Bảng 2.1 4: Số liệu thu phí thanh toán TTQT theo L/C VCB HP giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 58 - 102)

(1) Thông báo cho người hưởng lợi

(4)Nhận và kiểm tra bộ

chứng từ XK (5)Yêu cầu chỉnh sửachứng từ (nếu có)

(6) Báo có cho nhà XK

Sơ đồ 2.2 Quy trình TT L/C xuất khẩu.

(1)Tiếp nhận L/C: Lãnh đạo phòng hoặc người được phân công sẽ nhận L/C/sửa đổi L/C từ chương trình Trade Finance (đối với L/C/sửa đổi L/C gửi bằng TELEX/ SWIFT) hoặc phòng hành chính (đối với L/C/sửa đổi L/C gửi bằng thư), sau đó giao lại cho bộ phận thông báo L/C xử lý.

(2)Bộ phận thông báo L/C chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của L/C (SWIFT được Authenticated, chữ ký uỷ quyền được kiểm đúng, số Test được giải (2) Kiểm tra tính chân

thật của L/C Không phù hợp (2)Yêu cầu NN tu chỉnh hoặc huỷ L/C

mã đúng). Nếu mã được kiểm đúng, thông báo L/C/sửa đổi L/C cho người hưởng lợi. Nếu mã không phù hợp, điện yêu cầu NHPH xác nhận lại.

(3) Bộ phận thông báo L/C kiểm tra chi tiết trên L/C /sửa đổi L/C để lựa chọn hình thức thông báo thích hợp cho người hưởng.

(4) Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu:

Bộ phận tiếp nhận bộ chứng từ nhận bộ chứng từ từ khách hàng kèm theo bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) có xác nhận mã/ chữ ký đúng. Sau đó chuyển chứng từ cho lãnh đạo phòng để phân chứng từ cho thanh toán viên xử lý. Thanh toán viên kiểm tra các chi tiết bộ chứng từ theo điều khoản L/C.

(5) Nếu bộ chứng từ có sai sót, thanh toán viên yêu cầu khách hàng sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi hoàn thiện bộ chứng từ, thanh toán viên gửi bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C.

(6) Báo có cho nhà xuất khẩu: Khi nhận được báo có từ nước ngoài thanh toán cho người hưởng. Có các hình thức thanh toán sau:

• Thanh toán khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài: ngân hàng thanh toán tiền cho người xuất khẩu sau khi ngân hàng thanh toán chấp nhận việc trả tiền ngay hoặc đã ghi có vào tài khoản của VCB HP. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay của ngân hàng.

• Chiết khấu truy đòi: là việc ngân hàng chiết khấu chứng từ nhưng nếu nước ngoài từ chối thanh toán thì ngân hàng có thể truy đòi người xuất khẩu. Thực chất, đây là nghiệp vụ ứng trước tiền hàng hay cho vay thế chấp L/C chứ chưa phải là nghiệp vụ mua đứt bán đoạn. Bởi vì, trong trường hợp ngân hàng chiết khấu 98% trị giá bộ chứng từ, khi ngân hàng nước ngoài trả tiền thì VCB HP sẽ trả 2% còn lại sau khi đã thu lãi và phí liên quan. Nếu ngân hàng nước ngoài không thanh toán được thì VCB HP sẽ đòi lại số tiền đã chiết khấu, nếu lúc này người xuất khẩu không thể thanh toán được thì VCB HP sẽ tự động ghi nợ vào tài khoản khách hàng, và nếu trên tài khoản của khách hàng không có tiền thì trong vòng 5 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển thành nợ quá hạn và xử lý như với trường hợp cho vay quá hạn. 2.2.1.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

Trong quy trình thanh toán nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, VCB HP đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nước ngoài. Toàn bộ quy trình thanh toán L/C nhập khẩu được thể hiện sơ đồ dưới đây:

(1)Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành L/C (2)Phát hành L/C (3)Tu chỉnh hoặc huỷ L/C (4)Nhận và kiểm tra bộ chứng từNK (5)Từ chối thanh toán xuất trình không phù hợp (6) Thanh toán và đóng hồ sơ L/C

Sơ đồ 2.3 Quy trình TT L/C nhập khẩu

(1)Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành L/C:

Thanh toán viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành L/C. Hồ sơ phát hành L/C bao gồm: thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu) có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng; bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng; bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp; văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.

Sau đó, thanh toán viên kiểm tra nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng. Nếu L/C được phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100% thì phải kiểm tra đảm bảo là khách hàng có đủ số tiền đó. Nếu khách hàng không ký quỹ đủ hoặc có yêu cầu miễn giảm mức ký quỹ, các bộ phận có liên quan nghiên cứu để xuất trình hội đồng tín dụng và/hoặc lãnh đạo ngân hàng quyết định. Nếu L/C được phát hành bằng vốn vay của VCB HP thì căn cứ vào phiếu duyệt phát hành L/C của bộ phận tín dụng đã được ban lãnh đạo VCB HP phê duyệt để phát hành L/C. Trường hợp L/C được phát hành do có một bên thứ ba bảo lãnh thì căn cứ vào thư bảo lãnh ngân hàng phê duyệt để phát hành L/C. Nếu điều kiện đã được người nhập khẩu thực hiện đầy đủ thì VCB HP tiến hành mở thư tín dụng.

(2) Phát hành L/C

Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng và thu phí phát hành. Toàn bộ hồ sơ cùng điện/ thư phát hành L/C được trình phụ trách phòng ký duyệt. Sau đó, giao một bản sao L/C cho khách hàng đồng thời lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ theo dõi, chuyển L/C cho người hưởng lợi.

(3)Sửa đổi L/C.

Sau khi phát hành L/C, nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo.

(4) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu.

Khi bộ chứng từ đến, ngân hàng kiểm tra chứng từ với hồ sơ L/C, kiểm tra tất cả chứng từ trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ về sự phù hợp của nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản qui định trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có).

(5)Từ chối thanh toán xuất trình chứng từ không phù hợp

Nếu chứng từ không phù hợp, lập điện từ chối thanh toán gửi ngân hàng nước ngoài và chỉ ra những điểm không hợp lệ, đồng thời thông báo cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì thanh toán và thu phí sai sót. Nếu khách hàng từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì thông báo cho ngân hàng nước ngoài biết và chờ chỉ thị của họ để xử lý.

(6)Thanh toán và đóng hồ sơ L/C

Nếu chứng từ phù hợp, thông báo cho khách hàng. Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày thông báo mà khách hàng không có ý kiến phản đối thì thực hiện trả tiền theo hướng dẫn của L/C và đóng hồ sơ.

* Đối với L/C trả chậm, trong khâu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp yêu cầu khách hàng cam kết chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn trước khi trao chứng từ (cam kết bằng văn bản hoặc ký chấp nhận trên hối phiếu nếu có). Sau đó, lập điện/ thư chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn gửi ngân hàng nước ngoài. Nếu chứng từ không phù hợp thì tuỳ theo ý kiến của khách hàng, ngân hàng sẽ có cách xử lý giống như trường hợp đòi tiền bằng thư.

* Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán qui định trong L/C, kiểm tra nguồn tiền thanh toán. Nếu phù hợp thì lập điện trả tiền bằng SWIFT theo mẫu qui định hoặc bằng Telex. Đối với điện đòi tiền thông báo chứng từ không phù hợp thì thông báo cho khách hàng kèm một bản sao điện ngân hàng nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp. Nếu người nhập khẩu chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì ngân hàng thực hiện đúng như các bước nêu trên, nếu người nhập khẩu không chấp nhận thanh toán thì lập điện từ chối thanh toán gửi ngân hàng nước ngoài cho nhận bộ chứng từ để xử lý.

2.2.2.Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C tại VCB HP.

Chúng ta sẽ phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại VCB HP theo các nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của hoạt động này bao gồm: nhóm chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động, nhóm chỉ tiêu về rủi ro trong hoạt động TTQT theo L/C và nhóm chỉ tiêu về mức độ sinh lời. Cụ thể:

2.2.2.1. Mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động

Mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động này. Chỉ tiêu này được cụ thể hóa qua trị giá thanh toán L/C, số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, thị phần hoạt động trên địa bàn và sự phát triển của các tiêu chí này qua

các năm. Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng tiêu chí cụ thể này để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C của VCB HP.

a. Trị giá/số món thanh toán L/C

Đối với VCB HP, trị giá /số món thanh toán L/C giai đoạn 2006-2010 đạt con số tăng trưởng khiêm tốn ở cả hai mảng thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.

* Đối với thanh toán L/C nhập khẩu.

Từ năm 2006 – 2008, giá trị thanh toán nhập khẩu tại VCB HP tăng lên, đặc biệt trong năm 2007. Đây là thời kỳ, thị trường sắt thép trong nước và trên thế giới sôi động. Các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép do VCB HP tài trợ vốn nhập khẩu nhiều dẫn đến doanh số thanh toán nhập khẩu tăng cao. Đây cũng là giai đoạn một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần thép Đình Vũ, Công ty cổ phần thép Vạn Lợi… triển khai nhập các dây truyền cán thép, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất với giá trị lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng tàu như Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, nhà máy đóng tàu Nam Triệu … đều đạt được tăng trưởng rất khả quan.

Bảng 2.8 : Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB HP giai đoạn 2006-2010

Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số TT theo L/C Trị giá mở 190 364.5 310.94 222.96 73.96 Số món 688 834 553 495 455

Tăng trưởng so với

năm trước(%) 91.84 -14.69 -28.29 -66.83

Trị giá TT 139 213.69 293.13 157.52 69.25

Số món 734 1,160.00 1,021.00 886 419

Tăng trưởng so với

năm trước(%) 53.73 37.18 -46.26 -56.04

Doanh số NK

Trị giá 173.42 253.2 384.47 192.49 117.61

Số món 1,264.00 2,006.00 2,046.00 1,668.00 1,661.00

Tăng trưởng so với

năm trước(%) 46.00 51.84 -49.93 -38.90

Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động thanh toán của VCB HP cũng không tránh khỏi sự sụt giảm. Trong năm 2009, thanh toán nhập khẩu giảm, đạt 157.52 triệu USD bằng 53% so với năm 2008. Nguyên nhân giảm chủ yếu do khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các doanh nghiệp thương mại, sản xuất do VCB HP tài trợXNK rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng trong suốt thời gian quý I, quý II/2009. Dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới Việt Nam trong đó có Hải Phòng làm hàng hoá ứ đọng, mất giá trầm trọng nhất là các mặt hàng sắt thép, xăng dầu, tàu biển, phân bón,.. kéo theo các dịch vụ vận tải đường biển quốc tế cũng không có doanh thu. Điều này đương nhiên dẫn đến trị giá thanh toán nhập khẩu của VCB HP sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, từ giữa năm 2010 đến cuối năm tỷ giá ngoại tệ bất ổn, giá chênh lệch ngoại tệ giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng quá lớn, việc cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu gặt rất nhiều khó khăn. VCB HP không có nguồn xuất khẩu nhiều nên không thể tự cân đối được, do đó giá trị thanh toán nhập khẩu cũng bị hạn chế.

* Đối với thanh toán L/C xuất khẩu:

Doanh số xuất khẩu qua VCB HP tăng trưởng thấpdo đặc điểm Hải Phòng là địa bàn sản xuất da dày và may mặc, nhưng chủ yếu là làm gia công. Những năm từ 2006 trở về trước, các đơn vị này mở L/C đối khai để nhập khẩu nguyên vật liệu, sau đó lại xuất khẩu thành phẩm nên doanh số xuất khẩu bằng hình thức L/C cao. Qua một thời gian hoạt động, đến nay các đối tác trong và ngoài nước đã tin cậy nhau nên họ đã chuyển sang thanh toán bằng hình thức chuyển tiền nên doanh số của các mặt hàng này giảm sút. Các mặt hàng xuất khẩu khác như mây tre, bột đá… có doanh số ổn định hơn nhưng giá trị nhỏ. Mặt hàng thuỷ sản được coi là thế mạnh của Hải Phòng nhưng cũng không phát huy được thế mạnh bởi các đơn vị xuất khẩu của Hải Phòng như Halong Simexco, Halong Canfoco, Công ty XNK thuỷ sản Hải

Phòng… không khai thác được nguồn hàng ổn định. Bên cạnh đó, các sản phẩm xuất khẩu của các đơn vị này phải đạt được các tiêu chuẩn kiểm định gắt gao khi thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật, EU, Mỹ … Trong khi đó, tại địa bàn Hải Phòng ngành công nghiệp chăn nuôi thuỷ sản chưa phát triển, nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng khai thác, đánh bắt trên biển. Do đó, doanh số của ngành hàng này rất bấp bênh. Một số mặt hàng xuất khẩu do các công ty liên doanh sản xuất tại các khu công nghiệp như hàng điện tử, linh kiện máy móc… là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhưng đều thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng liên doanh do Công ty mẹ chỉ định. Hiện nay, VCB HP không có mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại giá trị lớn. Điều này gây khó khăn cho Chi nhánh khi cân đối ngoại tệ phục vụ cho thanh toán L/C nhập khẩu.

Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB HP giai đoạn 2006-2010

Đơn vị : Triệu USD, món

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số XK theo LC Trị giá TB 8.79 6.2 70.46 6.3 2.36 Số món 121 118 99 62 31 Tăng trưởng so

với năm trước(%) -29.47 1,036.45 -91.06 -62.54

Trị giá TT 5.26 3.05 10.54 3.59 0.98

Số món 88 90 63 66 21

Tăng trưởng so

với năm trước(%) -42.02 245.57 -65.94 -72.70

Chiết khấu 3.12 0.07 0.58 0.19 0.11

Số món 29 1 1 7 3

Tăng trưởng so

với năm trước(%) -97.76 728.57 -67.24 -42.11

Doanh số XK

Trị giá 69.57 157.96 178.44 61.65 90.11 Số món 1,604.00 1,581 2,899.00 1,906.00 1,961.00

Tăng trưởng so

với năm trước(%) 127.05 12.97 -65.45 46.16 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2006-2010)

Doanh số chiết khấu chứng từ thấp và liên tục giảm, số bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của VCB HP thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng Ngoại thương lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên VCB HP chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là do ngân hàng còn

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 58 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w