III. Xác lập quan hệ biểu thị sự biến đổi: 1 Mô đun đàn hồi Eđh phụ thuộc vào nhiệt độ:
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận:
Từ các kết quả nghiên cứu rút ra các kết luận sau:
* Cát xay khai thác tại tỉnh Đồng Nai dùng máy nghiền Titan gối đệm không khí đáp ứng các yêu cầu về vật liệu cát sản xuất bê tông nhựa theo TCVN 1771 – 87, các tiêu chuẩn từ TCVN 337 – 86 đến 346 – 86 và TCVN 4376 – 86.
* Căn cứ vào các tiêu chuẩn qui định đối với bê tông nhựa nóng thể hiện trong 22TCN249 – 98 “Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa – Yêu cầu kỹ thuật” thì BTN sản xuất cát xay tại các mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai là đáp ứng được các yêu cầu.
* Bê tông nhựa sản xuất từ cát xay có cường độ marshall cao hơn (10 – 12)% , đồng thời tiết tiêt kiệm được (4-6)% hàm lượng nhựa so với bê tông nhựa cát tự nhiên
* Khi tiếp tục xét đến các chỉ tiêu về kinh tế thì ta nhận thấy rằng dùng bê tông nhựa cát xay thì giá thành giảm hơn so với giá thành bê tông nhựa cát tự nhiên, tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể.
* Các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay ở nhiệt độ bình thường thì các tính chất của bê tông nhựa cát xay tốt hơn sovới bê tông nhựa cát tự nhiên ứng.Tuy nhiên, khi nhiệt độ thí nghiệm tăng lên thì các tính chất của bê tông nhựa cát xay có xu hướng giảm dần. Nhưng nhìn chung trong điều kiện nhiệt độ làm việc của vật liệu bê tông nhựa thì các chỉ tiêu của bê tông nhựa cát xay vẫn còn đáp ứng đó là các chỉ tiêu cường độ, mô đun vật liệu và độ bền kéo uốn mà trong luận văn đã đề cập đến.
* Tổng hợp các chỉ tiêu về kỹ thuật và kinh tế thì bước đầu ta có thể kết luận : Có thể sử dụng hỗn hợp bê tông nhựa nóng chế tạo từ vật liệu cát xay của tỉnh Đồng Nai vào việc xây dựng đường ô tô.
* Trong thành phần hạt của cát xay từ đá tồn tại lượng lớn bột đá. Do vây mà khi thiết kế bê tông nhựa cát xay nên hạ hàm lượng bột khoáng trong thành phần bê tông nhựa nhằm hạ giá thành bê tông nhựa. Lượng bột đá này đóng vai trò gần giống với bột khoáng, nó không những nhét đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn hơn (đá dăm hay sỏi) làm tăng độ đặc của hỗn hợp mà còn làm tăng diện tích tiếp xúc, làm cho màng bitum trên mặt trên mặt khoáng càng mỏng và như vậy lực tương tác giưa chúng tăng lên, cường độ và độ bền nước của bê tông nhựa cũng tăng lên.
Tuy nhiên, mối quan hệ vật lý, hóa học giữa bề mặt bột đá và bitum làm tăng cường độ của bê tông nhựa nhưng cũng làm tăng tính dòn của nó.
* Mặt đường bê tông nhựa nóng là loại mặt đường có nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rải trong thiết kế và xây dựng đường. Tính toán thiết kế phải đảm bảo cường độ ổn định về biến dạng, ổn định dưới tác dụng của tải trọng xe trong các điều kiện thời tiết khác nhau, an toàn trong khai thác sử dụng. Muốn vậy, phải nghiên cứu kỹ đặc tính kỹ
thuật của vật liệu chế tạo bê tông nhựa, yêu cầu kỹ thuật của bê tông nhựa, tính toán bố trí hợp lý các tầng lớp áp đường.
II.Kiến nghị:
1.Kết quả nghiên cứu cho thấy:
* Vật liệu cát tự nhiên đáp ứng yêu cầu ngày càng giảm theo qui trình sản xuất bê tông nhựa 22TCN 249 – 98, cụ thể là mô đun độ lớn của cát tự nhiên ngày càng giảm dao động trong khoảng (1- 2). Đòi hỏi, chúng phải có phương án bổ sung, thay thế cát tự nhiên trong thành phần bê tông nhựa bằng vật liệu các xay hoặc dùng cát xay trộn với cát tự nhiên hiện nay theo tỷ lệ trộn phù hợp.
* Nội dung của luận văn đã cho thấy bước đầu thành công của việc sử dụng cát xay để thay thế cát tự nhiên đảm bảo kỹ thuật cũng như giá thành thành hợp lý, tương đương với giá thành bê tông nhựa sản xuất từ cát tự nhiên.
2.Các hướng nghiên cứu phát triển tiếp:
* Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu hỗn hợp bê tông nhựa nóng loại chặt, hạt trung có miền cấp phối tối ưu đáp ứng yêu cầu “làm việc” cho cả lớp trên và lớp dưới kết cấu áo đường mềm. Cần tiếp tục nghiên cứu với số lượng lớn mẫu thí nghiệm nhằm chính xác hóa các chỉ tiêu kỹ thuật dùng trong tính toán của bê tông nhựa .
* Nguyên cứu phối trộn cát xay có giá thành và mô đun độ lớn hơn cát tự nhiên hiện hành có mô đun độ lớn nhỏ theo tỷ lệ cụ thể để tạo ra hỗn hợp cát có mô dun độ lớn đạt tiêu chuẩn : 2,25 – 3.35 và thành phần hạt của nó nằm trong đường bao thiêu của của cát xây dựng. Nhằm gớp phần nâng cao các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông nhựa, cũng như giá thành của nó.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng bột đá lớn trong cát xay đến chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa cát xay.
phục vụ sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ôtô.
1. Nguyễn Quang Chiêu – Đỗ Bá Chương – Dương Ngọc Hải – Nguyễn Xuân Trục. Thiết kế đường ô tô, tập II. Trường Đại học Giao thông vận tải, 1990.
2. Phạm Duy Hữu – Vũ Đức Chính – Đào Văn Đông – Nguyễn Thanh Sang. Bê tông asphalt. Nhà xuất bản giao thông vận tải
3. Trần Đình Bửu – Nguyễn Quang Chiêu – Dương Ngọc Hải – Nguyễn Khải. Xây dựng mặt đường ô tô. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978. 4. Phạm Duy Hữu. Vật liệu xây dựng mới. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2002. 5. Nguyễn Uyên. Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công trình. Nhà xuất bản
Xây dựng, 2004.
6. Võ Trọng Hùng – Phùng Mạnh Đắc. Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ. Nhà xuất bản Xây dựng, 2004.
7. Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất – Đại học Mỏ - Địa chất. Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Gia Lai.
8. Xác định nhiệt độ tính toán của bê tông Asphalt ở khu vực phía Nam. Luận văn Thạc sỹ, TP HCM 2000. Học viên: KS. Nguyễn Kim Sơn. Hướng dẫn khoa học NGƯT. TS. Nguyễn Huy Thập, TS. Nguyễn Mạnh Hùng.
9. Đá xây dựng – Phương pháp thí nghiệm – TCVN 1771, 1772 – 87. 10. Qui trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá – 22TCN 57 – 84. 11. Tiêu chuẩn thí nghiệm mài mòn LosAngeles (LA) – AASHTO – T96. 12. Phương pháp thí nghiệm hệ số đương lượng cát – ASTM – D2419 – 79. 13. Cát xây dựng – Phương pháp thí nghiệm thành phần hạt và mô đun độ lớn –
TCVN 342 – 86.
14. Tiêu chuẩn thí nghiệm chất lượng bột khoáng – 22TCN 58 – 84, 22TCN 63 – 90, 22TCN 63 – 84, NFP 98 – 256.
15. Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử - 22TCN 279 – 01.
16. Tiêu chuẩn thí nghiệm chất lượng nhựa đường đặc 22TCN 63 – 84, ASTM D5 – 86, ASTM D133 – 86, ASTM D92 – 85, ASTM D6/D5, ASTM D6 – 80, ASTM D2042 – 81, ASTM D70 – 82, AASHTO T49 – 89, AASHTO T51 – 89,
AASHTO T53 – 89, AASHTO T48 – 89, AASHTO T47 – 83, AASHTO T44 – 90, AASHTO T228 – 90.
17. Qui trình thiết kế áo đường mềm – 22TCN 211 – 93. 18. Qui trình thí nghiệm bê tông nhựa – 22TCN 62 – 84.
19. Tiêu chuẩn thí nghiệm chỉ tiêu Marshall – AASTO – T254.
20. Tiêu chuẩn thí nghiệm xác định khả năng dính bám giữa đá và nhựa – 22TCN 63 – 84, AASHTO – T182.
21. Qui trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa -22TCN 249 – 98.