1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bằng chứng kiểm toán

44 725 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 202,92 KB

Nội dung

Chính điều đó đã làm cho kiểm toán trở thành công việc rất được quan tâm không chỉ đối với doanh nghiệp , cơ quan quản lí của nhà nước mà còn đối với cả các đối tượng khác quan tâm dến t

Trang 1

- -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1

ĐỀ TÀI: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Giảng viên HD : ĐỖ THỊ HẠNH Nhóm thực hiện : Nhóm 04

THANH HÓA, THÁNG 9 NĂM 2014

Trang 2

9 Nguyễn Thị Huyền Trang 12000873

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014

Giảng viên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của kiểm toán đối với sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng Nhất là đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, kiểm toán đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản kiểm toán là một yếu tố tích cực đảm bảo cho các chuẩn mực kiểm toán được chấp hành nghiêm chỉnh, trật tự kỉ cương của công tác kiểm toán được giữ vững, các thông tin kế toán trung thực và có đủ độ tin cậy Chính điều đó đã làm cho kiểm toán trở thành công việc rất được quan tâm không chỉ đối với doanh nghiệp , cơ quan quản lí của nhà nước mà còn đối với cả các đối tượng khác quan tâm dến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán Vì chất lượng của các bằng chứng kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cuộc kiểm toán

Vì những lý do trên nhóm 04 chọn đề tài : " Bằng chứng kiểm toán” làm

đề tài tiểu luận nhóm môn Kiểm Toán I

Bài tiểu luận gồm 4 phần :

Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận

Chương 2 : Phương Pháp Thu Nhập Bằng Chứng Kế Toán

Chương 3 : Cơ Sở Dẫn Liệu

Chương 4 : Quá Trình Thu Thập , Đánh Giá Bằng Chứng Kiểm Toán Khi Thực hiện Kiểm Toán

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán

Kiểm toán là một ngành nghề đã và đang phát triển trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế đang có những biến động mạnh mẽ ở nước ta

Bằng chứng kiểm toán là một trong những khái niệm cơ bản nhất của kiểm toán Xét về thực chất, kiểm toán chính là quá trình các kiểm toán viên khai thác, phát hiện và đánh giá các bằng chứng kiểm toán bằng việc áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp Các bằng chứng kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên rút ra những kết luận hợp lý, làm căn cứ vững chắc để đưa ra các ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của doanh nghiệp Rất rõ ràng là, báo cáo kiểm toán - sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của một cuộc kiểm toán, sẽ không có giá trị pháp lý, thiếu tính thuyết phục nếu không được dựa trên các bằng chứng để chứng minh cho đánh giá hay nhận xét ấy.Chức năng của kiểm toán tài chính là “xác minh và bày tỏ ý kiến” về các bản khai tài chính, thể hiện qua quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về Báo cáo tài chính của một bằng chứng kiểm toán một cách vững chắc.Khi đánh giá hay nhận xét bất cứ công việc gì, để mang lại tính thuyết phục, cần tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đính xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các báo cáo này với các chuẩn mực đã được thiết lập thông qua Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán ghi nhận các ý kiến của kiểm toán viên, nó là sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán, độ chính xác và hợp lý của nó phụ thuộc rất nhiều vào các bằng chứng mà

Trang 8

kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán.

Theo chuẩn mực kế toán số 500(ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của bộ trưởng bộ tài chính):

“Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được có liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên những thông tin này kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình” Theo đó ta thấy, bằng chứng kiểm

toán bao gồm cả thông tin nhân chứng vật chứng mà kiểm toán viên thu thập được làm cơ sở cho các ý kiến và các kết luận về nhau của các báo cáo tài chính Bằng chứng kiểm toàn rất đa dạng nên kiểm toán viên cần nhận thức và đánh giá

về mức độ ảnh hưởng của các bằng chứng kiểm toán đó.Theo chuẩn mực quốc

tế số 500 “ kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khi đưa ra kết luận kiểm toán của mình” Đối tượng kiểm toán là rất rộng do đó chi phí kiểm tra và đánh giá tất cả các loại bằng chứng là rất cao, hay nói cách khác kiểm toán viên không thể thu thập được tất

cả các bằng chứng kiểm toán, do đó vấn đề đặt ra đối với các kiểm toán viên là phải xác định số lượng bằng chứng thích hợp cần thu thập để có đánh giá một cách hoàn thiện và chính xác về cuộc kiểm toán

