Bài 32: HẸP HỌNG Hẹp họng, nói chung đều là thứ phát sau một bệnh viêm nhiễm đặc hiệu. Có ba bệnh thường gây ra hẹp họng là giang mai, luput và viêm xơ cứng (rhi - nosclérome). Những bệnh khác như scadatin, bạch hầu phối hợp với liên cầu trùng gây ra hoại thư niêm mạc họng là những nguyên nhân rất hiếm. Các chấn thương phẫu thuật như nạo V.A, cắt amydan ở bệnh nhân bò giang mai thời kỳ III hoặc vết bỏng lớn cũng có thể gây ra hẹp họng. I. Triệu chứng. Tùy theo vò trí chỗ hẹp mà có các triệu chứng khác nhau. 1. Hẹp vòm (mũi) họng (hẹp tỵ hầu). Triệu chứng của hẹp vòm (mũi) họng gồm những triệu chứng tắc mũi như không thở đường mũi được, tiếng nói có giọng mũi kín, tai nghe kém do vòi Ơstasi không thông. Nguồn: Sciencedirect.com Nếu giữa họng và vòm còn lại một lỗ hở thì mỗi khi uống nước sẽ tràn lên mũi vì màn hầu xơ cứng không bòt lỗ thông được. Nếu đường thông giữa họng và vòm bò tắc hoàn toàn thì tiết nhầy của mũi và vòm sẽ đổ về phía cửa mũi trước. Trong trường hợp nhẹ, soi họng sau và sờ họng cho chúng ta thấy sẹo dày và cứng bòt loa vòi Ơstasi. Trong trường hợp nặng chúng ta thấy màn hầu xơ trắng méo mó, co dúm, dính chặt vào thành sau họng. Đường thông giữa vòm và họng còn lại rất nhỏ và nếu đút được ngón tay vào thì có cảm giác chui vào một cái ống cứng. Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có tiên lượng xấu về chức năng nghe. Bệnh nhân sẽ bò điếc tai giữa. 2. Hẹp họng miệng (hẹp khẩu hầu). Tùy theo mức độ của sẹo hẹp, có thể gây trở ngại trongï ăn uống và tiếng nói có thể khó nghe vì mất âm điệu. Khám họng thấy phần trên của hai trụ trước dính lại với nhau hoặc màn hầu dính vào thành họng hoặc trụ trước dính vào lưỡi làm cho eo họng bò thu hẹp lại. Nguồn: afrjpaedsurg.org 3. Hẹp (hạ) họng thanh quản (hẹp thanh hầu). Triệu chứng chính là nuốt vướng, ăn chậm, thức ăn hay rơi vào thanh quản gây ra ho sặc sụa. Trong trường hợp có hẹp thanh quản bệnh nhân còn có thêm triệu chứng khó thở. Hẹp hạ thanh mơn U nhú thanh quản gây hẹp thanh quản Hạ họng bò hẹp một cách đồng tâm, làm cho quá trình soi thanh quản gián tiếp trở nên khó khăn, không nhìn thấy được toàn bộ thanh quản, soi thanh quản trực tiếp sẽ thấy thanh thiệt bò mất đầu hoặc co dúm, giữa thành họng và nền lưỡi có sẹo chằng chòt che lấp xoang lê, hai băng thanh thất dính vào nhau trên một đoạn. Trong trường hợp sẹo gây ra bởi axit hay bazơ chúng ta thấy có cả sẹo hẹp thực quản (phát hiện bằng X quang). II. Tiên lượng. Tiên lượng của hẹp họng tùy thuộc vào diện tích của sẹo hẹp. Nếu hẹp ở một đoạn ngắn thì điều trò sẽ có kết quả. Nếu hẹp ở một đoạn dài thì tiên lượng sẽ xấu vì rất khó điều trò. Bệnh nhân sẽ phải ăn bằng đường mở dạ dày, sẽ tắc vòi Ơstasi vónh viễn. III. Điều trò. 1. Hẹp do viêm. Nếu sẹo hẹp khu trú, thí dụ như ở trụ amydan, chúng ta có thể (đông điện) đốt sẹo để giải phóng trụ. Viêm thanh thiệt cấp Nếu sẹo chiếm một diện tích rộng, thí dụï lưng màn hầu dính vào thành sau họng thì phẫu thuật sẽ khó hơn. Đầu tiên chúng ta dùng dao tách màn hầu ra khỏi thành sau họng, kế đó chúng ta dùng (đông) điện đốt mặt rớm máu của thành sau họng. Tốc độ kéo da non của hai mép sẽ khác nhau: lưng màn hầu cắt bằng dao sẽ lên da trong vòng bảy ngày, thành sau họng đốt bằng (đông) điện sẽ lên da sau mười lăm ngày. Nhờ vậy mà hai mép sẽ không dính vào nhau. Sau đó chúng ta sẽ nong lỗ sẹo trong một thời gian dài. Đối với sẹo hẹp làm tắc họng Lơmoanơ (Lemoine) đề nghò nên cắt xén toàn bộ tổ chức sẹo (xơ) rồi ghép da vào. Đặc tính của sẹo hẹp do viêm là xu hướng co hẹp lại sau khi đã được điều trò chỉnh hình. Nếu không nong khoảng một vài tháng thì bệnh nhân sẽ bò tắc họng trở lại. 2. Hẹp do sẹo bỏng. Nên bắt đầu nong ngay sau khi mảnh mục rụng. Lúc dầu ba ngày một lần, sau mỗi tuần một lần, sau nữa một tháng một lần trong vài ba năm. Nếu thôi nong sớm họng sẽ bò hẹp trở lại. 3. Mở thanh quản và mở dạ dày. Là những phương pháp bất đắc dó trong trường hợp không nong, không chỉnh hình được. IV. Phòng bệnh. - Phải chữa sớm và mạnh những biểu hiện của giang mai họng, không cho chúng biến thành khối xơ. - Không nên nạo V.A và cắt amydan ở những trẻ em bò giang mai bẩm sinh. Nên điều trò giang mai khỏi hẳn rồi mới phẫu thuật. - Không nên đựng chất ăn mòn (axit, bazơ) trong những chai giống như chai nước uống và không nên để chúng ngang tầm tay của trẻ con để tránh trẻ uống nhầm. . Bài 32: HẸP HỌNG Hẹp họng, nói chung đều là thứ phát sau một bệnh viêm nhiễm đặc hiệu. Có ba bệnh thường gây ra hẹp họng là giang mai, luput và viêm xơ cứng. hẹp họng. I. Triệu chứng. Tùy theo vò trí chỗ hẹp mà có các triệu chứng khác nhau. 1. Hẹp vòm (mũi) họng (hẹp tỵ hầu). Triệu chứng của hẹp vòm (mũi) họng gồm những triệu chứng tắc mũi như không. với nhau hoặc màn hầu dính vào thành họng hoặc trụ trước dính vào lưỡi làm cho eo họng bò thu hẹp lại. Nguồn: afrjpaedsurg.org 3. Hẹp (hạ) họng thanh quản (hẹp thanh hầu). Triệu chứng chính là