hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - sở giao dịch

31 212 0
hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - sở giao dịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi MỤC LỤC (THÁNG 12/2011) 5 3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ 25 SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTMCPNTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNTTƯ Ngân hàng Ngoại thương Trung ương VCB Vietcombank BGĐ Ban giám đốc PGD Phòng giao dịch ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ VND Việt Nam đồng USD Đôla Mỹ ATM Máy rút tiền tự động SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi LỜI NÓI ĐẦU Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại, huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất,với chức năng là trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những tác nhân dư vốn với những tác nhân thiếu vốn. Do đó công tác huy động vốn luôn là một kênh cung cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn huy động trong hệ thống NHTM vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi trong toàn xã hội. Bởi ngoài các kênh huy động vốn của hệ thống NHTM còn có nhiều kênh đầu tư vốn khác trong xã hội rất được người dân quan tâm như thị trường chứng khoán, bất động sản hay các hình thức tín dụng đen ngoài luồng… Ý thức được điều này, trong những năm gần đây, các NHTM cạnh tranh gay gắt với nhau để huy động được tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư dưới mọi hình thức khác nhau như tăng lãi suất, tặng quà khuyến mại, nâng cao chất lượng phục vụ….Việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn là rất cần thiết và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, trong quá trình thực tập tại Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sỹ Nguyễn Thị Diệu Chi, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp với đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch” Báo cáo thực tập tổng hợp gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Chương 2: Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch trong giai đoạn 2009 đến 2011. Chương 3: Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch trong thời gian tới. SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch: - Tên Việt Nam: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch. - Tên viết tắt: Vietcombank - Sở Giao dịch. - Biểu tượng logo: VCB - Trụ sở: Số 31 – 33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Tên người đại diện: Nguyễn Mỹ Hào - Chức vụ: Giám đốc 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam - Sở Giao dịch: Ngày 01 tháng 04 năm 1963. VCB chính thức được thành lập theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ). Nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN). Theo quyết định này, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đóng vai trò là chuyên doanh đầu tiên, duy nhất hoạt động lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại thời điểm đó gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại( vận tải, bảo hiểm), các lĩnh vực như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài. VCB còn làm đại lý chính cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán , vay nợ viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), VCB tham mưu cho ban lãnh đạo NHTƯ về các chính sách quản lý vàng bạc ngoại tệ, quản lý quỹ tiền tệ của Nhà nước và về quan hệ với NHTƯ các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996. Được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 256/QĐ-NH 5 về thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90.91 được quy định tại Quyết SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. VCB là NHTM đầu tiên tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định 230/2005/QĐ- TTg ngày 21tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng12 năm 2006. Sở Giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập, tách ra từ NHNTTƯ. Trước 2006 SGD là một bộ phận kinh doanh trực thuộc NHNTTƯ. Từ năm 2006, SGD – VCB trở thành đơn vị hạch toán độc lập, có bộ máy tổ chức riêng. Đến tháng 06 năm 2008. NHNTVN chính thức cổ phần hoá xong và đổi tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Điều đặc biệt là năm 2011, Vietcombank đã tìm được đối tác chiến lược đó là Ngân hàng MIZUHIO của Nhật Bản. • Trước năm 2009: Sở Giao dịch - NHTMCPNTVN ban đầu gồm 25 phòng / ban và 19 PGD trực thuộc. Là chi nhánh lớn thứ hai sau chi nhánh HỒ Chí Minh trong cùng hệ thống, đặc biệt hơn, SGD là đầu mối triển khai, thí điểm các chính sách của VCBTƯ. Hoạt động chủ yếu chia thành các mảng : huy động vốn trên thị trường, cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác • Sau năm 2009: Cũng giống như các NHTM khác, đứng trước những khó khăn gay gắt, cạnh tranh hết sức khốc liệt để giữ những khách hàng cũ và khách hàng mới trong hoàn cảnh các Ngân hàng khác đua nhau cạnh tranh lãi suất, giành giật khách hàng với mức lãi suất cao hơn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự tận tâm, tinh thần làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên. SGD đã vượt qua được những trở ngại đó và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường , kinh doanh luôn có hiệu quả, luôn đứng ở vị trí cao trong hệ thống nói riêng và đối với các Ngân hàng thương mại nói chung. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ: 1.3.1. Chức năng: Với chức năng trung gian thanh toán trong vai trò là thủ quỹ cho các doanh SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi nghiệp và cá nhân, thực hiện thanh toán cho khách hàng như nhập tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Cung cấp nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Do nhiều loại hình thẻ như vậy, khách hàng không phải chuẩn bị nhiều tiền trong túi mà chỉ cần thực hiện phương thức thanh toán phù hợp, vùa tiết kiệm được chi phí, thời gian, vừa bảo đảm được an toàn. Điều này giúp cho việc thanh toán được nhanh gọn, khách hàng tham gia hoạt động mua bán được nhiều hơn và vô hình chung đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thúc đẩy đồng tiền được lưu thông nhanh hơn, từ đó phát triển kinh tế. Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại ( NHTM ) vì Ngân hàng là cầu mối giữa người thừa vốn với người thiếu vốn, Ngân hàng trong vai người đi vay và người cho vay và hưởng lãi suất chênh lệch, góp phần tạo lợi ích cho các bên tham gia. Chức năng tạo tiền phản ánh rõ bản chất của NHTM, thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền khách hàng vay lại dùng để thanh toán dịch vụ, mua bán, trao đổi, số dư trong tài khoản của khách vẫn được coi là bộ phận của tiền giao dịch, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người dân, chi trả của xã hội. 1.3.2. Nhiệm vụ: Thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ tỷ giá ngoại hối theo Nghị Quyết số 18/NQ-CP và Nghị Quyết số 23/NQ-CP của Chính Phủ: Đó là điều hành cung ứng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh kkhoản của các NHTM. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ các vùng nông thôn, cho vay lãi suất thấp, điều hành linh hoạt kết hợp các biện pháp để điều hành lãi suất, đơn giản hoá thủ tục cho vay, tập chung cho vay khu vực sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ việc mua, cho vay, thanh toán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nhằm hạn chế nhập siêu.Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển nhiều dịch vụ thẻ, POS, kết nối nhiều hệ thống ATM trên toàn quốc . SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi 1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NH TMCP NT VN - Sở Giao dịch: 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của SGD: TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH (tháng 12/2011) SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 5 GIÁM ĐỐC Nhóm hỗ trợ Nhóm tín dụng Nhóm thanh toán Nhóm kinh doanh dịch vụ 17 PGD Phòng Quản lý nhân sự Phòng Khách hàng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Thanh toán thẻ Phòng Kế toán tài chính Phòng Quản lý nợ Phòng Bảo lãnh Phòng Kinh doanh dịch vụ Phòng Kiểm tra GSTT Phòng Hành chính quản trị Phòng Tin học Phòng Khách hàng thể nhân Phòng Đầu tư dự án Phòng TD DN nhỏ và vừa Phòng Ngân quỹ Phòng Vốn và KDNT Phòng Khách hàng đặc biệt Phòng Kế toán giao dịch Phòng Quản lý quỹ ATM Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Sở Giao dịch đến thời điểm 25/12/2009 hiện có 21 phòng ban tại trụ sở chính và 16 phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội với tổng số cán bộ hiện tại là 668 người Tại thời điểm 01/01/2010 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Sở Giao dịch có 21 phòng ban tại trụ sở chính và 16 phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội với tổng số cán bộ là 668 người, đến thời điểm 31/12/2010 hiện có 19 phòng ban tại trụ sở chính và 16 phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội với tổng số cán bộ hiện tại là 647 người. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Sở Giao dịch tại thời điểm 01/01/2011 có 19 phòng ban tại trụ sở chính và 16 phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội với tổng số cán bộ là 645 người, đến thời điểm 31/12/2011 hiện có 19 phòng ban tại trụ sở chính và 17 phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội với tổng số cán bộ hiện tại là 653 người. 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: + NHÓM HỖ TRỢ: Bao gồm các phòng Hành chính Quản trị, Quản lý nhân sự, Kế toán Tài chính, Kiểm tra giám sát tuân thủ, Tin học có chức năng và nhiệm vụ tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban, bảo đảm cho việc thực hiện đúng các văn bản của pháp luật, quy chế của NHNN, Bộ Tài chính và các quy định của NH TMCP NT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Ngân hàng và của khách hàng tại Sở Giao dịch. Bên cạnh đó, các phòng thuộc nhóm hỗ trợ này cũng phải thường xuyên nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các biện pháp hỗ trợ các phòng vận hành sao cho bộ máy của Sở Giao dịch (SGD) hoạt động được nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất. + NHÓM TÍN DỤNG: Bao gồm các phòng Khách hàng, Quản lý nợ, phòng Khách Hàng thể nhân, phòng Đầu tư Dự án, phòng Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các phòng này có chức năng nhiệm vụ chính là dùng tiền huy động được trong dan cư và tổ chức để cho vay lại, cung cấp vốn cho các hoạt động của nền kinh tế, là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, các sản phẩm của SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi Ngân hàng. Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, các phòng còn phải xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai triển khai Chính sách khách hàng, thiết kế các sản phẩm phù hợp và triển khai cac sbiện pháp Marketing tới khách hàng, đồng thời thực hiện các chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng khách hàng, cung cấp thông tin về nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng theo chế tài xử lý trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. + NHÓM THANH TOÁN: Bao gồm các phòng: Thanh toán quốc tế, phòng Bảo lãnh. Các phòng này có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc thức hiện các nghiệp vụ Bảo lãnh và tái bảo lãnh của Sở Giao dịch đối với khách hàng theo các văn bản quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của Nhà nước, NHNN và NH TMCP NT VN, đồng thời tuân thủ các thoả ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng mà Việt Nam là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại hàng xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hoá xuất nhập khẩu tai Sở Giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua Ngân hàng mà Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tham gia. + NHÓM KINH DOANH DỊCH VỤ: Bao gồm các phòng trực tiếp liên quan đến huy động vốn tại Sở Giao dịch, cụ thể: • Phòng Kế toán Giao dịch + Phòng Kế toán Giao dịch là phòng nghiệp vụ thuộc NH TMCP NT VN - Sở Giao dịch có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức( cư trú và không cư trú), có quan hệ giao dich với Sở Giao dịch theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN, NH TMCP NT VN. Thực hiện các nhiệm vu: SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi + Mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội , tổ chức tín dụng trong nước, các tổ chức khác. + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua các lệnh bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, Swift, Telex, chuyển tiền điện tử, séc chuyển khoản, séc bảo chi của khách hàng là các tổ chức nêu trên. + Thực hiện các lệnh thu – chi tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt VND từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản là các tổ chức nêu trên. + Thực hiện các lệnh thanh toán, rút tiền mặt từ tài khoản tiền vay theo quy định.Thực hiện việc thanh toán, thu chi ngoại tệ cho các tổ chức nêu trên theo chế độ quản lý ngoại hối và quy định của NH TMCP NT VN. + Thực hiện nghiệp vụ trả lãi tiền gửi, thu lãi tiền vay. + Thực hiện các Lệnh chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng là tổ chức không cư trú theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định của NH TMCP NT VN. + Cung cấp dịch vụ nhờ thu trong nước(uỷ nhiệm thu) cho khách hàng là tổ chức, bao gồm cả việc ký Hợp đồng hoặc thoả thuận nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng. + Cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản cho khách hàng là tổ chức, bao gồm cả việc ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ trả lương tự động theo yêu cầu của khách hàng. + Thực hiện hạch toán các yêu cầu nộp tiền cho các Đại lý thu đổi ngoại tệ của Sở Giao dịch. + Thực hiện nhờ thu séc nước ngoài cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và các chi nhánh Vietcombank. + Thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan như thu đổi ngoại tệ, ký quỹ, tiền gửi có kỳ hạn, xuất, nhập ngoại bảng tài sản thế chấp, lãi treo, tra soát, xác nhận số dư,… + Ký giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. SV: Phạm Thị Nhung Lớp: TCDN - K41 8 [...]... 1.063,81 -1 62,24 -1 5,25 - Thanh toán 984,22 1.069,54 -8 5,32 -7 ,98 700 882 -1 82,00 -2 0,63 - Trị giá mở 51,18 41,65 9,53 22,88 - Thanh toán 47,38 39,72 7,66 19,28 25.026 25.111 -8 5,00 -0 ,34 - Thanh toán 1.305,51 1.309,16 -3 ,65 -0 ,28 DS TT nhập khẩu 2.337,11 2.418,42 -8 1,31 -3 ,36 Nhờ thu - Số món mở Chuyển tiền - Số món ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngọai thương Việt Nam - Sở Giao. .. toán - Tài khoản cá nhân, doanh nghiệp - Thanh toán thẻ - Nhận tiền gửi tiêt kiệm, chuyển tiền - Mua bán ngoại tệ - Xuất nhập khẩu - Tín dụng cá nhân, doanh nghiệp, đầu tư dự án - Bảo lãnh… SV: Phạm Thị Nhung 13 Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi CHƯƠNG II TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - SỞ GIAO. .. tín dụng tại Sở Giao dịch vì dư nợ ngoại tệ USD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn của Sở Giao dịch Hà Nội là địa bàn hoạt động Ngân hàng có mức độ cạnh tranh gay gắt nên Sở Giao dịch bị chia sẻ nhiều về thị phần huy động vốn và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ Tình trạng khan hiếm ngoại tệ cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động năm 2009 của Sở Giao dịch Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh... 42,92 92,31 Thẻ ATM tại POS 53,00 16,56 36,44 220,01 53,00 DS TT thẻ TD QT (tr USD) 197,00 158,88 38,13 24,00 115,20 DV CNT 850,00 426,00 424,00 99,53 170,00 DS sử dụng thẻ (tỷ VND) ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Sở Giao dịch ) 2.1.2 Kết quả huy động vốn tại Sở Giao dịch trong ba năm 2009 đến 2011: - Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VND ước... doanh và chương trình công tác định kỳ của Sở Giao dịch + Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao • Phòng kinh doanh dịch vụ: Là phòng nghiệp vụ tại Sở Giao dịch có chức năng trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương như: dịch vụ tài khoản, các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm huy động vốn theo đúng các quy... khách hàng, thời gian giao dịch tại VCB vẫn còn lâu hơn và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở khi so sánh với các NHTMCP khác SV: Phạm Thị Nhung 22 Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi CHƯƠNG III ĐỊNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SỞ GIAO DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Định hướng phát triển của Sở Giao dịch. .. nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho khách hàng cá nhân theo các quy định hiện hành + Cấp giấy phép mang ngoại tệ cho khách hàng là cá nhân theo quy định hiện hành + Thực hiện cho vay có tài sản cầm cố là Giấy tờ có giá do Vietcombank phát hành + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao 1.5 Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương maị cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch: Là NHTM... đổi tiền mặt ngoại tệ này lấy tiền mặt ngoại tệ SV: Phạm Thị Nhung 12 Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi khác đối với các loại ngoại tệ do ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam công bố, phù hợp với các quy định của NH TMCP NT VN + Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại thhương như: VCB-iB@nking, VCB SMS B@nking + Cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong... huy động vốn là một trong những hoạt động của Ngân hàng có ảnh hưởng rất nhiều yếu tố quan trọng tới sự thành công, phát triển của Ngân hàng Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, việc huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt hay kém đều tác động khá lớn tới sự phát triển của NHTM và kéo theo sau đó là ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Nếu huy động vốn không... 14 Lớp: TCDN - K41 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Chi - Năm 2009 tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu tại Sở Giao dịch đạt 1.222 triệu USD, trong đó chuyển tiền đạt 947 triệu USD .- Năm 2009 tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu tại Sở Giao dịch đạt 2.678 triệu USD, trong đó chuyển tiền đạt 1.900 triệu USD - Hoạt động thẻ .- Năm 2009 ước tính tổng doanh thu của Sở Giao dịch đạt 3.240 . VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch: - Tên Việt Nam: Ngân hàng thương mại cổ phần. thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNTTƯ Ngân hàng Ngoại thương. Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Chương 2: Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch trong giai đoạn

Ngày đăng: 05/11/2014, 18:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (tháng 12/2011)

    • 3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ

      • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan