1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng

104 612 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Tâm
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT bao gồm các các nhân tố chủ quan như: Định hướng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từn

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 2

Để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, tôi đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự động viên, chỉ bảo của cácthầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các anh chị đang công tác tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng và sự quan tâm, giúp

đỡ của gia đình, bạn bè

Tôi đặc biệt cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Lê Thanh Tâm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 3

1.1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 3

1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 7

1.2 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Quan niệm phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 16

1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 17

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 19

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB HẢI PHÒNG 30

2.1 Khái quát về VCB HP 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 31

2.1.3 Kết quả một số hoạt động của VCB HP thời gian qua 31

Trang 4

2.2.1 Quy trình thanh toán XNK của VCB 41

2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C tại VCB HP 46

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP 59

2.3.1 Kết quả đạt được 59

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB HP 70

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VCB HP giai đoạn 2011-2015 70

3.1.1 Định hướng phát triển của VCB HP 70

3.1.2 Quan điểm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VCB HP 72

3.2 .Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP .73

3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT 73

3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu tài trợ thương mại trong định hướng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng 74

3.2.3 Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán LC 76

3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing trong thanh toán quốc tế 77

3.2.5 Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế 79

3.3 Kiến nghị phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VCB HP 81

3.3.1 Kiến nghị đối với VCB TW 81

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 82

KẾT LUẬN 85

Trang 6

Ngân hàng thương mại cổ phầnThư tín dụng thương mạiTín dụng chứng từ

Thanh toán quốc tếVCB TW : Hội sở chính Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt

NamVCB HP : Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh

Hải Phòng

Trang 7

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn 2006- 2010 32

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2010 33

Bảng 2.3: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2006-2010 34

Bảng 2.4: Doanh số cho vay-thu nợ- dư nợ giai đoạn 2006-2010 35

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010 36

Bảng 2.6: Doanh số TTQT giai đoạn 2006-2010 39

Bảng 2.7: Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2006-2010 40

Bảng 2.8: Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB HP giai đoạn 2006-2010 47

Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB HP giai đoạn 2006-2010 49

Bảng 2.10 Tỷ trọng TTQT theo L/C VCB HP trong hệ thống VCB giai đoạn 2006-2010 51

Bảng 2.11: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C tại VCB HP so với toàn hệ thống từ năm 2006-2010 53

Bảng 2.12 Loại hình L/C sử dụng trong TT XNK tại VCB HP năm 2006-2010 55

Bảng 2.13 : Thị phần hoạt động TTQT theo L/C của VCB HP từ năm 2006-2010 56

Bảng 2.14 : Số liệu thu phí thanh toán TTQT theo L/C VCB HP giai đoạn 2006-2010 58

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình thư tín dụng 15

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VCB HP 31

Sơ đồ 2.2 Quy trình TT L/C xuất khẩu 42

Sơ đồ 2.3 Quy trình TT L/C nhập khẩu 44

BIỂU ĐỒ Biểu 2.1 Cơ cấu dư nợ theo ngành 38

Biểu 2.2 Doanh số TT XNK theo L/C VCB HP 50

Biểu 2.3 Tỷ trọng TT L/C của VCB HP trong hệ thống VCB 52

Biểu 2.4 Tăng trưởng TTQT theo L/C 2006 – 2010 53

Biểu 2.5 Tăng trưởng TTQT theo L/C VCB HP so với hệ thống 54

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đang từng bước hội nhập thế giớivới hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển Do đó, phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu là nhiệm vụcần thiết và quan trọng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào VCB HP là ngânhàng đi đầu trong hoạt động thanh toán L/C tại Hải Phòng Tuy nhiên trong một vàinăm gần đây, hoạt động này đang có xu hướng suy giảm Xuất phát từ thực tiễn trêntác giả đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hải Phòng” với mục đích đề xuất giảipháp phát triển hoạt động thanh toán L/C tại VCB HP trên cơ sở lý luận và phântích thực tiễn hoạt động này tại Chi nhánh

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động thanh

toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mại bao gồmkhái niệm, các tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt độngnày tại ngân hàng thương mại Cụ thể:

1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM

Các vấn đề lý luận đề cập đến trong phần này bao gồm khái niệm về thanh toánquốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu, khái niệm về phương thức tíndụng chứng từ, đặc điểm và trình tự tiến hành phương thức này trong hoạt động thanhtoán quốc tế

1.2 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mại

Quan niệm phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT: Phát triểnhoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mạiđược hiểu là sự tăng lên về quy mô hoạt động cũng như chất lượng hoạt động thanh

Trang 10

toán quốc tế theo L/C Nó bao gồm sự tăng trưởng ổn định của hoạt động này quacác năm bao gồm sự gia tăng về quy mô thể hiện trên các mặt: doanh số thanh toántheo L/C (cả trị giá và số món), doanh thu từ hoạt động TTQT theo L/C, số lượngkhách hàng, số lượng sản phẩm cung cấp, thị phần của hoạt động TTQT theo L/C.Song song với sự tăng lên về lượng, phát triển hoạt động TTQT theo L/C còn baohàm sự nâng cao chất lượng của hoạt động này thể hiện ở khả năng quản lý rủi ro,mức độ sai sót trong thanh toán, mức độ sinh lời mức độ áp dụng các chuẩn mực,thông lệ quốc tế trong thanh toán.

Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT: tác giả tập trung vào 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ phát

triển của hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của NH như sau: Nhóm chỉ tiêu vềmức độ tăng trưởng quy mô hoạt động, Nhóm chỉ tiêu về rủi ro trong hoạt độngTTQT theo L/C, Nhóm chỉ tiêu về mức độ sinh lời từ hoạt động TTQT theo L/C

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT bao gồm các các nhân tố chủ quan như: Định hướng,

chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, Hoạt động kinh doanhngoại tệ, Hoạt động Marketing ngân hàng, Trình độ của cán bộ ngân hàng, Mạnglưới ngân hàng đại lý, Công nghệ ngân hàng và Các nhân tố khách quan như: Môitrường kinh tế, Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, Năng lực kinh doanhcủa khách hàng

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

theo phương thức TDCT tại VCB HP

Trong chương 2 tác giả đã khái quát hoạt động kinh doanh của VCB HP vàthực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại VCB HP tronggiai đoạn 2006- 2010; đánh giá những thành tích đạt được, những mặt hạn chế vànguyên nhân Cụ thể :

Trang 11

2.1 Tình hình hoạt động của VCB HP giai đoạn 2006-2010

Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức củaVCB HP Một số hoạt động chính của VCB HP bao gồm: hoạt động tín dụng, hoạtđộng huy động vốn ; hoạt động kinh doanh dịch vụ ; hoạt động thanh toán quốc tế ;hoạt động kinh doanh ngoại tệ và một số hoạt động khác Trong giai đoạn 2006-

2010, các mặt hoạt động của VCB HP đều có tốc độ tăng trưởng tốt và đóng góptích cực vào việc hoàn thành kết quả kinh doanh của VCB HP

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại VCB HP giai đoạn 2006- 2010

Tác giả đã nêu rõ thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức TDCT tại VCB HP thông qua phân tích thực trạng của hoạt động nàytheo các nhóm chỉ tiêu cơ bản gồm: nhóm chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng quy môhoạt động, nhóm chỉ tiêu về rủi ro trong hoạt động TTQT theo L/C và nhóm chỉ tiêu

về mức độ sinh lời Cụ thể :

Mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động TTQT theo L/C: Chỉ tiêu này được

cụ thể hóa qua trị giá thanh toán L/C/ số món thanh toán thấp, số lượng khách hàng