1.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán

1.2.1 Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành

Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến BCTC

mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán Trong cách phân loại này bằng chứng được chia thành các loại:

Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ như:

bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm, vận đơn…Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó vì nó cung cấp với tốc độ nhanh chi phí thấp Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có

độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự,

Trang 9

do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.

Bằng chứng do các đôi tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp:

hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng chứng có độ thuyết phuc cao bởi nó được tạo từ bên ngoài tuy nhiên loại bằng chứng này vẩn có khả năng, tẩy soá thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp

Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài: như uỷ

nhiệm chi hoá, đơn bán hàng… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao

vì nó được cung cập bởi bên thứ ba (tuy nhiên nó cần phải đảm bảo đươc tính độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp)

Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ: loại bằng chứng này

thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, mang tính thuyết phục cao

vì nó được thu thập trực tiếp bởi kiểm toán viên (tính thuyết phục sẽ không còn nếu kiểm toán viên không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận) Nó bao gồm một số loại như: bảng sác nhận nợ, bảng sác nhận các khoản phải thu, xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng…

Bằng chứng do kiểm toàn viên trưc tiếp khai thác và phát hiện như: tự

kiểm kê kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây

là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra (như kiểm

kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau)

1.2.2 Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục

Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành Vì vậy kiểm toán viên cần phải xem xét mức độ tin cây của chúng Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng Theo cách này bằng chứng được phân loại như sau:

Trang 10

Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn: Đây là loại bằng chứng do

kiểm toán viên thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh giá và quan sát Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính sác và đầy đủ Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần

Bằng chứng thuyết phục từng phần như: bằng chứng thu được từ phỏng

vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần

Bằng chứng không có giá trị thuyết phục: là bằng chứng không có giá trị

trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về việc kiểm toán Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị

1.2.3 Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng

Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm:

Dạng bằng chứng vật chất: như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm

kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao

Dạng bằng chứng tài liệu: bao gồm tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế

toán, ghi chép bổ xung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên… Dạng bằng chứng này có mức độ tin cây cao tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ

Dạng bằng chứng thu được từ lời nói: thường đươc thu thập qua phương

pháp phỏng vấn nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi lại đòi hỏi

sự hiểu biết của người phỏng vấn khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn

Trang 11

1.3 Tính chất của bằng chứng kiểm toán

1.3.1 Tính hiệu lực

Hiệu lực là khái niệm để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán bao gồm, bao gồm:

Thứ nhất là loại hình bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng vật chất (Ví dụ

như "Biên bản kiểm kê ", có được sau khi thực hiện công việc kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và hiểu biết của kiểm toán viên về các lĩnh vực của kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu nhập bằng phỏng vấn)

Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện

hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điều kiên hệ thống này hoạt động kếm hiệu quả: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn , phát triển các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày trong đơn vị Trong môi trường hệ thống kiểm soát hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn

Thứ ba là nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm: Bằng chứng có nguồn gốc

càng độc lập với đối tượng được kiểm soát thì càng có hiệu lực Ví dụ, bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bản sao kê ngân hàng, Giấy báo số dư khách hàng do ngân hàng gửi đến , xác nhận của ngân hàng về

số dư tiền gửi và các khoản công nợ , Hóa đơn mua hàng )

Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm: Nếu nhiều thông tin cùng xác

minh cho một vấn đề thì có giá trị hơn so với một thông tin đơn lẻ Ví dụ nếu số

dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng khớp với số tiền dư trên "Giấy báo số dư khách hàng " do ngân hàng gửi đến cho đơn vị được kiểm toán thì số liệu này đáng tin cậy hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng

Trang 12

Thứ nhất là tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng

thấp thì càng phải thu nhập nhiều Một(một số ít ) bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ để có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể

Thứ hai là tính trọng yếu: Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu

thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu nhập càng nhiều: mục tiêu của kiểm toán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính được trình bày trung thực xét trên mọi khía cạnh trọng yếu Kiểm toán viên phải pahts hiện mọi sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính

Thứ ba là mức độ rủi ro: Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận,

nghiệp vụ…) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán phải thu nhập càng nhiều và ngược lại

1.3.3 Tính đúng lúc

Tính đúng lúc của bằng chứng kiểm toán dựa vào thời gian chứng cứ được thu nhập hoặc thời kì được kiểm toán

Đối với các tài khoản trên bảng cân đối tài sản: chứng cứ thường có tính

thuyết phục hơn khi nó được thu nhập càng gần ngày lập bảng cân đối tài sản

Đối với các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh: chứng cứ có tính

thueets phục hơn nếu được lấy trong suốt thời kì kiểm toán so với mẫu được lấy

từ một phần của cả kì

1.4 Ý nghĩa và vai trò của bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết định

Trang 13

của kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết định độ chính xác và rủi do trong ý kiến của kiểm toán viên Từ đó

có thể thấy sự thành công cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào viêc thu thập

và sau đó đánh giá bằng chứng của kiểm toán viên Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra một nhận định chính sác về đối tượng cần kiểm toán

Chuẩn mực Kiểm toán số 500 có quy định: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa

ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Thông qua đó ta có thể thấy một ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp

lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động cùa kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán Việc giám sát này

có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung (trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán)

1.5 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

1.5.1 Thích hợp

Sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán trước hết liên quan đến chất lượng,

độ tin cậy của của bằng chứng Nếu bằng chứng kiểm toán có đọ tin cậy càng cao sẽ giúp cho kiểm toán viên đưa ra nhận xét càng mang tính thuyết phục và đạt được mục tiêu của mình một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau.Để xem xét vấn

đề này, kiểm toán viên cần chú ý các nhân tố sau đây:

Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đơn vị sẽ càng có độ tin cậy cao

Dạng bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng do kiểm kê có độ tin cậy cao hơn bằng chứng trên sổ kế toán hoặc phỏng vấn

Trang 14

Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Bộ phận nào có kiểm sóat nội bộ hữu hiệu thì các bằng chứng kiểm toán có lien quan đến tài liệu kế toán, quy chế kiểm soát…của bộ phận đó sẽ có độ tin cậy cao hơn.

Sự kết hợp giữa các lọai bằng chứng: Một nhóm bằng chứng kiểm toán có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau cùng xác nhận một vấn đề thì có độ tin cậy cao hơn từng bằng chứng riêng lẻ

Các nhân tố khác: Thời điểm thu nhập bằng chứng, trình độ chuyên môn của người cung cấp thông tin, tính khách quan trong việc thu thập bằng chứng…

Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên

về yêu cầu đầy đủ:

Tính trọng yếu: Bộ phận nào càng trọng yếu càng đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn và phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn

Mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Số lượng bằng chứng cần phải tăng lên ở những bộ, hay các trường hợp có mức rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát cao

Tính kinh tế: Việc thu thập bằng chứng luôn luôn được cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để thu thập bằng chứng kiểm toán

Tính hợp lý: Nói đến chất lượng thông tin, độ thuyết phục của thông tin Những nhân ố ảnh hưởng đến tính hợp lý của bằng chứng kiểm toán: Tính liên đới: Bằng chứng kiểm toán phải lien quan tới mục tiêu kiểm toán Mục tiêu có thể là tính đầy đủ, sự tồn tại, quyền và nghĩa vụ…

Trang 15

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Việc thu thập và đánh giá các bằng chứng thể hiện năng lực và kinh nghiệm của kiểm toán viên Theo VSA 500, “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, lấy xác nhận, phỏng vấn, tính toán, phân tích” Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán

2.1 Phương pháp kiểm tra.

Kiểm tra là việc xem xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan, rà soát đối chiếu giữa chúng với nhau, chẳng hạn như đối chiếu giữa sổ kế toán và thực tế, giữa quy định và thực hiện Thông thường có hai loại kiểm tra: phương pháp kiểm tra vật chất và phương pháp kiểm tra tài liệu

