Vụ kiện kính nổivụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam

32 1.8K 12
Vụ kiện kính nổivụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gần 8 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), và đã 5 năm kể từ ngày diễn ra vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam. Hai doanh nghiệp hàng đầu ngành kính nổi Việt Nam đã yêu cầu kiện hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp kiện tự vệ theo quy định của WTO. Vụ kiện kết thúc với phần thắng không thuộc về phía hai doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó đã để lại cho các doanh nghiệp khác ở các ngành lĩnh vực khác những bài học vô cùng quý báu.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới. VIFG: Viglacera Float Glass-Công ty kính nổi Viglacera. VFG: Vietnam Float Glass-Công ty kính nổi Việt Nam VERs: Voluntary Export Restrains-Các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện. VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry-Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. VICOFA: Vietnam Coffee-Cocoa Association-Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers-Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam. LEFASO: Vietnam Leather and Footwear Association-Hiệp hội da giày Việt Nam. XNK: Xuất nhập khẩu CEPT: Common Effective Preferential Tariff-Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. SA: Safeguard Agreement-Hiệp định về tự vệ thương mại. GATT: General Agreement on Tariffs and Trade-Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. LỜI NÓI ĐẦU Tổ chức thương mại thế giới được biết đến là tổ chức về thương mại lớn nhất thế giới, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995. Sự ra đời và đi vào hoạt động của tổ chức này đã mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại được coi trọng và được tạo mọi điều kiện để phát triển. Các quốc gia khi gia nhập tổ chức này sẽ phải cam kết cắt giảm và tiến đến xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, điều đó đồng nghĩa với việc hàng hóa nước ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập thị thường của các quốc gia thành viên. Sự xâm nhập này có thể dẫn đến một hậu quả khôn lường cho nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu, ngành sản xuất trong nước của các quốc gia này có thể đứng trước nguy cơ phá sản do phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các hàng hóa nhập khẩu. Để khác phục hiện tượng đó, WTO đã quy định các ngoại lệ, cho phép các thành viên hạn chế hoặc từ bỏ các cam kết của mình, sử dụng các biện pháp khắc phục thương mại để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ trên. Biện pháp tự vệ, với tư cách là một trong những biện pháp khắc phục thương mại cũng được đặt ra với mục đích trên, đây là một biện pháp dễ áp dụng nhất và cũng được sử dụng rất nhiều bởi các quốc gia nhập khẩu. Ở Việt Nam kể từ khi tham gia và là thành viên thứ 150 của WTO cho đến nay đã có một số vụ kiện tự vệ mà các doanh nghiệp trong nước khởi xướng. Một trong những vụ kiện tiêu biểu nhất đó chính là vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam do các doanh nghiệp ngành kính nổi khởi xướng, vụ kiện đã để lại những bài học quý báu cho các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong việc áp dụng các biên pháp khắc phục thương mại nói chung và biện pháp tự vệ nói riêng. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, được sự hướng dẫn của PSG, TS. Trần Văn Nam em đã lựa chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về áp dụng biện pháp tự vệ và thực tiễn thông qua vụ kiện tự vệ đầu tiên do Việt Nam khởi xướng” cho Đề án môn học Luật thương mại quốc tế của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về biện pháp tự vệ thương mại cũng như mong muốn đưa ra những đóng góp cho việc áp dụng biện pháp này hiệu quả hơn. Em xin cảm ơn PGS, TS. Trần Văn Nam đã hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đề án môn học của mình. Do nhận thức còn hạn chế, bài viên không thể tránh được những thiếu sót, kinh mong thầy cùng các bạn nhận xét và đóng góp ý kiến để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc sử dụng các công cụ mà tổ chức này cho phép một cách hiệu quả luôn là một vấn đề cấp bách đối với các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong nước. Năm 2009, hai doanh nghiệp trong nước là Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG), hai doanh nghiệp đại diện cho hơn 90% tổng sản lượng nội địa của loại mặt hàng kính nổi đã khởi xướng một vụ kiện, yêu cầu áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu. Đây là vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam, nó đã cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã biết đến các công cụ bảo vệ thương mại trong nước của WTO, đồng thời cũng cho thấy một sự thay đổi trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam vốn thường là bị đơn của các vụ kiện của các quốc gia khác. Mặc dù vụ kiện kết thúc mà không mang lại kết quả như mong muốn cho các doanh nghiệp đi kiện, song phần nào đó cũng là tiền đề để những vụ kiện tiếp theo mà Việt Nam khởi xướng đạt được những kết quả tốt hơn. Việc không đạt được kết quả như mong muốn của các doanh nghiệp kính nổi Việt Nam đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần có một sự hiểu biết nhất định về biện pháp tự vệ thương mại từ phía doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước để có thể tránh những sai lầm từ vụ kính nổi cũng như áp dụng những hiểu biết ấy vào các vụ kiện tự vệ sau này. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chế độ quản lý, pháp luật về việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tạo môi trường pháp lý đủ rộng để bảo hộ nền sản xuất trong nước đồng thời nâng cao tầm nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các công cụ bảo hộ của WTO nhằm hạn chế sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nhập khẩu dẫn đến sự thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. 3. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật Việt Nam và WTO về biện pháp tự vệ thương mại đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ vụ kiện tự vệ đầu tiên của các doanh nghiệp kính nổi trong nước. 4. Nội dung nghiên cứu Nội dung đề án bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tự vệ thương mại Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trong vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị về việc áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại 5. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp dữ liệu từ đó đưa ra đánh giá. 6. Nghiên cứu tổng quan Luận án Tiến sĩ của tác giá Nguyễn Quý Trọng với đề tài: “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án đã có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn. Từ việc tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa theo quy định của WTO, các hiệp định song phương và đa phương, pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa. Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn, góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài ở Việt Nam. Luận án có thể làm tài liệu hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Các biện pháp tự vệ trong thương mại- thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Thảo lớp: Pháp 1-K38E Trường Đại Học Ngoại Thương. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt Nam để bảo hộ các ngánh sản xuất trong nước trước khả năng gây ảnh hưởng của các nhà sản xuất nước ngoài, tuy nhiên cần bảo hộ có điều kiện, tránh tràn lan. Ngoài ra đề tài cũng đã đưa ra đề xuất cho vấn đề áp dụng biện pháp tự vệ: “Nhà nước ta một mặt cần phải xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về thương mại nói chung và tự vệ thương mại nói riêng, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tự vệ thương mại. Mặt khác cũng cần phải có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức như thành lập các trung tâm xúc tiến mậu dịch với nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp xâm nhập thị trường và tìm kiếm bạn hàng mới”. 7. Phương hướng và kết quả nghiên cứu đề tài Tiếp tục đưa ra những lý luân, cơ sở pháp lý cơ bản của pháp luật về các biện pháp tự vệ. Trình bày và phân tích vụ kiện tự vệ đầu tiên do Việt Nam khởi xướng, thông qua diễn biến và kết quả của vụ kiện em muốn đưa ra một sô khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật về các biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, tránh sự gây hại của sự xâm nhập tràn lan của các sản phẩm nước ngoài. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO vì thế cần tận dụng triệt để các quyền lợi của việc gia nhập tổ chức này bao gồm việc áp dụng tự vệ để thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường hội nhập quốc tế. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành các biện pháp tự vệ thương mại 1.1.1. Khái niệm Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một tổ chức được thành lập và hoạt động trên cơ sở của nguyên tắc đảm bảo cho tự do hóa thương mại được diễn ra một cách thuận lợi. Theo nguyên tắc này khi gia nhập WTO các quốc gia phải cam kết cắt giảm thuế quan và gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Đây là cơ sở cho hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường trong nước. Đối với người tiêu dùng nước nhập khẩu, điều này giúp họ có thể mua được các hàng hóa có chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích đó thì nó đem lại cho quốc gia nhập khẩu những rủi ro không nhỏ, các nhà sản xuất ở các quốc gia này phải đối mặt với một sự cạnh tranh quyết liệt đến từ hàng hóa bên ngoài. Đó là lý do vì sao Chính phủ các nước này muốn đặt ra các rào cản để hạn chế sự nhập khẩu tràn lan của hàng hóa nước ngoài, hạn chế lưu thông hàng hóa. Đây là một vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và tình hình ổn định xã hội của một quốc gia. Ở một khía cạnh khác, sự bảo hộ quá mức của Chính phủ sẽ khiến các ngành sản xuất trong nước ỷ lại hoạt động trì trệ, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề trên, Tổ chức thương mại thế giới đặt ra các ngoại lệ riêng cho phép các quốc gia thành viên được thực hiện những hành động nhất định nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước tác động của tự do hóa thương mại, đó là các biện pháp khắc phục thương mại (Trade Remedies). Các biện pháp khắc phục thương mại mà một quốc gia có thể sử dụng bao gồm: chống bán phá giá (Anti Dumping), chống trợ cấp hay biện pháp đối kháng (Anti Subsidies), tự vệ thương mại (Safeguard). Biện pháp tự vệ (Safeguard measures) là một trong các biện pháp khắc phục thương mại được sử dụng với mục đích bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước sự tăng nhanh nhập khẩu của mặt hàng thuộc ngành sản xuất đó. Theo trang web chongbanphagia.vn của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI): “Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.”. Như vậy biện pháp này được đặt ra khi việc nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hóa tăng nhanh đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra “thiệt hại nghiêm trọng” cho ngành sản xuất trong nước. 1.1.2. Lịch sử hình thành Các nguyên tắc về các biện pháp tự vệ đầu tiên được quy định trong Điều XIX, GATT 1947 và đã được quy định rõ ràng, đầy đủ hơn trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Hiệp định Safeguard). Lời nói đầu của Hiệp định này đã cho thấy Quốc gia thành viên thừa nhận sự cần thiết phải làm rõ và củng cố các định chế của GATT 1994, đặc biệt là điều XIX của GATT 1994 nhằm thiết lập một sự giám sát đa phương trên cơ sở các biện pháp tự vệ và triệt tiêu các biện pháp nhằm né tránh sự giám sát này. Theo đó, nếu do hậu quả của những diễn biến khó lường trước của các tình huống và do kết quả của việc cam kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng đột biến và với điều kiện tới mức gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước thì Quốc gia ký kết có thể dừng hay trì hoãn thực hiện toàn bộ hay một phần các cam kết theo các Hiệp định của WTO về hàng hoá, có thể rút bỏ hay điều chỉnh những nhân nhượng về thuế quan, trong một chừng mực và trong thời gian cần thiết để dự liệu và khắc phục tổn hại đó. Trên cơ sở của Điều XIX của GATT 1947, sau này Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã kế thừa và quy định tại Điều II, Hiệp định đa biên về các biện pháp tự vệ rằng: một thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi thành viên đó đã xác định được,theo những điều khoản trong Hiệp định, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ mình khi có sự gia tăng nhập khẩu tương đối hay tuỵêt đối so với sản phẩm nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, GATT 1947 mới chỉ là bước mở đầu cho quan hệ giao thương được tự do phát triển. Cùng với quá trình phát triển chung của thương mại toàn cầu nó đã dần bộc lộ những hạn chế nhất định làm cơ sở cho một số Quốc gia lợi dụng để từ bỏ các nghĩa vụ trong các cam kết của họ 1 : Thứ nhất, GATT 1947 chỉ có duy nhất điều XIX quy định về tự vệ trong việc nhập khẩu hàng hoá và do thiếu các quy định giải thích nên các thuật ngữ được sử dụng trong GATT 1947 như sự gia tăng quá mức và không thể lường trước được, thiệt hại nghiêm trọng, ngành sản xuất trong nước…vv được sử dụng một cách tuỳ tiện bởi các nước nhập khẩu. Những đánh giá của các nước này thường mang tính chủ quan. 1 Xem Vũ Thị Phương Thảo: Các biện pháp tự vệ trong thương mại-thực tiễn áp dụng tại một số nước trên thế giới và Việt Nam. Thứ hai, các điều khoản miễn trừ nghĩa vụ được bên nhập khẩu áp dụng một cách đơn phương mà không cân nhắc đến quyền lợi của các bên xuất khẩu do không có quy định về thủ tục kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện pháp tự vệ. Hơn nữa, các biện pháp tự vệ được áp dụng không hạn chế về thời gian nên hệ quả là được sử dụng một cách thường xuyên và liên tục. Thứ ba, việc thực thi quy chế Tối huệ quốc không mang ý nghĩa tích cực do bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ “vùng xám” hay còn gọi là biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện dẫn đến việc đối xử không công bằng trong quan hệ thương mại giữa các Quốc gia. Do sự tồn tại của những hạn chế trên mà khi thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quốc gia thành viên đã xây dựng một hệ thống các quy tắc thương mại đa biên thông qua các hiệp định đa biên, với mục tiêu tạo cơ hội cho các hàng hóa và dịch vụ của các nước xuất khẩu có thể dễ dàng xâm nhập vào các nước khác mà không bị cản trở bởi các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các quốc gia có thể cạnh tranh bình đẳng với nhau. So với các quy định của GATT 1947, GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp tự vệ có những thay đổi cơ bản sau: Thứ nhất, khác với quy định của GATT 1947, Hiệp định về các biện pháp tự vệ đã giải thích cụ thể các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đồng thời làm rõ các khái niệm mà Hiệp định chung GATT 1947 không quy định chặt chẽ. Việc giải thích này đã phần nào hạn chế việc sử dụng tuỳ tiện các khái niệm dựa trên ý chí chủ quan của nước nhập khẩu. Thứ hai, Hiệp định xoá bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hay bất kỳ các biện pháp tương tự nào khác muộn nhất là đến ngày 1/1/1999 trừ trường hợp đặc biệt không quá một năm nhưng phải được sự đồng ý của Tổ chức thương mại thế giới. Chẳng hạn như trường hợp của Liên minh Châu âu đối với việc nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản với thời gian kéo dài lâu hơn 1 năm. Thứ ba, các nước thành viên nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Uỷ ban tự vệ của WTO, đồng thời phải tiến hành tham vấn các bên có liên quan để các bên này có quyền trình bày ý kiến, quan điểm và đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình. Thứ tư, trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thì nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời trong một thời hạn hợp lý với điều kiện các biện pháp điều tra vẫn được tiến hành sau đó. Thứ năm, thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ không kéo dài như trước đây mà giới hạn trong khoảng thời gian tối đa là 8 năm. Thứ sáu, trong khi GATT 1947 cho phép tự do áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan thì GATT 1994 khuyến khích áp dụng các biện pháp thuế quan và tiến tới hạn chế việc áp dụng biện pháp phi thuế quan bởi các biện pháp thuế quan là minh bạch hơn. 1.2. Các biện pháp tự vệ thương mại 1.2.1. Biện pháp thuế quan Đây là biện pháp mà WTO cho phép để bảo hộ thị trường trong nước và chủ yếu dưới dạng tăng thuế nhập khẩu, sở dị thuế quan là được chọn là công cụ phổ biến để bảo hộ bởi: Trước hết, thuế quan có tác động điều tiết nhập khẩu lượng hàng hoá tràn vào thị trường nhất định. Thuế suất của một loại hàng hoá cao sẽ làm cho lượng nhập khẩu loại hàng hoá đó giảm xuống. Đây là mục đích của việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Việc sử dụng thuế quan không dẫn tới triệt tiêu quan hệ thương mại như trường hợp sử dụng hạn ngạch vì dù cho thuế suất có tăng cao đi chăng nữa thì hàng hoá nước ngoài vẫn có cơ hội xâm nhập vào thị trường. Trong khi đó, nếu như đã đạt được mức nhập khẩu theo hạn ngạch thì nhà