ít, số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp khá nghèo nàn, thị phần hoạt động trên địabàn nhỏ và tăng trưởng của các tiêu chí này qua các năm thấp và thiếu ổn định.Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của VCB

HP chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn hệ thống VCB và tỷ trọng này có xu hướng giảm dầntrong những năm gần đây Từ chỗ chiếm 1.73% năm 2006 đến nay chỉ chiếm0.62% doanh số xuất nhập khẩu toàn hệ thống Nếu tính trung bình qua các năm thìhoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB Hp có mức tăng trưởng âm VCB

Hp chỉ đạt tăng trưởng trong hai năm 2007, 2008 còn 3 năm còn lại hoạt động nàysụt giảm nghiêm trọng Nhất là năm 2010, khi toàn hệ thống đã vượt qua đượckhủng hoảng và đạt mức tăng trưởng 20.56% thì hoạt động thanh toán quốc tế theoL/C VCB HP tiếp tục suy giảm 56.41%

Rủi ro trong hoạt động TTQT theo L/C: VCB HP luôn quản lý tốt rủi ro Số

bộ chứng từ xuất khẩu bị sai sót và trừ phí rất ít Trong suốt quá trình hoạt động,

Trang 12

VCB HP chưa có trường hợp nào bị từ chối thanh toán do chứng từ sai sót Các bộchứng từ xuất khẩu xuất trình qua VCB HP luôn tuân thủ những điều khoản của thưtín dụng Hầu hết các bộ chứng từ xuất khẩu qua VCB HP luôn được thanh toánđúng hạn, tạo được uy tín đối với khách hàng trong nước và bạn hàng nước ngoài

Mức độ sinh lời của hoạt động TTQT theo L/C: Tổng phí VCB HP thu được

trong hoạt động thanh toán L/C chưa cao và tăng trưởng không ổn định qua cácnăm Tổng phí thanh toán theo L/C chỉ chiếm trung bình 56% trong tổng phí thuđược từ hoạt động thanh toán quốc tế và giảm sút qua các năm Trong giai đoạn2006-2010 tỷ trọng thu phí thanh toán theo L/C chiếm khoảng 30% trong tổng thuphí dịch vụ của ngân hàng Tuy nhiên con số này có xu hướng giảm dần trongnhững năm gần đây, đặc biệt năm 2010 con số này sụt giảm mạnh chỉ còn 11.99%

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại VCB HP giai đoạn 2006- 2010

Kết quả đạt được: điểm mạnh trong hoạt động TTQT Theo L/C của VCB HP

là quản lý tốt rủi ro trong thanh toán L/C Trên cơ sở đó hạn chế những tổn thất cóthể xảy ra đối với ngân hàng cũng như khách hàng Việc hạn chế những giao dịch bịsai sót, từ chối thanh toán, không để xảy ra tình huống phải cho vay bắt buộc đốivới L/C nhập khẩu phản ánh chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/Ccủa VCB HP khá tốt

Hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động thanh

toán quốc tế theo L/C của VCB HP vẫn tồn tại những hạn chế như: Quy mô và mức

độ tăng trưởng quy mô thấp, không ổn định; mức độ sinh lời từ hoạt động thanhtoán theo L/C thấp và suy giảm qua các năm Hoạt động thanh toán theo L/C củaVCB HP tồn tại những hạn chế nói trên là do những nguyên nhân sau:

Thứ 1 Chưa mạnh dạn triển khai đa dạng các sản phẩm thanh toán bằng thư tín dụng Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của VCB HP so với các ngân

hàng khác trên địa bàn Cụ thể: Đối với nghiệp vụ mở L/C nhập khẩu VCB HP thựchiện mở L/C không huỷ ngang thông thường Các loại khác như L/C tuần hoàn, L/Cgiáp lưng, L/C chuyển nhượng hầu như không sử dụng ; VCB HP Chưa mở rộng

Trang 13

và phát triển nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Chưa phát triển nghiệp vụxác nhận L/C đối với các L/C xuất khẩu; Chưa mạnh dạn thực hiện nghiệp vụ mở L/

C nhập khẩu do bên thứ 3 bảo lãnh

Thứ 2 Cơ cấu tài trợ thương mại chưa hợp lý Hoạt động tài trợ xuất nhập

khẩu của VCB HP thể hiện sự mất cân đối ở cơ cấu tài trợ giữa xuất khẩu với nhập

khẩu và mất cân đối trong cơ cấu các ngành hàng tài trợ

VCB HP tập trung tài trợ cho hai ngành là sắt thép và vận tải biển Trong giaiđoạn 2006-2010, dư nợ hai ngành sắt thép và vận tải biển chiếm trên 70% trongtổng dư nợ của chi nhánh Việc tập trung tài trợ quá nhiều vào hai ngành này làmdoanh số TTQT theo L/C của VCB HP sụt giảm nghiêm trọng khi các ngành nàygặp khó khăn trong khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Trong khi đó, một sốngành kinh doanh tương đối ổn định như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng may mặc,hàng xuất khẩu lại chưa được chú trọng đầu tư Bên cạnh việc tài trợ mất cân đốigiữa các ngành hàng, cơ cấu tín dụng của VCB HP mất cân đối giữa tài trợ xuấtkhẩu với nhập khẩu Trong giai đoạn 2006-2010, VCB HP tập trung tài trợ cho cácdoanh nghiệp nhập khẩu Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm thanh toán xuấtkhẩu của VCB rất hạn chế

Thứ 3 Kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển gây khó khăn cho nhu cầu thanh toán L/C Bộ phận kinh doanh ngoại tệ chưa tìm kiếm, khai thác được nhiều đối

tượng khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ VCB HP cũng chưa có các chính sáchlinh hoạt để thu hút nguồn ngoại tệ này Thêm vào đó, số lượng khách hàng xuấtkhẩu của ngân hàng ít, doanh số xuất khẩu thấp nên nguồn ngoại tệ mua được rấthạn chế

Thứ 4 Thực hiện Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế.

Hiện tại công tác khách hàng chưa được quan tâm nhiều, sự phối kết hợp giữa cácphòng chưa thật sự nhuần nhuyễn nên công tác khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.VCB HP chưa có phòng Marketing riêng và cũng chưa có chiến lược Marketing chocác sản phẩm dịch vụ trong đó có sản phẩm TTQT Mỗi phòng ban đều tự thực hiện

Trang 14

Marketing riêng tùy theo năng lực của mình nên hiệu quả không cao Số còn lại đaphần tự các khách hàng có nhu cầu tìm đến ngân hàng

Thứ 5 Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa phát triển ở những thị trường mới.

