Bài 26: GIANG MAI HỌNG (Treponema pallidum) Bệnh giang mai hiện nay phổ biến ở nước ta, cụ thể là ở vùng đồng bằng. Chúng ta có thể thấy bệnh tích họng của giang mai ở bất kỳ thời kỳ nao trong quá trình diễn biến của bệnh. Nhưng tần suất của bệnh trong mỗi thời kỳ thì khác nhau: bệnh tích săng của thời kỳ một tương đối hiếm, bệnh tích niêm mạc của thời kỳ hai và bệnh tích hủy hoại của thời kỳ ba thường hay gặp. I. Giang mai thời kỳ một. Giang mai thời kỳ một được thể hiện bằng loét săng. Trong đại đa số trường hợp săng thường khu trú ở amydan, còn ở những vò trí khác như lưỡi, màn hầu, vòm mũi họng thì rất ít thấy. Những vết xước niêm mạc, những chấn thương vi thể ở amydan là những cửa ngõ cho vi trùng nhập vào cơ thể. Nguyên nhân của bệnh là do sự va chạm trực tiếp của miệng với những ổ chứa đựng vi trùng Treponema pallidum. Triệu chứng. a. Triệu chứng chức năng và toàn thân: Mười lăm hoặc hai mươi ngày sau khi bò nhiễm trùng, bệnh nhân cảm thấy nuốt vướng hoặc đau họng, có khi đau nhói lên tai, người mỏi mệt và ngây ngấy sốt. b. Triệu chứng thực thể: Một amydan sưng, đỏù và cứng sau đó vết loét săng xuất hiện. Săng có nhiều dạng khác nhau. - Dạng loét nông: đây là thể điển hình. Vết loét bằng phẳng hình tròn, to bằng hạt đậu nành. Trên mặt có một lớp bựa trong che phủ. Khi chùi sạch bựa thì thấy lớp dưới đỏ như thòt trâu. Nhẵn, không đau. Lớp săng phát triển trên một nền cứng. Khi chúng ta bóp cái nền này giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái thì có cảm giác như bóp một mặt tròn bằng giấy bìa. - Dạng loét sâu: Vết loét hình trứng ăn sâu vào amydan và được che phủ bởi một lớp bựa xám, đáy của vết loét màu đỏ. Có nhiều hạt lổn nhổn nằm trên một cái nền cứng. Bờ của vết loét đỏ nhợt, không đều, dày, có khi nổi lên thành gờ. Trong thể này thường có bội nhiễm thêm nên các triệu chứng chức năng và toàn thân nặng hơn trong các thể khác: nuốt đau, sốt. - Dạng viêm họng: Vết loét nằm trong khe amydan hoặc ở mặt sau của amydan, khó nhìn thấy. Amydan sưng to, đỏ, cứng và đau. Các tổ chức chung quanh amydan đều sung huyết, đỏ rực và bao quanh amydan. Nhìn sơ qua thấy giống như apxe hoặc viêm tấy chung quanh amydan. Giang mai thời kỳ thứ nhất có hai đặc điểm: bệnh tích chỉ ở một bên và tính chất đặc hiệu của sưng hạch. Sưng hạch: hạch ở cùng một bên với săng loét. Chúng ta sờ thấy ở vùng hạ hàm có một cái hạch to ở giữa, chung quanh là những hạch nhỏ. Các hạch nảy không đau và không có viêm chung quanh. Riêng trong trường hợp săng loét sâu có nhiễm trùng thứ phát thì sưng hạch có thể mất tính chất đặc hiệu và mang tính chất viêm thông thường, có khi ở cả hai bên. 1. Diễn tiến. Vết loét có khi kéo dài hàng tháng rồi tự nhiên lành, amydan trở lại bình thường, các triệu chứng ngoài da của thời kỳ thứ hai xuất hiện, đặc biệt là ban xuất hiện sớm hơn giang mai và xâm nhập bằng đường da. Săng aman thường ít được chẩn đoán. Lý do là bệnh nhân coi thường triệu chứng họng không đi khám bệnh hoặc bác só chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. 2. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác đònh không khó: trước một trường hợp viêm loét amydan khu trú ở một bên họng kéo dài quá ba tuần kèm theo sưng hạch đặc biệt (hạch to ở giữa, hạch nhỏ chung quanh), chúng ta phải nghó ngay đến giang mai thời kỳ một. Phản ứng B.W, VDRL lúc này thường còn âm tính. Cần phải tìm vi trùng Schaudinn trực tiếp trên phiến kính phết với kính hiển vi. Chẩn đoán phân loại với các bệnh: - Viêm amydan cấp: sưng cả hai bên một cách cân đối, bệnh khỏi sau ba bốn ngày. - Viêm amydan khe loét: amydan không sưng toàn bộ, trong vết loét có sỏi, không có hạch vệ tinh bao vây hạch trung tâm, bệnh sẽ khỏi ngay sau khi gắp sỏi ra. - Viêm họng Vanhxăng: vết loét xuất hiện sau khi giả mạc rụng. Vết lóet sâu, bờ nham nhở không đều, không có nền cứng. Kính hiển vi sẽ cho thấy sự phối hợp của vi trùng thoi và vi trùng xoắn. Viêm họng Vanhxăng cũng có thể đi đôi với săng giang mai, vì vậy khoảng một tháng sau phải làm B. W để kiểm tra lại. - Loét lao: vết loét có vẻ thiếu sinh lực, niêm mạc chung quanh nhợt , bệnh nhân đang bò lao phổi nặng. - Ung thư mới bắt đầu: vết loét sùi, dễ chảy máu, rất đau. Khối u thâm nhiễm sâu vào aman. Hạch nhỏ bằng hạt lạc, cứng, lúc đầu còn di động. Cần phải làm sinh thiết tìm tế bào ung thư. - Giang mai thời kỳ ba: gồm giang mai thâm nhiễm thành khối cứng, về sau gôm loét ra, chảy nước keo vàng, B. W, VDRL dương tính, không có hạch. II. Giang mai thờøi kỳ hai. Giang mai thời kỳ hai của họng gây tác hại chủ yếu là ở niêm mạc và các tổ chức lymphô. Các triệu chứng ở họng của giang mai thời kỳ hai xuất hiện sớm muộn khác nhau, tùy theo vò trí của săng ở thời kỳ một. Nếu săng ở miệng thì chúng ta sẽ thấy các triệu chứng đỏ vào tuần lễ thứ ba. Nếu săng ở bộ phận sinh dục hay ở chân tay thì sẽ thấy vào tuần lễ thứ sáu. Hơn nữa những hiện tượng bệnh lý ở niêm mạc họng có thể xuất hiện vào bất cứ thời kỳ nào của bệnh do những sự kích thích cục bộ như rượu, thuốc lá, thiếu vệ sinh ở răng. 1. Triệu chứng. Triệu chứng chức năng chính là đau họng, bệnh nhân khó nuốt kéo dài khá lâu. Các biện pháp như ngậm thuốc, bôi thuốc đều không có tác dụng. Toàn thể trạng không được tốt , bệnh nhân mỏi mệt, nhức đầu, ngây ngấy sốt. Những bệnh tích của giang mai ở thời kỳ hai được xếp làm ba loại tùy theo dạng lâm sàng. a. Nội ban đỏ tươi: Sung huyết đỏ lan khắp niêm mạc họng, nhất là ở eo họng dọc theo bờ màn hầu. Amydan hơi to và đỏ rực. Khi nhìn bằng kính lúp thấy màu đỏ được tạo ra bởi những chấm đỏ rất bé nằm khít vào nhau. b. Quá phát các tổ chức lymphô: Hai aman khẩu cái đỏ và rất to, có khi chạm vào nhau ở đường trung vò. Amydan lưỡi cũng có thể sưng to, gây ra nuốt vướng và ho. c. Mảng niêm mạc (plaque muqueuse): Mảng niêm mạc thường thấy ở eo họng, ở vòm mũi họng, ở hàm ếch, ở lưỡi, ở má và nhất là ở amydan và các trụ. Nó có thể ở nhiều chỗ cùng một lúc. Đây là những vết sước nông, màu trắng đục, hình tròn không đều, giống như những bớt trắng mà chúng ta thấy khi bôi nitrat bạc lên niêm mạc. Mảng niêm mạc không lồi ra cũng không lõm vào. Có một rìa đỏ bao vây. Ở những người hút thuốc lá nhiều hoặc có bệnh về răng, màng niêm mạc có thể loét quá sản hoặc có giả mạc. Những triệu chứng họng ở thời kỳ hai có kèm theo sưng hạch ở nhiều nơi như hạ hàm, cảnh, chẩm, v.v 2. Chẩn đoán. a. Chẩn đoán xác đònh: Chẩn đoán tương đối dễ nếu có những hiện tượng ngoài da của thời kỳ hai kèm theo. Chẩn đoán sẽ khó khăn nếu màng niêm mạc xuất hiện riêng lẻ. Trước triệu chứng khó nuốt kéo dài, có vết xước trắng bệnh ở trụ trước, ở bờ màn hầu chúng ta phải cảnh giác, tìm phản ứng B. W, VDRL trong máu và trong nước não tủy. b. Chẩn đoán phân loại: Viêm họng cấp thông thường: có khó nuốt nhưng không kéo dài lâu ngày. Aman cũng to nhưng không lớn lắm và đỏ vừa. - Ecpet họng: có hình dáng đa vòng và biến diễn nhanh, không kéo dài. - Aptơ: loét tròn nhỏ bằng hạt gạo, đáy vàng, bờ đỏ, thường khu trú ở lưỡi, ở môi. - Zôna: mụn nước nhỏ, mọc từng chùm dọc theo khu vực dây thần kinh, có kèm theo đau dây thần kinh. - Lao họng loét: vết loét thiếu sinh lực, niêm mạc chung quanh tái nhợt, bệnh nhân bò lao phổi nặng. - Luput: đi đôi với luput mũi hoặc luput mặt. Bệnh tích chủ yếu là hủy hoại và sẹo xơ. - Bạch hầu: giả mạc bạch hầu dày, dính vào niêm mạc, không tan trong nước và mọc lại nhanh. - Bạch sản: màu trắng, óng ánh xà cư,ø mọc ở mặt trong của má và ở môi. - Chấn thương niêm mạc như bỏng, vết xước, chấm thuốc ăn da cũng gây ra bệnh tích giống mảng niêm mạc. Cần hỏi rõ tiền sử trong khi chẩn đoán. III. Giang mai thời kỳ ba. Giang mai thời kỳ ba có ái tính đặc biệt đối với tổ chức liên kết lỏng lẻo dưới niêm mạc và cơ. Nó gây ra những bệnh tích sâu, có tính chất hủy hoại nhiều. Các triệu chứng xuất hiện vài năm sau khi mắc bệnh. Chỉ trong trường hợp bệnh thật nặng chúng ta mới thấy các triệu chứng thời kỳ ba nối liền với những biến chứng của thời kỳ hai. Trái lại người ta cũng có thể gặp những tai biến thời kỳ ba rất muộn, có thể 10 năm, 20 năm sau. Bệnh tích chủ yếu là hoại tử, phá hủy và sẹo biến dạng. Tuy bệnh tích rất nặng nhưng bệnh nhân ít khi kêu đau, đó cũng là một đặc điểm của bệnh. 1. Lâm sàng. Giang mai họng thời kỳ ba có ba thể: gôm khu trú, u giang mai tỏa lan, loét vằn vèo. a. Gôm khu trú: Gôm biến diễn có ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành: thoạt tiên xuất hiện