1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

12 2,1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 39,42 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Kinh tế phát triển

Trang 1

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Tiểu luận môn Kinh tế phát triển

PHẦN MỞ ĐẦU

Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển

Chương 1: Khái niệm về vấn đề nghèo đói.

Trang 2

1 Một số khái niệm về nghèo đói

- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…

- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống

- Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương

- Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau

để đánh giá mức độ giàu nghèo Việt Nam đưa ra chuẩn đói từ 2-1997 đến 1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tương đương với 45.000 đồng Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005 Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng

2 Nhưng quan điểm về nghèo đói.

- Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn

đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội

ở Copenhagen Đan Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi

Trang 3

đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại

- Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo

là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam

- Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu

về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…

+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định

- Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu

cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng

Chương 2: Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở việt nam

Trang 4

1 Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam.

Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan Nguyên nhân

chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro và tệ nạn

xã hội

Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng

(Tỷ lệ % ý kiến so với tổng)

Thiếu vốn

Thiếu đất

Thiếu LĐ

Thiếu kinh nghiệm

Bệnh tật

Tệ nạn

Rủi ro

Đông ngườ i

1.Đông Bắc

2.Tây Bắc

3.Đồng bằng sông Hồng

4.Bắc Trung Bộ

5.Duyên hải Nam Trung Bộ

6.Tây Nguyên

7.Đông Nam Bộ

8.Đồng bằng sông Cửu Long

55,20 73,60 54,96 80,95 50,84 65,95 79,92 48,44

21,38 10,46 8,54 18,90 12,59 26,12 20,08 47,73

8,26 5,56 17,50 14,60 10,80 7,76 8,64 5,47

33,45 47,37 23,29 50,65 17,57 27,11 20,60 5,88

7,79 5,78 36,26 14,42 31,95 9,03 17,54 4,22

2,30 0,58 1,46 0,80 0,83 1,22 0,37 0,87

1,26 0,52 2,39 1,92 1,34 1,32 0,39 1,80

12,08 9,39 7,30 16,61 20,71 13,72 9,50 11,95 Nguồn: Bộ LĐTBXH (2003), Số liệu nghèo đói năm 2002

Các số liệu cho thấy trong cả nước nguyên nhân hàng đầu của sự nghèo là thiếu

vốn, nguyên nhân này chiếm đến 63,69% Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh

nghiệm sản xuất kinh doanh (31,12%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật (16,94%),

đông người (13,6%), thiếu 1ao động (11,40%) Trình tự này đúng với hầu hết các

vùng, tuy có khác nhau về mức độ Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm

của từng vùng Chẳng hạn, nguyên nhân thiếu vốn có vẻ trầm trọng ở vùng nghèo

như Bắc Trung Bộ (80,95%), Tây Bắc (73,6%), ở đây người dân cần vốn để sản

xuất nhằm giảm nghèo, tiến tới đủ ăn, đủ mặc Tuy nhiên ở vùng Đông Nam Bộ,

nơi có thu nhập bình quân cao nhất cũng thiếu vốn, nhưng mang tính chất khác với

các vùng nghèo, vì họ cần vốn để sản xuất kinh doanh, những nơi này không có

vốn cũng có thể dẫn đến nghèo Nhu cầu về vốn ở người nghèo khá lớn nhưng việc

Trang 5

tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn, bởi vì nếu vay của tư nhân thì lãi suất cao, còn các tổ chức tín dụng, như ngân hàng hoặc một số quỹ thì gặp các rào cản như thủ tục rườm rà… Hầu hết ở các vùng nhiều ý kiến cho rằng vai trò của kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo Kiến thức

và kinh nghiệm luôn cần để sử dụng tiềm năng về đất, vốn, lao động Những vùng nghèo như Tây Bắc (47,37%) và Bắc Trung Bộ (50,65%) là nơi có nhiều ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng Nguyên nhân thiếu đất có thể xảy ra với các vùng có mật độ dân số cao, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp như Bắc Trung Bộ hay Duyên hải miền Trung, và cả đối với vùng cần có diện tích lớn để canh tác, như Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó một số hộ nghèo bán/chuyển nhượng quyền sử đụng đất canh tác mà trước đây họ đã được cấp Đây là một hiện tượng nổi cộm có liên quan đến cơ chế quản lý, phương thức sản xuất Nguyên nhân thiếu lao động dẫn đến nghèo thường đi đôi với đông người, thường diễn ra với các gia đình có đông con, nhiều người sống phụ thuộc, không có khả năng lao động Nguyên nhân rủi ro xảy ra không chỉ khi thời tiết bất hoà, mà cả khi mất giá trong một số sản xuất hàng hoá nông nghiệp (cà phê, hoa quả) và do con người gây nên hoả hoạn, cháy rừng… Nhưng đây không phải là nguyên nhân phổ biến

