II ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN CỦA MẸ TRÊN PHẢN ỨNG LAO TỐ CỦA CON LÚC 6 THÁNG TUỔI:
2. Ảnh hưởng của tình trạng nhiễm giun của mẹ đến phản ứng lao tố của con lúc 6 tháng tuổi:
lúc 6 tháng tuổi:
Kết quả cho thấy tình trạng nhiễm giun của mẹ trong lúc mang thai có làm giảm đi sự chuyển dương tính của phản ứng lao tố của con lúc 6 tháng tuổi. Kết quả này được xác định khi mẹ bị nhiễm các loại giun sau:
∗ Nhiễm giun lươn (tỉ lệ nhiễm giun lươn của mẹ ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố âm tính là 10.79% (15/139), cao hơn ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố dương tính
69
∗ Nhiễm giun móc (tỉ lệ nhiễm giun móc của mẹ ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố âm tính là 23.74% (33/139), cao hơn ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố dương tính
là 14.13% (26/184), p-value=0.013)
∗ Đồng nhiễm giun lươn – giun đũa chó mèo (tỉ lệ nhiễm giun móc của mẹ ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố âm tính là 23.74% (33/139), cao hơn ở nhóm trẻ có
phản ứng lao tố dương tính là 14.13% (26/184), p-value=0.013)
∗ Đồng nhiễm giun đũa chó mèo – giun móc (tỉ lệ đồng nhiễm giun đũa chó mèo – giun móc của mẹ ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố âm tính là 10.79% (15/139),
cao hơn ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố dương tính là 5.44% (10/184), p-
value=0.037)
∗ Đồng nhiễm giun (tỉ lệ nhiễm các loại giun của mẹ ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố âm tính là 59.72% (83/139), cao hơn ở nhóm trẻ có phản ứng lao tố dương
tính là 50% (92/184), p-value=0.041)
Như vậy, nhiễm một số loài giun sán có ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin BCG. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác.
II. ĐỀ NGHỊ:
Từ kết quả này cho thấy cần có các chương trình phòng chống giun sán trong cộng đồng dân cư Củ Chi, đặc biệt ở đối tượng mang thai.
Kết quả này cũng đưa ra các định hướng nghiên cứu tiếp theo về:
o Phân tích ảnh hưởng của nhiễm giun đũa chó mèo và một số loài giun sán
khác trên đáp ứng với vacxin BCG phòng bệnh lao tại địa bàn Củ Chi và các vùng nhiễm giun sán khác
o Phân bố dịch tễ học vùng nhiễm ký sinh trùng
o Bệnh nhiễm ký sinh trùng di chuyển nội tạng