bài 27 chấn thương họng

5 248 0
bài 27 chấn thương họng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 31: CHẤN THƯƠNG HỌNG Họng có thể bò thương tổn do chấn thương từ bên ngoài vào xuyên qua da hoặc do chấn thương trực tiếp qua đường miệng vào họng. I. Chấn thương từ ngoài vào họng. Những chấn thương làm giập nát họng đơn thuần rất hiếm có vì họng được bảo vệ bởi cột sống và khối xương mặt. Những chấn thương có thể làm giập được họng thường là những sang chấn rất nặng làm bệnh nhân chết ngay tại chỗ. Những chấn thương mà chúng ta gặp là những vết thương xuyên thủng gây ra bởi vũ khí trắng (gươm, dao ) hay bởi hỏa khí (mảnh bom, đạn ). Vết thương do cắt cổ tự tử thường là rạch da, đứt màng giáp móng, đứt sụn thanh thiệt, vỡ sụn giáp trạng, rách sụn phễu, đứt thanh đới vv Vết thương do chiến tranh không có vò trí nhất đònh và thường rất phức tạp, kèm theo bệnh tích thanh quản, thực quản hoặc mạch máu. Lỗ thủng ngoài da nhỏ, có khi chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng bệnh tích ở trong thì nặng. Nguồn: Internet 1. Triệu chứng. - Choáng hoặc ngất trong giai đoạn đầu sau đó tỉnh lại . - Khó thở do nhiều nguyên nhân: do máu tràn vào khí quản, do lưỡi tụt về phía sau, do phù nề, do tràn khí dưới da Chảy máu nhiều nhưng thường là những mạch máu nhỏ, có khả năng cầm lại được. Trong trường hợp đứt động mạch cảnh thì bệnh nhân chết ngay tại chỗ. Tràn khí dưới da gặp trong trường hợp có thủng thanh quản hay khí quản, đặc biệt là ở vết thương phức tạp của chiến tranh với nhiều lỗ nhỏ tí ở ngoài da. Tràn khí có thể lan rộng lên mặt, xuống ngực, xuống bụng hoặc vào trung thất. - Khó nuốt: mỗi lần uống bất kì chất lỏng nào thì nó trào ra lỗ thủng hoặc chảy vào thanh quản làm bệnh nhân ho sặc sụa. - Ho: người bệnh hay ho sặc vì nước bọt và máu rơi vào khí quản. Ho có thể làm tăng tràn khí trong trường hợp có thủng khí quản. - Khó nói: nếu bệnh tích chỉ khu trú ở họng thì bệnh nhân còn nói được nhưng giọng có thay đổi (mất âm sắc), nếu thanh quản bò thương tổn thì giọng bệnh nhân khàn đặc hoặc mất hẳn tiếng. Chấn thương làm thủng họng, nhất là vùng hạ họng sẽ đưa đến viêm tấy tổ chức liên kết lỏng lẻo của cổ, viêm trung thất, viêm phổi Đấy là những biến chứng rất nặng thường hay đưa đến tử vong. 2. Điều trò: Tùy theo bệnh tích hoặc đơn thuần ở họng hoặc vừa ở họng vừa ở thanh quản, phương pháp điều trò có khác nhau: a. Bệnh tích đơn thuần ở họng: cầm máu sơ bộ, rửa sạch vết thương, xén bỏ những tổ chức giập nát, buộc mạch máu, khâu niêm mạc họng và cơ họng lại qua đường miệng. Nếu có rách da chỉ nên thu hẹp vết rách và đặt bấc dẫn lưu không nên khâu kín da. Đặt ống cao su từ mũi vào thực quản để nuôi bệnh nhân trong sáu ngày, tiêm kháng sinh. b. Bệnh tích họng và thanh quản: - Mở khí quản thấp. - Chống choáng: morphin, (lôbêlin, long não,) truyền dung dòch NaCl, truyền máu. - Băng vết thương, tuyệt đối không nên khâu da mà phải để hở. - Chống nhiễm trùng: tiêm (pênixilin) kháng sinh. Gửi bệnh nhân về chuyên khoa Tai mũi họng ở bệnh viện có phương tiện đầy đủ để kiểm tra lại các bộ phận và giải quyết vết thương. Nếu rách màng giáp mỏng và thanh thiệt thì người ta sẽ khâu thanh thiệt và màng giáp móng lại. Nhớ treo sụn giáp vào xương móng bằng catgut crômê (catgut chromé) hoặc chỉ peclông (perlon). Cần phải khâu (mêm) niêm mạc thật kiõ không cho nước bọt (thắm) thấm vào vết thương. Điểm đáng chú ý là không nên để đường khâu da chồng lên đường khâu niêm mạc. Trong trường hợp sụn giáp trạng bò vỡ và bò thương tổn như đứt thanh đới, rách thanh thất nên bổ đôi sụn giáp rồi khâu thanh đới, thanh thất lại. Sau đó dùng màng sụn và cơ dưới móng khâu bọc sụn giáp. Tránh không nên khâu xuyên sụn. Cuối cùng khâu da và dẫn lưu vết mổ, đặt ống cao su cho ăn qua đường mũi. Nếu sụn giáp trạng bò vỡ làm nhiều mảnh (viêm) thì nên đặt một cái cốt trong lòng thanh quản (ống nhựa rỗng đường kính 12mm hoặc bấc thấm vaselin và pênixilin) trong mười ngày để giữ các mảnh sụn khỏi di động. Nếu có thương tổn ở sụn nhẫn, phải cố gắng khâu lại cho nguyên vẹn (khâu bằng kim Hagedorn cong, loại thật nhỏ). Trong trường hợp có mất một mảnh sụn ở vòng nhẫn thì nên cắt cạnh sụn giáp trạng một mảnh tương xứng rồi chèn vào đấy. Tuyệt đối không được khâu sát hai đầu sụn nhẫn và thu hẹp vòng nhẫn. Phạm sai lầm này sẽ đưa đến hẹp hạ thanh môn. Ống dẫn lưu được lấy đi vào ngày thứ tư, ống cao su cho ăn qua đường mũi được rút ra vào ngày thứ tám. Ống khí quản Krishaber sẽ bỏ đi vào ngày thứ mười lăm. Suốt trong tuần lễ đầu phải để bệnh nhân nằm cúi đầu về phía trước. Kháng sinh rất cần thiết để chống nhiễm trùng. II. Chấn thương từ trong ra ngoài. Đây là những bệnh tích đi từ niêm mạc ra các lớp cơ và tổ chức liên kết của cổ. Nguyên nhân chủ yếu là dò vật hoặc bỏng. Vấn đề dò vật họng đã được nghiên cứu ở bài trước chúng tôi không nói lại ở phần này, chỉ nói đến bỏng họng. Bỏng họng được chia làm ba loại: bỏng họng do nước nóng, bỏng họng do chất ăn mòn, bỏng họng do hơi độc. 1. Bỏng họng do nước nóng. Bệnh nhân uống nước nóng, thường là nước chè đun sôi. Bệnh tích nông và nhẹ nhưng triệu chứng chức năng có vẻ dữ dội. Bệnh nhân kêu rát họng hoặc đau họng rất nhiều. Mỗi lần nuốt nước bọt thì đau nhói lên tai. Sau đó vài giờ mức độ đau giảm dần, bệnh nhân có thể ăn uống được. Khám họng thấy niêm mạc eo họng, nhất là ở lưỡi gà đỏ tươi, đầu sụn phễu cũng đỏ. Ít khi thấy mọng nước. Bệnh tích chỉ khu trú trên lớp biểu mô. Thường niêm mạc lưỡi cũng bò bỏng cùng với niêm mạc họng. Điều trò: ngậm nước lạnh cho đỡ đau. Vết thương sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nguồn: Internet 2. Bỏng do chất ăn mòn: Chất ăn mòn là những chất như sút, bồ tạt, axit sunfuaric Những chất này có thể gây ra bỏng nặng ở họng, ở thực quản và dạ dày. Trong bài này chúng ta chỉ nói đến bỏng họng, còn những phần kia sẽ được nghiên cứu trong bài bỏng thực quản. Trong trường hợp uống nhầm chất ăn mòn, bệnh nhân thấy rát họng, vội vàng nhổ ngay ra và đi súc miệng, vậy nên bệnh tích họng không nặng lắm. Thực quản bò bỏng nhẹ. Trái lại trong trường hợp cố ý uống axit để tự tử thì bệnh tích rất sâu và rất nặng. Bỏng kéo dài từ miệng đến dạ dày. Triệu chứng: Ngay sau khi uống chất ăn mòn, bệnh nhân bò đau họng rất nhiều và ngày càng tăng làm cho họ không nuốt được nước bọt, không ăn uống được. Thể trạng bò choáng. Nếu có bỏng thực quản, bỏng dạ dày thì tình trạng choáng rất nặng. Khám họng thấy bệnh tích ở khắp niêm mạc miệng và họng. Thường tập trung nhiều nhất ở vùng hạ họng: niêm mạc màu xám nhạt, phù nề và căng phồng. Thanh thiệt và sụn phễu cũng phù nề, sưng mọng gây ra phản xạ co thắt, nguyên nhân của khó thở. Sau vài ngày tình trạng có khá hơn, bệnh nhân uống nước được, ăn cháo được, triệu chứng đau có thể giảm bớt nhưng chưa hết hẳn. Lớp biểu mô bò cháy sẽ rụng đi và được thay bằng một lớp giả mạc trắng. Trong niêm mạc, hiện tượng lên sẹo bắt đầu, tổ chức xơ sẽ thay thế niêm mạc ở những vùng bò bỏng, tổ chức mới này có xu hướng hay co dúm làm cho lòng họng bò bóp lại. Tiên lượng của hẹp họng đơn thuần không xấu lắm, bệnh nhân có thể ăn uống và lao động nhẹ được. Nếu có thương tổn thực quản thì tiên lượng trở nên đen tối. Điều trò. Trong trường hợp bỏng nhẹ nên ngậm nước lạnh (nước đá).