2 Thực trạng nghèo đói và giảm nghèo ở Việt Nam.

tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17,4% với khoảng 2,8 triệu hộ nghèo) Điều này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh

Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua

Trang 6

Đơn vị: %

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn chung)

- Thành thị

- Nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực

- Thành thị

- Nông thôn

Khoảng cách nghèo

- Thành thị

- Nông thôn

58,1 25,1 66,4 24,9 7,9 29,1 18,5 6,4 21,5

37,4 9,2 45,5 15 2,5 18,6 9,5 1,7 11,8

28,9 6,6 35,6 10,9 1,9 13,6 6,9 1,3 8,7 Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (2003), báo cáo phát triển con người 2002

Nếu năm 1993 có 58,1% hộ nghèo, thì năm 1998 còn 37,4% số hộ và đến năm

2002 tỷ lệ này là 28,9% (khoảng 4,73 triệu hộ nghèo) Nghĩa là sau 10 năm hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau, trong đó thành thị giảm đi tới 4 lần,

từ 25,1% năm 1993 xuống còn 6,6% năm 2002, trong khi đó nông thôn chỉ giảm được gần 1/2 số hộ nghèo, từ 66,4%/o xuống 35,6% Nếu tính theo chuẩn lương thực, thực phẩm, thì ở thành thị số tỷ lệ hộ nghèo còn giảm nhanh hơn, từ 7,9% xuống còn 1,9%, nghĩa là giảm đi 4 lần, trong khi đó ở nông thôn chỉ giảm đi hơn 2 lần từ 29,1% xuống còn 13,6% Các số liệu theo chỉ số khoảng cách nghèo tính theo chuẩn nghèo chung (chỉ số này cho biết mức độ nghèo và được từ bằng phân chênh lệch giữa mức chi tiêu thực tế so với chuẩn nghèo và được bình quân hoá) cũng cho biết xu hướng tương tự, cụ thể, giảm từ 18,5% năm 1993 còn 9,5% vào năm 1998 và đến năm 2002 còn 6,9%

chuẩn nghèo còn đông, nếu nâng chuẩn nghèo lên gấp đôi thì tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên gấp hơn 3 lần Mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng

Căn cứ vào chuẩn nghèo hiện nay ở nước ta có thể thấy được mức độ nghèo của một bộ phận không nhỏ dân cư Theo các nhà hoạch định chính sách, nếu nâng

Trang 7

chuẩn nghèo lên, dự kiến 180.000 VNĐ- 200.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng nông thôn và khoảng 250.000 VNĐ-260.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng thành thị, thì Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc Trong đó hộ nghèo ở nông thôn miền núi sẽ là 45,9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23,2% và ở khu vực thành thị là 12,2% Khi đó, tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc là 72,3%; Đông Bắc 36,1%; Đồng bằng sông Hồng 19,8%; Bắc Trung Bộ 39,7%; Duyên hải miền Trung 23,3%; Tây Nguyên 52,2%; Đông Nam Bộ 10,2% và Đồng bằng sông Cửu Long 20,8%

Có thể thấy rõ hơn thực trạng của các hộ nghèo qua một số chỉ tiêu phản ánh cuộc sống hàng ngày của họ Theo số liệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, nếu chia dân cư thành 5 nhóm thu nhập (tổng số nhân khẩu điều tra được sắp xếp theo mức thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao, sau đó chia thành 5 nhóm với

số nhân khẩu bằng nhau - 20%), thì nhóm 1- nhóm nghèo nhất có thu nhập trung bình năm 1998 là 62.916 VNĐ/người/tháng (755 nghìn/năm) và năm 2002 là 107.670 VNĐ/người/tháng Trên 62,71% thu nhập của hộ nghèo là từ hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản, 8% tìm hoạt động phi nông nghiệp, 19,24% từ tiền công, tiền lương và 10,05% là nguồn thu khác Điều này phản ánh rằng các hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và ở nông thôn Cơ cấu chi tiêu của nhóm nghèo tập trung cho các nhu cầu thiết yếu, như trên 70% chi tiêu là cho nhu cầu ăn, uống, hút và chưa đến 30% cho các nhu cầu khác như mặc, y tế, giao thông, giáo dục, văn hoá, thể thao Một trong những nhu cầu cơ bản của con người là nơi ở Năm 2002 có 39,93% người nghèo sống trong những căn nhà đơn

sơ, tạm bợ, không bảo đảm an toàn Các đồ dùng lâu bền phục vụ sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu cuộc sống hiện đại Năm 1998 chỉ có 0,11%

hộ nghèo có tủ lạnh, 1,41% hộ nghèo có xe máy, và chưa đến 0,01% hộ nghèo có điện thoại

vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn, có xu hướng tăng

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia theo vùng (%)

