tỷ giá hối đoái và lạm phát

22 756 0
tỷ giá hối đoái và lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, kinh tế Việt Nam đã bước sang một trang sử mới với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Việt Nam đã được đánh giá là một “con hổ” của nền kinh tế Châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như: lạm phát, mất giá đồng nội tệ, nhập siêu cao Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tăng cao đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam theo cả hai mặt tốt và xấu. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản là hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó. Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. George Soros - tác giả của cuốn sách Giả kim thuật Tài chính - cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả. Ông gọi một quan hệ vòng tự tăng cường lẫn nhau như vậy là một vòng ác luẩn quẩn khi đồng nội tệ mất giá, lạm phát gia tăng và là vòng thiện khi xảy ra điều ngược lại. Cho đến nay, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, tác động của tỷ giá hối đoái tới lạm phát và ngược lại, tăng tỷ giá có cứu được lạm phát là những vấn đề lớn đang được nhiều nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Một số chuyên gia tiền tệ đồng ý với quan điểm cũ của các học giả phương Tây về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát. Các nhà nghiên cứu cho rằng: khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát. PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT I. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số kinh tế quan trọng của không chỉ của một quốc gia nào. Lịch sử đã chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến sự phát triển kinh tế thế giới. Không những lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế mà chúng còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này làm cho diễn biến của chúng ngày càng biểu hiện khó lường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của Chính Phủ. Trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay thì vấn đề ổn định nền kinh tế luôn là mục tiêu cấp thiết hàng đầu của các quốc gia. Bởi vậy, nắm bắt được quy luật về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho chính phủ các nước có những chính sách kinh tế phù hợp, tạo nên một sự phát triển kinh tế ổn định và tích cực hơn. II.Các khái niệm chung 2.1. Tỷ giá hối đoái 2.1.1. Định nghĩa tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. 2.1.2. Các hình thức biểu hiện: * Biểu hiện trực tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình. + Đặc điểm: Ngoại tệ là đồng yết giá, còn tiền trong nước là đồng định giá. → Đây là phương pháp phổ biến trên thế giới hiện nay. *Biểu hiện gián tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. + Đặc điểm: Tiền trong nước là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng định giá. → Hình thức này phổ biến ở nước Anh và một số nước thuộc liên hiệp Anh. 2.1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Qua đó tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cạnh tranh hàng hoá giữa các nướcvới nhau trên thị trường quốc tế. + Khi đồng tiền của một nước tăng giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Điều này dẫn đến những nhà sản xuất trong nước đó gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài. + Khi đồng tiền rẻ của mỗi nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó đắt hơn. → Những nhà sản xuất trong nước có ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng ở thị trường nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu. 2.1.4. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái: * Trong lưu thông tiền đúc bằng kim loại: tỷ giá được hình thành dựa trên trọng lượng kim loại của các đồng tiền được so sánh với nhau. * Trong chế độ tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng: Tỉ giá được hình thành dựa trên trọng lượng vàng theo luật định của các đồng tiền được so sánh với nhau. Ví dụ: Trước năm 1970, nội dung vàng của một đồng bảng Anh (GBP) là 2.4888281 gram vàng nguyên chất, 1USD là 0.888671 gram vàng nguyên chất. Như vậy 1GBP = 2.8 USD (2.488281: 0.888671). * Ngày nay, khi giấy bạc ngân hàng của các nước không được tự do chuyển đổi ra vàng: tỉ giá được hình thành dựa trên sức mua của các đồng tiền, hay còn gọi là ngang giá sức mua. 2.1.5 Phân loại tỷ giá. Tùy vào mục đích sử dụng, tỉ giá được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. 1.5.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển hối * Tỉ giá điện hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. * Tỉ giá thư hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư. 2.1.5.2 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ * Tỉ giá mở cửa: Là tỉ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. * Tỉ giá đóng cửa: Là tỉ giá áp dụng cho mua bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. 2.1.5.3 Căn cứ vào phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ * Tỉ giá giao nhận ngay: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng sẽ thực hiện chậm nhất sau 2 ngày làm việc. * Tỉ giá giao nhận có kì hạn: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. 