(, súc miệng bằng thuốc dòu viêm sau đây: Salixylat natri 8g Clorat natri 8g Cồn thuốc hồi 15g GlyXerin v.đ. 150g Cho một thìa thuốc này vào nửa cốc nước rễ cây antêa (guimauve) hoặc cam thảo. Ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra, mỗi giờ làm một lần như vậy. Cách sắc rễ cây antêa: cho l0gam rễ antêa vào một lít nước, đun sôi trong nửa giờ, để nguội, chắt lấy nước.) Nếu bỏng do axit thì nên trung hòa bằng bazơ: phun bột cacbonat bismut, cacbonat magiê, ngậm nước vôi loãng. Nếu bỏng do bazơ thì nên trung hòa bằng axit: ngâm dấm, nước chanh hoặc axit xitric 5%. Trường hợp bỏng nặng có thương tổn thực quản, dạ dày sẽ được nói rõ ở bài (bông) bỏng thực quản. Nếu bệnh nhân khó thở nặng phải mở khí quản. Nên tiêm (pênixilin) kháng sinh để chống nhiễm trùng. Khoảng một tháng sau phải chụp X quang thực quản xem có sẹo hẹp không, nếu có phải nong thực quản. 3. Bỏng do hơi: Hơi nước nóng: tai nạn lao động do vỡ nồi súpde hay vỡ ống dẫn hơi. Nạn nhân bò bỏng cả ngoài da lẫn niêm mạc họng, niêm mạc đường hô hấp Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ chết vì ngạt thở, vì choáng, vì nhiễm độc do sự phân hóa của tổ chức bò cháy (với triệu chứng ngủ gà hoặc vật vã, nôn, sốt ). Các loại hơi độc dùng trong chiến tranh cũng có thể gây ra thương tổn họng như là chất Ypêrit (moutarde à Pazote) và lơvidit (lewisite). Những hơi độc này gây ra nghẹt thở, dộp niêm mạc, dộp da. Trường hợp nặng bệnh nhân sẽ chết vì phù phổi cấp, vì biến chứng ở phổi, ở thận… Ví dụ nhiễm độc cấp tính bởi hơi Clo: đầu tiên bệnh nhân cảm thấy cay ở mũi, ở họng, ở mắt và chảy nước mắt. Sau đó bò nghẹt thở, có cảm giác ngực bò siết chặt lại và ngã xuống. Đồng thời có những cơn ho và nôn, ở miệng có nước bọt màu hồng sùi ra. Bệnh nhân bò khó thở nặng, khó thở kiểu phổi, kèm theo trụy tim và thường bò tử vong. Trong trường hợp nhe,ï chúng ta thấy niêm mạc họng, niêm mạc mũi bò đỏ và phù nề. Bệnh nhân kêu đau rát ở mắt, ở họng. Hiện tượng khó thở không nặng lắm. Sau một thời gian điều trò, bệnh nhân có thể phục hồi được. Những bệnh tích do hơi độc thường hay để lại ở niêm mạc họng những vết tích không phai mờ như khô niêm mạc, teo niêm mạc, sẹo co dúm niêm mạc. Những nạn nhân của hơi độc còn sống sót luôn là những người yếu phổi. . Bài 31: CHẤN THƯƠNG HỌNG Họng có thể bò thương tổn do chấn thương từ bên ngoài vào xuyên qua da hoặc do chấn thương trực tiếp qua đường miệng vào họng. I. Chấn thương từ ngoài vào họng. Những. họng. Những chấn thương làm giập nát họng đơn thuần rất hiếm có vì họng được bảo vệ bởi cột sống và khối xương mặt. Những chấn thương có thể làm giập được họng thường là những sang chấn rất nặng. cứu ở bài trước chúng tôi không nói lại ở phần này, chỉ nói đến bỏng họng. Bỏng họng được chia làm ba loại: bỏng họng do nước nóng, bỏng họng do chất ăn mòn, bỏng họng do hơi độc. 1. Bỏng họng

Ngày đăng: 02/11/2014, 21:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan