1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thuyết Tương Đối tổng quát

3 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55,22 KB

Nội dung

Tương tác hấp dẫn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lực hấp dẫn làm các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Bài này nói về ý nghĩa của lực hấp dẫn trong vật lý học. Xem ý nghĩa trong kinh tế học tại bài mô hình lực hấp dẫn Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của hai vật. Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên theo mô hình chuẩn được chấp nhận rộng rãi trong vật lý hiện đại, ba lực cơ bản khác là lực điện từ, lực hạt nhân yếu, và lực hạt nhân mạnh. Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong số các lực đó, nhưng lại có thể hoạt động ở khoảng cách xa và luôn thu hút. Trong cơ học cổ điển, lực hấp dẫn xuất hiện như một ngoại lực tác động lên vật thể. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn là bản chất của không thời gian bị uốn cong bởi sự hiện diện của khối lượng, và không phải là một ngoại lực. Trong thuyết hấp dẫn lượng tử, hạt graviton được cho là hạt mang lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể khác; nếu không có nó các vật thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như chúng ta biết hiện nay sẽ không thể tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời, Mặt Trăngtrên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự hình thành thủy triều, và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác mà chúng ta quan sát được. Mục lục [ẩn] • 1 Trường hấp dẫn • 2 Lý thuyết hấp dẫn của Newton • 3 Trọng lực o 3.1 Trọng lực tiêu chuẩn • 4 Thế năng hấp dẫn • 5 Định luật vạn vật hấp dẫn theo Einstein • 6 Xem thêm • 7 Chú thích • 8 Liên kết ngoài Trường hấp dẫn[sửa | sửa mã nguồn] Việc một vật chịu lực hút từ vật khác có thể được xem rằng vật này nằm trong một môi trường đặc biệt tạo ra bởi vật kia, gọi là trường hấp dẫn. Như vậy, trường hấp dẫn có thể được định nghĩa như là một trường lực truyền tương tác giữa các vật thể có khối lượng. Trường hấp dẫn của Trái Đất do khối lượng của Trái Đất tác động lên các vật thể ở gần bề mặt của nó được gọi là trọng trường. Mọi vật có khối lượng sinh ra quanh chúng trường hấp dẫn và trường này gây ra lực hấp dẫntác động lên các vật có khối lượng khác đặt trong nó. Cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất tại một điểm chính là gia tốc rơi tự do tại điểm đó. Lý thuyết hấp dẫn của Newton[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton Trọng lực[sửa | sửa mã nguồn] Trọng lực của một vật thể trên bề mặt một hành tinh hay vật thể khác trong vũ trụ là lực hấp dẫn mà hành tinh (hay vật thể khác) tác động lên nó. Trọng lực tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn] Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu g 0 or g n là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái Đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s 2 . [1][2] Thế năng hấp dẫn[sửa | sửa mã nguồn] Như mọi trường véctơ có dạng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (ví dụ cường độ điện trường), trường véctơ lực hấp dẫn là một trường véctơ bảo toàn. Điều này nghĩa là mọi tích phân đường của véctơ lực hấp dẫn F từ vị trí r 0 đến r: đều có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r 0 đến r. Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là thế năng hấp dẫn: với φ(r 0 ) là giá trị thế năng quy ước ở mốc r 0 . Lực nhân quãng đường là công cơ học, tức năng lượng, do đó thế năng hấp dẫn, hay thế năng nói chung, là một dạng năng lượng. Các điểm trong trường hấp dẫn có cùng một giá trị thế năng tạo thành một mặt gọi là mặt đẳng thế. Một chất điểm nếu dịch chuyển trên một mặt đẳng thế thì không sinh công bởi vì thế năng điểm đầu và thế năng điểm cuối là như nhau. Như vậy, lực tác dụng phải có phương vuông góc với phương dịch chuyển. Định luật vạn vật hấp dẫn theo Einstein[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày đăng: 04/11/2014, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w