2.1.5.4 Căn cứ vào chế độ quản lí ngoại hối * Tỉ giá hối đoái chính thức: Là tỉ giá do Nhà nước công bố thường là Ngân hàng Trung ương. * Tỉ giá tự do: Là tỉ giá được hình thành tự phát và diễn biến theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường. Tỷ giá tự do hay còn gọi là tỷ giá trên thị trường chợ đen. 2.1.6 Chính sách tỉ giá hối đoái 2.1.6.1. Định nghĩa: Là chính sách mà Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách thay đổi lãi suất. + Khi tỉ giá lên cao, Ngân hàng Trung ương tăng cường bán ngoại hối ra thị trường để kéo tỉ giá ngoại hối tụt xuống. → Ngân hàng Trung ương cần phải có dự trữ ngoại hối lớn. + Khi tỉ giá xuống, Ngân hàng Trung ương tiến hành thu mua ngoại hối trên thị trường để đẩy tỉ giá ngoại hối tăng lên. 2.1.6.2. Phân loại chính sách tỷ giá. * Chế độ tỉ giá cố định: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung ương buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỉ giá biến động xung quanh một mức tỉ giá cố định (gọi là tỉ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. → Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro trong việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. * Chế độ tỷ giá thả nổi an toàn: Là chế độ tỉ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. → Chế độ tỷ giá này giúp cho chính sách tiền tệ quốc gia được độc lập. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung ương tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỉ giá nhưng không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm. 2.2. Lạm phát. Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là: - Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá; - Mức giá cả chung tăng lên. 2.2.1. Phân loại lạm phát Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành 3 mức độ khác nhau: - Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ 1 con số hàng năm ( dưới 10% một năm ). Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Lạm phát cao: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm ( từ 10%-100% một năm). Lạm phát cao còn đươc gọi là lạm phát phi mã. Thật ra, cũng có một số nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại lạm phát phi mã bao gồm cả lạm phát ở mức độ ba con số ( như 100%, 200% ). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế-xã hội. - Siêu lạm phát: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. 2.2.2.Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát. - Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. - Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”. - Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát. - Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. - Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. - Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. 2.3.Mối quan hệ giữa tỷ giá với lạm phát Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.” Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả”. Ví dụ mức tỷ giá hối đoái năm 2010 1USD=19800VND Đến năm 2013 là 1USD=21000VND,thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam đều tăng giá, trong đó có nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế không thay đổi , thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên. Đồng USD mất giá, VND được neo vào USD cũng mất giá theo (thậm chí cả so với USD), lạm phát tăng cao. Rõ ràng chúng ta đang ở trong một vòng ác luẩn quẩn theo nghĩa của Soros. Cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá chỉ có tác động nhất thời. Theo các chuyên gia của Dragon Capital Ngân hàng Nhà nước đã dùng các công cụ chính sách thắt chặt tiền tệ (thắt chặt cung tiền, thắt chặt tín dụng), áp đặt trần lãi suất vừa qua mang tính hành chính và đã không có hiệu quả và không thể trì hoãn việc cải tổ chính sách tỷ giá.Do thắt chặt tiền tệ đã xảy ra vấn đề thiếu thanh khoản, do bị áp trần lãi suất nên ngân hàng khó thu hút được tiền trong dân cư, kích thích người dân đầu tư và giữ vàng và/hay ngoại tệ. Các sàn giao dịch vàng đang đua nhau mở cửa là một dấu hiệu không mấy lành mạnh. Hơn nữa nhập siêu quá lớn khiến nhu cầu ngoại tệ càng cao.Nền kinh tế bị càng bị đô la hóa (và vàng hóa) hơn. Và USD khan hiếm là không khó hiểu. Các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi USD, khiến chênh lệch lãi suất USD ở trong nước và ngoài nước ngày càng doãng ra, điều này lại khuyến khích các dòng vốn ngắn hạn (đầu cơ hay cho ngân hàng trong nước vay ngắn hạn) chảy vào gây áp lực hơn nữa lên lạm phát. Không thể dùng các biện pháp hành chính, không thể áp trần lãi suất vì làm như vậy chỉ khiến cho tình hình khó khăn thêm và là lợi bất cập hại. Nên để cho lãi suất phát huy tác dụng sàng lọc, lựa chọn của nó. Và cũng rất nên xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái. Lạm phát ảnh hưỏng như thế nào đến tỷ giá hối đoái? Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. PHẦN II.THỰC TRẠNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2013 1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Tình hình lạm phát ở Việt Nam đang dần đi vào ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 9 đã giảm xuống chỉ còn 0,18% - mức thấp nhất kể tử đầu năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang ở trong tình trạng lạm phát phi mã. Vì vậy,kiểm soát lạm phát hiện nay vẫn là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái như 1 công cụ đề kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, cũng phải nhận thấy rằng việc điều chỉnh tỷ giá trong còn có lúc chậm, bị động và chưa đủ mức. Trong điều kiện nền kinh tế mới mở cửa từng phần, những hạn chế này phần nào đã không được bộc lộ và chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu tiếp tục để xảy ra như vậy trong tương lai, khi Việt Nam đã mở cửa và hội nhập mạnh hơn thì hậu quả của một chính sách tỷ giá kém linh hoạt sẽ có nguy cơ lấn át những tác động tích cực mà một chính sách tỷ giá cố định tương đối tạo ra. Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần kiềm chế lạm phát bằng cách tăng cường hơn nữa các biện pháp trong chính sách tỷ giá hối đoái. Tăng cường linh họat tỷ giá hối đoái. Hiện tại, biên độ dao động tỷ giá mới ở Việt Nam chỉ là ±2% . Theo ý kiến của các chuyên gia, mức biên độ này vẫn còn tương đối hẹp và chưa thật sự hiệu quả. Với tình hình ở lạm phát cao Việt Nam hiện nay, NHTW nên nới rộng biên độ dao động của VNĐ, chiều rộng khung này có thể ở mức 10%. Tuy nhiên, do tình hình lạm phát tăng cao nên biện pháp này chủ yếu nhằm mục đích nâng giá VNĐ trong ngắn hạn. Giảm việc phát hành VNĐ làm cho cơ chế thị trường tác động nhiều hơn nữa vào tỷ giá. Giảm sức ép lên lạm phát bằng việc nâng giá VNĐ tương đối so với USD sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu . Một điều băn khoăn lớn nhất hiện nay là tại sao chúng ta làm ra lương thực, thực phẩm mà giá lại tăng cao như vậy. Nguyên nhân chính là do giá đầu vào như: xăng dầu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu tăng và phần lớn những nguyên liệu đầu vào này đều nhập khẩu. Vậy làm thế nào để chúng ta giảm giá lương thực, thực phẩm? Có 2 cách để giải quyết vấn đề này : Một là, tiến hành điều chỉnh tỷ giá tức là nâng giá VNĐ trên thị trường ngoại hối. Hai là, phải tự sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước ta hiện nay còn phụ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể chọn giải pháp nâng giá VNĐ so với USD để giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu, từ đó giảm được chi phí sản xuất, 1 trong 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát trong thời gian vừa qua. VND tăng giá sẽ tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay .Khi lượng cung hàng tăng, lạm phát cũng sẽ giảm dẫn đến việc thay đổi tỷ giá có khả năng hạn chế xuất khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Đồng thời việc thay đổi tỷ giá theo hướng ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan những hàng hoá, dịch vụ mà trong nước có khả năng sản xuất được, góp phần giảm bớt căng thẳng về cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu trên thị trường ngoại hối. Việc linh hoạt chính sách tỉ giá sẽ giúp NHNN hạn chế được lượng cung tiền vào thị trường . Tỷ giá tăng tạo điều kiện thuận lợi cho để thu hút lượng USD trong dân chúng, giảm bớt nhu cầu VND, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát và tính bất ổn cho nền kinh tế. Mặt khác, lượng USD mà các ngân hàng mua vào cũng sẽ có được đầu ra do nhu cầu USD của các doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa, nguyên, vật liệu. Lượng USD trong lưu thông sẽ giảm, Ngân Hàng Trung Ương sẽ không lo lắng vì phải bỏ VND ra để mua USD nữa. Giúp chọn lọc vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có một số triệu chứng tiền khủng hoảng như: yếu kém về hệ thống tài chính, bong bóng bất động sản, tỷ giá neo Ở Việt Nam nay, VND bị neo cứng nhắc với đồng USD đang mất giá toàn diện trên thế giới là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhập khẩu chi phí đầu vào cao. Dẫn đến lạm phát cũng tăng theo mà NHNN sẽ không kiểm soát được. Chính vì vậy NHNN cần phải nâng tỷ giá ngoại hối lên để kịp thời kiểm soát lạm phát.Những nhà đầu tư nước ngoài đang giữ vốn bằng VND lên giá sẽ không có ý định rút vốn ra khỏi VN. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế VN chưa hấp thu hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, nếu VND lên giá sẽ có thể giảm lượng ngoại tệ chảy vào VN. Nó có tác dụng chọn lọc những nguồn đầu tư lâu dài thực sự có hiệu quả cao, hạn chế được những nguồn ngắn hạn mang tính đầu cơ rủi ro lớn. Tất nhiên về dài hạn, VN sẽ có chính sách phù hợp để có thể thu hút vốn nước ngoài khi kinh tế vĩ mô ổn định mà điều kiện cần là lạm phát trong tầm kiểm soát. Linh hoạt tỷ giá để VNĐ tăng giúp giải quyết cả 2 nguyên nhân gây lạm phát là chi phí sản xuất tăng và lượng cung tiền lớn. Nó vừa có tác dụng ngắn hạn vừa có tác động dài hạn do vậy chính là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết cho Việt Nam trong việc chống lạm phát hiện nay. 2. Thực trạng lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong các giai đoạn. 2.1. Giai đoạn 2008-2010. Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Tỷ giá liên tục tăng giảm,cụ thể ở từng giai đoạn sau: Giai đoạn từ tháng 01/01-25/03/2008: Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.Tỷ giá liên tục giảm,dưới mức sàn. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.Trong giai đoạn này, tỷ [...]... trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những... thể duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian khi lạm phát tăng nhưng sau đó sẽ buộc phải phá giá đồng nội tệ để kiềm chế nhập siêu Từ tháng 2.2011 tới nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng thay đổi trong phạm vi rất hẹp, trong khi chỉ số CPI đã tăng thêm hơn 10% Đây sẽ là một sức ép rất lớn lên tỷ giá vào cuối năm nay và đầu năm 2012 Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Khi một nước có lạm phát, sức... không giao dịch (NDF - non deliverable forward) hầu như không thể dùng để dự đoán tỷ giá trong tương lai Mặc dù vậy, có thể xác định sơ bộ tỷ giá hối đoái thông qua chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và một quốc gia chuẩn, do về thực chất tỷ giá hối đoái thể hiện tương quan sức mua giữa hai đồng tiền Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam không được thả nổi theo tín hiệu thị trường mà được điều chỉnh linh... có thể cứu được tỷ giá khi có biến động trên thị trường NHTW cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường mở một cách liên tục để làm cho cầu không tăng lên một cách đột ngột ảnh hưởng đến tỷ giá Khống chế mức lạm phát trong nước: Lạm phát cao dẫn đến sự giảm giá của đồng nội tệ Nếu không khống chế được lạm phát một cách hợp lý thì diễn biến trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái là khó có thể... đối) giá trị của nó Để tỷ giá có thể diễn biến ổn định, có định hướng, còn cần nhiều thời gian (để tạo ổn định tâm lý) cũng như công cụ (để có thể đủ sức tác động, can thiệp thị trường) Để giữ ổn định tỷ giá NHNN phải đối mặt với thách thức lớn là lạm phát cao Tính theo năm 2011 , lạm phát hiện nay của Việt Nam đã ở mức trên 22% và thuộc vào nhóm các nước có mức lạm phát cao nhất thế giới Lạm phát. .. việc buôn lậu qua biên giới, qua đó giảm được phần cầu ngoại tệ trong dân Để giữ ổn định tỷ giá NHNN phải đối mặt với thách thức lớn là lạm phát cao Tính theo năm 2011 , lạm phát hiện nay của Việt Nam đã ở mức trên 22% và thuộc vào nhóm các nước có mức lạm phát cao nhất thế giới Lạm phát tuy không tác động ngay tới tỷ giá nhưng nó sẽ làm cho hàng hoá Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hoá... nhiều biến, thì tỷ giá hối đoái chỉ là một biến số Và cần phải nhận định rằng, các tuyên bố giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ cũng không hẳn chỉ có mặt tích cực, mặt trái của chủ trương này là sẽ kích hoạt luồng tiền nóng từ bên ngoài vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất và tận dụng bảo hiểm tỷ giá “miễn phí” Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng 15 tỷ USD và tiếp tục mua ròng 5 tỷ USD trong khoảng... lạm phát, tỷ giá vốn đã khởi phát từ giai đoạn trước đó Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong hai tháng 1 và 2 đều duy trì mức tăng kỷ lục lần lượt là 1.74% và 2.09%, khá cao so với kỳ vọng Điều này đã phần nào hé lộ bức tranh kém tươi sáng về tình hình lạm phát trong năm 2011 Nói cách khác, lạm phát sẽ tiếp tục là thách thức đáng kể nếu không có những biện pháp hữu hiệu để kiềm chế Bất ổn tỷ giá. .. ổn định tỷ giá Từ tháng 2.2011 tới nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng thay đổi trong phạm vi rất hẹp, trong khi chỉ số CPI đã tăng thêm hơn 10% Đây sẽ là một sức ép rất lớn lên tỷ giá vào cuối năm nay và đầu năm 2012 Trong năm 2012, lượng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 15 tỷ USD, yếu tố giảm tổng cầu đã giúp cho tỷ giá Việt Nam năm 2012 ổn định Kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD,... nước để bảo đảm thanh toán của các tổ chức ở chính quốc Lạm phát là sự giảm sức mua của đồng tiền so với hàng hóa và dịch vụ trong nước, và là sự giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ chuẩn (là phương tiện thanh toán, tích trữ quốc tế) Lạm phát ở Việt Nam chịu tác động từ 5 nguyên nhân chính sau: Kỳ vọng lạm phát (ví dụ do tỷ giá tăng, vàng lên giá, lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức cao…); Tiền tệ . mất giá, lạm phát gia tăng và là vòng thiện khi xảy ra điều ngược lại. Cho đến nay, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, tác động của tỷ giá hối đoái tới lạm phát và ngược lại, tăng tỷ. mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát. PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT I. Tính cấp thiết. lãi suất phát huy tác dụng sàng lọc, lựa chọn của nó. Và cũng rất nên xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái. Lạm phát ảnh hưỏng như thế nào đến tỷ giá hối đoái? Khi một nước có lạm phát, sức

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan