131 Luận cứ và giải pháp củng cố, phát triển Ngân hàng phục vụ người nghèo
Trang 1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
x;‡4‡t+ 3k 33k tk k 2k 3 s ke fe ie ok fe ke oe
ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC:
LUẬN CỨ VÀ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN
NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
(Mã số: 2000 - 19)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Phó Giáo sư Phan Quang Tuệ
THƯ KÝ ĐỀ TÀI: Thạc sĩ Hà Thị Hạnh
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU: Cử nhân kinh tế: Phạm Văn Thực
Tiến sĩ: Lê Xuân Nghĩa
Tiến sĩ: Lê Đình Hợp
Cử nhân kinh tế: Nguyễn Thị Tạo
(1hực biên theo Quyết định số 53/2000/QÐ, ngày 14/12/2000 của Thống đốc |
Ngân hàng Nha nước Đề cương Đề tài đã được Hội đồng xét duyệt chấp nhận) '
Be ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHi MINH THU VIEN
Hà nội, năm 2 oọi 1ÍC - 02259
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: 1- 2 3- CHUONG | 1- MUC LUC
TONG QUAN VE HO TRO VON CHO NGUGI NGHEO G VIỆT
NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tổng quan về hỗ trợ vốn cho người nghèo ở Việt Nam Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong cơng tác xố đói giảm nghèo
2.1- Mơ hình Ngân hàng Grameent - Bangladesh 2.2 - Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia
2.3 - Ngân hàng khu vực Nông thôn Ấn Độ
2.4 - Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng
Thái Lan
2.5 - Ngân hàng Nông nghiệp Indonesia
Một số vấn để rút ra từ kinh nghiệm về hỗ trợ vốn cao
người nghèo của một số nước,
THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO SAU
5 NAM HOAT DONG
Hiện trạng về mơ hình tổ chức 1.1 - Hội đồng quản trị 1.2 - Điều hành tác nghiệp Hiện trạng về tình hình hoạt đọng 2.1 - Nguồn vốn 2.2 - Cho:vay
2.3 - Cơ chế hạch toán và quản lý tài chính
2.4 - Quan hệ vay vốn với nước ngoài
Trang 3CHUONG I]
1- 2-
3-
KET LUAN
Đánh giá về hoạt động của Ngân hàng phục vụ người
nghèo trong những năm qua 3.1 - Mặt được
3.2 - Những vấn đề chưa được -
CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
Mot sé quan điểm chung về củng cố hoạt động của
Ngân hàng phục vụ người nghèo
Những giải pháp hoàn thiện kênh tín dụng hỗ trợ vốn
cho dâ: rghèo
2.1 - Cắn noàn thiện từng bước mơ hình tổ chức và cơ
chế hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo
2.1.1: Về mơ hình tổ chức
2.1.2: Về cơ chế hoạt động
2.2 - Cần có chủ trương thống nhất quản lý các kênh tín
đụng trong và ngoài nước dành cho hộ nghèo vào một
đầu mối là Ngân hàng phục vụ người nghèo 2.3 - Giải pháp về lãi suất
2.4 - Cơ chế tài chính
2.5 - Cơ chế cho vay
2.6 - Đẩy mạnh việc củng cố mơ hình tổ chức và đào tạo
Tổ vay vốn
Đánh giá ưu, nhược điểm của pi.ương án
Trang 4”
LỜI MỞ ĐẦU
Qua các thời kỳ lịch sử, xóa đói giảm nghèo ln là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng nhằm bình ổn tình hình kinh tế - chính trị - xã
hội của bất cứ quốc gia nào trên thế giới
Trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những vận hội, Việt Nam còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn Một trong những thách thức đó chính là
vấn để đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với toàn Đảng, toàn đân là đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện
thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo
Trong rất nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính Phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm tới việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo thiếu vốn sản xuất Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định 525/QĐ-TTg cho phép thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo và ngày 1/9/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 230/QĐ-NH5, thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, tạo kênh tín dụng chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất trên cơ sở nhận bàn giao từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNo & PTNT Việt Nam
Với bản chất là một sản phẩm mang tính lịch sử, mang tính thời đại Vì
vậy, Ngân hàng phục vụ người nghèo có thể đấp ứng yêu cầu của giai đoạn
này mà không thể đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ yêu cầu của một giai
đoạn khác với những đồi hỏi cao hơn, phức tạp hơn về cơ chế chính sách cũng như nội dung hoạt động
Trang 5phục vụ người nghèo đã dần bộc lộ một số bất cập về mơ hình tổ chức, cơ chế
hoạt động đồi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm giải pháp củng cố, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động trong tình hình mới
Xuất phát từ thực tế yêu cầu khách quan đó, Nhóm nghiên cứu đã nhận
đề tài “Luận cứ và giải pháp củng cố, phát triển Ngân hàng phục vụ người
nghèo ”trên cơ sở tổng kết, đánh giá, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu, đưa ra
một số giải pháp củng cố phát triển mơ hình tổ chức cũng như cơ chế hoạt
động của Ngân hàng phục vụ người nghèo trong thời gian tới
Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I — - Tổng quan về hỗ trợ vốn cho người nghèo ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Chuong II - Thực trạng Ngân hàng phục vụ người nghèo sau 5 năm hoạt động
Chương HI - Các giải pháp củng cố, phát triển Ngân hàng phục vụ người
nghèo
Xác định đây là một vấn đề khó, liên quan nhiều tới cơ chế chính sách
ở tâm vĩ mô, đặc biệt là đối với mơ hình của một Ngân hàng mang tính chất đặc thù Vì vậy, để tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định Chúng tôi
xin được trân trọng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu,
của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 6Chuong 1
TONG QUAN VỀ HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 - TỔNG QUAN VE HO TRG VON CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM:
Việt Nam là nước đi lên từ một nền kinh tế tiểu nông nửa phong kiến
lạc hậu và thuộc địa nghèo nàn, hơn 80% dân số sống ở nông thôn làm nơng nghiệp Chính vì vậy kinh tế - xã hội Việt Nam có tồn tại lớn là:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển chậm, nhiều vùng dân cư chủ yếu sống với nền sản xuất nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp
+ Tỷ lệ đói nghèo cao, tại thời điểm năm 1993, theo số liệu điều tra của
Ngân hàng Thế giới (WB) thì ở Việt Nam có khoảng 59% số hộ nông dân
nghèo, trong đó có khoảng 22,5% số hộ sống dưới mức nghèo khó (đói ăn) Nhìn nhận một cách tổng qt nhất thì nạn đói nghèo có nhiều nguyên
nhân, trong đó phải kế đến những nguyên nhân cơ bản như: trình độ dân trí
thấp; người dân chưa quen tiếp cận với thị trường, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật - công nghệ; môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý trong nước còn
nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng cũng như kiến thức làm ăn của người dân không
được trang bị một cách đồng bộ và khoa học Hơn nữa, nguyên nhân lịch sử của một thời gian dài đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc đã để lại
những hố sâu ngăn cách khá lớn về chất lượng cuộc sống giữa nhiều vùng, miền khác nhau, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc ít người
Để từng bước ổn định xã hội thì vấn để xố đói giảm nghèo (KDGN) & Việt Nam đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách
Trang 7giặc đốt và giặc ngoại xâm” Từ đó đến nay, vẫn để này luôn được Dang, Nhà nước, Chính Phủ đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những chiến lược
quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ V
(khoá VID tháng 6/1993 đã để ra chủ trương “ Phải hỗ trợ giúp người
nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn
tài tợ nhân đạo trong và ngoài nước Phân đấu tăng hộ giàn đĩ đơi với xố đối
giảm nghèo ”
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo
của Đảng chuyển dần từ nên kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHƠN, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm, đời sống của đại bộ
phận dân cư được cải thiện rõ rệt, bộ mặt xã hội từng ngày khởi sắc Song
cùng với quá trình phát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập, nâng cao đời
sống của số đông dân cư vẫn còn một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, hố
sâu ngăn cách về chất lượng sống trong dân cư có nguy cơ ngày càng trở nên sân sắc hơn
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội (Báo cáo sơ kết
3 năm 1992 -1994 về chương trình XĐGN) theo chuẩn mực của Việt Nam,
nếu lấy mức thu nhập bình quân đầu một khẩu quy ra gạo ở nông thôn từ 15
kg gạo/tháng trở xuống ở thời điểm đó nước ta có khoảng 3,2 triệu hộ nghèo
chiếm tỷ trọng 22,5%, trong đó hộ đói chiếm khoảng 5% Hiện nay, theo
chuẩn đói nghèo mới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thì
Việt Nam hiện còn khoảng 2,7 triệu hộ nghèo (chiếm khoảng 17% số hộ
trong cả nước)
Tuy nhiên, những con số nói trên chỉ phản ánh một cách tương đối tỷ lệ hộ nghèo của cả nước Thực sự nếu dựa trên tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo
Trang 8số hộ nghèo ở Việt Nam vào khoảng 37% Sự khác nhau giữa số liệu công bố
của nước ta so với thế giới nói trên là đo sử dụng các phương pháp thống kê
với các chuẩn mực khác nhau về người nghèo Có thể nói, theo chuẩn mực
phân loại hộ nghèo ở Việt Nam thì đó là những hộ đói khơng có ăn
Như vậy, bộ phận dân chúng nghèo khổ ở Việt Nam còn quá lớn, đây là một vấn đề bức xúc cần phải được tháo gỡ trong tiến trình phát triển Do
vậy, hàng loạt vấn để từ tầm vĩ mô đến vi mô cần được xem xét và thực thi
trong chương trình XĐGN theo chính sách và cơ chế đồng bộ Trong hàng loạt vấn để đó, vốn sản xuất cho người nghèo đang nổi cộm lên như một trở
ngại lớn nhất trên con đường duy trì và phát triển sản xuất của người nghèo ở
Việt Nam
Từ nhiều năm qua, Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ vốn cho mục tiêu XĐGN qua kênh dẫn vốn với nhiều giải pháp khác nhan, cụ thể:
1.1- Nhà nước tập trung vào việc đầu tư cấp phát tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo thông qua các chương trình: hỗ
- trợ phát triển giáo dục, y tế; chương trình định canh định cư; chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, phát triển hệ thống thuỷ lợi; trợ giá nông sản; hạ giá dầu, muối và một số mặt hàng thiết yếu cho miền núi, vùng sâu, vùng
xa
Trong nhiều giải pháp phải kể đến Chương trình 135 của Chính Phủ về
phát triển kinh tế, xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn dưới hình thức cấp phát
vốn Ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo (năm 1999 là 410-tý
đồng, năm 2000 kế hoạch đầu tư khoảng 600 tỷ đồng)
1.2 - Phương pháp đầu tư tín dụng thông qua nhiều kênh dân vốn như: * Vốn tín dung từ Ngân sách:
Trang 9nước thực hiện Thực chất đây là chương trình tín dụng Nhà nước cho các dự án kinh doanh có hiệu quả nhằm thu hút nhiều lao động Đến cuối năm 1998,
chương trình này cho vay được trên 46.000 dự án, số vốn cho vay đạt 1.305 tỷ
đồng, lãi suất ưu đãi hiện nay là 0,5%/tháng;
- Chương trình 327 của Chính Phủ về phủ xanh đất trống đồi núi trọc
do Kho bạc Nhà nước thực hiện, đã thực hiện trên 13.000 dự án, số vốn cho
vay 2.333,9 tỷ đồng, cho vay có hồn trả khơng tính lãi vốn cho vay từ các tổ
chức tín dụng;
* Vốn cho vay từ các tổ chức tín dung:
- Tín dụng cho hộ sản xuất vay vốn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo &PTNT Việt Nam) tiến hành từ nguồn huy
động để cho vay, hiện có dư nợ 58.200 tý đồng Ngoài ra, NHNo & PTNT
Việt Nam còn thực hiện kênh tín dụng chỉ định cho Chính Phủ như: cho vay làm sàn nhà trên cọc; cho vay hộ sản xuất ở vùng bị bão lụt, hạn hán; trợ giá
mua lúa với lãi suất ưu đãi;
- Vốn tín dụng của Ngân hàng Công thương cho vay sinh viên có tổng nguồn trên 30 ty đồng;
- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại xã cho các hộ nơng dân có thu nhập thấp vay, có dư nợ trên 1.200 tỷ đồng;
- Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, hiện có dư nợ gần 6.000 tỷ đồng với trên 2,6 triệu hộ nghèo đang có quan hệ vay vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo;
- Các quỹ tương trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới hình thức cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi có nguồn vốn trên LOO tỷ đồng ngoài ra còn
làm dịch vụ cho NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng phục vụ người nghèo
Trang 10- Quỹ hỗ trợ của Hội Nông dân Việt Nam thành lập theo Công văn số 4035/KT - KH, ngày 26/7/1995 theo hình thức cho vay có hồn trả, hiện có du nợ trên 100 ty đồng, trong đó nhận vốn từ Ngân hàng phục vụ người
nghèo là 40 tỷ đồng
Ngoài ra, còn hơn 70 Chi hội, Hiệp hội phi Chính phủ trong và ngoài nước hoạt động hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ chương trình XĐGN nhưng khối lượng vốn không lớn, một phần vốn cũng được uy thác qua NHNo & PINT Việt Nam hoặc Ngân hàng phục vụ người nghèo ở huyện, ở tỉnh làm dịch vụ Để làm tốt việc này, Nhà nước đã phải sử dụng nhiều giải pháp thông qua kênh dẫn vốn, trong đó Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ là một giải pháp, một kênh dẫn vốn của Chính Phủ phục vụ trực tiếp cho mục tiêu XDGN
Các kênh dẫn vốn đều có đặc thù riêng kể cả Ngân hàng phục vụ người nghèo, có chỉ đạo của Chính Phủ về chủ trương và phương thức hoạt động và có chung một đặc thù là khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nguồn vốn tài trợ từ Nhà nước, từ các Chính Phủ và các tổ chức quốc tế Hoạt động vừa theo trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa trên tỉnh thần tự nguyện, nhân ái, có ưu tiên cho các
chương trình và đối tượng xác định trước phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ như: ưu tiên về lãi suất, ưu tiên về các điều kiện
vay vốn như không phải thế chấp tài sản, ưu tiên thời hạn vay và các thủ tục vay vốn, được miễn phí về các giấy tờ in
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam có nhiều phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo, song phương thức tín dụng có hồn trả là có hiệu quả hơn cả
Tuy nhiên, để có nguồn vốn lớn phục vụ công tác này cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động: với lãi suất hợp lý Mặt khác, để vận hành và sử dụng
vốn có hiệu quả thì nhất thiết phải cần tới sự chỉ đạo, định hướng của Nhà
nước trên cơ sở việc ban hành những cơ chế chính sách, cơ chế điều hành về
Trang 11thức tín chấp với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường rất dé phát sinh
những hiện tượng tiêu cực Chính vì vậy, cần có cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát hợp lý đối với hoạt động tín dụng đặc thù này