Đối với một số thị trường mới như khu vực Trung đông, Châu Phi mạng lưới ngânhàng đại lý của Vietcombank chưa mở rộng, còn nhiều ngân hàng mà ngân hàngNgoại thương chưa đặt quan hệ trao đổi khoá SWIFT Trong khi đó, hoạt động xuấtnhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường thuộc khu vực này đang phát triển Dovậy, dẫn đến việc thông báo thư tín dụng, thanh toán phải qua một ngân hàng thứ

ba, vừa chậm trễ, vừa tốn thời gian, ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nói trên, những hạn chế trong hoạtđộng TTQT theo L/C của VCB HP do các nguyên nhân chủ quan như: các văn bản,chính sách vĩ mô của Nhà nước còn thiếu ổn định, thường xuyên bị điều chỉnh và sựcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàngnước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc

tế theo phương thức TDCT tại VCB HP

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VCB HP giai đoạn 2011-2015

Trong định hướng phát triển của Chi nhánh, phát triển hoạt động thanh toánquốc tế tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của VCB HPgiai đoạn 2011-2015 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là thế mạnh của thànhphố Hải Phòng với cảng biển sầm uất và các ngành kinh tế mũi nhọn có nhu cầuxuất nhập khẩu lớn như sắt thép, đóng tàu, thủy sản… Vì vậy Ban lãnh đạo VCB

HP luôn xác định phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là cần thiết và là yếu tốđóng góp lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trang 15

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP

Đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT:

VCB HP cần tập trung nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới nhằm phục vụnhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường

Trước hết cần chú ý đến việc sử dụng nhiều loại thư tín dụng khác nhau trongthanh toán nhập khẩu

Đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, VCB HP nên xem xét,điều chỉnh quy trình xét chiết khấu bộ chứng từ cho khách hàng một cách linh hoạthơn Đối với những L/C của những khách hàng xuất khẩu có bạn hàng quen thuộc

và thị trường truyền thống, ngân hàng trả tiền uy tín, VCB HP có thể thực hiện chiếtkhấu trên cơ sở bộ chứng từ hoàn hảo mà không cần xây dựng hạn mức theo các thủtục của quy trình tín dụng Điều này sẽ giúp thủ tục chiết khấu chứng từ của VCB

HP đơn giản, linh hoạt, thu hút nhiều khách hàng xuất khẩu, góp phần tăng trưởng

hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của ngân hàng

VCB HP nên mạnh dạn hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ xác nhận L/C xuấtkhẩu và phát hành L/C nhập khẩu do bên thứ 3 bảo lãnh Đối với các sản phẩm này,việc xác định uy tín của ngân hàng phát hành và ngân hàng tham gia bảo lãnh có ýnghĩa quyết định Nếu các ngân hàng này là những ngân hàng uy tín, có quan hệ đại

lý tốt với Ngân hàng ngoại thương thì việc thực hiện các giao dịch này hoàn toànkhả thi

Điều chỉnh cơ cấu tài trợ thương mại trong định hướng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Trong những năm tới VCB HP cần thay đổi cơ cấu tài trợ

thương mại theo hướng như sau:

*Ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Cụ thể, hiện nay trên địa bànHải Phòng có một số doanh nghiệp thu mua sản xuất hàng thuỷ sản, nông sản xuấtkhẩu VCB HP nên mở rộng cho vay thu mua và cho vay để sản xuất đối với cácdoanh nghiệp này Dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký với khách hàng nướcngoài và căn cứ vào thư tín dụng sẽ được thông báo, VCB HP sẽ cấp tín dụng đểgiúp cho doanh nghiệp thuê mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu Trường hợp doanh

Trang 16

nghiệp xuất khẩu cam kết thông báo thông báo thư tín dụng xuất và gửi bộ chứng

từ thanh toán qua ngân hàng thì VCB HP nên áp dụng mức lãi suất thấp hơn so vớicác doanh nghiệp khác

* Đa dạng hoá ngành hàng tài trợ: Trong thời gian tới, VCB HP nên tìm kiếm

và đầu tư cho các khách hàng vừa và nhỏ, tránh tập trung quá nhiều vào một sốngành và một số doanh nghiệp lớn như trước đây

Trong dài hạn, để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thứctín dụng chứng từ, VCB HP cần phân bổ cơ cấu tài trợ trên cơ sở vừa phát triển chovay vừa phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế đi kèm tùy theo từng giai đoạn

cụ thể Ví dụ như song song với việc tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu để sảnxuất, kinh doanh sắt thép, VCB HP nên cho vay các doanh nghiệp đóng tàu hoặcdoanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có nguồn nguyên liệu đầu vào là sắt thép Hoặcnếu ngân hàng đầu tư cho doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu thì nênkết hợp cho vay một số doanh nghiệp khai thác, đánh bắt hải sản nhằm đảm bảonguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp này Điều đó giúp chohoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau; tạo điềukiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động ổn định, có hiệu quả

Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán LC: VCB HP cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh

doanh ngoại tệ Bên cạnh đó, VCB cần tích cực tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ tốtvới các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ để khai thác ngoại tệ từ nguồn này Đểlàm được điều này, VCB cần có chính sách linh hoạt hơn trong khi mua bán ngoại

tệ với các doanh nghiệp này hoặc kết hợp các chính sách ưu đãi cho họ khi cung cấpcác dịch vụ khác như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tài khoản

VCB HP cũng nên đẩy mạnh thu hút vốn ngoại tệ qua các kênh như kiềuhối, đại lý thu đổi ngoại tệ, thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế cho các nhàthầu xây dựng các công trình có vốn tài trợ hoặc có sự tham gia của các đối tácnước ngoài

Trang 17

Một nguồn ngoại tệ có tính ổn định và chủ động có thể khai thác là từ hoạtđộng thư tín dụng xuất khẩu Để có thể phát triển nghiệp vụ này, VCB HP cần chủđộng mở rộng các hình thức cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu

Tăng cường hoạt động Marketing trong thanh toán quốc tế: Trong những

năm tới, VCB HP cần xây dựng kế hoạch marketing cụ thể cho hoạt động thanhtoán quốc tế của mình từ việc nghiên cứu thị trường để nắm được các đối tượngkhách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, thu hút họ sử dụng dịch

vụ của mình đến việc chăm sóc tốt các khách hàng truyền thống cũng như cáckhách hàng mới, quảng bá sản phẩm dịch vụ

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: VCB HP cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ để bổ sung

kiến thức về thương mại quốc tế như về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩuViệt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng của các doanhnghiệp Việt Nam, phổ biến các kỹ thuật thanh toán thư tín dụng mới áp dụng trênthế giới Về lâu dài, VCB HP có thể phối hợp với các trường và các trung tâm đàotạo trong và ngoài nước để gửi cán bộ đi học về chuyên môn, ngoại ngữ và cácnghiệp vụ chuyên sâu khác Đồng thời, VCB HP nên tổ chức kiểm tra trình độnghiệp vụ của cán bộ hàng năm nhằm tao động lực cho các cán bộ phải thườngxuyên trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ Nhờ đó, ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ của mình

VCB HP nên chú trọng đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ thanh toán vềchính sách khách hàng, khuyến khích họ chủ động, tăng cường tìm hiểu các kháchhàng về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giaodịch với ngân hàng VCB HP nên phát động các phong trào thi đua, trên cơ sở đóđánh giá việc thực hiện bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng do VCB TW ban hành

và văn hoá Vietcombank trong toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.Kết quả thực hiện sẽ được đưa vào là một tiêu chí đánh giá chất lượng lao độnghàng tháng

Trang 18

Một điểm quan trọng nữa là VCB HP phải có chính sách đãi ngộ thỏa đángđối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc đượcgiao, có nhiều sáng tạo, tích cực xông xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giaodịch như tăng lương, thưởng hoặc đề bạt những vị trí phù hợp với năng lực Đồngthời, VCB HP phải có chế độ kỷ luật, chuyển công tác với những cán bộ ý thức kỷluật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây rasai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh

3.3 Các kiến nghị:

Kiến nghị với Nhà nước: Ổn định môi trường kinh tế và các chính sách vĩ

mô, Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng thanh toán quốc tế nói riêng

Kiến nghị với Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam: Hoàn thiện quy

trình nghiệp vụ và Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đường phát triển, hội nhập vớikinh tế thế giới, phát triển hoạt động TTQT theo L/C là mảng hoạt động có vai tròquan trọng đối với mỗi ngân hàng Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễnhoạt động thanh toán quốc tế theo L/C, luận văn có đề xuất một số giải pháp cũngnhư đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng TMCP ngoại thương ViệtNam nhằm mục đích phát triển hoạt động này tại VCB HP

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đang từng bước hội nhập thếgiới Nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng pháttriển Điều này tất yếu phát sinh các nghĩa vụ tiền tệ, nhu cầu thanh toán chi trả giữacác chủ thể trong và ngoài nước Vì vậy, phát triển hoạt động thanh toán quốc tếnhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu là nhiệm vụ cần thiết và quantrọng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào

VCB HP là một chi nhánh ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực thương mạiquốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng…trên địa bàn thành phố Hải Phòng Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây thị phầncủa VCB HP trong lĩnh vực này đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế theo L/Cđang có xu hướng giảm sút do phải chia sẻ với các ngân hàng thương mại khác.Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, VCB HP sẽ phải đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàngnước ngoài với tiềm năng về vốn, công nghệ ngân hàng phát triển, thủ tục làm việcnhanh gọn, thông thoáng, các sản phẩm thanh toán quốc tế hàng đầu Điều này đòihỏi VCB HP phải có các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nóichung và thanh toán quốc tế theo L/C nói riêng của mình

Xuất phát từ thực tiễn nói trên, em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM

- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ tại VCB HP

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số giải pháp để phát triểnhoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP

Trang 20

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP giai đoạn từ năm 2006 đến 2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, diễn giải, quy nạp

5 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ tại VCB HP

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ tại VCB HP

Trang 21

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM

1.1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế

“TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc

tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.” – (PGS Tiến

sỹ Nguyễn Văn Tiến, 2007 Trích cẩm nang TTQT bằng L/C)

Hoạt động thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động kinh tế vàhoạt động phi kinh tế Tại các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tếđược phân thành hai lĩnh vực là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phingoại thương

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ

sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng và nhận cung ứngvới nước ngoài theo giá cả thoả thuận giữa hai bên trên thị trường quốc tế Cơ sở đểcác bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương

Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quanđến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ Đó là việc chi trả các chiphí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoànkhách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhânngười nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức

từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước

Trang 22

1.1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

* Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàngđược gọi là người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định chomột người khác được gọi là người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định bằng phươngtiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền thường thông quađại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền có lợi cho nhà nhập khẩu, thủ tục nhanh gọn, đơngiản, thuận tiện Trong phương thức này ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanhtoán đơn thuần, không ràng buộc về việc thanh toán Chi phí chuyển tiền thấp

Phương thức chuyển tiền có nhược điểm là không đảm bảo cân bằng lợi íchgiữa người mua và người bán Đối với trường hợp chuyển tiền sau khi giao hàng,quyền lợi của bên bán không được đảm bảo, việc chuyển tiền phụ thuộc vào thiệnchí của người mua Trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng thì bên mua có thểgặp rủi ro không nhận được hàng như đã ký trong hợp đồng

Chính vì vậy, phương thức thanh toán thường được áp dụng trong các trườnghợp bên mua và bên bán tin tưởng lẫn nhau, hợp đồng áp dụng phương thức thanhtoán này thường có giá trị nhỏ như chuyển vốn đầu tư từ tài khoản này sang tài khoảnkhác, chi phí bảo hiểm, vận chuyển, bồi thường thiệt hại, thanh toán mậu dịch…

Phương thức ghi sổ

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán mở tàikhoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi đã hoàn thành nghĩa vụgiao hàng hoặc cung cấp dịch vụ đến từng định kỳ thanh toán người mua mới tiếnhành trả tiền cho người bán

Phương thức này thực chất là phương thức tín dụng thương mại (mua bánchịu) không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản

và thực thi thanh toán Phương thức này chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tàikhoản song biên, nếu người mua cùng mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy thườngchỉ là tài khoản để theo đó theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa các bên

Trang 23

Phương thức này thường được áp dụng khi hai bên có mối quan hệ thực sựtin cậy lẫn nhau và dùng cho hình thức mua bán hàng đổi hàng thường xuyên, nhiềulần theo định kỳ nhất định Thường dùng cho thanh toán các loại phí dịch vụ như: Phíbảo hiểm, phí hoa hồng môi giới, phí vận tải, lãi cho vay…

Khi sử dụng phương thức này nhà nhập khẩu có lợi là chưa phải trả tiền chođến khi nhận hàng hoá và chấp nhận hàng hoá và giảm được áp lực tài chính dođược thanh toán chậm Đối với nhà xuất khẩu phương thức này có ưu điểm là sửdụng đơn giản, chi phí thấp Tuy nhiên, người bán chịu rủi ro khi việc thanh toántiền hàng phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của người mua

Phương thức nhờ thu.

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi

đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ thì uỷ thác cho ngân hàngcủa mình thu hộ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu do mình ký phát ra

Dựa trên cở sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt haihình thức nhờ thu:

Nhờ thu phiếu trơn (sử dụng hối phiếu trơn): Là phương thức thanh toántrong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người muacăn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ giao hàng thì gửi thẳng chongười mua không qua ngân hàng

Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu phiếu trơn đơn giản, tráchnhiệm của ngân hàng thấp, phi sử dụng dịch vụ thấp Với phương thức này quyềnlợi của người bán không được đảm bảo, sự trả tiền và nhận hàng tách rời không córàng buộc nhau Người mua có thể nhận hàng nhưng có thể trì hoãn việc trả tiền

Phương thức này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán mà haibên trong nội bộ công ty, có quan hệ lâu dài, hoặc liên doanh liên kết, có quan hệchặt chẽ Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn có thể sử dụng để thanh toánphí như phí bảo hiểm, cước vận chuyển, vận tải hàng hoá dịch vụ trong kinh doanhxuất nhập khẩu không có chứng từ rắc rối đi kèm

Trang 24

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đóngười bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập ngay một bộ chứng từ kèmtheo hối phiếu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hốiphiếu với điều kiện người mua trả tiền (đối với nhờ thu trả ngay) hoặc chấp nhận trảtiền (đối với nhờ thu chấp nhận) thì ngân hàng mới trao cho người mua bộ chứng từ

để đi nhận hàng

So với phương thức nhờ thu phiếu trơn và phương thức chuyển tiền, phươngthức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người bán hơn vì ngân hàngngoài đòi hộ tiền hối phiếu còn giữ hộ bộ chứng từ do đó người bán không sợ mấthàng nếu không đòi được tiền

Hạn chế của phương thức này là thời gian thanh toán lâu hơn, khi chờ ngânhàng khống chế bộ chứng từ, người bán không thể buộc người mua trả tiền mà chỉkhống chế quyền định đoạt của người mua, không khống chế được việc thanh toán

Phương thức tín dụng chứng từ.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong

đó ngân hàng được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàngđược gọi là người xin mở thư tín dụng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định chongười thứ ba được gọi là người hưởng lợi hay chấp nhận hối phiếu do người thứ

ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình được chongân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thưtín dụng

So với phương thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền, phương thức nàyngười nhập khẩu được đảm bảo quyền lợi hơn, ngân hàng đứng ra trả tiền nhà xuấtkhẩu do đó đảm bảo thanh toán hơn, việc thanh toán không phụ thuộc vào thiện chícủa người mua và không sợ mất quyền sở hữu hàng hóa vì có ngân hàng đứng rakhống chế bộ chứng từ hàng hóa đó

Nếu như phương thức thanh toán trước nếu một bên có lợi, một bên bị thiệtthì phương thức này người nhập khẩu cũng có lợi, không phải trả tiền ngay, tậndụng được khoản tín dụng nhận được từ ngân hàng

Trang 25

Trong thực tế, khi ngân hàng và nhà nhập khẩu chưa có quan hệ lâu dài, chưatin cậy, một số ngân hàng yêu cầu ký quỹ mở thư tín dụng một số tiền nhất định tuỳthuộc vào giá trị hợp đồng, mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu và ngân hàng.

