MỤC LỤC
Những lợi ích kinh tế - xã hội có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh… , hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. - Thực hiện các mục tiêu kinh tế quốc dân khác: Đó là tận dụng hay khai thác tài nguyên; nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có tay nghề cao, tiếp nhận hay chuyển giao kỹ thuật; phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo; phát triển kinh tế ở các địa phương nghèo, vùng xa xôi hẻo lánh….
Nếu cơ cấu đầu tư không hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế không hợp lý, làm giảm năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế, đến lượt nó làm giảm tốc độ tăng trưởng. Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhưng các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về cách thức tạo ra một cơ cấu đầu tư, cũng như cơ cấu kinh tế “hợp lý”.
Các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau rằng nền kinh tế cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý. Thuật ngữ hợp lý ở đây được hiểu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế như thế nào đó để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hiệu quả và mức độ tác động, ảnh hưởng của vốn đầu tư không chỉ phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn tác động hiệu quả đến môi trường xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Do đó, trong chương 1 chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm trong việc khơi thông, tạo lập và thu hút các dòng vốn đầu tư được đúc kết từ các tỉnh, thành phố và một số quốc gia có nền kinh tế năng động như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc và các nước lân cận như Trung quốc, Thái Lan.
Xu hướng di chuyển của các dòng FDI là hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ mà các nhà đầu tư mong đợi có hiệu quả cao, đặc biệt là tại các nước công nghiệp mới (NICs) và các nước ASEAN. Song phải thấy rằng trong giai đoạn tới, khi Việt Nam và các nước trong vùng tham gia đầy đủ vào các thể chế khu vực và quốc tế sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư để vượt lên các nước khác trong cuộc cạnh tranh này.
Theo kết quả nghiên cứu xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh / thành (PCI) do nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tiến hành cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các địa phương phụ thuộc chủ yếu vào công tác điều hành của bộ máy quản lý. Một là, hạ tầng kinh tế chưa đầy đủ, chưa đồng bộ: thị trường phát triển chưa đầy đủ, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường tài chính… Cơ sở hạ tầng Việt Nam còn yếu kém, lạc hậu gây trở ngại lớn cho quá trình di chuyển và vận chuyển phương tiện kỹ thuật, sản phẩm, hệ thống thông tin liên lạc chưa phát triển cao, còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu thông tin cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra kết luận kiểm toán còn nêu tồn tại trong công tác thẩm định và quyết định đầu đư chưa tốt, dẫn tới khi thực hiện dự án có nhiều điều chỉnh, kéo dài tiến độ, hiệu quả mang lại cũng không cao; trong công tác quản lý vốn chưa được chặt chẽ, thể hiện trong công tác đấu thầu có một số dự án có biểu hiện thông thầu, nhiều dự án theo quy định phải đấu thầu như lại thực hiện chỉ định thầu. Trong thời gian qua, chúng ta chưa coi trọng khai thác nguồn vốn này mà trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài diễn ra gay gắt giữa các địa phương, nhất là khu vực kinh tế trọng điểm phiá nam, thì việc quan tâm, có chính sách và giải pháp hữu hiệu; cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các ách tắc đang cản trở, từ thủ tục, đất đai, các chi phí, đến thuế má.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng.
Với nguồn vốn này, chúng ta cần xem xét chuyển đổi hình thức sở hữu; cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần chi phối, do đó đối với nguồn vốn này nhu cầu huy động là không mấy khó khăn, thậm chí còn vượt xa so với nhu cầu đề ra, theo lộ trình cổ phần hóa. Do đó cần tạo ra một môi trường thuận lợi, có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, khuyến khích và kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, sản phẩm lợi thế mới có khả năng thực hiện cơ cấu vốn đầu tư như đã nêu; mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế, đảm bảo giữ vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng.
Thật ra, việc khai thác nguồn vốn từ quỹ đất đã có quy định cụ thể vào năm 2003, khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/2/2003 về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; thậm chí trước đó một số địa phương như Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh,… cũng đã nhìn thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên quý giá này và cũng đã khai thác dưới hình thức “đổi đất lấy công trình”, nhưng do lúc đó chưa có cơ chế chính sách nên vẫn còn bất cập và không ít vấp váp. Cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thị trường chứng khoán, không chỉ ở những trung tâm thương mại lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội mà mở rộng thị trường hơn nữa, thu hút nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân; mở rộng các loại thị trường vốn trong cả nước để chuyển dần tiết kiệm qua tín dụng (đầu tư gián tiếp) sang đầu tư trực tiếp bằng cách mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty và các loại trái phiếu có mục đích.
Cũng cần lưu ý rằng, trong giai đoạn đầu cần thu hút vốn đầu tư nên các tiêu chí xem xét chấp thuận dự án đầu tư có thể cởi mở hơn, nhưng cần phải có sự chuẩn bị cho các Khu công nghệ cao, Khu chế xuất vì trong tương lai nền sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại, công nghệ cao sẽ thay thế dần các ngành và các dây chuyền sản xuất lạc hậu, sử dụng nhiều lao động; khi đó nguồn đất đai sẽ bị hạn chế và các vấn đề liên quan đến quy hoạch, môi trường, xã hội sẽ là một thách thức cho chúng ta, các tiêu chí lựa chọn dự án sẽ khắt khe hơn, yêu cầu sẽ cao hơn. Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu phát triển của địa phương với nhu cầu và khả năng đáp ứng của từng nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới, nội dung của chương 3 tập trung vào việc đề xuất hệ thống các giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế để khơi thông các dòng vốn đầu tư, từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho các dòng vốn tự nhiên đổ về Bình Thuận đầu tư, làm ăn và phát triển.