2 - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG CƠNG TÁC XỐ ĐĨI GIẢM
NGHEO:
Trên thế giới, phương thức tài trợ vốn cho người nghèo thường diễn ra dưới các hình thức sau đây:
- Tự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư bằng cách lập ra các tổ _ chức tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về tài chính, lấy mục tiêu tương trợ là
chính, khơng vì mục tiêu lợi nhuận và hoạt động theo quy ước cộng đồng
- Tài trợ khơng hồn trả lại của Chính Phủ Theo đó, bằng nguồn ngân
sách Nhà nước hoặc nhận tài trợ từ nước ngoài, Nhà nước đầu tư cho người nghèo bằng cách cấp phát (cho không) để mua lương thực cứu đói Đến nay nhiều Chính Phủ đã rút ra kết luận về phương thức này kém hiệu quả, phát sinh tiêu cực, không bền vững, không hướng được cho người nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo, về lâu dài sẽ làm cho người nghèo nghèo thêm
- Cấp tín dụng ưu đãi từ Ngân sách Nhà nước thông qua một hệ thống Ngân hàng Thương mại quản lý, bảo tồn vốn và thực hiện cấp phát theo các chỉ định của Chính Phủ Hình thức này hiện đang phổ biến ở nhiều nước Theo đó, họ đã thành lập các Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, thuộc sở hữu của Nhà nước Các Ngân hàng này có Chi nhánh ở địa bàn nông thôn trên phạm vị cả nước và cung ứng vốn đến hộ nông dân với lãi suất thấp
Một số nước đang phát triển khác thì Ngân hàng phải cho vay với lãi suất ưu đãi
- Các Tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước tài trợ khơng hồn lại
Trang 12thường đối với các dự án nhỏ làm thực nghiệm chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, hướng dẫn người nghèo tiếp cận với hệ thống tài chính - tín dụng
- Tín dụng nằm trong nội bộ đân cư thơng qua hình thức cầm cố, ứng
trước tiền hàng với lãi suất thoả thuận
Các hình thức trên đây được hình thành và phát triển đan xen nhau qua
nhiều thập kỷ Nhưng hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới kể cả ở
các nước đã phát triển là mơ hình Ngân hàng quốc doanh trực thuộc Chính
Phủ, có nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và cung ứng vốn cho người nghèo Mơ hình Ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo trên thế giới chưa có
nhiều Có thể nghiên cứu một số mơ hình Ngân hàng sau:
2.: - Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo Grameen Bank -
Bangladesh: ,
Bangladesh 14 mot quốc gia Hồi giáo, có diện tích 142.766 km? véi dan số trên 120 triệu người, trong đó trên 80% sinh sống ở vùng nông thôn Đây là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, trên 50% hộ nông dan khơng có ruộng đất, sống dưới mức nghèo khổ, hiện tượng mù chữ còn nhiều
Các tổ chức tín dụng ở Bangladesh khá đa dạng, ngoài 4 Ngân hàng
quốc doanh, từ năm 1983 còn phát triển thêm loại hình Ngân hàng Thương
mai cổ phần, Ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các Chi nhánh Ngân
h¿ng nước ngoài Các Ngân hàng thực hiện cơ chế thả nổi lãi suất theo quan
hé cung cầu Các Ngân hàng Thương mại hoạt động ở khu vực đô thị và chỉ cho vay hộ giàu, có tài sản thế chấp, không cho vay người khơng có tài sản
thế chấp và không cho vay lãi suất ưu đãi
Grameen Bank là một Ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, khách hàng chủ yếu là phụ nữ nghèo Ngân hàng này do Giáo sư YUNUS sang lap
cùng với sự giúp đỡ của các cộng sự của ông Năm 1976, Ngan hàng này
Trang 13pháp lệnh về Grameen Bank Theo đó, vốn Điều lệ được ấn định là 250 triệu Taka (tương đương 6 triệu USD), vốn thực có là 150 triệu Taka, trong đó Nhà nước cấp 18 triệu Taka, phần còn lại 132 triệu Taka do huy động vốn cổ phần
của các thành viên -
Grameen Bank hoạt động theo các nguyên tac:
- Thứ nhất: để phát triển, Grameen Bank phải tự bù đắp chỉ phí hoạt
động Như vậy, nó hoạt động như các Ngân hàng Thương mại khác, không
được bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính Phủ
- Thứ bai; Grameen Bank thực hiện cơ chế lãi suất thực dương Do vậy, lãi suất cho vay tới các thành viên thường cao hơn lãi suất thị trường
- Thứ ba: Grameen Bank cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn
- Thứ tự Grameen Bank cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các Nhóm Tiết kiệm và Vay vốn Thủ tục vay vốn ở Ngân hàng rất đơn giản, thuận tiện Một người muốn vay vốn chỉ cần làm đơn và được Nhóm tiết kiệm vay vốn bảo lãnh là đủ Nhưng Ngân hàng có cơ
chế kiểm tra rất chặt chế tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có
hiệu quả
- Thứ năm: để phục vụ đúng đối tượng, người vay phải đủ chuẩn mực
đối với người nghèo Ở Bangladesh, chuẩn mực phân loại hộ nghèo là những hộ có dưới 0,4 acre đất canh tác và có mức thu nhập bình quân đầu người
dưới 100 USD/năm (1acre = 4.047 m2)
- Thứ sáu: Grameen Bank được quyền đi vay để cho vay và được uỷ
thác nhận tài trợ từ các Tổ chức tài trợ trong và ngoài nước, huy động tiền gửi
tiết kiệm của các Thành viên, quản lý các quỹ của Nhóm, được phát hành trái phiếu vay nợ
Trang 14Grameen Bank thực chất là một Ngân hàng Thương mại cổ phần, thực
hiện theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính Phủ cho hoạt động theo luật
riêng, không bị chỉ phối bởi Luật Tài chính, Luật Ngân hàng hiện hành của
Bangladesh như: Ngân hàng quy định khấu trừ 5% số tiền vay để nộp thuế
nhóm và 5% số tiền vay để lập quỹ bảo hiểm Về nhân sự, họ thu dụng
những người có tâm huyết với người nghèo vào làm việc tại Ngân hàng Thủ tục cho vay không thực hiện theo nguyên tắc thế chấp tài sản, nhưng thay vào
đó là hệ thống quy trình, quy tắc nghiệp vụ, xây dựng quy chế thành viên,
trách nhiệm tập thể của những người vay vốn; hệ thống kiểm soát; thống kê
APSR
NR
Đi
báo cáo, kỷ cương quản lý bằng các biện pháp tổ chức kinh tế nghiêm ngặt,
vận dụng linh hoạt với việc giáo dục tín ngưỡng, với các thể chế tín dụng 2.2 - Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia:
Trên thị trường tài chính hiện nay của Malaysia, việc cung ứng vốn cho lnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu do Ngân hàng Nông nghiệp
Malaysia đảm nhận Đây là một Ngân hàng Thương mại quốc doanh được
Chính Phủ thành lập Ngoài hoạt động kinh doanh, Ngân hàng nông nghiệp Malaysia cịn thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Chính Phủ (cho vay hộ nông dân nghèo ), theo đó người vay được thụ hưởng những chính sách ưu
đãi vé lãi suất, vay không phải thế chấp tài sản, mức vay tối đa có thể lên đến
5.000 RM (tương đương 20 triệu VNĐ) Việc cho vay cũng phải trên cơ sở hộ nghèo có trong danh sách, đảm bảo theo đúng tiêu chí (thu nhập bình quân
đầu người/tháng dưới 100 RM (tương đương 400.000 VNĐ) Tuy nhiên, hiện
nay Ngân hàng này thuần tuý kinh doanh thương mại, không còn thực hiện
cho vay hộ nghèo nữa mà chuyển qua một Tổ chức khác do Chính Phủ chỉ
định
2.3 - Ngân hàng khu vực nông thôn ở Ấn Độ:
Là một loại hình Ngân hàng Thương mại quốc doanh được thành lập từ
Trang 15:
- động tín dụng và huy động vốn ở mỗi nhóm
cung cấp vốn cho vay trực tiếp đến hộ nghèo Vốn của Ngân hàng này chủ
yếu từ nguồn Ngân sách Nhà nước (TW cũng như địa phương): chiếm 65% ngoài ra các Ngân hàng Thương mại khác đỡ đầu về vốn 35% Các hộ nghèo
có hoàn cảnh tương đồng được khuyến khích hình thành các Nhóm tương hỗ
