1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm minh thịnh

65 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 783,94 KB

Nội dung

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Thuế là một phạm trù lịch sử, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, nó là công cụ chủ yếu của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với bất cứ quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò rất quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước, thiết lập sự công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư. Việc thực thi một chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này, từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách về thuế, chế độ kế toán. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời . Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề tài : "Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh" cho chuyên đề của mình. 1.2 Nội dung, mục đích nghiên cứu • Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp nói chung. • Đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh. • Đế xuất giải pháp nhằm hoàn hiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp 1.4 Phạm vi nghiên cứu • Không gian: Công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Minh Thịnh. • Thời gian: các số liệu khảo sát và thu thập năm 2012, và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. • Phương pháp tổng hợp, thống kê…. • Phương pháp so sánh. 1.6 Kết cấu chuyên đề Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT. Chương 3: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Minh Thịnh. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Minh Thịnh. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Khái niệm và đặc điểm 2.1.1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là một khoản thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế dán thu do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính nộp thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán ( Luật thuế GTGT số 31/2008/QH12 ngày 03/6/2008) 2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT - Thuế GTGT là thuế gián thu đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuê GTGT, là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. - Thuế GTGT chỉ đánh trên phần tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ, ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: + Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người thay mặt người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào ngân sách nhà nước. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp + Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạnnhiều hay ít. - Về phạm vi tính thuế: thuế GTGt chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong lãnh thổ, không đánh vào phạm vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. 2.1.3. Vai trò của thuế GTGT Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: - Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT - Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoản 20-23% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường. - Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế. - Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào qui định rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra, hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh toán qua ngân hàng. 2.1.4. Đối tƣợng nộp thuế và đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng không chịu thuế • Đối tượng nộp thuế: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm: 1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác; 2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác; 3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam; 4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu; 5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. • Đối tượng chịu thuế: là tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt nam( bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. • Đối tượng không chịu thuế: - Hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng động, không mang tính chất kinh doanh như: dụng cụ y tế, văn hoá, giáo dục, vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt…. - Hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo như: dịch vụ tang lễ, công viên cây xanh thành phố…. - Hàng hoá, dịch vụ của một số ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn cần khuyến khích phát triển như: sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…. - Hàng hoá nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hàng hoá mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của nhà nước hoặc cần bảo mật. - Hàng hoá, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp. - Hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm, do đó xác định được thuế GTGT. - Hàng hoá, dịch vụ khác như: bảo hiểm nhân thọ… 2.1.5. Thời điểm xác định thuế GTGT 1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông. 3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền. 4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. 5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 6. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 2.1.6. Các trƣờng hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT 1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác. Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định. 4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã. 5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này. Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu. 6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản. Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. 7. Các trường hợp khác: Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau: a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn. Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm. d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh. đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm. e) Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. 2.1.7. Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. - Giá tính thuế GTGT: Giá tính thuế được quy định cụ thể cho từng hàng hoá, dịch vụ, hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá dùng để trao đổi và sử dụng nội bộ hay đối với hoạt động cho thuê tài sản. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửu khẩu Việt Nam cộng với thuế nhập khẩu. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá chưa có thuế GTGT= Giá đã có thuế GTGT 1+ Thuế suất thuế GTGT - Thuế suất có mức khác nhau: 0%, 5%, 10%,20% Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ có 4 mức: 0%, 5%, 10%, 20% nhưng chủ yếu là 10%. Mức 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, việc quy định mức 0% chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu. Mức 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, phân bón, dụng cụ y tế. Mức 10% là mức thuế suất phổ biến, áp dụng cho loại hàng hoá, dịch vụ thông thường. Mức 20% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu như vàng bạc đá quý….khách sạn, xổ số kiến thiết… 2.1.8. Phƣơng pháp xác định thuế GTGT trong doanh nghiệp Có 2 phương pháp tính thuế:  Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. • Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (ngoại trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT) Công thức tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế × Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ - Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn • Thuế GTGT đầu vào của cơ sở kinh doanh được khấu trừ như sau: + Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT + Hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, mất cắp…được xác định trách nhiệm bồi thường phải bồi thường không được tính vào số thuế GTGT được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp. + Hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.  Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp • Đối tượng áp dụng: + Là các đơn vị, tổ chức chưa thực đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. + Các cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. Công thức tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế × Thuế suất Trong đó: Giá tính thuế = Giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. • Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ để tính thuế GTGT phải nộp với từng cơ sở kinh doanh như sau: + Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. + Trường hợp cơ sở kinh doanh chỉ có hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ mà không đầy đủ hoá đơn chứng từ mua hàng. + Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tính hình kinh doanh của từng hộ mà ấn định mức doanh thu tính thuế. 2.2. Hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp. 2.2.1. Hạch toán thuế GTGT đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. 2.2.1.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào  Tài khoản sử dụng: Số hiệu Tên tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 Thuế GTGt được khấu trừ của TSCĐ Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.  Chứng từ sử dụng: - Tờ khai thuế GTGT. - Hoá hơn thuế GTGT  Kết cấu và nội dung TK 133: Bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Thuế GTGT dầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại Số dư bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. [...]... dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng 3 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng. .. 8/2012 Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2012 làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 200 triệu thì Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh phải nộp lại số tiền thuế đã hoàn 200 triệu đồng và tính phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế Hồ sơ Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh nộp cho cơ quan thuế: ... lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng 2 Cơ sở... khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu... hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế  Các trường hợp hoàn thuế được quy định tại điều 13 Luật thuế GTGT và được hướng dẫn tại điều 10 nghị định 123/2008 1 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu... từ ngày cơ quan thuế có quyết định hoàn thuế đến ngày doanh nghiệp nộp lại số tiền thuế đã hoàn) theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế Ví dụ: Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh trên tờ khai tháng 3/2012 có đề nghị dừng khấu trừ số thuế GTGT lũy kế âm 3 tháng liên tục (từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012) là 500 triệu để lập hồ sơ hoàn thuế GTGT và được cơ quan thuế có quyết định hoàn thuế GTGT là 500... vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn 14 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ... chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước) Hồ sơ Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh nộp cho cơ quan thuế: - Đối với việc điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp của tháng 1/2012 là 100 triệu đồng: Tại thời điểm phát hiện ra sai lệch, Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh để nộp thuế 100 triệu đồng và tính phạt nộp chậm Hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế gồm:... nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn 15 Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: - Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế. .. trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi 16 Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính 2.3.2 Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1 Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn . toán thuế GTGT tại công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp 1.4 Phạm vi nghiên cứu • Không gian: Công tác kế toán thuế GTGT tại. thương mại Minh Thịnh. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Minh Thịnh. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG. " ;Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH XD&TM Minh Thịnh& quot; cho chuyên đề của mình. 1.2 Nội dung, mục đích nghiên cứu • Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế

Ngày đăng: 05/11/2014, 10:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA (Trang 23)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty TNHH XD và TM Minh Thịnh - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty TNHH XD và TM Minh Thịnh (Trang 42)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng trong Công ty TNHH XD và TM Minh - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng trong Công ty TNHH XD và TM Minh (Trang 44)
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO (Trang 48)
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA (Trang 54)
Bảng kê hoá đơn  hàng hoá, dịch vụ - hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh xd&tm  minh thịnh
Bảng k ê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w