trình chế tạo các hỗn hợp vật liệu khoáng chất và nhựa của các nước đều cóquy định các chỉ tiêu về độ ổn định đối với nước như độ rỗng, độ ngậm nước, độ nở,cường độ nén yêu cầu của mẫu ngâm nước, hệ số ỗn định nước

Cường độ chịu nén yêu cầu của mẫu ngâm nước được thí nghiệm ở nhiệt độ trungbình qui định nào đó mà mặt đường phải chịu đựng trong thời kỳ bị nước tác dụng nhiềunhất Tỉ số cường độ chịu nén của mẫu ngậm nước và của mẫu không ngậm nước là hệ số

ổn định nước của hỗn hợp đá nhựa ở nhiệt độ thí nghiệm qui định, nó cho biết mức độchịu đựng tác dụng của nước của loại hỗn hợp đã chế tạo Tùy theo loại hỗn hợp và nơi

sử dụng mà qui định trị số tối thiểu của hệ số ổn định nước (khoảng 0.85 – 0.90 đối với

bê tông nhựa rải nóng)

4 Cơ sở lý luận của quá trình tác dụng tương hỗ hóa – lý giữa nhựa và hạt khoáng chất:

Đối với hỗn hợp đá nhựa, một vấn đề trọng yếu là xung quanh hạt khoáng chất phải cómột màng nhựa mỏng phân bố đều và dính bám bền chắc trên khắp bề mặt của hạt Màngnhựa này phải chịu được tác dụng của nước, nhiệt, thời gian và tải trọng của xe cộ

Trang 30

Chất lương của màng nhựa mỏng bọc quanh và dính bám vào hạt khoáng chất là do tácdụng cơ - lý – hóa của nhựa, của vật liệu khoáng chất và quá trình tương tác giữa chúngquyết định.

Đặc tính và mức độ tương tác giữa nhựa (đã nấu chảy) và đá (thể rắn) phụ thuộc vàocác tính chất hóa lý của chúng, nhất là vào năng lượng bề mặt tự do

Do trên bề mặt của hạt khoáng chất và nhựa có những hạt cơ bản chưa cân bằng, nên

có thể xem như trên mỗi đơn vị diện tích của bề mặt chúng có trị số năng lượng tự donhất định nào đó, nó bằng công tiêu hao để tạo thành bề mặt, và gọi là năng lượng bề mặt

tự do hay lực căng bề mặt

Nước có lực căng bề mặt rất lớn  = 72,75 erg/cm2 Lực căng bề mặt của cáchyđrôcacbua lỏng bé hơn; ví dụ như lực căng bề mặt của nhựa ở nhiệt độ 100-180oC vàokhoảng 15 - 33 erg/cm2

Chưa có phương pháp trực tiếp để xác định lực căng bề mặt của vật thể rắn, mà cònphải dùng phương pháp gián tiếp Dùng góc thấm ướt, công dính bám hay khả năng hấpthụ để đặc trưng cho các tính chất hóa – lý của vật thể rắn

Sự thấm ướt trong hệ thống ba pha gồm nước,không khí và hạt khóang chất tiếp xúcvới nhau là một quá trình tự phát,quá trình đó ở một nhiệt độ nhất định sẽ diễn ra sự giảmnăng lượng bề mặt tự do của hệ thống

Khi bề mặt chất rắn dễ bị nước thấm ướt hơn là chất lỏng hyđrôcacbua( ví dụ nhựa) thì bềmặt chất rắn gọi là háo nước

Khi bề mặt chất rắn dễ bị chất hyđrôcacbua( ví dụ nhựa) thấm ướt hơn là nước thì bề mặtchất rắn gọi là ghét nước hay háo nhựa

Tất cả các vật liệu háo nước điều có mạng tinh thể liên kết nới ion, do đó khi đập vỡ rathì ngoài mặt có những ion chưa cân bằng, tức là ion có hóa trị tự do

Các vật thể ghét nước có mạng tinh thể liên kết với liên kết nguyên tử hay liên kết phântử.Một vài loại vật liệu ghét bước có mạng tinh thể liên kết với ion và liên kết phântử(phía trong của các hạt cơ bản thì có liên kết ion vững chắc, còn giữa các hạt với nhauthì có liên kết phân tử.Bề mặt của những hạt cơ bản này hầu như không có các liên kếtchưa cân bằng)

Bề mặt khô ráo của vật thể rắn được nhựa thấm ướt tốt chưa phải là dính bám tốt Màngnhựa mỏng dính bám vào hạt khoáng chất có thể bị nước tác dụng làm bóc dần đi.Đây làmột hiên tượng thường gặp.Trên mặt một hạt khoáng chất đá được bóc nhựa vì một lý do

gì đó và có một vài chỗ hở không có nhựa khi viên đá này bị nước xâm nhập thì sẽ có sựtiếp xúc của hệ thống ba pha:nhựa, nước và hạt khoáng chất

Trang 31

Khả năng thấm ướt và dính bám của nhựa với bề mặt các hạt khoáng vật bị ẩm ướt phụthuộc vào sự hấp phụ có chọn lọc các thành phần riêng rẽ của nhựa vì khả năng giảm bớtnăng lượng bề mặt tự do của hệ thống.

Tính chất của lớp hấp phụ này phụ thuộc vào các chất được hấp phụ, vào tính chất vànăng lượng tác dụng hỗ trợ của chất ấy với vật thể rắn

Lớp hấp phụ Nhất là khi hấp phụ thật đầy đủ, có tính chất cơ lý cao và tạo thành mộtmàng mỏng cứng rắn

Do sự hấp phụ có chọn lọc các phân tử có hoạt tính bề mặt mà bề mặt háo nước của vậtthể rắn trở thành ghét nước

Đa số trường hợp tác dụng tương hổ của chất lỏng với vật thể rắn chủ yếu diễn ra dướitác dụng của các lực phân tử Tuy nhiên có nhiêu trường hợp đồng thời có tác dụng củacác lực phân tử có thể có cả tác dụng của các lực hóa học.hấp phụ do tác dụng của các lựcphân tử gọi là hấp phụ lý học,còn hấp phụ do tác dụng của các lực hóa học thì gọi là hấpphụ hóa học.Hấp phụ hóa học bền hơn hấp phụ lý học nên sự dính bám giữa nhưạ và đá

do tác dụng của hấp phụ hóa học sẽ ổn định hơn dưới tác dụng của nước,nhiệt…

Điều chỉnh quá trình tác dụng tương hổ giữa nhựa và các hạt khoáng vật, làm cho sự dínhbám tốt và bền, đẻ nâng cao các chỉ tiêu cơ- lý –hóa của hỗn hớp đá nhựa,thường người

ta dùng biện pháp sau:

- Làm tháy đổi các tính chất lý - hóa của nhựa bằng cách thêm vào nhựa các chất phụ gia

có hoạt tính bề mặt hay trộn vào các loại nhưạ lấy từ dầu mỏ một lượng nhựa có hoạt tính

bề mặt cao hơn

- Làm thay đổi các tính chất hóa lý của vật liệu khoáng chất như làm chobề mặt của vậtliệu khoáng chất trở nên ghét nước bằng các chất phụ gia có hoạt tính bề mặt cao, hoặclàm kích động bề mặt của vật liệu khoáng chất bằng các dung dịch điện phân của các koạimuối khoáng, bằng vôi, xi măng hoặc rang nóng các vật liệu khoáng chất lên nhiệt độcao; hoặc thêm vào ít nhựa, hắc ín khi rang nóng các vật liệu ấy

- Tác động đồng thời đến tính chất hóa lý của nhựa và vật liệu khoáng chất bằng cáchphối hợp hai phương thức trên

Ngoài việc điều chỉnh quá trình tác dụng tương hổ giữa nhựa và các hạt khoáng vật còn

có thể thực hiện bằng cách lựa chọn đúng cácloại vật liệu theo tính chất lý- hóa củachúng và đảm bảo đúng chế độ nhiệt khi chế tạo hỗn hợp đá nhựa

II Phương pháp thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa:

Để tính toán hàm lượng bitum có các phương pháp chủ yếu sau: Phương phápMarshall, phương pháp nén mẫu

Trong các phương pháp này, các công thức chung để lựa chọn hàm lượng bitum là tínhtrung bình các lượng bitum tối ưu cho thuộc tính cơ học của hổn hợp lớn nhất và các

Trang 32

thuộc tính mong muốn khác liên quan đến độ chặt, độ rổng của vật liệu Để thiết kế mộthỗn hợp bê tông nhựa bằng các thử nghiệm trong phòng, các mẩu thử nghiệm được chếtạo càng gần sát với vật liệu hiện trường càng tốt.

Phương pháp Marshall: Xác định lượng Bitum tính toán là giá trị trên đường congquan hệ giữa lượng Bitum và khối lượng đơn vị lớn nhất và kiểm tra các thuộc tính kháccủa vật liệu ứng với hàm lượng Bitum này theo các tiêu chuẩn yêu cầu

Phương pháp Marshall dựa trên các chỉ tiêu thí nghiệm Marshall như độ ổn định, độdẻo và các chỉ tiêu vật lý của mẫu được chế tạo bằng thiết bị đầm tiêu chuẩn như khốilượng riêng, độ rỗng dư, độ rỗng được lấp đầy bằng Bitum

Phương pháp thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa

Bước 1: Xác định chất lượng của các loại vật liệu.

Bước 2: Thiết kế thành phần hỗn hợp cốt liệu:

Thành phần cấp phối các cở hạt của các loại bê tông nhựa được lựa chọn phải nằm tronggiới hạn qui định của đường bao cấp phối

Đường biểu diễn cấp phối hạt được chọn phải điều đặn, tỷ lệ thành phần hai cở hạt kế cậnnhau không được biến đổi từ giới hạn trên ( dưới) đến giới hạn dưới (trên)

Hỗn hợp vật liệu khoáng có tổng thể thành phần như sau :

Trang 33

Trong đó: Y0.075, B0.075 là lượng hạt nhỏ hơn 0.075mm của hỗn hợp vật liệu hợp lý và củabột khoáng.

Từ kết quả tính toán và thành phần vật liệu thực tế, tiến hành tính toán lại trị số Lx với tất

cả các cở hạt So sánh đường biểu diễn Lx với thành phần khoáng vật hợp lý theo quyphạm Nếu thành phần chọn được không phù hợp qui phạm thì có thể đều chỉnh lại cáclượng vật liệu để có Lx hợp qui phạm

Bước 3: Đúc mẫu bê tông nhựa:

Trên cơ sở cấp phối cốt liệu đã được phối hợp nằm trong đường bao chuẩn (bước 2), tiếnhành cân đong xác định khối lượng cụ thể các tỷ lệ thành phần cho ít nhất là 12 tổ mẫuvới hàm lượng tăng hoặc giảm với số gia là 0.5% xung quanh giá trị hàm lượng nhựatrung bình yêu cầu đã biết (bảng II – 5) Cần sử dụng tối thiểu 5 hàm lượng nhựa

Tiến hành đúc mẫu theo hàm lượng tính toán ở trên Số chày đúc là 75 chày 1 mặt, tổngcộng là 150 chày trên 2 mặt Phương pháp và tiêu chuẩn đúc mẫu thí nghiệm được trìnhbày chi tiết ở mục III, chương này

Bước 4: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu bê tông nhựa.

Tiến hành nén mẫu trên máy nén Marshall chuyên dùng để xác định:

-Độ ổn định

-Độ dẻo qui ước Marshall

-Thương số Marsall

Tiến hành thí nghiệm và tính toán để xác định các chỉ tiêu sau:

-Độ rỗng dư thực tế của các tổ mẫu

-Độ rỗng cốt liệu

-Khối lượng thể tích của mẫu

Bước 5: Tính toán, xác định hàm lượng nhựa tối ưu.

Lượng nhựa tính toán theo chỉ tiêu độ rỗng của hỗn hợp vật liệu khoáng của mẫu thínghiệm bê tông nhựa và độ rỗng còn lại của bê tông nhựa theo qui phạm

Lượng nhựa tối ưu được xác định theo công thức:

Trang 34

B = Trong đó:

- Độ rỗng vật liệu khoáng của mẫu thí nghiệm, %

- Trọng lượng riêng của vật liệu khoáng, g/cm3

- Độ rỗng bê tông nhựa theo qui phạm ở 20 oC,%

- Trọng lượng riêng của bitum ở 20 oC,g/cm3

Căn cứ vào các thông số đã thí nghiệm: Độ bền, độ dẻo, độ rỗng dư, độ rỗng cốt liệu,khối lượng thể tích, tiến hành vẽ các đồ thị quan hệ giữa các chỉ tiêu đó với hàm lượngnhựa để đảm bảo các thông số thỏa mãn các yêu cầu theo qui định (bảng II – 10) hoặcbảng II – 11)

Nếu độ rỗng dư không phù hợp phải tính toán lại lượng nhựa, trong đó độ rỗng cốt liệukhoáng vật lấy theo mẫu của mẽ hỗn hợp vừa được kiểm tra

Nếu có một vài chỉ tiêu cơ lý yêu cầu không đạt thì phải tiến hành thay đổi thành phầncấp phối khoáng vật và tiến hành lại từ đầu

Công việc này có thể coi như là kết thúc khi đã chọn được một cấp phối hỗn hợp và hàmlượng tối ưu đảm bảo độ rỗng của cố liệu khoáng vật, độ rỗng dư của hỗn hợp nằm trongphạm vi cho phép cũng như tất cả các chỉ tiêu yêu cầu khác phải thỏa mãn theo qui địnhMẫu bê tông nhựa thiết kế của loại hỗn hợp bê tông nhựa chặt (BTNC) theo tiêu chuẩncủa Việt Nam phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý cho bảng II – 10

Mẫu bê tông nhựa thiết kế theo tiêu chuẫn của Mỹ phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý chobảng II – 1

III Vai tròYêu cầu vật liệu sử dụng chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa:

Đá dăm phải có các chỉ tiêu cơ lý thoải mẵn các yêu cầu cho ở bảng II-1

Loại đá ,nguồn cung cấp để tạo hỗn hợp bê tông nhựa, các chỉ tiêu cơ lý đã được giớithiệu chi tiết ở mục III chương I, đảm bao yêu cầu quy định

Trang 35

Bảng II-1

Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm dùng trong bê tông nhựa rải nóng

( Theo 22 TCN 249 – 98) Stt Các chỉ tiêu cơ lý của đá

Lớp mặt

Lớp móng

Phương pháp thí nghiệm

Lớp trên Lớp dưới Loại I Loại II

1 Cường độ nén (daN/cm3) không nhỏ hơn

a) Đá dăm xay từ đá macma và đá biến

chất

b) Đá xay từ đá trầm tích

1000800

800600

800600

600400

TCVN1771

1772 - 87

2 Độ ép nát (nén dập trong xi lanh) của đá

TCVN1771

5 Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong

tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không

nhỏ hơn

5 Tỷ số nghiền của cuội sỏi

Bằng mắtkết hợpbằng sàngGhi chú: Dmin: Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay

dmax: Cỡ lớn nhất của viên đá đã xay ra được

Trang 36

2 Cát:

Vai trò của cát trong hỗn hợp bê tông asphalt là chèn kẻ hở giữa cát hạt cốt liệu

lớn, làm tăng độ đặc của hỗn hợp Có thể dung các thiên nhiên hay cát nhân tạo,

có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với qui phạm như khi dùng cho bê tông nặng Cát dùng loại cát thiên nhiên hoặc cát xay Cát phải cứng, có cấp phối tốt, hạtdạng hình khối, sạch và không lẫn tạp chất, có khả năng dính bám tốt với nhựa.Không dùng cát thiên nhiên có hàm lượng thạch anh trên 6%, cát ngiền từ đágranít thạch anh và các đá gốc axít khác để làm mặt đường cao cấp Cát nghiềnphải được chế tạo từ đá có cường độ không nhỏ hơn đá để chế tạo đá dăm

Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cát cho theo bảng sau II-2

Cát thiên nhiên > 80Cát xay > 50 ASTM-D2419-79

3 Hàm lượng bụi, bùn, sét. Cát thiên nhiên < 3%

Cát xay < 7%

TCN 343, 344,

345-86

Ở các tỉnh phía nam, nguồn cung cấp cát chủ yếu là sông Đồng Nai.Ngoài ra,một

số suối nhỏ cung cấp cát cho các việc xây dựng trong vùng tuy nhiên từ năm 2004cát trên sông Đồng Nai đã cấm khai thác vì lý do ô nhiễm môi trường Cát dùngcho đề tài là cát xay từ đá 1x2 khai thác tại mỏ đá Công ty CP Đá Núi Nhỏ,Hóa

An, Đồng Nai Với các thông số kỹ thuật như sau:

Mô đun độ lớn Mk

Hệ số đương lượng cát

ES

Hàm lượng bụi, bùn, sét ( %)

3 Bột khoáng:

Bột kháng là thành phần quan trọng trong hỗn hợp bê tông asphalt Nó không những

Trang 37

hỗn hợp và còn làm tăng diện tích tiếp xúc, làm cho màng bi tum trên mặt hạt khoáng cànmỏng và như vậy lực tương tác giữa chúng tăng lên, cường độ và độ bề nước của bê tông asphalt cũng tăng lên.

Khi trộn với bitum trong hỗn hợp bê tông asphalt, bột khoáng cần tạo nên một lớp hoạt tính với nước Mối quan hệ vật lý, hóa học giữa bề mặt hạt bột khoáng và bitum làm tăng cường độ của bê tông asphalt, nhưng cũng làm tăng tính giòn của nó Vị vậy, lượng bột khoáng trong bê tông chỉ được dùng trong một giới hạn nhất định để tránh làm tăng tốc độ hóa già của bitum trong bê tông

Được nghiền từ đá cacbonat( đá vôi canxit, dolomit,đá dầu…) bột than,bột xỉ lò cao dạng bazơ, ximăng, vôi… trong đó bột đá vôi la dolômitđược dùng nhiều nhất.Bột

khoáng nghiền từ đá vôi, dolomitphải có cường độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm2 Các vật liệu chế tạo bột khoáng phải sạch, không được chứa các chất bẩn va sét quá5% theo trọng lượng Bột khoáng phải khô, xốp mịn và không được vón cục khi trộn vớinhựa

Các chỉ tiêu chủ yếu theo bảng II – 4

Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cacbonat

>40g

6 Khả năng làm cứng nhựa

của bột khoáng (hiệu số

10o < ∆TNDN <

22 TCN 63 – 84(thí nghiệm vòng và bi)

Trang 38

nhiệt độ mềm của vữa nhựavới tỷ lệ 4 nhựa mác 60/70

và 6 bột khoáng theo trọnglượng, với nhiệt độ mềm củanhựa cùng mác 60/70)

20oC (2)

Ghi chú:

(1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnén > 400daN/cm2 thì cho phép giảm đi 5%.Thí nghiệm chưa bắt buộc

(2) Thí nghiệm chưa bắt buộc

Nguồn cung cấp bột khoáng sản xuất bê tông nhựa lấy từ nhà máy xi măng Sài Gòn, cácchỉ tiêu kỹ thuật ở bảng II – 5

Khối lượng riêng

(g/cm3)

Khối lượng thểtích (g/cm3)

Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc dùng cho đường bộ ở bảng II – 6

Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc dùng cho đường bộ

Phương pháp thínghiệm

2 Độ kéo dài ở 25 oC,

5cm/phút

ASTM D133-86,

Trang 39

AASHT0 T51-89

AASHT0 T53-894

Nhiệt độ bắt lửa

oC

22TCN 63-84,ASTM D92-86,AASHT0 T48-89

5

Tỷ lệ kim lún củanhựa sau khi đun ở

163 oC trong 5h sovới độ kim lún ở 25

%

ASTM D6-80,AASHTO T47-83

7

Lượng hòa tantrong

Trichloroethylene(C2CL4)

%

ASTM D2042-81,AASHTO T44-90

8

Khối lượng riêng ở

ASTM D70-82,AASHTO T228-90

B Các chỉ tiêu tham khảo

1 Độ dính bám với đá Có qui định riêng

Trang 40

* Tiêu chuẩn thí nghiệm: 22TCN 249-98

IV Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của bê tông nhựa:

1.Thành phần cấp phối các cở hạt của hỗn hợp bê tông nhựa nóng:

Thành phần cấp phối của các loại hỗn hợp theo tiêu chuẩn Việt Nam phải nằm tronggiới hạn qui định theo bảng II – 9 Đường cong của cấp phối thiết kế phải điều đặn

Thành phần cấp phối hỗn hợp của Mỹ thay đổi rộng, tùy thuộc vào mụcđích sử dụng và vị trí của từng cấp phối trong áo đường Căn cứ vàocác loại cấp phối cốt liệu chuẩn sử dụng cho bê tông nhựa theoAASHTO M43, Viện Asphalt đã kiến nghị bảng cấp phối cốt liệu sử dụngcho bê tông nhựa , xem ở bảng II – 8

Cấp phối hỗn hợp bê tông nhựa thường dùng của viện ASPHANLT Mỹ

25mm (1 inch)

19,0mm (3/4inch)

12.5mm (1/2inch)

9.5mm (3/8inch)

Ngày đăng: 07/11/2014, 14:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ phân bố bãi cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
Hình 1. Sơ đồ phân bố bãi cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai (Trang 7)
Bảng 2. Trữ lượng cát được xét duyệt - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
Bảng 2. Trữ lượng cát được xét duyệt (Trang 8)
Hình 2. Mặt cắt MC. 03, ở Tân Uyên - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
Hình 2. Mặt cắt MC. 03, ở Tân Uyên (Trang 9)
Hình 3.  Mặt cắt MC. 45, cù lao Bình Chánh - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
Hình 3. Mặt cắt MC. 45, cù lao Bình Chánh (Trang 10)
So sánh giới hạn được phép khai thác với giới hạn khai thác thực tế (Hình 2-5, Bảng 4)  có thể dễ dàng nhận thấy ở tất cả các bãi, hoạt động khai thác đều vượt mức cho phép - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
o sánh giới hạn được phép khai thác với giới hạn khai thác thực tế (Hình 2-5, Bảng 4) có thể dễ dàng nhận thấy ở tất cả các bãi, hoạt động khai thác đều vượt mức cho phép (Trang 11)
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG MẪU THÍ NGHIỆM           (Bảng II.1) - Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô
ng II.1) (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w