Về nguyên tắc, hoạt động của Nhóm là dân chủ trong việc quyết định các hoạt động như: huy động vốn định kỳ, nhủ cầu vay vốn của từng thành viên, quyết định lãi suất huy động tiền gửi, lãi suất cho vay lại thành viên, thu nhận : hoặc khai trừ thành viên ra khỏi nhóm
k Mục tiêu của các Nhóm là giúp các thành viên tiếp cận với tài chính -
tín dụng, xây dựng lòng tỉn giữa Ngân hàng với hộ nghèo, khuyến khích hoạt
Khi tham gia các nhóm, hộ nghèo được vay vốn với thủ tục hết sức đơn giản, được chăm lo tạo điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, được nâng
So
cao tính bình đẳng giới Hoạt động của Nhóm đã đem lại những kết quả hết sức tích cực, tính bền vững của Nhóm cao, mặc dù lãi suất cho vay không
mang tính ưu đãi thậm chí cịn cao hơn lãi suất thị trường, nhưng vì thế mà "- người nghèo thực sự quan tâm tới việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất để trả nợ Ngân hàng một cách sòng phẳng Hơn nữa Ngân hàng đảm bảo tự bù
đấp được Chi phi, các Nhóm từng bước tự tạo lập được nguồn vốn cho mình
từ đó tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên trong cơng tác xố đói giảm nghèo 2.4 - Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xa tín dụng ở Thái lan (BAAC)
Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng Thái Lan là Ngân hàng Thương mại quốc doanh do Chính Phủ thành lập Nguồn vốn tự có ban đầu của BAAC do Chính Phủ cấp 100%, Chính Phủ bổ nhiệm Hội đồng quản trị
do Trưởng Ban Tài chính làm Chủ tịch
Là Ngân hàng Thương mại quốc doanh, BAAC có nhiệm vụ:
- Hỗ trợ vốn nhằm phát triển tồn diện nơng nghiệp và nông thôn
Trang 16- Cho vay nông nghiệp theo các chương trình và dự án chỉ định của Chính Phủ
- Thực hiện việc kiểm soát chặt chế các nguồn vốn của Nhà nước đầu ` tư cho nông nghiệp, nông thôn
Hàng năm, BAAC được Chính Phủ tài trợ vốn để thực hiện chương
trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo Chuẩn mực phân loại nơng dân nghèo
được Chính Phủ quy định là:
eg a
ƒL — - Những người có thu nhập bình quân dưới 1.000 Baht/năm (tương
F đương 400 USD/năm) a
ph
Be Ngân hàng cho vay vốn đối với người nghèo không phải thế chấp tài
sản mà phải tín chấp bằng sự cam kết đảm bảo của Nhóm, Tổ, Hợp tác xã sản xuất Lãi suất cho vay vốn đối với nông dân nghèo thường được giảm từ I -
H8##
ha
COREE
È`396/năm so với cho vay các đối tượng khác
Ngoài ra, để tăng cường phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chính Phủ
a
ý; quy định các Ngân hàng Thương mại khác phải dành 20% vốn huy động được
œ để cho vay đối với lĩnh vực nông thôn Số vốn này các Ngân hàng Thương
_ mại có thể cho vay trực tiếp hay gửi vào BAAC
2.5 - Ngân hàng Nông nghiệp Indonesia
Indonesia là nước nơng nghiệp có diện tích 1.904 ngàn km’, dân số trên 200 triệu người, sống phân bổ trên 13.677 hòn đảo Da số dân cư sống theo
tập quán đạo Hồi Indonesia là một nước nông nghiệp đang phát triển, các tổ chức tín dụng hoạt động theo sự điều phối của cơ chế thị trường, gắn với các
đặc điểm riêng có phù hợp với tập quán và tín ngưỡng của nước mình
Trang 17Trước năm 1983, Ngân hàng Trung ương Indonesia là nơi cung cấp vốn cho các chương trình tín dụng nơng thơn do Nhà nước chỉ định với chính sách
ưu đãi về lãi suất Song các chương trình tín dụng này kém hiệu quả Sau đó, Indonesia đã cải tổ hệ thống Ngân hàng hoạt động ở nơng thơn nhằm khuyến khích cạnh tranh, mở rộng đầu tư đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của
các tổ chức tín dụng tư nhân, trong đó, Ngân hàng nơng nghiệp đóng vai trị
quan trọng nhất Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng này là:
- Tín dụng được cấp cho mọi khách hàng ở khắp cả nước Tín dụng
không bị giới hạn vào một lĩnh vực đặc biệt nào hoặc nhóm người nào Việc
cho vay vốn chỉ đo bản thân Ngân hàng quyết định mà khơng có sự can thiệp
từ bên ngoài
- Lãi suất cho vay được quy định sao cho có thể trang trải chỉ phí, kể cả chỉ phí tiền quỹ (không được bao cấp), chỉ phí phải trả bù đắp rủi ro và đem lại lợi nhuận
- Tiền tiết kiệm được huy động bằng cách trả một lãi suất thực dương tích cực và không hạn chế số tiền rút ra
- Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc thực hiện các dịch vụ, các đơn vị cơ sở của Ngân hàng thường được đặt ở các Trung tâm thương mại ở các Vùng hoạt động Ngoài ra, Chính phủ cịn quy định tất cả các Ngân hàng Thương mại khác phải dành 20% vốn huy động được đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
3 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƯỚC:
Từ việc xem xét nghiên cứu ;nột số loại hình kênh tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nông thôn và hỗ trợ vốn cho nguời nghèo cho chúng ta thấy:
Trang 18- Chính phủ các nước rất quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nơng thơn và xố đói giảm nghèo Vì vậy, Chính phủ đã dành rất nhiều những chương trình, dự án cho lĩnh vực này thông qua kênh tín dụng của một số Ngân hàng quốc doanh mà chủ yếu là thông qua Ngân hàng Nông nghiệp Hơn nữa, Chính Phủ cịn bắt buộc các Ngân hàng Thương mại khác phải đóng
góp một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Một số nước đã thành lập Ngân hàng chuyên trách phục vụ người
nghèo song hoạt động như một Ngân hàng Thương mại, lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường, vì vậy bù đắp được chỉ phí và có thể tồn tại bền vững
- Lãi suất cho vay người nghèo cũng không nên quá thấp Bởi lẽ lãi suất
quá thấp sẽ không huy động được tiểm năng vốn ở nông thôn, gây tâm lý
không chịu tiết kiệm của người vay, sử dụng vốn khơng đúng mục đích, kém
hiệu quả kinh tế
- Hầu hết người nghèo vay vốn được hưởng chế độ ưu đãi không phải
thế chấp tài sản Chính vì vậy cần phải có chế độ kiểm tra, kiểm soát chặt chế
nhằm tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn
Như vậy, từ kinh nghiệm ở một số nước có hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ
nghèo chúng ta thấy: Chính Phủ có chương trình, dự án riêng dành cho vấn đề này, hầu hết ở các nước có dành cho tín dụng hộ nghèo đều thông qua Ngân
hàng Thương mại làm dịch vụ giải ngân và thường là họ không ưu đãi về lãi suất Duy nhất có một tổ chức tín dụng dành riêng cho người nghèo là Ngân
hàng Grameen ở Bangladesh Cơ chế hoạt động của Grameen Bank thực chất là Ngân hàng Thương mại, lãi suất cho vay là lãi suất tính đủ chi phí quản lý và rủi ro có tích luỹ để phát triển Do vậy, lãi suất cao gấp đôi lãi suất của các
Ngân hàng Thương mại khác cùng thời điểm
Giải quyết thấu đáo vấn đề vốn cho người nghèo cần phải được xem xét
Trang 19cơ chế vận hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam Điều đó
địi hỏi chúng ta phải tổng kết, rút ra những bài học từ những chương trình,
những mơ hình cung ứng vốn cho người nghèo ở nước ta trong những năm qua Mặt khác, chúng ta phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về vấn đề này của một số nước trên thế giới và các điều kiện ứng dụng ở Việt Nam
Thường xuyên đổi mới, cải tiến là tất yếu của sự phát triển Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, vi vay, dé tai chỉ nghiên cứu và chủ yếu phân tích
thực trạng của Ngân hàng phục vụ người nghèo để củng cố và phát triển nhằm
có kênh tín dụng phục vụ cho mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nước ta
Trang 20Chuong II
THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
SAU 5 NĂM HOẠT ĐỘNG