sản xuất nước ngoài không còn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở nước nhập khẩu trong thời gian bị áp dụng hạn ngạch. Ngoài ra thuế quan giúp các nhà sản xuất nội địa có thể bán hàng trên thị trường nội địa mà không phải chịu sức ép cạnh tranh, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế là bảo hộ sản xuất . Đây là chức năng quan trọng nhất của thuế quan. Thêm vào đó thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước, nhất là đối với những nước đang phát triển thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Việc cắt giảm thuế quan khi gia nhập vào tiến trình tự do hoá thương mại theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với các khoản thu cho ngân sách và khiến cho nhà nước phải tìm các khoản thu khác để bù đắp. Cuối cùng thuế quan là công cụ phục vụ các mục tiêu phi kinh tế như giảm bớt việc nhập khẩu các hàng hoá mà nhà nước không khuyến khích vì nó ảnh hưởng đến đời sống môi trường, đạo đức xã hội và điều tiết tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình hội nhập, các nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải có lịch trình cắt giảm cụ thể. 1.2.2. Các biện pháp phi thuế quan Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VERs, viết tắt của Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để qua đó ép buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể hiện sự phân biệt đối xử rất rõ. Vì vậy trrong Hiệp định về các biện pháp tự vệ Safeguard, WTO đã cấm sử dụng VERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm: Hạn ngạch, đây là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Có 2 loại hạn ngạch là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất thuế quan. Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) là loại tính trên số lượng cho phép nhập khẩu hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu thì hàng nhập phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch trở lại. Khi áp dụng hạn ngạch này, nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quá môt khối lượng đã qui định thì không được cấp giấy phép xuất khẩu. Hạn ngạch thuế suất thuế quan (tariff-rate quota): là loại hạn ngạch dễ chịu hơn, loại này cho phép một số lượng nào đó hàng hoá trong một thời gian nào đó với mức thuế suất giảm (ređuce rate). Điểm khác biệt là hàng vượt quá chỉ tiêu sẽ không bị đẩy vào kho hay buộc phải tái xuất đi nơi khác, hay phải nằm chờ có hạn ngạch trở lại mà vẫn có thể được nhập với thuế suất cao hơn thuế suất trong phạm vi áp dụng hạn ngạch. Tức là khi áp dụng, nếu khối lượng hàng hoá nhập khẩu không vượt quá mức độ quy định thì sẽ đánh thuế suất thông thường, ngược lại thì sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánh thuế tăng lên theo phân tăng lên theo tưng phần tăng tương ứng của số lượng hàng hoá nhập khẩu. Các công cụ khác, một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm nhập khẩu, cấp giấp phép nhập khẩu, phụ thu đối với hàng nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật hay kiểm dịch… xác định giá trị hải quan,…Các biện pháp này chịu sự giám sát của các Hiệp định liên quan của GATT như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Hiệp định TBT), Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch (Hiệp định SPS) hay Hiệp định về xác định trị giá hải quan (Hiệp định ACV) Các công cụ, biện pháp này đưa ra những tiêu chuẩn nhất định và tỏ ra hữu hiệu hơn công cụ thuế quan và hạn ngạch trong việc kiểm soát khối lượng hàng hoá nhập khẩu. Tuy WTO không khuyến khích sử dụng các biện pháp này và các công cụ này không được sử dụng trong trường hợp tự vệ nhưng các nước đều có xu hướng sử dụng nó không chỉ vì tính hiệu quả của nó mà còn vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Các biện pháp này thường mang tính chủ quan của nước nhập khẩu chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, WTO coi [...]... lưỡng về các điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ để có thể thực hiện việc kiện tự vệ Thực tiễn vụ kiện kính nổi cho thấy, hai doanh nghiệp của Việt Nam là Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) đã tiến hành yêu cầu áp thuế tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam nhưng đã không đạt được kết quả như mong muốn Nguyên nhân theo kết luận của cơ quan điều... các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lần đầu tiên năm 2009 thông qua vụ kiện đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào nước ta Là một thành viện của Tổ chức Thương mại Thế giới, các doanh nghiêp cũng Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền cần nắm bắt, hiểu tường tận về các công cụ bảo hộ mà tổ chức này cho phép áp dụng, để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình Vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam tuy không dẫn... Đối với pháp luật về tự vệ thương mại nói riêng mà cụ thể ở đây là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam: Thứ nhất, Pháp lệnh về tự vệ chỉ quy định về quyền tự vệ của Việt Nam mà chưa đề cập đến các quy định trong trường hợp nào thì Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp trả đũa một nước nếu như nước đó đã áp dụng biện pháp tự vệ không có căn cứ hoặc điều kiện áp dụng trái với... khẩu hàng hoá của Việt Nam Thứ hai, Pháp lệnh về tự vệ cần có những quy định sát hơn với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pháp lệnh về tự vệ của Việt Nam quy định rằng các biện pháp tự vệ sẽ được rút ngắn trên cơ sở kết quả rà soát của Bộ Công Thương Việc rà soát này chỉ được thực hiện sau một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ đó là ba năm Trong khi đó theo tinh thần của Hiệp định... tốt nghiệp: “Các biện pháp tự vệ thương mại-thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 4 Hoàng Thị Thanh Thủy: Vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam Thực tiễn và Kinh nghiệm” 5 Quyết định số 3329/QĐ-BCT ngày 01 tháng 7 năm 2009, Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ 6 Hiệp định thuế quan và thương mại GATT 1994, GATT 1947 7 Hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại 8 Pháp lệnh... dung của hai văn bản pháp luật này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Điều XI GATT năm 1947 về tự vệ khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu và hiệp định tự vệ của WTO nhưng được chuyển hoá, điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam gồm 8 chương, 33 điều quy định về các biện pháp tự vệ, ... CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI TRONG VỤ KIỆN TỰ VỆ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM 2.1 Sơ lược về sản phẩm kính nổi Từ năm 1959, hãng Pikington Brothers đã phát minh ra công nghệ sản xuất kính theo phương pháp nổi Ngày nay, công nghệ kính nổi vẫn là công nghệ tiên tiến nhất, ngày càng được hòan thiện thêm và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới Kính nổi được sản xuất từ các nguyên... tự vệ 1.5.1 Trình tự thủ tục Khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ Tuy nhiên, Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số nguyên tắc cơ bản mà các nước thành viên phải tuân thủ như: Thứ nhất, đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ. .. việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không còn phù hợp Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số 0809/QĐBCT về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 000 Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt Nam theo qui định của pháp luật WTO đã chấm... quá mức vào Việt Nam thì bị áp dụng biện pháp tăng mức thuế nhập khẩu theo quy định của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam Hai nghị định 04/NĐ-CP và 06/NĐ-CP cùng ban hành ngày 09/01/2006 quy định cụ thể các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Hội đồng xử lý vụ việc chống bạn phá giá, chống trợ cấp và tự vệ 3.2 Một số kiến nghị về việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại . tận dụng kính tối đa; ứng dụng trong ngành lặp đặt kính, làm kính cường lực, kính cách âm cách nhiệt, kính ghép an toàn, kính sơn màu trang trí. 2.2. Tóm tắt vụ kiện kính nổi, vụ kiện tự vệ đầu. tuân thủ các ba điều kiện về hình thức tự vệ, mức độ tự vệ và thời gian tự vệ sẽ đương nhiên bị coi là “vượt quá mức cần thiết”. Về thời gian tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ, nhưng nước nhập. tự vệ Khi kết quả điều tra cho phép nước nhập khẩu được áp dụng biện pháp tự vệ thì nước nhập khẩu sẽ chính thức được áp dụng biện pháp tự vệ. Các biện pháp tự vệ này phải thoả mãn các điều kiện

Ngày đăng: 05/11/2014, 15:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan