Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ

22 735 0
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ A. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã và đang có những đổi mới tích cực nhằm đào tạo những con người Việt Nam mới phát triển toàn diện cả về trí lực, thẩm mĩ và nhân cách. Trong đó đổi mới nội dung, mục tiêu, chương trình và phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành yêu cầu cấp thiết đối với nền giáo dục hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn địa lí cần rèn luyện một số kĩ năng cơ bản cho học sinh trong đó rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ là một trong những yêu cầu rất quan trọng đặc biệt đối với phần địa lí kinh tế - xã hội. Học sinh thường xuyên tiếp xúc với những số liệu, những bảng thống kê, đặc biệt là các loại biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu thế phát triển của các đối tượng địa lí. Ngoài ra các em có thể dựa vào các bảng số liệu, các biểu đồ đã vẽ để phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học Vậy để học sinh dễ dàng khai thác và nắm vững các kiến thức từ bảng thống kê và các biểu đồ đó thì việc hướng dẫn cho các em những kĩ năng cần thiết như vẽ đọc, phân tích biểu đồ là rất cần thiết. GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 1 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ B. NỘI DUNG 1. Biểu đồ và vai trò của biểu đồ trong dạy học địa lí 1.1. Khái niệm biểu đồ - Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối quan hệ về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể. - Biểu đồ là một phương tiện để trực quan hóa các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ Ví dụ: + Thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2005 trên biểu đồ miền + Thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta trên biểu đồ cột…. 1.2. Vai trò của biểu đồ trong dạy học địa lí - Trọng dạy học địa lí, học sinh thường phải tiếp xúc với nhiều số liệu thống kê về các đối tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. Những số liệu khi thể hiện thành biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan hơn, làm cho học sinh tiếp thu được tri thức dễ dàng, tạo nên hứng thú trong học tâp - Biểu đồ địa lí có nhiều loại, mỗi loại biểu đồ có những công dụng riêng, vì thế biểu đồ là công cụ để chuyển tải các số liệu và bảng biểu thống kê, tạo điều kiện cho việc đối chiếu và so sánh, phân tích các số liệu (tư liệu) được dễ dàng và sinh động hơn. - Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, học sinh - sinh viên cũng thường xuyên tiếp xúc với biểu đồ qua sách báo, hoặc các tranh ảnh hay các cuộc triển lãm về kinh tế. Nếu các em có được những hiểu biết cần thiết về biểu đồ, biết cách đọc và phân tích biểu đồ, các em sẽ hiểu được dễ dàng và sâu sắc những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được của nền kinh tế nước ta và các nước khác trên thế giới. 2. Phân loại biểu đồ 2.1. Dựa vào bản chất của biểu đồ trong dạy học - Biểu đồ cơ cấu: Biểu hiện những số liệu của các bộ phận trong tổng thể hoặc tỉ trọng của một hoặc nhiều thành phần so với tổng thể. Cách thể hiện có thể trình bày bằng hình tròn, hình vuông, hình tam giác… - Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh những số liệu đã trực quan hóa của hiện tượng này với hiện tượng khác. Cách thể hiện có thể là hình tròn, hình cột… - Biểu đồ động thái: Dùng để nêu quá trình phát triển của các hiện tượng, qua các số liệu đã trực quan hóa. Cách thể hiện có thể là đường, cột, kết hợp cả hai… GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 2 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ - Các loại biểu đồ còn có thể được đặt trên bản đồ. Chúng có tác dụng trong việc trình bày sự phân bố khôn gian của các hiện tượng đã được thể hiện bằng biểu đồ, gọi là bản đồ, biểu đồ. 2.2. Dựa vào hình thức thể hiện: - Biểu đồ các đường biểu diễn: Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi thời gian, không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định (tháng, năm ). Các biểu đồ thường gặp : + Biểu đồ có 1 đường biểu diễn (thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng). Biểu đồ có 2 - 3 đường biểu diễn (thể hiện các đối tượng có cùng một đại lượng). Cả 2 dạng trên đều được thể hiện trên một hệ trục toạ độ, có 1 trục đứng thể hiện mốc giá trị và 1 trục ngang thể hiện mốc thời gian. + Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng khác nhau. Biểu đồ này dùng 2 trục đứng thể hiện giá trị của 2 đại lượng khác nhau, khi thể hiện có thể phân chia các mốc giá trị ở mỗi trục đứng bằng nhau hoặc khác nhau tuỳ theo chuỗi số liệu. Mục đích là để khi trình bày biểu đồ đẹp - đảm bảo tính mỹ quan + Biểu đồ đường (dạng chỉ số phát triển). Thường dùng thể hiện nhiều đối tượng với nhiều đại lượng khác nhau. Các đường biểu diễn đều xuất phát từ mốc 100%. Biểu đồ có trục giá trị, hằng số là (%). - Biểu đồ hình cột: Biểu đồ hình cột được sử dụng để thể hiện sự so sánh và tương quan khác biệt về quy mô giữa các đại lượng ở các vùng hay các mốc thời gian khác nhau, thể hiện động thái phát triển của đối tượng qua một chuỗi thời gian, hoặc thể hiện cơ cấu của tổng thể. Dạng biểu đồ này khá đa dạng bao gồm cột đơn, cột chồng lên nhau, cột ghép … - Biểu đồ hình tròn: Được dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu các thành phần trong một tổng thể. Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’ và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc. Biểu đồ hình tròn được sử dụng để thể hiện với hai mục đích sau đây: + Thể hiện cơ cấu thành phần của tổng thể và sự thay đổi cơ cấu tổng thể theo thời gian và không gian. + Thể hiện quy mô của đối tượng (diện tích hình tròn tương ứng với độ lớn của quy mô đối tượng tính bằng giá trị tuyệt đối). - Biểu đồ miền: Biểu đồ miền được sử dụng để thể hiện với ba mục đích khác nhau sau đây: + Thể hiện cơ cấu và động thái của tổng thể qua một chuỗi thời gian (tỷ lệ %). GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 3 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ + Thể hiện sự so sánh giữa hai đại lượng bằng tỷ lệ % qua các năm (tỷ lệ %). + Thể hiện sự biến đổi về qui mô và động thái phát triển của các đối tượng qua các năm (vẽ bằng giá trị tuyệt đối)… Tuy có nhiều loại, nhưng đối với học sinh phổ thông, các biểu đồ được dùng phổ biến hơn cả là: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ đường cột kết hợp, biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền. Mỗi loại biểu đồ đều có công dụng riêng. Ví dụ: Để thể hiện sự phát triển của một ngành kinh tế, người ta có thể lấy các số liệu về số liệu sản phẩm trong từng thời gian, vẽ thành một biểu đồ hình cột hay thành một biểu đồ đường biểu diễn. Hai biểu đồ này đều đạt được mục đích là thể hiện được tình hình phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, giữa hai biểu đồ vẫn có sự khác nhau. Biểu đồ hình cột có ưu điểm chính là làm nổi bật được tương quan về mặt số lượng sản phẩm trong từng thời gian, nhưng lại không làm rõ được tốc độ của quá trình phát triển như biểu đồ đường. 3. Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ - Trước hết cho học sinh nghiên cứu bảng số liệu để nhận biết với yêu cầu của bài này thì vẽ biểu đồ loại nào là thích hợp nhất + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất, tình hình phát triển với số năm ít thì thường vẽ biểu đồ cột. + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất, tình hình phát triển của nhiều đối tượng thì thường vẽ biểu đồ đường. + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, phát triển thì phải vẽ biểu đồ đường + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất, tình hình phát triển của nhiều đối tượng thì có thể vẽ bằng biểu đồ đường - cột kết hợp + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của đối tượng với số năm ít ( 3 năm trở xuống) thì thường vẽ biểu đồ tròn + Nếu bài cho số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của đối tượng với số năm nhiều ( 4 năm trở lên) thì thường vẽ biểu đồ miền - Sau đó phân tích bảng số liệu xem xét có mấy thành phần được biểu hiện trên bản đồ - Sau khi xác định được loại biểu đồ và các thành phần cần biểu hiện trên biểu đồ thì tiến hành vẽ biểu đồ. Có nhiều loại biểu đồ, mỗi loại có những cách vẽ khác nhau: 3.1. Cách vẽ biểu đồ hình cột a. Các bước để vẽ biểu đồ hình cột: - B1: Kẻ trục tọa độ, trục tung và trục hoành + Trên trục tung ghi số lượng và đơn vị GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 4 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ + Trên trục hoành ghi thời gian, địa điểm hoặc đối tượng - B2: Chia tỉ lệ trên các trục + Đối với trục tung, để chia chính xác cần chú ý đến số lượng lớn nhất và nhỏ nhất và khổ giấy để chia cho cân đối, đẹp + Đối với trục hoành, nếu là biểu hiện tình hình phát triển qua thời gian thì phải chú ý chia khoảng cách năm - B3: Dựa vào bảng số liệu, đối chiếu số liệu trục tung và số năm của trục hoành để kẻ cột - B4: Ghi số liệu trên các cột - B5: Hoàn chỉnh biểu đồ: kí hiệu cột, ghi tên biểu đồ và bảng chú giải b. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột: - Nếu có hai đối tượng, đơn vị khác nhau thì phải kẻ thêm một trục tung đối diện để biểu hiện đơn vị - Nếu biểu hiện một đối tượng trong đó có nhiều thành phần thì vẽ biểu đồ cột chồng - Nếu vẽ biểu đồ cột nằm ngang thì đảo ngược giữa trục tung và trục hoành, còn các bước khác thì giống nhau c. Một số nhược điểm HS thường mắc phải : - Vẽ cột đầu trùng với trục tung. - Chia khoảng cách năm không đều. - Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành. - Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ. d. Ví dụ về biểu đồ hình cột Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Số dân Việt Nam qua các thời kì 1901 – 2008 (Triệu người) Năm 1901 1960 1970 1980 1990 1999 2008 Số dân 13 30.2 41.1 53.7 66.2 76.3 86 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Việt Nam. Hướng dẫn * Vẽ biểu đồ Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 5 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ Dựa vào yêu cầu đề bài, dựa vào tên và nội dung trong bảng số liệu ta xác định đây là dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển của một đối tượng trong nhiều mốc thời gian. Do đó ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường để thể hiện bảng số liệu này, nhưng thông thường với số liệu tuyệt đối như trên ta chọn biểu đồ cột đơn. Bước 2: Xử lí số liệu Với bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối, việc lựa chọn biểu đồ cột ta không cần đến khâu xử lí số liệu mà tiến hành ngay bước vẽ biểu đồ. Bước 3: Vẽ biểu đồ Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của dân số là triệu người, trục Ox chia khoảng cách năm. Vẽ lần lượt các cột thể hiện sự phát triển dân số của Việt Nam từ năm 1913 đến 2008 theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox. Với số liệu đã cho trong bảng, trên trục Oy ta có thể chọn khoảng cách chia tối thiểu là 10 hoặc 20 triệu dân, với giá trị tối đa khoảng 90 hoặc 100 triệu dân Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ - Ghi tên cho biểu đồ - Ghi số liệu vào biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1901 - 2008 3.2. Cách vẽ biểu đồ đường biểu diễn a. Các bước để vẽ biểu đồ đường biểu diễn: GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 6 1901 1960 1970 1980 1990 1999 2008 13 30.2 41.1 53.7 66.2 76.3 86 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Năm Triệu dân Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ - B1: Kẻ trục tọa độ, trục tung và trục hoành + Trên trục tung ghi số lượng và đơn vị + Trên trục hoành ghi thời gian - B2: Chia tỉ lệ trên các trục + Đối với trục tung, để chia chính xác cần chú ý đến số lượng lớn nhất, nhỏ nhất và khổ giấy để chia cho cân đối + Đối với trục hoành, nếu là biểu hiện tình hình phát triển qua thời gian thì phải chú ý chia khoảng cách năm - B3: Dựa vào bảng số liệu, đối chiếu số liệu trục tung và số năm của trục hoành chấm điểm, sau đó nối các điểm thành đường - B4: Ghi số liệu trên các điểm của đường - B5: Hoàn chỉnh biểu đồ: Kí hiệu đường, ghi tên biểu đồ và bảng chú giải b. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột: - Nếu có 2 đối tượng đơn vị khác nhau, thì phải kẻ thêm một trục tung đối diện - Nếu biểu hiện nhiều đối tượng có đơn vị khác nhau thì phải quy về một đơn vị là %. Cách tính: - Nếu biểu hiện tốc độ phát triển của các đối tượng thì dù cùng đơn vị vẫn phải tính ra %, cách tính như trên - Khi đã tính ra % thì tất cả năm đầu tiên đều phải xuất phát từ 100%, năm đầu tiên phải nằm ở trục tung c. Một số nhược điểm HS thường mắc phải - Chia khoảng cách năm không đều. - Vẽ các điểm uốn của các đối tượng trong cùng mốc thời gian không cùng trên một đường thẳng. - Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành. - Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ. d. Ví dụ về biểu đồ đường Ví dụ: Cho bảng số liệu sau Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008 Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2008 Diện tích (Nghìn ha) 6100 6042 6765 7666 7329 7414 Sản lượng (Nghìn tấn) 11600 19225 24963 32529 35832 38725 GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 7 Số liệu năm sau Số liệu năm đầu x 100% Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ Năng suất (Tạ/ha) 19.0 31.8 36.9 42.4 49.0 52.0 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình tăng trưởng và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta. Hướng dẫn * Vẽ biểu đồ Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ Căn cứ vào yêu cầu đề bài, tên và nội dung bảng số liệu, đây là dạng bài tập yêu cầu biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng có nhiều đơn vị khác nhau trong nhiều mốc thời gian nên biểu đồ lựa chọn tối ưu nhất đáp ứng các yêu cầu trên là biểu đồ đường . Bước 2: Xử lí số liệu Biểu đồ dạng nhiều đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng có nhiều đơn vị khác nhau nên số liệu cần được xử lí chuyển sang số liệu tương đối Theo công thức tính tốc độ tăng trưởng: Đơn vị:%, lấy năm đầu là 100%. Sau khi tính toán ta có kết quả bảng xử lí số liệu như sau: Tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008 (%) Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2008 Diện tích 100 99 111 126 120 122 Sản lượng 100 166 215 280 309 334 Năng suất 100 167 194 223 258 274 Bước 3: Vẽ biểu đồ Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa của Việt Nam là %, trục Ox chia khoảng cách năm, năm đầu lấy trùng với trục tung Oy. Đối chiếu số liệu đã cho với số năm và đơn vị đã chia, ta vẽ lần lượt các điểm uốn thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa của Việt Nam theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox, sau đó nối liền các điểm uốn của một đối tượng ta có đường biểu diễn thể hiện đối tượng đó. Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ - Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi số liệu trên biểu đồ: GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 8 1980 1995 2000 2005 2008 100 150 200 250 300 350 0 1990 50 % Năm Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1980 – 2008 (%) Chú giải: Diện tích Sản lượng Năng suất 3.3. Cách vẽ biểu đồ tròn a. Các bước để vẽ biểu đồ tròn: - B1: Xử lí số liệu và tính bán kính +Xử lí số liệu: Đối với các bảng số liệu là giá trị tuyệt đối, để phù hợp cho vẽ biểu đồ hình tròn, ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối (Đơn vị: %) theo công thức: % của số liệu thành phần = +Tính bán kính: * Trường hợp có từ hai biểu đồ trở lên mà số liệu đã cho là tuyệt đối ta phải thực hiện khâu tính bán kính theo công thức: R 2 = R 1 x 1 2 S S , R 3 = R 1 x 1 3 S S Thông thường ta lấy R 1 khoảng từ 1 đến 2 cm, tuy nhiên phải đảm bảo sự phù hợp tương quan với R 2 nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu đồ. - B2: Vẽ biểu đồ: + Vẽ khung cho biểu đồ hình tròn theo bán kính đã lấy hoặc đã tính, trường hợp nhiều hình tròn ta nên để tâm các hình tròn trùng trên một đường thẳng. GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 9 Số liệu thành phần Số liệu tổng thể năm đó x 100% Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ + Vẽ lần lượt các thành phần của tổng thể theo số liệu đã cho hoặc đã xử lí theo thứ tự của bảng số liệu từ trên xuống dưới. + Thống nhất vẽ thành phần đầu bắt đầu từ đường bán kính trùng với kim đồng hồ chỉ 12h và theo chiều kim đồng hồ, mỗi 1% tương ứng 3.6. 0 - B3: Hoàn thiện biểu đồ Ghi tên biểu đồ, ghi số liệu, ghi chú giải cho biểu đồ b. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột: - Nếu bài cho 1 năm thì vẽ 1 hình tròn tùy ý - Nếu bài cho 2, 3 năm mà cho số liệu tương đối, không biết tổng tuyệt đối của các năm thì vẽ theo xu thế phát triển: Hình tròn năm sau lớn hơn hình tròn năm trước - Nếu cho 2, 3 năm bằng số liệu tuyệt đối, thì phải tính % và tính độ lớn hình tròn - Nếu một năm biểu hiện 2 đối tượng, để tiện lợi thì vẽ biểu đồ hình quạt c. Một số nhược điểm HS thường gặp - Xử lí số liệu sai khi chia các giá trị thành phần trong với giá trị tổng thể trong những mốc thời gian khác nhau. - Không tính bán kính đối với các biểu đồ yêu cầu tính bán kính. - Thiếu tên biểu đồ, bảng chú giải. d. Ví dụ về các dạng của biểu đồ hình tròn Ví dụ. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản suất công nghiệp theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (Tỉ đồng) Năm 1995 2005 Tổng số 50508 199622 Khu vực Nhà nước 19607 48058 Khu vực ngoài Nhà nước 9942 46738 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. Hướng dẫn * Vẽ biểu đồ - Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 10 [...]... 