một khối u (thí dụ ở màn hầu) to bằng đầu ngón tay cái, cứng, đỏ nhưng không phù nề, không đau. Bệnh nhân chỉ có cảm giác vướng nhẹ ở họng. Giai đoạn nhuyễn hóa: sau một thời gian ngắn khối u trở nên mềm và căng mọng. Tổ chức ở trong biến thành chất lỏng. Giai đoạn loét: ở giữa khối u, niêm mạc trở nên mỏng và vàng. Sau cùng chỗ đó bò thủng và nước keo vàng chảy ra. Lỗ thủng ngày càng rộng và biến thành một cái hố sâu, bờ đứng thẳng giống như miệng núi lửa, đáy đầy chất hoại tử màu xám tro. Không có hạch. Nếu được điều trò bệnh có thể khỏi. Nếu kbông được điều trò vết loét ăn sâu vào các lớp dưới như cơ, sụn xương và làm cho tổ chức bò hoại tử, hơi thở của bệnh nhân hôi thối. Trong vết loét không hề tìm được vi trùng giang mai, phản ứng B.W dương tính. Hạch có thể sưng nhưng đó là do nhiễm trùng thứ phát. Sau khi các tổ chức hoại tử được đào thải, vết loét bắt đầu lên sẹo. Đây là một vết sẹo xơ dày, màu xà cừ, có tia hình ngôi sao, làm co dúm và hẹp thành họng hoặc tắc đường thông với mũi. Các thể lâm sàng của gôm: - Gôm thành sau họng: bệnh bắt đầu bằng đau họng và nhức đầu kéo dài Người bệnh nói giọng mũi và thở bằng miệng. Khi gôm đã vỡ ra, hơi thở trở nên thối. Nước mũi chảy thường xuyên làm cho cửa mũi bò nẻ. Bệnh nhân nhức đầu rất nhiều nhất là ở vùng chẩm (thương tổn nền sọ). Quá trình hoại tử có thể lan đến đốt sống cổ làm cho cổ bò vẹo không cử động được. Toàn thể trạng suy sụp. Bệnh nhân sẽ chết vì viêm màng não hoặc vì loét động mạch cảnh trong. Nếu bệnh nhân không chết thì cũng mang sẹo suốt đời. Sẹo làm tắc vòm mũi họng, tắc vòi ơstasi. Tai có thể bò viêm và điếc. - Gôm ở khẩu cái mền và màn hầu: Gôm thường ở đường trung vò, giữa hàm ếch và màn hầu. Màn hầu trở nên cứng, dày, đỏ, kém di động. Lưỡi gà sưng to. Bệnh nhân nói giọng mũi hở. Vết loét làm thủng màn hầu hoặc hoại tử xương hàm ếch và đưa đến dò mũi họng. Vết loét cũng có thể phá hủy cả màn hầu, lưỡi gà và các trụ. - Gôm aman: ít thấy hơn. Trong suốt thời gian gôm hình thành cho tới khi vỡ, bệnh nhân không đau mấy, nhưng khi thương tổn loét bắt đầu lan đến trụ thì đau nhiều và nhức nhối lên đến tai. Nếu không được điều trò gôm sẽ ăn mất cả amydan và trụ, sau đó sẽ để lại sẹo co dúm làm hẹp họng mũi, tắc vòi ơstasi. b. U giang mai tỏa lan: Đây là thể bệnh u thường gặp Bệnh tích thâm nhiễm và lan dần ra khắp họng, làm niêm mạc dày và đỏ, ở một số vò trí xuất hiện những vết loét giống như vết loét của thể khu trú nhưng nhỏ hơn. Các vết loét ở lứa tuổi khác nhau, bên cạnh vết loét mới chớm nở có những vết đã thành sẹo trắng. Chúng ta có thể thấy những bệnh tích tương tự ở lưỡi, ở mũi Thể này cũng đưa đến sẹo hẹp và dính niêm mạc như dính màn hầu vào thành sau họng, dính các trụ, dính thanh thiệt vào nẹp phễu thanh thiệt c. Thể loét vằn vèo (forme serpigineuse): Thể này rất nặng nhưng hiếm có, chỉ gặp trong giang mai nặng và trong các tai biến xuất hiện sớm ngay sau thời kỳ hai. Niêm mạc bò thâm nhiễm nông, những vết loét màu xám, hình đa vòng, lan ra rất nhanh. Mỗi ngày một rộng thêm. Bắt đầu từ bờ của màn hầu, bệnh phá hủy cả màn hầu và lưỡi gà trong vòng mấy ngày. Nói chung trong các thể lâm sàng của gôm giang mai, chúng ta đều không thấy hạch cổ sưng, trừ trường hợp bò bội nhiễm thứ phát. 2. Chẩn đoán. Tùy theo giai đoạn của gôm mà chẩn đoán phân loại có khác nhau. Lúc gôm còn cứng, chẩn đoán không khó lắm. Khối gôm có vẻ viêm nhưng lại không đau. Không có hạch làm cho chúng ta nghó ngay đến gôm và loại ra những bệnh như : - Viêm tấy chung quanh amydan: trong đó có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính. - Saccôm amydan: hai amydan to nhưng mềm, không bò thâm nhiễm, có nhiều hạch. - Apxe thành sau họng: bệnh nhân khó nuốt, khó thở và có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính. Khi gôm đã vỡ và loét thì chẩn đoán có khá hơn. Chúng ta sẽ dựa vào những đặc điểm như: vết loét hình miệng núi lửa, thành đứng thẳng, phản ứng B.W hoặc VDRL (Veneral Disease Besearch Laboratory) dương tính, phản ứng Nensơn (nelson) dương tính. Chúng ta sẽ loại ra những bệnh sau đây: - Luput: vết loét của luput rộng nhưng nông. Chung quanh vết loét có những hòn luput nhỏ bằng hạt kê và những sẹo trắng chen lẫn. Thường bệnh nhân có cả luput ở mặt, ở mũi. Đôi khi cũng rất khó mà phân biệt được luput với giang mai cũ đã được điều trò một cách lưng chừng, phòng xét nghiệm cũng không trả lời dứt khoát được (B.W… sinh thiết). Trong trường hợp này phải điều trò thử một cách tích cực như là giang mai. Sau đó nếu bệnh chưa khỏi hẳn chúng ta sẽ điều trò bằng thuốc chống luput. Người ta gọi những trường hợp này là lai căng lao - giang mai. - Loét lao: lao họng biến diễn trên một bệnh nhân đang bò lao phổi. Vết loét nông, bờ bóng, niêm mạc nhợt nhạt, họng nhiều nước bọt. Đôi khi có cả loét thanh quản. Tìm vi trùng Koch và làm sinh thiết sẽ cho chúng ta biết chắc chắn rằng có lao. - Ung thư êpithêliôma: vết loét sùi nhiều, đau, dễ chảy máu, nằm trên một vùng thâm nhiễm rộng và cứng. Hạch ở cổ xuất hiện sớm. Hạch lúc đầu nhỏ, cứng và di động. Trước một vết loét amydan chúng ta phải làm sinh thiết. Trong đại đa số trường hợp phòng xét nghiệm sẽ trả lời là ung thư. Nhưng trong một số ít trường hợp, câu trả lời cũng không rõ ràng lắm vì có thể là chúng ta làm sinh thiết chưa đúng chỗ hoặc có sự lai căng giữa ung thư và giang mai. Trong trường hợp này chúng ta phải làm tái hoạt bệnh (tiêm 1cg xyanua thủy ngân vào mạch trong ba ngày) rồi thử phản ứng huyết thanh để kiểm tra. IV. Giang mai họng thời kỳ bốn. Đây là những tai biến xuất hiện rất muộn. Vài chục năm sau loét săng và khó điều trò khi đã hình thành rồi. Chúng tôi muốn nói đến bạch sản và bệnh loét khoét họng. 1. Bạch sản. Bạch sản là sự sừng hóa lớp ngoài của biểu mô niêm mạc, những mảng bạch sản thường dày cộm, màu trắng trong hoặc trắng đục xà cừ. Người ta thấy bạch sản ở trụ trước, ở màn hầu. Bạch sản họng có thể đi đôi với bạch sản ở niêm mạc má hay ở mép môi, ở lưỡi. Bạch sản là một trạng thái tiền ung thư, nghóa là nó có khả năng biến thành ung thư. Điều trò bệnh này thuộc về phạm vi khoa ung thư (bằng Radium) 2. Bệnh loét khoét. Bệnh bắt đầu loét ở bên cạnh cổ răng hàm trên. Vết loét ăn sâu vào xương và làm răng rụng. Xương ở gờ lợi bò hoại tử, rơi từng mảnh con. Nếu loét khoét tác hại ở vùng răng hàm trên nó sẽ làm thủng xoang hàm. Đặc điểm của vết loét là bao giờ nó cũng ở bên cạnh, sát với ổ răng và niêm mạc chung quanh mất cảm giác. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn dinh dưỡng gây ra bởi bệnh Tabet. V. Giang mai bẩm sinh ở họng. Giang mai bẩm sinh mà trước kia người ta hay gọi là giang mai di truyền có hai thể: thể sớm và thể muộn. 1. Thể sớm. Thể sớm thường thấy ở trẻ sơ sinh hoặc trong hai năm đầu của hài nhi. Các hiện tượng bệnh lý giống như những triệu chứng ở thời kỳ hai của giang mai mắc phải. Bệnh tích thường khu trú ở vòm mũi - họng và gây ra viêm mũi tiết nhầy - mủ rất nặng. Niêm mạc đầy ban giang mai hoặc bò loét hoặc có giả mạc trắng. Hai hố mũi bò tắc. Hai cửa mũi bò sưng và sước. Bệnh kéo dài từ sáu tuần đến vài tháng. Trong thể nhẹ không có hiện tượng loét nhưng các tổ chức lymphô ở họng quá phát, có thể là V .A. Nếu chúng ta chỉ nạo sùi vòm một cách đơn thuần cho những em bé này thì chắc chắn sẽ gây ra những sẹo chằng chòt, có tác hại không nhỏ. Chẩn đoán dựa vào những bệnh tích ngoài da (pemphigut, mảng niêm mạc, ban giang mai ) mà trong đó chúng ta có thể phát hiện ra vi trùng Treponelna pallidum. Ngoài ra ở các phủ tạng cũng có những triệu chứng làm cho chúng ta nghi ngờ: gan to, lách to, tinh hoàn to Bề ngoài của hài nhi cũng không bình thường: mặt già cỗi, da nhăn, tónh mạch ở da đầu giãn, toàn thể trạng suy dinh dưỡng Phản ứng B.W,VDRL của con thường dương tính. Phản ứng B.W,VDRL của mẹ luôn luôn dương tính. 2. Thể muộn. Trong thể muộn, các hiện tượng bệnh lý có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, suốt trong một thời gian dài từ hai ba tuổi đến ngoài 20 tuổi. Giang mai họng bẩm sinh gây ra những bệnh tích giống như giang mai thời kỳ ba: gôm với những hậu quả như là dính niêm mạc, sẹo hẹp, lỗ dò mũi miệng Những gôm họng thường đi đôi với bệnh tích ở mũi: vách ngăn bò hoại tử, tháp mũi bò sụp (mũi hình ống nhòm). Chính trong thể giang mai này chúng ta hay gặp tam chứng Hutch. Nson gồm có: viêm giác mạc kẽ, điếc và dò dạng răng. Phản ứng B.W trong giai đoạn này thường âm tính và cần phải tái hoạt nó. Sinh thiết vết loét họng không có khả năng phát hiện giang mai một cách chắc chắn. Chẩn đoán phải dựa vào lâm sàng. Trong trường hợp còn lúng túng nên dùng nghiệm pháp điều trò thử. VI. Điều trò giang mai họng. Các phương pháp điều trò giang mai sẽ được áp dung một cách triệt để cho giang mai họng. Hiện nay tác dụng của kháng sinh đối với giang mai không còn chối cãi được nữa và nhờ nó tác hại của giang mai giảm đi nhiều. Tùy theo thời kỳ của bệnh công thức điều trò có thay đổi. 1. Thời kỳ một và thời kỳ hai. Giai đoạn này ở trong vòng sáu tháng sau khi mắc bệnh. Thuốc chủ yếu lúc này là kháng sinh dùng để tấn công và bismut dạng uống dùng để củng cố Nếu bệnh tái phát (Nelson dương tính) phải dùng ngay kháng sinh trở lại. Nếu có phản ứng Heixherner nên cho uống kháng histamin tổng hợp hoặc coctanxin (Cortancyl). Điều trò cục bộ: súc miệng bằng thuốc iôt: Iôt : 1g Iôđ ua kahum: 2g G lyxêrin: 20g Nước cất : 180g 2. Thời kỳ ba. Sử dụng kháng sinh phổ rộng. Có thể sử dụng thêm cho bệnh nhân uống iôdua kalium ngày 4g trong 20 ngày (nếu có bệnh tích thanh quản thì không nên uống I.K). Nếu có xương mục thì phải gắp ra. Bôi glyxerin iôdê vào vết loét họng. Đối với sẹo hẹp phải dùng bugi nong hoặc dùng phẫu thuật chỉnh hình. 3. Giang mai bẩm sinh. Đối với giang mai bẩm sinh của hài nhi cần phải giải quyết ngạt mũi bằng cách hút tiết nhầy mủ và nhỏ dầu ơcalyptol 4% vào mũi. Tiêm pênixilin liều lượng cao và kéo dài cho những trường hợp cấp tính. Trái lại đối với những trường hợp âm ỉ nên dùng dung dòch Van Svietăng (Liqueur Van Swieten - uống XII giọt cho 11kg cơ thể) hoặc lactat thủy ngân (hài nhi XV giọt) hoặc thoa onguent napolitain (pômat thủy ngân) mỗi ngày 0,50g trong 10 ngày liền. Đối với trẻ em lớn có thể cho uống Sirô Gibe (tức là sirô biiodua thủy ngân, 2 thìa cafê). Giang mai bẩm sinh muộn sẽ được điều trò như giang mai thời kỳ ba. 4. Phòng bệnh. Giang mai thời kỳ hai rất dễ truyền nhiễm. Tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng chung cốc chén, bát đũa với người khỏe mạnh. Bệnh nhân cũng phải tránh những sự kích thích cục bộ như uống rượu, ăn cay, hút thuốc lá Trong khi tiêm thủy ngân hoặc bismut phải súc miệng, đánh răng ngày ba lần. . Bài 26: GIANG MAI HỌNG (Treponema pallidum) Bệnh giang mai hiện nay phổ biến ở nước ta, cụ thể là ở vùng đồng bằng. Chúng ta có thể thấy bệnh tích họng của giang mai ở bất kỳ thời. pháp điều trò giang mai sẽ được áp dung một cách triệt để cho giang mai họng. Hiện nay tác dụng của kháng sinh đối với giang mai không còn chối cãi được nữa và nhờ nó tác hại của giang mai giảm đi. thư. - Giang mai thời kỳ ba: gồm giang mai thâm nhiễm thành khối cứng, về sau gôm loét ra, chảy nước keo vàng, B. W, VDRL dương tính, không có hạch. II. Giang mai thờøi kỳ hai. Giang mai thời