Theo phương thức thanh toán này, ngân hàng sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm tra

bộ chứng từ hàng hoá do đó độ tin cậy được bảo đảm hơn Người nhập khẩu chỉ trảtiền ngân hàng khi nhận bộ chứng từ phù hợp, đảm bảo hàng hoá đúng như hợpđồng ký kết

Song phương thức này cũng có thể gặp phải rủi ro khi chứng từ và hàng hóakhông phù hợp trùng khớp Phương thức này có mức độ phức tạp cao, chi phí cao,nhà nhập khẩu chịu phí là phần lớn khi sử dụng phương thức thanh toán này

Hiện nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sửdụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế vì sự an toàn và đảm bảo quyền lợi mộtcách tương đối cho cả người mua (nhà nhập khẩu) và người bán (nhà xuất khẩu)

1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM.

1.1.2.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được sử dụngtrong thanh toán quốc tế, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mởL/C) một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/

C, theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho mộtbên thứ 3 (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành

bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C

Theo thông lệ quốc tế, phương thức TDCT được định nghĩa trong Điều 2 củabản “ Các Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 2007, sốxuất bản 600 của phòng thương mại quốc tế) gọi tắt là UCP 600 như sau : “ Tíndụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào làkhông thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành

để thanh toán khi xuất trình phù hợp”

Trang 26

1.1.2.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

a L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá

Trong phương thức tín dụng chứng từ, L/C là một giao dịch hoàn toàn độclập với hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng cơ sở hình thành giao dịch này Trongmọi trường hợp ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào những hợpđồng như vậy ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng

Như vậy, một khi L/C đã được mở và các bên chấp nhận thì cho dù nội dung

có đúng với hợp đồng cơ sở hay không cũng không làm thay đỏi quyền lợi và nghĩa

vụ của các bên có liên quan đến L/C Đây là một đặc điểm rất đặc thù của giao dịchL/C mà các bên tham gia đặc biệt là nhà nhập khẩu cần hiểu rõ Một số nhà nhậpkhẩu khi gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở đã quay sang khiếu nại hoặc từchối thanh toán bộ chứng từ đã xuất trình phù hợp Điều này là không được phép vàtrái với tinh thần của giao dịch L/C

b L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ

Các ngân hàng chỉ xem xét trên bề mặt của chứng từ xuất trình để quyết địnhchứng từ xuất trình có phù hợp hay không để trên cơ sở đó có thanh toán cho ngườihưởng hay không Như vậy, các chứng từ xuất trình trong L/C là bằng chứng vềviệc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hoá đã được giao, do đóchúng là căn cứ để ngân hàng trả tiền Việc nhà xuất khẩu có thu được tiền haykhông phụ thuộc vào việc xuất trình chứng từ có phù hợp hay không

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán vô điềukiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không được giao hoặckhông hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ Do vậy, việc thanh toán L/C khôngcăn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá Nếu hàng hoá không khớp với chứng từthì hai bên mua bán tiếp tục giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán,không liên quan đến ngân hàng

Trang 27

c Tuân thủ chặt chẽ quy định về chứng từ xuất trình là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C

Vì giao dịch L/C thực hiện căn cứ trên chứng từ xuất trình và việc thanh toánhay không phụ thuộc vào việc chứng từ xuất trình có phù hợp hay không nên việctuân thủ chặt chẽ quy định về chứng từ là một đặc trưng của giao dịch L/C Để đượcthanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽcác điều khoản, điều kiện của L/C bao gồm số loại, số lượng mỗi chứng từ và nộidung chứng từ phải đáp ứng được chức năng mà L/C yêu cầu

Nói chung, trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức này đảmbảo hài hoà quyền lợi của người nhập khẩu và người xuất khẩu Đối với người xuấtkhẩu, ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu do đó việc thanh toánkhông phụ thuộc vào thiện chí của người mua và không sợ mất quyền sở hữu hànghóa vì có ngân hàng đứng ra khống chế bộ chứng từ hàng hóa đó Đối với ngườinhập khẩu, ngân hàng sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá do đó

độ tin cậy được bảo đảm hơn Người nhập khẩu chỉ trả tiền ngân hàng khi nhận bộchứng từ phù hợp

Song phương thức này cũng có thể gặp phải rủi ro khi chứng từ và hàng hóakhông phù hợp trùng khớp Phương thức này có mức độ phức tạp cao, chi phí cao,nhà nhập khẩu chịu phí là phần lớn khi sử dụng phương thức thanh toán này

1.1.2.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng

Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý trong đó Ngân hàng đứng ra camkết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất định được quy định trong thư tíndụng Các nội dung của thư tín dụng bao gồm:

- Số hiệu L/C: mỗi thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó Tác dụngcủa số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến thư tín dụng Sốhiệu này còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từthanh toán của thư tín dụng

- Địa điểm phát hành L/C: địa điểm mở thư tín dụng là nơi mà Ngân hàng

mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa

Trang 28

trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về thưtín dụng đó

- Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của Ngân hàng

mở thư tín dụng với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của thưtín dụng và cuối cùng là căn cứ của người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩuthực hiện việc mở thư tín dụng có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không

- Loại L/C: đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất,nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức thanh toánL/C: Người nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) và người xuất khẩu (ngườihưởng lợi thư tín dụng)

- Các Ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm cóNgân hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàngchiết khấu, Ngân hàng xác nhận…tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các Ngân hàngtrên có hay không

- Số tiền của L/C: số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số vừa được ghibằng chữ và phải thống nhất với nhau Không thể chấp nhận một thư tín dụng có sốtiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng

- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng:+ Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà Ngân hàng mở thư tín dụng camkết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanhtoán trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong thư tín dụng Thời hạnhiệu lực của thư tín dụng được tính từ ngày mở thư tín dụng đến ngày hết hiệu lựccủa thư tín dụng

+ Thời hạn trả tiền của L/C là chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau Điềukhoản này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng Nếu việc đòi tiền bằnghối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu Thời hạntrả tiền nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Trang 29

+ Thời hạn giao hàng là thời hạn quy định bên bán phải giao hàng cho bênmua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ vớithời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

- Các nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quycách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…

- Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện, cơ sở giaohàng, nơi gửi, nơi nhận hàng hoá, cách vận chuyển và cách giao hàng

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: đây là nội dung thenchốt của L/C, là bằng chứng đề chứng minh rằng người xuất khẩu hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng và là căn cứ đểngân hàng trả tiền cho người nhập khẩu

-Tính xác thực của thư tín dụng: có hai hình thức phát hành thư tín dụng:bằng thư và bằng điện Nếu phát hành bằng thư thì người ký phát thư tín dụng phải

có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, nghĩa là thư tín dụng phải được đại diệnngân hàng có thẩm quyền ký Nếu thư tín dụng được phát hành bằng điện thì phảiđảm bảo tính chân thực và xác thực qua mã khoá (teskey) giữa ngân hàng mở vàngân hàng thông báo Ngày nay, các ngân hàng thường áp dụng cách phát hành thưtín dụng bằng điện Việc sử dụng hình thức này đảm bảo giao dịch được thực hiệnvừa nhanh, vừa đảm bảo an toàn, chính xác

1.1.2.4 Các hình thức L/C

Hoạt động xuất nhập khẩu phong phú về hình thức hợp đồng, hình thức vậnchuyển hàng hoá cũng như chủng loại hàng hoá dẫn đến việc áp dụng các hình thứcthanh toán cũng khác nhau Thêm vào đó, sự tin cậy giữa người bán và người muacũng ở nhiều cấp độ khác nhau, những sự khác biệt này dẫn đến sự tồn tại đồng thờicủa nhiều loại thư tín dụng:

-Nếu phân theo loại hình thư tín dụng, ta có:

+ Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable Letter of credit)\

+ Thư tín dụng có huỷ ngang ( Revocable Letter of credit)

-Nếu phân theo phương thức sử dụng, ta có:

Trang 30

+ Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận (Unconfirmed Irrevocable L/C)+ Thư tín dụng không huỷ ngang, có xác nhận (Confirmed Irrevocable)+ Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable)

+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

+ Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C)

+ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

-Nếu phân theo phương thức thanh toán, ta có

+ Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)

+ Thư tín dụng trả chậm (Defferred payment L/C)

- Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm:

-Thư tín dụng không huỷ ngang: là loại L/C mà Ngân hàng mở không cóquyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà chưa có sự thoả thuận của các bên thamgia Đây là loại L/C được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế ngày nay

- Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: là loại thư tín dụng không thểhuỷ ngang được một ngân hàng khác xác nhận theo yêu cầu của ngân hàng mở.Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi nếu như Ngânhàng mở thư tín dụng không trả tiền (bị phá sản) Đối với loại thư tín dụng này,quyền lợi của người hưởng lợi được đảm bảo hơn

Sở dĩ loại thư tín dụng này là do người hưởng lợi không tin tưởng vào ngânhàng mở thư tín dụng, nên họ yêu cầu một ngân hàng khác có uy tín xác nhận thưtín dụng đó, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận cũng tương đương như tráchnhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng Vì vậy, để được xác nhận thư tín dụng,thông thường Ngân hàng mở thư tín dụng phải ký quỹ một khoản tiền tại ngân hàngxác nhận và phải trả phí xác nhận khá cao

Trang 31

-Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang màNgân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiềungười theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải phải ghi chữ “chuyểnnhượng” Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần nhưng cóthể chuyển nhượng cho nhiều người Người được chuyển nhượng có thể là ở trongnước hoặc ngoài nước Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhấtcủa thư tín dụng chịu

Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do có nhiều người trung gian đứng ra giaodịch mua bán để hưởng hoa hồng nhưng họ thực sự không phải là thương nhân xuấtnhập khẩu

-Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng xonghoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lực như cũ và được tiếp tục sửdụng sau một thời gian nhất định

Loại thư tín dụng này thường được dùng trong việc mua bán những mặthàng có số lượng lớn, giao dịch thường xuyên, nhiều kỳ tròn một năm với số lượng

ít thay đổi nhằm tránh ứ đọng vốn bên mua và đơn giản hoá thủ tục mở thư tíndụng Có hai loại thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ và không tích luỹ

-Thư tín dụng điều khoản đỏ: là loại thư tín dụng theo đó Ngân hàng pháthành cam kết ứng một số tiền nhất định của thư tín dụng cho người hưởng lợi khinhận được các chứng từ, thông thường là: Hối phiếu của số tiền ứng trước, hoá đơn,cam kết trả nợ hoặc cam kết giao hàng Trong rất nhiều trường hợp khi nhận đượccác chứng từ, thông thường là: hối phiếu của số tiền ứng trước, hoá đơn, cam kết trả

nợ hoặc cam kết giao hàng

Trong rất nhều trường hợp, người hưởng phải thương lượng với Ngânhàng của mình để phát hành bào lãnh thư trước khi nhận được khoản tiền theođiều khoản đỏ

-Thư tín dụng giáp lưng: là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tíndụng khác làm đảm bảo Một thương nhân dùng thư tín dụng được mở thanh toán

Trang 32

cho mình để mở một thư tín dụng khác cho một người hưởng lợi khác Hai thư tíndụng này đại bộ phận có nội dung như nhau, trừ một số điểm sau đây:

+ Số chứng từ của thư tín dụng thứ hai nhiều hơn

+ Số tiền thư tín dụng thứ 2 ít hơn thư tín dụng thứ nhất, khoản chênh lệch nàydành cho người trung gian trả chi phí mở thư tín dụng thứ hai và hưởng hoa hồng

+ Thời hạn giao hàng của thư tín dụng thứ hai sớm hơn thời hạn giao hàngcủa thư tín dụng thứ nhất

Thư tín dụng giáp lưng thường dùng trong phương thức mua bán trung gian -Thư tín dụng đối ứng: là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi thư tín dụngcủa đối tác mở ra Loại thư tín dụng này được sử dụng trong phương thức mua bánhàng đổi hàng hoặc gia công Trong hai thư tín dụng này, sẽ có một thư tín dụng mởtrước, thư tín dụng này ghi như sau: “Thư tín dụng này chỉ có giá trị khi ngườihưởng lợi đã mở lại một thư tín dụng đối ứng cho người mở thư tín dụng này với sốtiền là… ” và bên mở thư tín dụng sẽ ghi “thư tín dụng này đối ứng với thư tíndụng số…mở ngày…tại ngân hàng….” và thông báo kịp thời cho đối tác biết

-Thư tín dụng dự phòng: là loại thư tín dụng theo đó ngân hàng phát hànhcam kết sẽ thanh toán, bồi hoàn thay cho người yêu cầu mở thư tín dụng trongtrường hợp người yêu cầu mở không thực hiện được nghĩa vụ của họ trong hợpđồng Mục đích của thư tín dụng dự phòng là nhằm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa

vụ trong hợp đồng của một hay nhiều bên tham gia ký kết hợp đồng Tín dụng thư

dự phòng thay thế cho một số tiền cụ thể sẽ được thanh toán trong trường hợp bênđược bảo lãnh không thực hiện được những cam kết của nó trong hợp đồng

Điểm khác biệt cơ bản giữa thư tín dụng dự phòng và thư tín dụng thươngmại thông thường là thư tín dụng thương mại thông thường thanh toán cho ngườihưởng khi người hưởng xuất trình chứng từ thương mại (commercial invoice,packing list, bill of lading…) tức là khi người hưởng hoàn tất nghĩa vụ giao hàng.Trong khi đó thư tín dụng dự phòng yêu cầu người hưởng xuất trình một chứng từchứng minh việc không thực hiện một hợp đồng hay môt điều kiện đã được nó quyđịnh Mặc dù trong một vài trường hợp tín dụng thư dự phòng có thể yêu cầu xuất

Trang 33

trình thêm những chứng từ khác nhưng đặc điểm cốt yếu riêng biệt trong việc lậpchứng từ của thư tín dụng dự phòng là chứng nhận việc không thực hiện hay viphạm hợp đồng.

1.1.2.5 Trình tự tiến hành TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Tuỳ từng trường hợp cụ thể và yêu cầu của người xin mở thư tín dụng và tuỳvào sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng mà trong phương thức thanh toánthư tín dụng chứng từ có sự tham gia của bao nhiêu Ngân hàng: Ngân hàng thôngbáo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng xác nhận… Quy trìnhcủa một thư tín dụng thông thường là:

Sơ đồ 1.1 Quy trình thư tín dụng

Nguồn: PGS TS Nguyễn Văn Tiến,2007, Cẩm nang TTQT theo L/C

(1) Nhà xuất khẩu và nhập khẩu tiến hành giao dịch thương mại

(2) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng củamình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng

(3) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn mở thư tín dụng và hợp đồngthương mại, Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ phát hành một thư tín dụng và thông quaNgân hàng đại lý của mình ở người xuất khẩu để thông báo việc mở thư tín dụng vàchuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu

(4) Khi nhận được L/C, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho ngườixuất khẩu toàn bộ nội dung thư tín dụng đó và chuyển bản gốc thư tín dụng chongười xuất khẩu

Ngân hàng mở L/C

Người nhập khẩu

Ngân hàng thông báo/Chiết khấu L/C

Người xuất khẩu

(8) (7) (2)

(3) (6)

(6) (5) (4)

(1)

Trang 34

(5) Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấpnhận thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu sửa đổi, bổsung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xácnhận của Ngân hàng mở thư tín dụng mới có hiệu lực Văn bản sửa đổi trở thànhmột bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và huỷ bỏ thư tín dụng cũ.

Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầucủa thư tín dụng, xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở thưtín dụng xin thanh toán

(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấyphù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu Nếu thấykhông phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ chongười xuất khẩu

(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộchứng từ giao hàng cho họ

(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với thư tín dụng thìtrả tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng (trong trường hợp trả tiền ngay) hoặc chấpnhận trả tiền (trong trường hợp trả chậm), nếu chứng từ không phù hợp thì ngườinhập khẩu có quyền từ chối thanh toán

1.2 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mại

1.2.1 Quan niệm phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

Theo từ điển tiếng Việt, phát triển là sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên

cả về chất và về lượng của sự vật hiện tượng

Theo quan điểm của triết học, phát triển là khuynh hướng vận động đã xácđịnh về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn

Như vậy, phát triển hoạt động thanh toán quôc tế theo phương thức TDCTđược hiểu là sự tăng lên về quy mô hoạt động cũng như chất lượng hoạt động thanhtoán quốc tế theo L/C Nó bao gồm sự tăng trưởng ổn định của hoạt động này qua

Trang 35

các năm bao gồm sự gia tăng về quy mô thể hiện trên các mặt: doanh số thanh toántheo L/C (trị giá thanh toán và số món), doanh thu từ hoạt động TTQT theo L/C (phíthu từ thanh toán L/C), số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm cung cấp, thị phầncủa hoạt động TTQT theo L/C Song song với sự tăng lên về lượng, phát triển hoạtđộng TTQT theo L/C còn bao hàm sự nâng cao chất lượng của hoạt động này thểhiện ở khả năng quản lý rủi ro, mức độ sai sót trong thanh toán, mức độ sinh lời từthanh toán L/C, mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong thanh toán.

1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

1.2.2.1 Đối với ngân hàng

Phát triển hoạt độngTTQT theo L/C là mảng hoạt động có vai trò quan trọngđối với mỗi ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng

Thứ nhất, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C góp phần đa dạnghóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng Phát triển hoạt động này làtiền đề quan trọng tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác phát triểnnhư hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động ngân hàng đại lý và nhất là nghiệp vụtín dụng, nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại

Thứ hai, phát triển hoạt động TTQT theo L/C tốt sẽ giúp ngân hàng đáp ứngtốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao được uy tín của mình, tăngnăng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường TTQT theo L/C là một nghiệp vụphức tạp, trong TTQT, ngân hàng không chỉ là trung gian tạo nên sự tin tưởng lẫnnhau giữa người mua và người bán thông qua quan hệ của mình với các ngân hàngkhác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tư vấn, giúp khách hàng lựachọn phương thức, công cụ thanh toán hiệu quả nhất Quá trình thanh toán diễn rathuận lợi, người bán nhận đủ tiền, người mua nhận được hàng đúng số lượng, phẩmchất, chứng tỏ được khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình

Thứ ba, phát triển hoạt động TTQT theo L/C tạo thêm nguồn thu ngoại tệ vàphí dịch vụ cho ngân hàng trong khi chi cho hoạt động này là nhỏ, mức độ rủi rokhông cao, góp phần tăng lợi nhuận Hơn nữa, mức phí trong hoạt động TTQT cũng

là công cụ để ngân hàng thực hiện chiến lược lôi cuốn khách hàng

Trang 36

Thứ tư, phát triển hoạt động TTQT sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ hợptác với các ngân hàng khác trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mớicông nghệ ngân hàng, từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo nhân viên, góp phần đưangân hàng trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhucầu của khách hàng.

Nói tóm lại, phát triển hoạt động TTQT theo L/C có ý nghĩa to lớn đối vớihoạt động của ngân hàng Nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn là nhân tố giúp ngânhàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao uy tín,tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô nghiệp vụ hoạt động cũng như tăngcường mối quan hệ của mình với các ngân hàng khác trên toàn thế giới

1.2.2.2 Đối với khách hàng

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C gắn liền với nâng cao chấtchất lượng thanh toán và đa dạng hoá các sản phẩm thanh toán quốc tế cung ứng.Điều này sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi thực hiện thanh toán vớinước ngoài Hoạt động tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, về các điềukhoản hợp đồng giúp khách hàng tránh được những bất lợi trong ký kết hợp đồngngoại, giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giúp cho quá trìnhthực hiện thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, an toàn, hiệu quả Việcthanh toán với nước ngoài nhanh chóng, đúng hạn cũng giúp khách hàng nâng cao

uy tín đối với bạn hàng, giúp công việc kinh doanh của họ thuận lợi, trên cơ sở đónâng cao hiệu quả kinh doanh của mình

Phát triển hoạt động TTQT theo L/C gắn liền với việc đẩy mạnh hoạt độngtài trợ thương mại như tài trợ theo hình thức thư tín dụng trả ngay, bảo lãnh mở thưtín dụng trả chậm và chiết khấu chứng từ xuất khẩu góp phần giải quyết những khókhăn về vốn cho doanh nghiệp Điều này giúp các doanh nghiệp theo đuổi các mụctiêu kinh doanh của mình, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng, giảm thất nghiệp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng và phát triển kinh tế đất nước

Trang 37

1.2.2.3 Đối với nền kinh tế

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế theo L/C có tác dụng tăng cường và thúc đẩy hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể vàoViệt Nam thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, kiều hối và các quan hệ tài chính,tín dụng quốc tế khác

Do quá trình thanh toán và thủ tục thanh toán giữa các quốc gia được thuậntiện và nhanh chóng nên TTQT sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóatrong và ngoài nước, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, thúc đẩy và mở rộngcác hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế,thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tạo điều kiện gia tăng chohoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, góp phần tăng cường sự quản lýcủa Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuấtnhập khẩu

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

Có nhiều chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức TDCT của ngân hàng, song luận văn tập trung vào một số tiêu chíđánh giá về mức độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của NHnhư sau:

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động

Mức độ tăng trưởng quy mô của hoạt động TTQT theo L/C là một trongnhững chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động này Nhóm chỉ tiêu nàyđược phản ánh qua sự tăng trưởng theo các năm của các tiêu chí: số lượng thực hiệnthanh toán L/C (giá trị thanh toán hay doanh số thanh toán L/C), số lượng kháchhàng, số lượng sản phẩm hay mức độ đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, thịphần hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C

Trang 38

Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C biểu hiện ở trị giá thanhtoán, số món mà ngân hàng thực hiện trong một thời kỳ nhất định thường là mộtnăm Trị giá thanh toán lớn, số món thực hiện nhiều thể hiện quy mô hoạt độngTTQT theo L/C lớn.