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam coi việc giải quyết vấn để nghèo đói như một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tại Hội nghị
thượng đỉnh thế giới vẻ phát triển xã hội hợp tại Copenhagen - Đan Mạch,
tháng 3/1995, Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cùng cam kết; “Chứng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xoá bỏ đối nghèo trên thế giới thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kính tế của nhân loại"
Vấn đề xố đói giảm nghèo thường gắn liên với nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn Ở đó địi hỏi nhiều điều kiện hết sức cơ bản trong đó
phát triển thị trường tài chính nơng thơn thực sự lớn mạnh và hoạt động có
hiệu quả là một yếu tố hết sức quan trọng Trong nhiều giải pháp đồng bộ,
Chính Phủ Việt Nam đã coi giải pháp hỗ trợ vốn tín dụng Ngân hàng như một giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ tài chính cho hộ nghèo tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm các phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo ở trong nước những năm qua; nghiên cứu kinh nghiệm về hỗ trợ vốn cho người nghèo của một số nước có hồn cảnh tương đồng với Việt Nam; kết hợp với những đặc điểm và điều kiện thực tế của người nghèo ở nước ta Một số ngành, đoàn thể xã hội đã xây đựng để án thành lập một tổ chức tín dụng
riêng để cung ứng vốn cho người nghèo
Trang 21cho phép thanh lap Ngan hàng phục vụ người nghèo và Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 230/QD-NHNS, ngày 1/9/1995 để
thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, tạo kênh tín dụng chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở Việt Nam
Sau hon 5 năm đi vào hoat động, thực trang hoat đông của Ngân
hàng phục vụ người nghèo được phản ánh như sau:
Các chính sách về tín dụng và điều lệ hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được Chính phủ phê chuẩn khi thành lập và được thay đổi theo tình hình thực tế trong từng thời kỳ
Các chính sách tín dụng đang được áp dụng trong cho vay hộ :
của Ngân hàng phục vụ người nghèo như sau:
- Hộ nghèo vay vốn được hưởng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất cho vay cùng loai cla cdc N gân hàng Thương mại Trong 5 namuqua, co
chế lãi suất của Ngân hàng phục vụ người nghèo đã được điều chỉnh:4 lần
theo hướng hạ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo từ 1 ;2%/tháng:xuống còn 1%/tháng; 0,8%/tháng; 0 ,/%/tháng; hiện nay là 0,5%/tháng và có sự phân biệt đối với hộ nghèo Vùng III (được áp dụng mức lãi suất 0,45%/tháng)
- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản Khi vay vốn, hộ nghèo
chỉ cần điển vào Don xin vay vốn đã được Ngân hàng in sẵn trong đó nêu rõ muc dich và số tiền xin vay thông qua Tổ vay vốn, gửi Ban XĐGN xã xét
duyệt Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo không phải trả bất kỳ một khoản chỉ phí tài chính nào
- Quy định mức cho vay tối đa đối với 1 hộ không quy định mức tối
thiểu Hiện tại, mức cho vay tối đa là 5 triệu đồng/hộ Trường hợp đối với một số đối tượng đầu tư cụ thể như: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp,
cây lâu năm, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản thì có thể cho vay tối đa đến 7
triệu đồng/hộ Tuy nhiên, tổng mức dư nợ tín dụng loại này khơng vượt quá
Trang 2215% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố Thời hạn cho vay theo kỳ luân chuyển của đối tượng đầu tư và được vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát
nghèo theo chuẩn mực được công bố
- Thủ tục cho vay đơn giản, phát tiền vay tại xã, hộ nghèo không phải trả các khoản phí, kể cả chỉ phí giấy tờ in khi vay vốn Ngân hàng phục vự người nghèo giải ngân theo danh sách hộ nghèo do dân bình xét và được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
- Mơ hình quản lý thực hiện theo cơ chế uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại quốc 'doanh làm dịch vụ tín dụng cho vay hộ nghèo theo chính sách và cơ chế hoạt động do Ngân hàng phục vụ người nghèo ban hành
1 - HIỆN TRẠNG VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC:
Theo Quyết định 525/TTg, ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính Phủ
thì mơ hình tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo được thực hiện theo
Sơ đồ số 1 Hiện nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo đang thực hiện mơ
hình quản lý theo Sơ đồ số 2 Mơ hình quản lý này thực chất là thực hiện cơ chế uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại quốc doanh làm dịch vụ tín dụng hộ nghèo, có cơ chế quản lý riêng
Trang 23
Sơ đồ 1: Mơ hình tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo theo Quyết
định 525/TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính Phủ
NH Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn Ngân hàng phục vụ người nghèo
(NHNo & PTNT) (NHNg) HĐQT HĐQT LÍ Tổng Kiểm Tổng Kiểm soát soát
Thưký + Tổ Chuyên ng Thư ký
tư vấn Ỳ v TIDHTN-NHNo TIDHTN-NHNg Ỳ Chi nhánh NHNo Bộ phận BĐD - HĐQT cấp Tỉnh, Thành tỉnh, Thành phố dich vu cho | «—-—1 phố NHNg HN ,
Chi nhánh NHNo Bộ phận BĐD -HĐQT cấp Quận,
Quận,Huyện, dịch vụ cho |<————L Huyện, Thị xã Thành phố trực
Trang 24* Sơ đồ 2:
Mơ hình tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo theo Điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo
NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngan hang Phuc vụ người nghèo
(NHNo & PTNT) (NHNg) HĐQT HĐQT
Tổng Kiểm soát Tổng Kiểm soát
Thư ký Thường trực ` HĐQT Tổ Chuyêngia| | Thư ký tư vấn + TIDHIN / TIDHIN NHNo NHNg
Chi nhdnh NHNo / Chi nhánh NHNg BDD - HDQT
Tinh,Thanh phé / Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW ‘ >| Cấp Tỉnh, Thành phốtực [Š
trực thuộc TW thuộc TW
Chỉ nhánh NHNo / Chi nhánh NHNg BĐD - HĐQT Quan,Huyén,Thi / Quan,Huyén, Thi >| Cấp Quận, Huyện trực thuộc
xã trực thuộc tỉnh /_ trực thuộc tỉnh tm Tinh
UBND x4 <— (Ban XDGN xã) 3
Tổ Tiết kiệm và vay
Trang 25Nhìn tổng qt mơ hình tổ chức qua 2 Sơ đồ trên cho thấy: phần Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị giữa 2 Sơ đồ là giống nhau Riêng phần điều hành tác nghiệp có sự khác nhau về hình thức:
- Theo Quyết định 525/TTg thì Điều hành tác nghiệp Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ có ở Trung ương, ở các địa phương bộ phận này do NHNo
& PTNT Việt Nam tổ chức làm dịch vụ NHNo & PTNT Việt Nam cử cán bộ
làm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công việc này và tổ chức hạch toán riêng
nguồn vốn, sử đụng vốn, thu nợ, thu lãi
- Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phục vụ người
nghèo thì Điều hành tác nghiệp Ngân hàng phục vụ người nghèo do NHNo & PTNT Việt Nam kiêm nhiệm nhưng được bố trí Bộ máy quản lý riêng, có hệ
thống từ Trung ương tới cơ sở, tổ chức hạch toán riêng về nguồn vốn, sử dụng
vốn, thu nợ, thu lãi của Ngân hàng phục vụ người nghèo Ngân hàng phục vụ người nghèo là một pháp nhân, có con dấu, tài sản có đại diện pháp nhân là
các Chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo ở tất cả các tỉnh, thành phố
trong cả nước
Tuy nhiên, xét về bản chất thì việc thiết kế mơ hình tổ chức của Ngân
hàgn phục vụ người nghèo theo Quyết định 525/TTg hay theo Điều lệ khơng có gì khác nhau, thực chất đều do NHNo & PTNT Việt Nam đảm nhiệm
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một Tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có
bảng tổng kết tài sản Mơ hình tổ chức bao gồm 2 cấp: Điều hành quản lý và
Điều hành tác nghiệp:
1.1 - Cấp quản lý điều hành (còn gọi là Hội đồng quản trị):
Có 11 thành viên là đại diện của một số cơ quan, Bộ ngành (cụ thể là 9 bộ ngành: Văn phịng Chính Phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội , Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Uỷ ban Dân
Trang 26tộc và Miễn núi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 2 Ngân hàng
Thương mại: NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) do một đồng chí Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm nhiệm
Chủ tịch Hôi đồng quản trị Giúp việc Hội đồng quản trị là Tổ chuyên gia tư vấn Hội đồng quản trị bao gồm các chuyên gia cao cấp của các Bộ ngành có
thành viên tham gia Hội dồng quản trị với nhiệm vụ tham mưu giúp Hội đồng quản trị hoạch định các chính sách tín dụng
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh có thành lập Ban đại điện Hội đồng quản trị - Ngân hàng
phục vụ người nghèo Hiện nay, 61/61 tỉnh, thành phố và hầu hết các quận,
huyện, thị xã trên phạm vi cả nước đều đã thành lập Ban đại diện Hội đồng
quản trị - Ngân hàng phục vụ người nghèo Điều đó cho thấy, tín dụng hộ
nghèo đã được các cấp bộ ngành và chính quyền cơ sở đặc biệt quan tâm
Thành viên các Bộ ngành và Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp tỉnh,
thành phố; quận (huyện) tham gia Hội đồng quần trị, Ban đại diện Hội đồng
quản trị đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng hoạch định chính sách tín dụng, chính sách tạo lập nguồn vốn, kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện chính sách tín dụng hộ nghèo của bộ phận điều hành tác nghiệp Ngân
hàng phục vụ người nghèo
Cho tới nay, tổng số người tham gia Hội đồng quản trị, Ban đại diện
Hội đồng quản trị - Ngân hàng phục vụ người nghèo các cấp theo hình thức kiêm nhiệm là: 6.054 người, trong đó:
+ Hội đồng quản trị cấp TW: 11 người
+ Hội đồng quản trị cấp địa phương (được gọi là Ban đại diện Hội đồng
quản trị: 6.043 người, trong đó:
e Cấptỉnh: 656 người
Trang 27Sở dĩ, Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị - Ngân hàng
phục vụ người nghèo có sự tham gia quản lý của các cơ quan quản lý Nhà
nước là do đây là kênh tín dụng chính sách, nguồn vốn của nó chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước (gồm cả ngân sách TW, ngân sách địa phương), đối tượng cho vay theo chỉ định của Chính Phủ, các chính sách ưu
_ đãi luôn được bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ Vì vậy, phải có đại diện của Chính Phủ và một số Bộ ngành để xây dựng và quyết định các chính sách từ huy động nguồn lực tài chính, đến
hoạch định chính sách, kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn
1.2 - Điều hành tác nghiệp:
Điều hành tác nghiệp Ngân hàng phục vụ người nghèo từ Trung ương đến địa phương được giao cho NHNo & PTNT Việt Nam đảm nhiệm làm dịch vụ, nhưng tổ chức bộ máy chuyên trách riêng làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo còn gọi là Ngân hàng phục vụ người nghèo có Chi
nhánh đến tỉnh, thành phố; quận, huyện (có con dấu và cán bộ quản lý)
Nhiệm vụ của Bộ máy điều hành tác nghiệp là thực hiện huy động vốn, giải ngân theo các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện đúng các chính sách, quy trình quản lý do Hội đồng quản trị ban hành
Có thể nói, đặc điểm mơ hình tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghéo khác so với các tổ chức tín dụng ở chỗ: tất cả các thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đều hoạt động kiêm nhiệm; điều hành tác nghiệp được giao toàn bộ cho NHNo & PTNT Việt nam đảm nhận từ khâu thẩm định, giải ngân thu nợ, thu lãi Tính đặc thù ở đây
được thể hiện ở việc cả bộ máy quản lý cũng như bộ máy điều hành đều do
hai phận làm kiêm nhiệm hợp thành Sở đĩ phải thiết kế mô hình này nhằm
tiết giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối
Trang 282 - HIEN TRANG VE TINH HINH HOAT DONG:
Trong 5 năm qua, Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ tín đụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất theo chương trình chỉ
định của Chính Phủ (tạo lập nguồn vốn, cho vay vốn) Ngồi ra, khơng thực
hiện các dịch vụ khác trong nội dung hoạt động của mình như dịch vụ thanh tốn, tiền mặt, ngoại hối
Hiện trạng về tình hình hoạt động được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây: _
2.1-Nguồnvốn `: - -
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo đến thời điểm
31/12/2000 là: 5.022 tỷ đồng (kể cả vốn nhận bàn giao từ Quỹ cho vay ưu đãi
hộ nghèo của NHNo & PTNT Việt Nam là 518 tỷ đồng khi thành lập) Cơ cấu nguồn vốn như sau:
- Vốn Nhà nước cấp: 700 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14% trong tổng
nguồn vốn (khi thành lập:cấp 500 tỷ đồng, cấp bổ sung trong những năm qua
200 tỷ đồng)
- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước lãi suất thấp: 900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,9% tổng nguồn vốn
- Vốn vay từ các Ngân hàng Thương mại theo lãi suất thị trường (các
Ngân hàng Thương mại huy động từ trong dân) theo cơ chế Ngân sách Nhà
nước cấp bù lãi suất với tổng số là: 2.910 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 57,9% so
Trang 29Việc tăng trưởng nguồn vốn phụ thuộc vào mức cấp bù từ ngân sách Nhà nước cho khoản chênh lệch lãi suất huy động đầu vào với lãi suất cho
vay áp dụng với đối tượng khách hàng (hộ nghèo) trong từng thời kỳ
- Vốn đóng góp từ Ngân sách địa phương và một số dự án nước ngoài: 372 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,4% so với tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là vốn từ Ngân sách địa phương
- Vốn vay nước ngoài 89 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,7%, là khoản vay từ
Tổ chức dầu lửa quốc tế (Quỹ OPEC)
- Vốn nhận dịch vụ uỷ thác thực hiện một số dự án nước ngoài 5l tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn của dự án IFAD (49 tỷ đồng)
- Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo thông qua dự án
và vốn khác: 36 tỷ đồng
Nhìn chung, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước Xét cơ cấu nguồn vốn nói trên cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo cịn hạn hẹp, chưa có
tính ổn định Hiện nay, các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đều chưa cho Ngân hàng phục
vụ người nghèo vay do thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất Vì vậy, họ cho
rằng, tổ chức tín dụng sẽ không bền vững và kém hiệu quả
Về cơ chế tạo lập nguồn vốn hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân sách, việc cấp vốn bổ sung vốn Điều lệ là rất hạn chế Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch dự án tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, Ngân hàng phục vụ người nghèo lập kế hoạch tăng trưởng vốn trên cơ sở huy động vốn từ dân cư thông qua các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ưu đãi Ngân sách Nhà nước cấp bù
Trang 30BIEU 01 - CO CẤU NGUỒN VON Don vị tính: Tỷ đồng STT NGUỒN VỐN 1296 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 TỔNG SỐ _ 195đ 2340 34224 4.084 s.023
1 lYến Trung ương 1.816 2.138 3.137 3.745 4.650
r Vốn Điều lẹ 300 300 700 700 700
r Vốn vay NHNN 600 600 900 900 900
E Vốn vay các tổ chức tín dụng` 432, 796 1,283 2103 2,910
+ Vay NHNo (cd Kp phiếu) 222) 9| 1053 1483| 1972
+ Yay NH công thương 420 630
* Vay NH ngoại thương 201 206 206 200 300 + Vay khac
8
F Vay NH nước ngoài 221 221 221 89
L Uỷ thác đầu tư nước ngoài 63 21 33 42 51 2 )Vốn Địa phương 140 202 283 34]
372 r Nguồn vốn DVUT 120 178 256 307 334
- Tiết kiệm, tiền gửi 2 2 29 3 38
2.2 - Cho vay:
Thực hiện kênh tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính Phủ, trong những năm qua, Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ thực hiện duy nhất việc cấp tín dụng đối với hộ nghèo Tuy nhiên cần phân biệt rõ đối tượng hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo với hộ nghèo đói thuộc
Trang 31thững hô nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng có sức lạo đông, được phân loại theo chuẩn đói nghèo của Bộ Lao đơng - Thương bình và Xã hội công bố
trong từng thời kỳ (hộ nghèo trong đanh sách của chính quyền địa phương
cấp xã) ~
Hiện nay, chuẩn phân loại hộ nghèo được ấp dụng theo Quyết định 1143/QĐ-TBXH, ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội Theo đó, hộ nghèo là những hộ mà thu nhập bình quân đâu người
trong hộ đạt 80.000đ/tháng (áp dụng với Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo);
100.000 đồổng/tháng (áp dụng với Vùng nông thôn đồng bằng); 150.000
đôồng/tháng (áp dụng với Vùng thành thị)
Hộ nghèo được vận động tự nguyện tham gia vào các Tổ vay vốn, tham gia sinh hoạt định kỳ, bình nghị và xét duyệt danh sách các hộ nghèo đủ điều
kiện vay vốn Trên cơ sở danh sách được đưa lên từ Tổ có xác nhận của chính
quyền xã, Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp hộ nghèo, việc phát tiền vay được tiến hành tại xã hoặc Ngân hàng cơ sở xã, liên xã có sự chứng kiến của Tổ vay vốn Có thể nói, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tạo điều kiện
hết sức thuận lợi để hộ nghèo có thể tiếp cận nhanh nhất, tiện dụng nhất với tín dụng Ngân hàng Qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của hộ nghèo
Mức cho vay tối đa: Trong những năm đầu mới hoạt động, do nguồn vốn còn hạn hẹp; hơn nữa, hộ nghèo mới bắt đầu được tiếp cận với tín dụng Ngân hàng theo cơ chế vay- trả sòng phẳng nên mức cho vay tối đa được
quy định là 2,5 triệu đồng/hộ; sau nâng lên 3 triệu đồng/hộ Hiện nay, với khả năng nguồn vốn của mình, Ngân hàng phục vụ người nghèo có thể cho vay tối đa 5 triệu đồng/hộ và với một số đối tượng đầu tư cụ thể (chăn nuôi đại gia
súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản ) có thể được xét vay tối đa là 7 triệu đồng/hộ, tuy nhiên dư nợ loại này
không vượt quá 15% tổng dự nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng
phục vụ người nghèo đặt Chi nhánh
Trang 32Việc quy định mức cho vay tối đa là do:
Tht nhat: Nguén von cha Ngân hàng phục vụ người nghèo còn rất hạn hẹp do cơ chế huy động nguồn vốn hoàn toàn phụ thuộc vào việc cấp bù từ
Ngân sách Nhà nước và khả năng huy động vốn từ dân cư thông qua các
Ngân hàng Thương mại đặc biệt là NHNo & PTNT Việt Nam Trong khi đó số lượng hộ nghèo cần vay vốn lớn
Thứ hai: Hộ nghèo thường sống ở Vùng sâu, xa, vùng nông thôn có
trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả Vì vậy, cần thiết phải có thời gian để hộ nghèo làm quen với dịch
vụ tín dụng, từng bước nâng cao khả năng sử dụng vốn, quản lý vốn của hộ nghèo, đảm bảo khả năng hoàn trả của hộ nghèo
Thời hạn cho vay: theo kỳ luân chuyển của đối tượng đầu tư nhưng tối đa khơng q 5 năm
© Kế quả cho vay:
+ Téng du no dén 31/12/2000: 4.704 ty déng
+ Doanh số cho vay từ ngày thành lập: 8.671 tỷ đồng + Doanh số thu nợ từ ngày thành lập: 4.456 tỷ đồng
+ Số lượt hộ vay vốn: 5.288 ngàn hộ + Số hộ còn dư nợ: 2,5 triệu hộ
Trong tổng dư nợ hiện nay, dư nợ cho vay trung hạn (những món Vay từ
trên 1 năm đến 5 năm) chiếm tỷ trọng 76,6%; dư nợ cho vay ngắn hạn (dưới I
năm) chiếm tỷ trọng 23,4% trong khi cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn chiếm gần 58% so với tổng nguồn vốn Đây thực sự là một vấn đề hết khó khăn đối với Ngân hàng phục vụ người nghèo trong việc hoàn trả vốn vay các N gân hàng
Trang 33Vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo chủ yếu được đầu tư cho các
hộ sản xuất nông, lâm nghiệp (chiếm tỷ trọng 88% so với tổng dư nợ), số ít còn lại đầu tr cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp và buôn bán
nhỏ khác
Dư nợ cho vay hộ nghèo Vùng III là 524 tỷ đồng với 294 ngàn hộ vay
Dư nợ cho vay hộ nghèo là người dân tộc thiểu số có số dư là 782 tỷ
đồng với 427 ngàn hộ vay, chủ yếu là các hộ dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường
Đặc biệt, thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển kinh tế - xã hội của hơn 1.000 xã đặc biệt khó khăn Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tập trung cho vay gần 400 ngàn hộ với dư nợ 353 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 7,5%,
Kết quả hoạt động cho vay được thể hiện chỉ tiết tại Biểu 02 - Kết quả
cho vay (rang tiếp theo)
Trang 34BIEU 02 - KET QUA CHO VAY Don vị tính: Tỷ đồng, ngàn hộ, ngàn t6, % B CHỈ TIÊU 1996 1997 1998 1999 2000 CỘNG 1_ Doanh số cho Vay 1.608} 1.094 1797| 2.001 2.171] 8.671
2 Doanh số thu nợ 328 606 954| 1.204} 1.364| 4456
ö_ JDư nợ (uỹ kế) 1.769 | 2.257 3.100 | 3.897 | 4.704 | 4.704
- Dư nợ ngắn bạn 820 | 1.014] 1.084} 1.175] 1.175 - Dư nợ trung hạn 1437 | 2.086] 2.813} 3.529! 3.520 4 \Sohé duno ID nợ bình quân 1 hộ 1.282| 1.606 | 2.060} 2.320] 2.502] 2.502
Ð_ |(7hêu đồng/hộ) 1,38 1,41 1,51 1,68 1,88]
2,01 6 _S6 luot hé vay 1.400 797 1.128) 1.011 952| 5.288
j_ Bố tổ vay von (Lké) 131 185 189 197 209| 209
Bố hộ thốt khỏi đói
ư_ nghèo (Số luỹ kế), 100 221 267 353 447| 447 9 DMngxd DBKK (Lké) - - - 224 353] 353 IDư nợ khu vực II 10 (L.kế) - - - 427 524! 524 11 [Duno DTTS - - - 603} 782] 782
Với những đối tượng đầu tư đặc thù như trên, vốn tín dụng có đặc điểm
luân chuyển chậm, các hộ sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thiên nhiên nên dễ gặp rủi ro bất khả kháng Tốc độ tăng
trưởng dư nợ bình quân chung của toàn hệ thống đạt 26,9%,
Trang 35BIỂU 03 - TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ ơn vị tính: %5
VỊNG so với so vớ so với so vớ BH QUAN 1996 1997
1998 1999
1- Vùng TD&MN phía Bac 37 39 33 22 30,9
2- Vùng ĐB sông Hồng 46 62 25 21 34,7
3- Vùng Khu 4 cũ 16 43 2 | 26 28,2
4- Ving DH Mién trung 34 23 21 24 25,7
5- Vùng Tây nguyên -14 17 16 8 13,9
6- Vùng Đông Nam Bộ 23 20 22 10 19,4
7- Vùng ĐB sông Cửu long 13 29 23 18 20,1
Toàn quốc 27 | 37 26 21 | 26,9
Với bảng kết quả trên cho thấy: có 2 vùng có mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung của tồn quốc đó là: Vùng đồng bằng Sông Hồng 34,7%; Vùng Trung du miền núi Phía Bắc 30,9% Điển hình có một số Chỉ nhánh có dư nợ lớn như: Thanh Hoá: 296 tỷ đồng, Nghệ An: 215 tỷ đồng, Bắc Giang: -
170 tỷ đồng, Thái Bình: 168 tỷ đồng
** CHất lương tín dụng;
Nợ quá hạn nếu tính cả nợ thiệt hại đã được Chính Phủ xử lý cho
Trang 36No quá hạn nếu khơng tính nợ khoanh và nợ chờ xử lý do các nguyên
nhân khách quan thì tỷ trọng so với tổng dư nợ sẽ là:
+ Năm 1996: 0,70%
+ Năm 1997: 1.82%
- + Năm 1998: 1,44%
+ Nam 1999: 1,49%
+ Nam 2000: 1,7%
Một số nơi chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp: Ninh Thuận: 0,02%; Lai Châu: 0,05%; Hung: Yén: 0,06% Nguoc lại, một số nơi lại có tỷ
lệ nợ quá hạn cao: Đồng Nai 19%; Binh Định 18,8%
Nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân, ngoài nguyên nhân khách quan như: thiên tai; bão lụt; hạn hán; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; biến động giá cả trên thị trường cịn có ngun nhân chủ quan từ phía bản thân hộ nghèo như: một số hộ quá nghèo ở các vùng sâu, vùng xa đã sử dụng vốn Sang mục
đích tiêu đùng, mua lương thực cứu đói, khơng biết làm ăn nên không thể trả
nợ và lãi Ngân hàng Nhiều hộ còn Ÿ lại vào các chính sách trợ cấp của Chính Phủ, khơng phân biệt được vốn tín dụng với vốn cứu trợ từ Ngân sách Nhà
nước
Mặt khác, sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tín dụng với các chính sách
khuyến nơng, khuyến lâm, giải quyết việc làm đã khiến cho rất nhiều hồ
nghèo sử dụng vốn vay kém hiệu quả Hơn nữa, theo cơ chế cho vay trực tiếp tới tay hộ nghèo như hiện nay thực sự chưa phù hợp với những hộ nghèo
khơng có tư liệu sản xuất, nhiều đợt giải ngân không hợp với thời vụ sản
Trang 37* Cữ chế xử ly rủi ro:
Trong những năm qua, Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện chính sách cho vay ưu đãi lãi suất, do vậy theo quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động thì Ngân hàng phục vụ người nghèo chưa thực hiện trích lập quỹ dự phịng rủi ro Vì vậy, khi có rủi ro bất khả kháng sẽ được Chính
Phủ xem xét xử lý Từ năm 1996 đến năm 2000 số dư nợ của Ngân hàng phục vụ người nghèo bị thiệt hại là 359 tỷ đồng, trong đó, từ 1996 - 1999 đã được Chính Phủ xem xét xử lý 294 tỷ đồng
Việc xử lý nợ thiệt hại đang được xử lý theo phương pháp:
+ Đối với hộ nghèo được xét cho khoanh nợ, giãn nợ trong thời gian 3
năm Trong thời gian khoanh nợ, hộ nghèo không phải trả nợ, trả lãi đồng
thời Ngân hàng cho vay bổ sung để phục hồi sản xuất
+ Đối với Ngân hàng: số thiệt hại được xét tạm khoanh vào vốn vay Ngân hàng Nhà nước Trong thời gian này chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay Ngân hàng Nhà nước
2.3 - Cơ chế hạch toán va quan ly tai chính:
Mặc dù hoạt động theo phương thức: NHNo & PTNT Việt Nam làm
dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo nhưng được tổ chức hạch tốn riêng, có bảng tổng kết tài sản phản ánh đây đủ nguồn vốn, sử dụng vốn của
Ngân hàng phục vụ người nghèo
Ngân hàng phục vụ người nghèo mở tài khoản tiển gửi, tiền vay tại
Ngân hàng Nhà nước, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
Trang 38Hạch toán đẩy đủ thu nhập, chi phí quản lý của Ngân hàng phục vụ người nghèo:
- Phần thu nhập: chủ yếu là thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi từ Ngân
hàng Thuong mai
- Phần chỉ phí: chỉ trả lãi, trả phí dịch vụ cho NHNo & PTNT Việt Nam, trả hoa hồng cho TỔ và các chi phí quản lý khác của Ngân hàng phục vụ người nghèo Do tính đặc thù của mơ hình quản lý nên khơng có khoản chỉ
về mua sắm tài sản, xây dựng và khấu hao vì tồn bộ sử dụng công cụ, tài sản của NHNo & PTNT Việt Nam
Với cơ chế huy động vốn đặc thù như đã nói tại phần 2.1 (Nguồn vốn)
nên hàng năm Ngân hàng phục vụ người nghèo được Ngân sách Nhà nước
cấp bù lãi suất theo kế hoạch được Hội đồng quản trị trình Chính Phủ phê
duyệt theo mức tăng trưởng nguồn vốn cho phép trong năm tài chính
Ngồi ra, thực hiện chính sách cấp tín dụng ưu đãi lãi suất theo chỉ định của Chính Phủ, hoạt động theo phương châm “vì mục tiêu xố đói giảm nghèo - khơng vì mục đích lợi nhuận” nên trong 5 năm qua, Ngân hàng phục
vụ người nghèo được miễn các khoản thuế vốn, thuế thu nhập Doanh nghiệp cũng như các khoản đóng góp bắt buộc khác cho Ngân sách Nhà nước nhằm
tạo điều kiện thực hiện lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo thiếu vốn
*; Kết quả tài chính qua 5 năm hoạt động từ 1996 - 2000 cụ thể như
sau:
Tổng thu là 1.398.57 tỷ đồng :
Trong đó: Thu lãi cho vay: 1.105,94 tỷ đồng Thu Ngân sách cấp bù: 270 tỷ đồng
Trang 39Tổng chỉ là 1.394.12 tỷ đồng:
Trong đó: - Chỉ trả lãi tiền vay: 786,73 tỷ đồng
Chỉ trả lãi tiền gửi: 10,27 tỷ đồng Chỉ trả phí dịch vụ cho NHNG: 310,86 tỷ đồng Chỉ trả hoa hồng: 124,34 tỷ đồng Chỉ phí quản lý NHNg: 104,32 tỷ đồng Chi rủi ro tỷ giá vay vốn ngoại tệ: 37,6 tỷ đồng
Chênh lệch thu lớn hơn chỉ là: 4.427 triệu đồng:
Trong do: ` + Năm 1996: 1.154 triệu đồng + Năm 1997; 669 triệu đồng + Nam 1998: 272 triệu đồng + Năm 1999: 1.312 triệu đồng + Năm 2000: 1.020 triệu đồng
Tỷ lệ thu lãi bình quân qua các năm đạt khoang 85%
Phân tích thực trạng tài chính của Ngân hàng phục vụ người nghèo cho thấy: nếu tính đủ các chính sách được miễn và trừ đi các khoản cấp bù lãi suất từ Ngân sách Nhà nước thì thực chất kết quả tài chính là lỗ do chính sách lãi
suất ưu đãi !
Công tác hạch toán kế toán của Ngân hàng phục vụ người nghèo được tổ chức theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhất độc lập với đơn vị nhận làm dịch vụ NHNo & PTNT Việt Nam từ Trung tâm điều hành tới Ngân hàng
cơ sở quận (huyện); có bảng tổng kết tài sản hàng tháng, quý, năm kịp thời, chính xác đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của các nhà quản lý và các cơ quan
hoạch định chính sách tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm sốt, quản lý an tồn vốn và tài sản của Ngân hàng phục vụ người nghèo
Trang 40Việc tổ chức hạch tốn, hệ thống thơng tin, báo cáo nhằm nâng cao hệ
số sử dụng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo cũng được quan tâm và được lựa chọn Trong hai năm đầu (1996 - 1997), quan hệ thanh toán giữa Ngân hàng phục vụ người nghèo với NHNo & PTNT Việt Nam được thực
hiện qua tài khoản tiên gửi với NHNo & PTNT Việt Nam tại Trung tâm điều
hành, ở các Chi nhánh Ngân hàng địa phương được thực hiện qua tài khoản thanh toán vãng lai
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay, theo yêu cầu của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, quan hệ thanh toán vốn giữa Ngân hàng phục vụ người nghèo với
NHNo & PTNT Việt Nam ở các địa phương đều thông qua tài khoản tiền gửi của Ngân hàng phục vụ người nghèo tại NHNo & PTNT Việt Nam cơ sở tỉnh,
thành phố, quận (huyện) Việc thực hiện theo phương pháp này cho thấy: hệ số sử dụng vốn thấp hơn phương pháp hạch toán của 2 năm trước đây trong khi đó việc hạch toán theo phương pháp nào thì nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo đều được hạch toán độc lập, rõ ràng, không lẫn lộn với nguồn vốn kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam
Việc áp dụng công nghệ thực hiện dịch vụ tín dụng của Ngân hàng phục Vũ người nghèo là sử dụng tồn bộ cơng nghệ của NHNo & PTNT Việt
Nam Gồm: Nhân lực, phương pháp quản lý điều hành, các công cụ xử lý
nghiệp vụ, công nghệ thông tin Tuy nhiên, phải thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ, quy trình xử lý vốn vay theo các quy định của Ngân hàng phục vụ
người nghèo (kể cả các quy định về ghi chép, giấy tờ sổ sách, số vay vốn theo
quy định riêng của Ngân hàng phục vụ người nghèo) 2.4 - Quan hệ vay vốn với nước ngoài:
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo có một phần rất nhỏ cấu thành từ nguồn nhận dịch vụ uỷ thác từ một số tổ chức quốc
tế thông qua việc thực hiện dự án thí điểm, điển hình là dự án IFAD được tổ