Ổn định chống trượt của mặt đường nhựa ở nhiệt độ cao:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT BÊ TÔNG NHỰA I Tổng quan về bê tông nhựa

3.1.2. ổn định chống trượt của mặt đường nhựa ở nhiệt độ cao:

Trong mùa nóng, dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nhiệt độ của mặt đường nhựa tăng cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ không khí, mặt đường bị nung nóng liên tục trong 5 – 6 giời mỗi ngày, trùng vào lúc mật độ giao thông khá cao. Lực nằm ngang đạt trị số lớn nhất khi hãm xe. Trong trường hợp này, mặt đường nhựa chủ yếu là chịu trượt và

phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ôtô.

chịu nén, nhưng quan trọng hơn cả là phát sinh những biến dạng trong điều kiện chịu trượt. Trong trường hợp mặt đường đủ cường độ, biến dạng phổ biến nhất là biến dạng trượt của vật liệu ở lớp trên. Do đó, cần đánh giá cường độ và sự ổn định chịu trượt của hỗn hợp bằng những thí nghiệm về trượt.

Đánh giá độ ổn định chống trượt của hỗn hợp ở nhiệt độ cao bằng phương pháp thí nghiệm nén một trục chưa phản ảnh được những đặc tính của mặt đường nhựa trong quá trình sử dụng như đã phân tích ở trên. Qui trình của Việt Nam hiện nay dùng các chỉ tiêu thí nghiệm theo phương pháp Marshall về độ ổn định (Stalility), chỉ số dẻo qui ước (flow) và thương số Marshall (Marshall Quotient) để đánh giá độ ổn định của bê tông nhựa ở nhiệt độ cao.

Theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 211 – 93, tính toán mặt đường mềm dựa trên ba tiêu chuẩn trạng thái giới hạn là: độ võng giới hạn, ứng suất kéo – uốn giới hạn và ứng suất cắt hoạt động giới hạn. Cơ sở của phương pháp tính theo ba tiêu chuẩn trên là lời giải của tìm ứng suất và biến dạng của lý thuyết đàn hồi (bài toán hệ đàn hồi trên nhiều lớp) và trên cơ sở các thông số thực nghiệm, việc tính toán mặt đường mềm phải tính toán đảm bảo tiêu chuẩn cân bằng trượt.

Theo tiêu chuẩn nghành 22TCN 274 – 01, tiêu chuẩn trạng thái giới hạn là chỉ số phục vụ PSI đặc trưng cho chất lượng khai thác sử dụng của mặt đường. Cơ sở của phương pháp này là theo nguyên lý thực nghiệm, việc tính toán mặt đường mềm không sử dụng tiêu chuẩn chóng trượt, quan điểm thiết kế là xác định bề dày kết cấu, biện pháp cấu tạo, biện pháp cấu tạo, yêu cầu vật liệu, yêu cầu về chất lượng thi công, chú trọng các giải pháp khối phục sửa chửa quản lý mặt đường và các phân tích so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật các giải pháp thiết kế và dự án đầu tư xây dựng mặt đường.

Có sự khác biệt của hai phương pháp tính toán mặt đường mềm về tiêu chuẩn chống trượt, cần nghiên cứu sâu hơn để có qui định phù hợp giữa lý thuyết và thực tế sử dụng của mặt đường. Phạm vi đề tài không nghiên cứu vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w