Số lượng khách hàng lớn cũng là một tiêu chí phản ánh quy mô của hoạtđộng thanh toán theo L/C Một ngân hàng có số lượng thực hiện thanh toán quốc tếtheo L/C cao nhưng chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn cũng chưa phải là tối

ưu Khi đó, việc suy giảm hoạt động của một vài khách hàng sẽ ảnh hưởng lớn đếngiá trị thanh toán L/C của ngân hàng đặc biệt là trong các giai đoạn có những biếnđộng về kinh tế Do đó, số lượng khách hàng lớn gắn liền với cơ cấu ngành hàng đadạng sẽ đảm bảo trị giá thanh toán theo L/C của ngân hàng cao và ổn định

Số lượng sản phẩm thanh toán quốc tế theo L/C hay sự đa dạng các sảnphẩm, dịch vụ cung cấp phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng củakhách hàng Đây cũng là một trong những tiêu chí mà các ngân hàng hướng tới đểphát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C

Thị phần thanh toán quốc tế theo L/C thể hiện ở tỷ trọng trị giá thanh toán L/

C của ngân hàng trong tổng trị giá thanh toán L/C của địa bàn Chỉ tiêu này đánh giámức độ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của một ngân hàng so vớicác ngân hàng khác trên cùng địa bàn Thông qua chỉ tiêu này, các ngân hàng xácđịnh được vị trí của mình trong hệ thống thanh toán, trên cơ sở đó có những biệnpháp phù hợp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của mình

Tăng trưởng quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C thể hiện sự tănglên về quy mô của hoạt động này trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được

so sánh với thời điểm gốc phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy môcủa hoạt động này thể hiện ở sự tăng lên về doanh số, số món thanh toán, số lượngkhách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế theo L/C, số lượng sản phẩm cungcấp, thị phần nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Tốc độ tăng trưởng thườngđược tính theo các cách như sau:

Trang 39

+ Tỷ lệ tăng trưởng năm nay so với năm trước = (Số lượng thực hiện thanhtoán quốc tế theo L/C năm nay – Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/Cnăm trước)/ Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C năm trước x 100%

+ Tỷ lệ tăng trưởng năm nay so với kế hoạch = (Số lượng thực hiện thanhtoán quốc tế theo L/C năm nay – Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C kếhoạch)/ Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C kế hoạch x 100%

+ Tỷ lệ tăng trưởng quy mô hoạt động TTQT theo L/C so với đối thủ = (Thịphần TTQT theo L/C năm nay - Thị phần TTQT theo L/C năm trước)/ Thị phầnTTQT theo L/C năm trước x 100%

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về rủi ro trong hoạt động TTQT theo L/C

Rủi ro trong thanh toán thư tín dụng là điều khó tránh khỏi trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Tuy thiệt hại của nó không lớn bằng rủi ro tín dụngnhưng nó gây phản ứng tiêu cực đến nhiều đối tượng tham gia trong thanh toán Dovậy, việc quản lý và hạn chế những rủi ro trong thanh toán thư tín dụng nhằm giảmnhững tổn thất không đáng có, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng làmục tiêu hướng tới của các ngân hàng thương mại và chính là một trong những chỉtiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức này

Mức độ rủi ro của hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C thể hiện ở số lượnggiao dịch bị lỗi, bị phạt do chậm thanh toán đối với L/C nhập khẩu, số lượng bộchứng từ sai sót, số bộ chứng từ bị từ chối thanh toán đối với L/C xuất khẩu Mộtngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C phát triển là ngân hàng có khảnăng kiểm soát và hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này

Người ta cũng có thể xem xét mức độ rủi ro trong thanh toán L/C qua chỉtiêu Số món cho vay bắt buộc hoặc Tỷ lệ cho vay bắt buộc / Tổng trị giá thanhtoán theo L/C Tình trạng này xảy ra khi nhà nhập khẩu vì lý do nào đó khôngthanh toán cho ngân hàng khi đến hạn buộc ngân hàng phải cho vay với lãi suấtquá hạn để thanh toán Khoản cho vay bắt buộc này nếu khách hàng không có khảnăng thanh toán do làm ăn thua lỗ hoặc phá sản thì ngân hàng phải hoàn toàn chịutổn thất phát sinh

Trang 40

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về mức độ sinh lời

Mức độ sinh lời từ hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C thể hiện ở số phíngân hàng thu được từ hoạt động này Thông thường, mức phí được thu theo một tỷ

lệ phần trăm trên trị giá giao dịch Số lượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/Ccao tương ứng mức phí thu được càng nhiều Đây chính là chỉ tiêu phản ánh hiệuquả của hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C, góp phần tăng hiệu quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Để đánh giá cụ thể chỉ tiêu này, người ta thường sử dụngchỉ tiêu tỷ trọng phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C trong tổngthu phí dịch vụ của ngân hàng Chỉ tiêu này được tính = (Tỷ trọng phí thu từ TTQTtheo L/C/ Tổng thu phí dịch vụ) x 100%

Con số này cho biết thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C đóng gópbao nhiêu phần trăm trong tổng thu về dịch vụ của ngân hàng

Do số phí thu từ hoạt động TTQT theo L/C được tính theo tỷ lệ % trên sốlượng thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C nên sự tăng trưởng của chỉ tiêu nàyphản ánh sự phát triển hoạt động TTQT theo L/C Tăng trưởng về phí thu từ TTQTtheo L/C được tính như sau:

+ Tăng trưởng về phí thu từ TTQT theo L/C = (Tổng phí thu từ TTQT theoL/C năm nay - Tổng phí thu từ TTQT theo L/C năm trước)/ Tổng phí thu từ TTQTtheo L/C năm trước x 100%

+ Tăng trưởng về phí thu từ TTQT theo L/C = (Tổng phí thu từ TTQT theoL/C năm nay - Tổng phí thu từ TTQT theo L/C kế hoạch)/ Tổng phí thu từ TTQTtheo L/C kế hoạch x 100%

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc

tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng hay nóicách khác đây là các nhân tố nội tại trong ngân hàng có tác động đến sự phát triểncủa ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C nói riêng Sauđây là các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động TTQT theo L/C:

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Quy trình thư tín dụng - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Sơ đồ 1.1 Quy trình thư tín dụng (Trang 31)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VCB HP - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VCB HP (Trang 47)
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn 2006- 2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn 2006- 2010 (Trang 48)
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2010 (Trang 49)
Bảng 2.4: Doanh số cho vay-thu nợ- dư nợ giai đoạn 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.4 Doanh số cho vay-thu nợ- dư nợ giai đoạn 2006-2010 (Trang 52)
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010 (Trang 53)
Bảng 2.6: Doanh số TTQT giai đoạn 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.6 Doanh số TTQT giai đoạn 2006-2010 (Trang 55)
Bảng 2.7: Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.7 Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2006-2010 (Trang 56)
Sơ đồ 2.2 Quy trình TT L/C xuất khẩu. - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Sơ đồ 2.2 Quy trình TT L/C xuất khẩu (Trang 58)
Bảng 2.8 : Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.8 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu (Trang 63)
Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.9 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu (Trang 65)
Bảng 2.10 Tỷ trọng TTQT theo L/C VCB HP trong hệ thống VCB giai đoạn 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.10 Tỷ trọng TTQT theo L/C VCB HP trong hệ thống VCB giai đoạn 2006-2010 (Trang 67)
Bảng 2.11 : Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C tại VCB HP so với toàn hệ thống từ năm 2006-2010 - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.11 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C tại VCB HP so với toàn hệ thống từ năm 2006-2010 (Trang 69)
Bảng 2.12 Loại hình L/C sử dụng trong TT XNK - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.12 Loại hình L/C sử dụng trong TT XNK (Trang 71)
Bảng 2.14 : Số liệu thu phí thanh toán TTQT theo L/C - phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng
Bảng 2.14 Số liệu thu phí thanh toán TTQT theo L/C (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w