2.1.1 Phương pháp kiểm tra vật chất (kiểm kê).

Phương pháp kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp Kiểm tra vật chất do vậy thường được

áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị

Thời gian kiểm kê có thể định kỳ, đột xuất, hay thường xuyên và loại hình kiểm kê có thể là kiểm kê chọn mẫu, kiểm kê toàn diện tùy thuộc vào tính chất nghiệp vụ Nếu cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm thì kiểm kê tiến hành vào thời điểm cuối năm và kiểm kê toàn diện Nếu cuộc kiểm toán nhằm mục đích đặc biệt như: giải thể doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập thì có thể thực hiện kiểm kê đột xuất và theo phương thức kiểm kê điển hình

Thông thường cuộc kiểm kê gồm ba phần: Chuẩn bị kiểm kê, thực hiện kiểm kê và kết thúc kiểm kê

Trang 16

Chuẩn bị kiểm kê

Thông thường kiểm toán viên tham gia kiểm kê với tư cách là người quan sát, kiểm toán viên cần nắm bắt được kế hoạch kiểm kê, quy trình kiểm kê, đặc điểm của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến tài sản kiểm

kê Và một yếu tố quan trọng trong giai đoạn này là sự cần thiết có mặt của các chuyên gia đánh giá loại tài sản kiểm kê

Thực hiện kiểm kê

Kiểm toán viên quan sát quá trình thực hiện kiểm kê của khách hàng về việc tuân thủ đúng các quy định đã nêu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm kê Kiểm

kê phải thực hiện như trong kế hoạch và phải được ghi chép tỉ mỉ về từng loại đối tượng có đặc tính riêng ảnh hưởng đến thao tác kiểm kê, phương pháp kiểm

kê và việc ghi chép trong kiểm kê

Kết thúc kiểm kê

Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn kiểm kê là biên bản kiểm kê, trong đó cần chỉ rõ chênh lệch, nguyên nhân chênh lệch và biện pháp xử lý đối với từng trường hợp Biên bản kiểm kê cần có sự xác nhận của ba bên là thủ trưởng đơn

vị, người thực hiện kiểm kê và đại diện công ty kiểm toán Kiểm toán viên lưu bản sao Biên bản kiểm kê để làm bằng chứng kiểm toán và làm căn cứ lập báo cáo kiểm kê

Nếu vì một lý do nào đó kiểm toán viên không có mặt tại thời điểm đơn vị tiến hành kiểm kê thì kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp hoặc đưa ra “ý kiến hạn chế của cuộc kiểm toán” Ví dụ về “ý kiến hạn chế của cuộc kiểm toán”: Tại thời điểm 31/12/2013 kiểm toán viên chưa được chỉ định kiểm toán, do đó đã không tham gia ý kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản cố định Vì vậy không thể kiểm tra được tính đúng đắn của khối lượng sản phẩm dở dang tại 31/12/2013 bằng các thủ tục kiểm toán khác và không khẳng định được tính đúng đắn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại 31/12/2013

Trang 17

Ưu điểm của phương pháp kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hiểu của tài sản, mang tính khách quan Hơn nữa cách thực hiện phương pháp này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán.

Phương pháp kiểm kê cũng có những hạn chế nhất định như:

• Đối với một số tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị phương pháp kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản, không cho biết quyền

sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó Hoặc tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản thuê ngoài hay đem thế chấp

• Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, phương pháp đánh giá đúng hay sai thì chưa thể hiện

Kiểm tra vật chất đối với vật tư do đó cần đi kèm với bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó Bằng chứng kiểm toán thu được từ phương pháp kiểm tra vật chất gọi là kiểu mẫu bằng chứng vật chất

2.1.2 Phương pháp kiểm tra tài liệu

Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị Phương pháp áp dụng với hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn vận tải, sổ kế toán phương pháp được tiến hành theo hai cách:

Thứ nhất, từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ

sở cho kết luận Ví dụ: kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản

Thứ hai, kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi

vào sổ sách Quá trình này tiến hành theo hai hướng:

• Từ chứng từ gốc lên sổ sách khi muốn chứng minh nghiệp vụ đã được ghi sổ đầy đủ

• Từ sổ sách kiểm tra ngược về chứng từ gốc khi muốn thu thập bằng chứng về

Trang 18

tính có thật của mọi nghiệp vụ được ghi sổ.

Phương pháp kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường là có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng thấp hơn các phương pháp khác

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định:

• Độ tin cậy của các tài liệu phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng, phụ thuộc vào sự độc lập của từ tài liệu so với đơn vị được kiểm toán

• Các tài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tích khách quan nên cần có sự kiểm tra bằng các phương pháp khác

Khi sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu, kiểm toán viên cần phân biệt quá trình kiểm tra vật chất về tài sản như tiền mặt, trái phiếu có giá với quá trình kiểm tra các chứng từ như phiếu chi đã thanh toán và chứng từ bán hàng, Nếu tài liệu được kiểm toán là một hóa đơn mua hàng, không có giá trị thanh toán như tiền thì đó là một tài liệu chứng minh (tài liệu chứng minh là bằng chứng thu thập được từ phương pháp kiểm tra tài liệu) Đối với trái phiếu, khi chưa được ký thì vẫn là một chứng từ nhưng sau khi ký trái phiếu là tài sản và sau khi thanh toán, trái phiếu trở thành chứng từ Như vậy, phương pháp kiểm tra vật chất áp dụng đối với trái phiếu khi trái phiếu là tài sản, phương pháp kiểm tra tài liệu áp dụng với trái phiếu khi trái phiếu là chứng từ

2.2 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua quá trình kiểm toán viên trực tiếp quan sát, đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Theo VSA 500, quan sát là việc theo dõi một hiện tương, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện Ví dụ, kiểm toán viên tiến hành quan sát nơi sản xuất của doanh nghiệp như nhà xưởng, kho bãi, sự vận hành của máy móc thiết bị Từ đó đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị

Phương pháp này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán, bằng chứng kiểm toán được đánh giá là đáng tin cậy Tuy nhiên, bằng chứng

Trang 19

kiểm toán thu được chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với phương pháp khác Phương pháp này chỉ cung cấp bằng chứng về công việc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn đúng với các thời điểm khác Bằng chứng thu được từ các phương pháp này gọi lại kiểu mẫu quan sát.

Bằng chứng thu thập bằng phương pháp này có độ tin cậy cao Tuy nhiên, việc xác nhận thường gây nhiều tốn kém, đặc biệt là nhiều phiền toái cho người được yêu cầu cung cấp chúng nên thường được áp dụng đối với một số đối tượng kiểm toán như khoản phải thu, khoản phải trả, tiền gửi ngân hàng, tài sản

ký gửi, ký quỹ, thế chấp Các đối tượng được khái quát qua bảng 1:

Bảng 2.1: Các loại thông tin cần phải xác nhận

Tài sản

Phiếu nợ phải thu Người lập phiếu

Hàng tồn kho gửi trong công ty lưu kho Công ty lưu kho

Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ Công ty bảo hiểm

Trái phiếu phải trả Người giữ trái phiếu

Vốn chủ sở hữu Người giữ sổ đăng ký và đại lý

chuyển nhượng

Trang 20

Cổ phần đang lưu hành Cổ đông

Các loại thông tin khác

Nợ ngoài ý muốn Luật sư của công ty, ngân hàng

Hợp đồng trái khoán Người giữ trái khoán

Phương pháp này thường được áp dụng trong tất cả các cuộc kiểm toán Ưu điểm của phương pháp xác nhận là bằng chứng thu được có độ tin cậy cao nếu kiểm toán viên thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu sau:

• Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu của kiểm toán viên

• Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản

• Sự độc lập của người xác nhận thông tin

• Kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập từ xác nhận

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là chi phí thực hiện khá lớn, phạm

vi áp dụng tương đối giới hạn nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan hệ rộng, đa quốc gia Hơn nữa, kiểm toán viên cũng cần quan tâm tới khả năng các xác nhận của bên thứ ba đã qua sự giàn xếp trước của đối tượng được kiểm toán

Phương pháp lấy xác nhận có thể thực hiện theo hai hình thức, hình thức gửi thư xác nhận phủ định và thư xác nhận dạng khẳng định Theo hình thức thứ

Trang 21

nhất, kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán nhờ xác nhận Theo hình thức thứ hai, kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi cho tất cả các thư xác nhận

dù thực tế có trùng khớp với thông tin mà kiểm toán viên quan tâm Hình thức thứ hai do đó đảm bảo tin cậy cao hơn cho phương pháp xác nhận, nhưng chi phí cũng cao hơn Vậy nên, tùy mức độ hệ trọng của thông tin mà kiểm toán viên quan tâm để lựa chọn hình thức gửi thư xác nhận phù hợp

2.4 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm toán viên quan tâm Ví dụ, thẩm vấn khách hàng về những qui định kiểm soát nội bộ hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của các quy chế này

Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn lập kế hoạch phỏng vấn.

Kiểm toán viên phải xác định được mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung cần phỏng vấn Nội dung phỏng vấn có thể cụ thể hóa thành những trọng điểm cần phỏng vấn

Giai đoạn thực hiện phỏng vấn.

Kiểm toán viên giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đổi về những trọng điểm đã xác định Khi phỏng vấn có thể dùng hai loại câu hỏi cơ bản là câu hỏi

“đóng” hoặc câu hỏi “mở”

Câu hỏi “mở” giúp kiểm toán viên thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ Loại câu hỏi này được sử dụng khi kiểm toán viên muốn thu thập thêm thông tin với việc sử dụng các cụm từ “thế nào?”, “cái gì?”, “tại sao?”

Câu hỏi “đóng” giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn, được sử dụng khi kiểm toán viên muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay đã biết Loại câu hỏi này thường dùng các cụm từ “có hay không?”

Trang 22

Giai đoạn kết thúc phỏng vấn.

Kiểm toán viên đưa ra kết luận trên cơ sở thông tin đã thu thập được Kiểm toán viên cũng cần lưu ý tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có thể kết luận xác đáng về bằng chứng thu thập

Ưu điểm của phương pháp này là giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng chưa có nhằm thu thập những thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của kiểm toán viên Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan Chất lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của người được hỏi Bằng chứng kiểm toán thu được khi áp dụng phương pháp này gọi là kiểu mẫu phỏng vấn và thường dùng để củng cố cho các bằng chứng khác

2.5 Phương pháp tính toán

Phương pháp tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác về mặt số học của việc tính toán và ghi sổ do đơn vị cung cấp Ví dụ: đối với kiểm tra việc tính toán, kiểm toán viên xem xét tính chính xác bằng tính lại các hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho; số liệu hàng tồn kho; tính lại chi phí khấu hao; giá thành; các khoản dự phòng; thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái Đối với kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu các chứng

từ có liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánh trên các chứng từ khác nhau, ở những nơi khác nhau

Phương pháp này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt số học

mà không chú ý đến sự phù hợp của các phương pháp tính được sử dụng Do đó phương pháp tính toán thường sử dụng kèm theo các phương pháp khác như kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích

Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao, xét về mặt số học Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là các phép tính

và phân bổ đôi khi khá phức tạp, tốn thời gian đặc biệt khi đơn vị được kiểm

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các loại thông tin cần phải xác nhận - bằng chứng kiểm toán
Bảng 2.1 Các loại thông tin cần phải xác nhận (Trang 19)
Bảng 2.2: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích - bằng chứng kiểm toán
Bảng 2.2 Hướng dẫn chọn loại hình phân tích (Trang 25)
Bảng 2.3: Quan hệ giữa kiểu mẫu bằng chứng và mục tiêu kiểm toán. - bằng chứng kiểm toán
Bảng 2.3 Quan hệ giữa kiểu mẫu bằng chứng và mục tiêu kiểm toán (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w