Trang 8

Vùng 1998 2002

Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc

Tây Bắc

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên*

Đông Nam Bộ*

Đồng bằng sông Cửu Long

29,3 62,0 73,4 48,1 34,5 52,4 12,2 36,9

22,4 38,4 68,0 43,9 25,2 51 10,6 23,4 Chú thích: (*) theo sự phân vùng lại năm 2002 Đông Nam Bộ bao gồm cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.Vùng Tây Nguyên không bao gồm Lâm Đồng

Nguồn: Tổng cục thống kê (2004) Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002

Các số liệu cho thấy sự chênh lệch về nghèo đói giữa các vùng Năm 2002 vùng có

tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (68,0%), sau đó đến Tây Nguyên (51,8%), Bắc Trung Bộ (43,9%), và thấp nhất là Đông Nam Bộ (10,6%) Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc nhiều gấp gần 7 lần vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4 lần Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đông bằng sông Cửu Long có mức giảm nhanh nhất Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc là Lai Châu (35,68%), Bắc Kạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%)

Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,26%), Bình Dương (1,68%), Đà Nẵng (1,83%), Hà Nội (2,25%) Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chênh lệch này rất lớn, thí dụ, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lai Châu nhiều gấp hơn 28,3 lần so với thành phố Hồ Chí Minh và gấp 15,86 lần so với Hà Nội

Trang 9

- Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội

tiếp cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hoá, tinh thần so

với các hộ giàu

Sự phân hóa giàu nghèo còn thể hiện rõ khi điều tra dựa trên phân tổ theo 5 nhóm

thu nhập, như đã giải thích ở trên Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu

nhập/người/tháng là 873 nghìn, gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất (108 nghìn)

Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002

Các chỉ tiêu chủ yếu Nhóm nghèo nhất Nhóm giàu nhất

1 Tỷ lệ biết chữ (%)

2 Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm (nghìn đồng)

3 Tỷ lệ đến khám chữa bệnhtại các cơ sở y tế (%)

4 Chi tiêu cho y tế bình quân năm (nghìn đồng)

5 Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)

6 Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng)

7 Chi tiêu cho đời sốngbình quân/người/tháng (nghìn đồng)

8 Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m2)

9 Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)

83,9 236 16,5 395,03 25 108 123,3 9,5 1,28

97 1418 22 1181,43 42,4 873 547,53 17,5 34,93 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2004) Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm

2002

Đơn giản chỉ cần làm phép so sánh (chia hoặc trừ) giữa hai nhóm dân cư nghèo

nhất và giàu nhất, kết quả sẽ cho biết mức độ bất bình đẳng giữa họ Nhóm dân cư

giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả việc làm Bởi vì số giờ làm

việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo đến 1,7 lần, không phải vì

những người nghèo làm ít giờ và không muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc

làm, đặc biệt là tình trạng thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn

Ngoài sự phân tích ở trên, sự phân hóa giàu nghèo còn được nhận biết qua hệ số

GINI Nếu GINI = 0 thì không có sự bất bình đẳng, và khi GINI = 1 thì sự bất bình

đẳng là tuyệt đối Hệ số GINI của Việt Nam tính từ số liệu thu nhập như sau: năm

1994 là 0,35; năm 1999 là 0,39 và năm 2002 là 0,42 Chỉ tiêu này có khác biệt

nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng; Điều đó cho thấy sự bất bình

đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng

Trang 10

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị

1 Giải pháp

1.1 Giải pháp kinh tế quản lí

1.2 Giải pháp cơ sở hạ tầng

cũng cần được coi trọng

1.3 Giải pháp giáo dục và đào tạo nghề

học

nghèo nâng cao trình độ

1.4 Giải pháp vốn

người đi vay, đặc biệt là người nghèo Lãi suất cho vay ưu đãi hiện nay là 0.87% đối với NHNN&PTNT và 0.65% đối với NHTB&XH

1.5 Giải pháp công tác khuyến nông

tiếp cận với thông tin và kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thị trường

Ngày đăng: 27/03/2013, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w