564055 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP ở nước ta Hướng dẫn *Vẽ biểu đồ Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ Căn cứ vào câu hỏi và bảng số liệu: Đây là dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Việt Nam trong năm mốc thời gian nên biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền cơ cấu GVHD: PGS TS Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 16 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. .. loại biểu đồ thích hợp cho đề bài, bài tập - Bước 3: Xác định các thành phần để vẽ - Bước 4: Tiến hành vẽ biểu đồ - Bước 5: Nhận xét biểu đồ 4 Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích biểu đồ 4.1 Cách thực hiện - Cho học sinh nhận biết được đây là loại biểu đồ gì? Từ biểu đồ đó sẽ định hướng cho học sinh nhận biết được nội dung biểu hiện của biều đồ là gì + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên của biểu đồ ở phía... có tỉ lệ bán kính là: R2 = R1 S1 S1  R2 = 1 3.95 = 2 - Bước 3: Vẽ biểu đồ - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Ghi tên biểu đồ, ghi chú giải cho biểu đồ - Đưa số liệu của các thành phần vào biểu đồ 24.07 38.82 41.50 19.68 GVHD: PGS TS Đậu Thị Hòa 52.51 23.41 SVTH: Trần Thị Linh 11 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ 1995 Năm 2005 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ... trong vẽ biểu đồ đường các điểm uốn thể hiện cơ cấu giá trị của khu vực I, II và III theo sự chồng xếp tính từ gốc toạ độ theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ - Ghi tên cho biểu đồ - Ghi chú giải cho biểu đồ: 100 % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 GVHD: PGS TS Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh Năm 0 1995 1998 2000 2003 2005 2008 17 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ BIỂU ĐỒ... vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường Giới hạn giữa các đường biểu diễn là miền giá trị cần thể hiện Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ - Ghi tên cho biểu đồ, số liệu trên biểu đồ và ghi chú giải cho biểu đồ b Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột: - Chia đều khoảng cách đơn vị và khoảng cách năm c Một số nhược điểm HS thường mắc phải - Vẽ các điểm uốn... đều nhau nhằm đảm bảo tính cân đối và thẩm mĩ cho biểu đồ Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải Ghi số liệu cho biểu đồ: Trường hợp biểu đồ này vì có cả đường và cột với khá nhiều số liệu nên ta có thể không đưa số liệu vào biểu đồ Nếu người vẽ đưa số liệu vào biểu đồ cần phải sạch, gọn, đẹp nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu đồ Kg/người Triệu người 100 500 80 400 60 300 40... Thị Linh Năm 0 1980 1985 1990 1995 1999 2005 2008 14 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1980 - 2008 Chú giải: Dân số (triệu người) Bình quân lúa (kg/người) 3.5 Biểu đồ miền a Các bước để vẽ biểu đồ miền: Bước 1: Cơ sở xác định loại biểu đồ cần vẽ Nếu câu hỏi, tên và nội dung bảng số liệu là giá... 3.4 Biểu đồ kết hợp (Cột đường) a Các bước để vẽ biểu đồ kết hợp: Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ Nếu câu hỏi và bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện mối quan hệ của hai, ba đối tượng có từ một hoặc hai đơn vị khác nhau trong nhiều mốc thời gian thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp (Cột đường), ngoài ra ta cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ. .. Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường Giới hạn giữa các đường biểu diễn là miền giá trị cần thể hiện - Đối với biểu đồ miền giá trị: GVHD: PGS TS Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 15 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ Vẽ khung cho biểu đồ là hệ toạ độ Oxy, trên trục tung Oy chia đơn vị của đối tượng là những đơn vị chẵn đều nhau,... 17 24.9 31.4 35.8 38.7 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng dân số và bình quân lúa theo đầu người của Việt Nam thời kì 1980 - 2008 Hướng dẫn * Vẽ biểu đồ Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ Căn cứ vào yêu cầu đề bài và căn cứ vào mối quan hệ giữa các đối tượng cần thể hiện trong biểu đồ ở nhiều mốc thời gian khác nhau nên biểu đồ lựa chọn tối ưu nhất là biểu đồ kết hợp cột đường Bước . đoạn 1990- 2010 có sự thay đổi là do: * Đất LN, NN tăng nhanh là do mở rộng diện tích, cải tạo đất hợp lí * Đất chuyên dụng, thổ cư tăng do như cầu sử dụng đất của con người, tỉ lệ gia tăng dân. “giảm chậm:, “giảm nhanh”, “giảm mạnh”, “giảm đột biến”…kèm theo là những con số dẫn chứng cụ thể GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 20 . liệu đã trực quan hóa. Cách thể hiện có thể là đường, cột, kết hợp cả hai… GVHD: PGS. TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Trần Thị Linh 2 Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ - Các loại biểu đồ còn có

Ngày đăng: 06/11/2014, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan