393 Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận
1 MỞ ĐẦU Cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn của đề tài Hòa với xu thế của cả nước, Bình Thuận là một tỉnh đang thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển toàn diện dân sinh kinh tế, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh chuyển dòch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc, hòa nhập vào sự phát triển chung của kinh tế trọng điểm phía nam, thực hiện có kết quả mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, ở Việt Nam yếu tố về vốn đã đóng góp đến 45% tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Bình Thuận tuy có tốc độ phát triển kinh tế ở mức tương đối cao so mức trung bình của cả nước, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nằm ở cực Nam Trung Bộ, khu vực Duyên hải Miền Trung; giáp ranh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế trọng điểm và năng động của cả nước, mức đầu tư xã hội vào Khu vực kinh tế trọng điểm phía nam chiếm trên 40% của cả nước. Tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng và lợi thế, song so với các tỉnh trong khu vực như Đồng Nai, Bà Ròa Vũng Tàu, Bình Dương thì tốc độ phát triển kinh tế vẫn còn kém xa. Với quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, công nghiệp kém phát triển, công nghệ lạc hậu; GDP của tỉnh năm 2005 chỉ ở mức trên 7.000 tỷ đồng (giá thực tế); GDP bình quân đầu người chỉ đạt 400 USD, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước là 640 USD. Do đó, tốc độ phát triển phải gia tăng với mức độ nhanh hơn nữa mới bắt kòp và không bò tụt hậu so với cả nước và các tỉnh trong khu vực. Với mục tiêu và ý nghóa đó, cần phải phân tích, đánh giá một cách nghiêm túc, xác đònh nguyên nhân để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế, mà trong đó vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng. Mặc dù nguồn nội lực cũng như ngoại lực vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng Bình Thuận thực sự chưa có các giải pháp hữu hiệu để khơi thông các dòng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2 Mục đích nghiên cứu Thông qua tình hình đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên đòa bàn tỉnh trong những năm vừa qua; phân tích, đánh giá, nhận đònh để đưa ra một số giải pháp khơi thông, thu hút và huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư này nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận nhanh và bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giới hạn của Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vốn đầu tư trong và ngoài nước tại tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài được chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, chú trọng phương pháp lòch sử, thống kê, phân tích, đánh giá để rút ra kết luận mang tính lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bình Thuận. Nội dung của Luận văn “Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận” bao gồm lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và vốn đầu tư. - Chương 2: Thực trạng về đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên đòa bàn tỉnh Bình Thuận. - Chương 3: Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ 1.1.1. Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm Đầu tư theo nghóa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất đònh trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác …) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư sau đây: - Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất đònh trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lónh vực này) mà chỉ làm tăng giá trò tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. - Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ 4 đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích lũy vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dòch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. - Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bò lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển. Trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn. Vốn (hay tư bản – capital) trong nền kinh tế tại một thời điểm nào đó được đònh nghóa bằng giá trò tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Trong thực tế, để tính toán giá trò vốn tại một thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao hàng năm. Căn cứ vào quan hệ sở hữu, có thể chia nguồn vốn đầu tư làm 2 loại là đầu tư của khu vực nhà nước (các dự án công) và đầu tư của khu vực tư nhân (các dự án sinh lời). 1.1.1.2. Đầu tư của khu vực nhà nước Nguồn đầu tư thuộc khu vực nhà nước được xác đònh theo đẳng thức sau: I g = PSBR + (T – C g ) + F g (1.1) Trong đó: PSBR là khả năng đi vay của Chính phủ (public sector borrowing requirement). T là các khoản thu của khu vực nhà nước. 5 C g là các khoản chi tiêu của khu vực nhà nước không kể chi đầu tư, chênh lệch các khoản thu và chi này là tiết kiệm của khu vực nhà nước. F g là các khoản viện trợ và vay nợ từ nước ngoài vào khu vực nhà nước. Dựa vào đẳng thức trên ta thấy đầu tư của khu vực nhà nước được tài trợ bởi ba nguồn: * Thứ nhất là khả năng huy động vốn của khu vực nhà nước từ khu vực doanh nghiệp (bao gồm cả cá nhân) hoặc các tổ chức tài chính trung gian. Hình thức huy động này được thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước. * Thứ hai là tiết kiệm của khu vực nhà nước bằng các khoản thu về từ ngân sách nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên. Trong trường hợp các nước kém phát triển thì khoản tiết kiệm này rất khiêm tốn, không đủ đáp ứng nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển, nhất là đầu tư vào lónh vực hạ tầng cơ sở. * Thứ ba là nguồn vốn giúp đỡ từ nước ngoài, đây là nguồn vốn có vai trò khá quan trọng. Các nguồn từ nước ngoài thường ở dưới dạng viện trợ hoặc vay nợ. 1.1.1.3. Đầu tư của khu vực tư nhân Trên lý thuyết thì nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân được hình thành từ tiết kiệm của doanh nghiệp (bao gồm cả cá nhân) (S p ) và luồng vốn của nước ngoài đổ vào khu vực (F p ) I p = S p + F p (1.2) S p = Y p d - C p (1.3) Trong đó: Y p d là thu nhập khả dụng. C p là tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Luồng vốn của nước ngoài đổ vào khu vực này ở các dạng như đầu tư trực tiếp (FDI) và các khoản nợ. Nguồn tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp (gồm cả cá nhân) thường là nguồn chủ yếu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, theo thực tế của Việt Nam thì lượng tiết kiệm của nước ta là tiết kiệm phi sản xuất được cất giấu dưới dạng q kim (vàng, bạc) hoặc ngoại tệ (USD) khá nhiều. 6 1.1.2. Nguồn vốn đầu tư Xét trên tổng thể nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư được hình thành từ tích lũy nội bộ của nền kinh tế và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đưa vào. 1.1.2.1. Nguồn vốn trong nước 1.1.2.1.1. Nguồn vốn Nhà nước Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. - Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lónh vực cần sự tham gia của nhà nước; chi cho các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thò và nông thôn. Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau. Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trương đáng kể và bắt đầu có vò trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ. Nếu như giai đoạn 1991-1995 nguồn vốn này chiếm 5,6%, giai đoạn 1996-1999 chiếm 14,5% thì riêng năm 2000 đã đạt đến 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. - Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Được xác đònh là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ một 7 khối lượng vốn nhà nước khá lớn và nắm giữ một số ngành quan trọng của nhà nước. Mặc dù trong thời gian qua vẫn còn tình trạng quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả tại một số doanh nghiệp, nhưng với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này đã được khẳng đònh, tích lũy của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội. 1.1.2.1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. Với 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 1996-2000 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 15% GDP. Nhiều hộ gia đình thực sự đã trở thành các đơn vò kinh tế năng động trong nhiều lónh vực. Ở mức độ nhất đònh, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế. Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã) đã và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Thực hiện chính sách đổi mới, cơ chế cởi mở nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư được thực hiện, trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp dân doanh có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động đầu tư từ khu 8 vự này gia tăng mạnh mẽ. 1.1.2.1.3. Thò trường vốn Thò trường vốn có ý nghóa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thò trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thò trường vốn bao gồm thò trường chứng khoán, hệ thống tín dụng, các ngân hàng trong nước và đònh chế tài chính trung gian hình thành dòng chu chuyển, thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền đòa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được. Với sự hiện diện của thò trường vốn, các khoản vốn manh mún, rải rác trong dân cư và các tổ chức kinh tế chưa có nhu cầu sử dụng sẽ được huy động nhằm đáp ứng những nhu cầu về đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua thò trường vốn, chính phủ trung ương và chính quyền đòa phương cũng có thể huy động vốn cho ngân sách hoặc đầu tư vào các công trình của mình bằng việc phát hành các loại chứng khoán nợ như trái phiếu, công trái … Xét về mặt kinh tế, hình thức huy động vốn này của nhà nước là rất tích cực. Nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do chính phủ không phải phát hành thêm tiền giấy vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Mặt khác, đứng trên góc độ hiệu quả, thò trường vốn thực sự trở thành một cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn. Thò trường vốn không chỉ được coi là một kênh huy động vốn của nền kinh tế mà nó còn góp phần tích cực trong việc khắc phụctình trạng khan hiếm vốn và sự lãng phí trong quá trình sử dụng vốn của toàn xã hội. 1.1.2.2. Nguồn vốn ngoài nước Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thò quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, 9 dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể bao gồm các nguồn vốn nước ngoài chính như sau: 1.1.2.2.1. Nguồn vốn ODA (Official Development Assistance – Viện trợ phát triển chính thức) Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn tài trợ phát triển nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn, bao giờ ODA cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Thời gian qua, việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có rất nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến năm 2000, chính phủ Việt Nam đã tổ chức hội nghò với các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD, với trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thò trường …). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. 1.1.2.2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận các nguồn vốn này không phát sinh nợ cho các nước tiếp nhận. 10 Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dòch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước Đông á cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia này. Đối với Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện … Tính đến năm 2000, Việt Nam đã thu hút được trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư, trên 3200 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 45 tỷ USD. Các năm 2003 – 2004 – 2005 thu hút được lần lượt là 3,2 – 4,2 – 5,8 tỷ USD. Đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư nước ngoài cũng rất đáng kể. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… Bước đầu hình thành và đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thò hóa các khu vực phát triển, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các đòa phương. 1.1.2.2.3. Các nguồn vốn khác từ bên ngoài - Thò trường vốn quốc tế: Với xu thế toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thò trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng luồng vốn đầu tư qua thò trường chứng khoán có mức tăng nhanh hơn các luồng vốn khác. Đối với Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, [...]... 2.397 6.094 Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Thuận; năm 2005 ước thực hiện Tỷ lệ tăng mức đầu tư qua các năm tại tỉnh Bình Thuận tuy có gia tăng đáng kể, song xét trên tổng thể nền kinh tế cho ta thấy rõ hơn tỷ lệ huy động GDP cho đầu tư phát triển của đòa phương 31 Bảng 2.2: Tỷ lệ đầu tư / GDP tại tỉnh Bình Thuận Năm Đầu tư XDCB (tỷ đồng – giá thực tế) GDP (tỷ đồng – giá thực tế) Tỷ lệ đầu tư XDCB /... chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của một quốc gia hay một ngành, cho thấy cần thêm bao nhiêu đồng cho đầu tư để tăng thêm một đơn vò sản lượng Ta có: Tốc độ tăng trưởng = Lượng đầu tư x Hiệu quả đầu tư Lượng đầu tư ở đây được tính bằng tỉ lệ đầu tư trên GDP và hiệu quả của đầu tư là hệ số ICOR Hệ số ICOR bằng: 12 Vốn đầu tư ICOR = Vốn đầu tư = GDP do vốn tạo ra GDP Vốn đầu tư Từ đó suy ra: Mức tăng... nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh 2.3 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 2.3.1 Tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bình Thuận Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư ng đối cao và cao hơn mức trung bình của cả nước Tổng sản phẩm trên đòa bàn (GDP, theo giá 1994) năm 2005 ước đạt 3.835 tỷ đồng, tăng 1,77 lần so với năm 2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân... về đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên đòa bàn Bình Thuận trong thời gian qua 23 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN 2.1.1 Lợi thế và tiềm năng - Về vò trí đòa lý: Với vò trí đòa lý thuận lợi, nằm trên tuyến Quốc lộ IA, liền kề với vùng Đông Nam Bộ (là vùng có tiềm lực kinh tế lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế. .. “chất” của đầu tư, tức là hiệu quả của nền kinh tế đã được nâng cao 1.3.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong khi các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: Muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư, tuy nhiên vấn đề hình thành cơ cấu đầu tư là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Các nhà kinh tế đều đồng... công sức cho các nhà đầu tư, làm cho các 28 nhà đầu tư ngán ngại, chán nản và có xu hướng muốn chuyển vốn sang nước khác Bình Thuận tuy đã có nhiều cố gắng vận dụng một số cơ chế chính sách sát thực tế, linh hoạt, song chưa tạo một môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn để phát huy các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài Mặt khác, nằm giữa hai trung tâm kinh tế sôi động và phát triển là... nghề cao, tiếp nhận hay chuyển giao kỹ thuật; phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo; phát triển kinh tế ở các đòa phương nghèo, vùng xa xôi hẻo lánh… 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.3.1 Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt: tổng cung và tổng cầu Trong hàm tổng cầu thì đầu tư là một thành phần của tổng cầu Hàm tổng... làm cho tốc độ tăng GDP của tỉnh tăng cao trong năm 2006, cùng lắm là đến năm 2007 Để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ 2006-2010 và những năm tiếp theo chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến đầu tư để phát triển kinh tế 32 2.3.3 Cơ cấu đầu tư và sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế 2.3.3.1 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận chuyển dòch tiến bộ, theo hướng khai thác các lợi thế của tỉnh. .. 2.3.3.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành Để có được những chuyển biến tích cực trong chuyển dòch cơ cấu kinh tế, đó là kết quả của quá trình điều hành kinh tế xã hội của tỉnh, thông qua các chính sách thu hút ưu đãi đầu tư đúng hướng, phân bổ ngân sách hợp lý trong trong quá trình đầu tư vào các ngành, lónh vực để tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế đúng hướng 34 Cơ cấu đầu tư theo các ngành kinh tế trong thời... động lực để kích thích, thúc đẩy các ngành, lónh vực, các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quá trình đầu tư phát triển kinh tế toàn xã hội Sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thò trường Tích lũy vốn trong các thành phần kinh tế ngày càng tăng lên, nhất là khu vực kinh tế tư nhân Khu vực này chiếm hơn 2/3 GDP, thường tham gia vào các ngành . kiện thực tế tại tỉnh Bình Thuận. Nội dung của Luận văn Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận bao gồm lời mở đầu, phần. về đầu tư và vốn đầu tư. - Chương 2: Thực trạng về đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên đòa bàn tỉnh Bình Thuận. - Chương 3: Khơi thông nguồn vốn cho đầu