bài 21 chuyên đề thanh học

26 225 0
bài 21 chuyên đề thanh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 21: THANH HỌC I. Đại cương về thanh học. Thanh học (phoniâtrie) là một chuyên khoa trong TMH, chuyên nghiên cứu, điều trò và dự phòng các bệnh về giọng, ngôn ngữ và các tật về thính giác. Luận điểm về đối tượng của chuyên khoa được xây dựng trên quan điểm phức hợp của toàn bộ quá trình giao tiếp, trong đó thính giác, giọng và ngôn ngữ là những thành phần cơ sở không chia cắt được. Phức hợp chức năng hợp nhất này phục vụ cho sự trao đổi giữa người và người, nhờ đó cho thấy tầm quan trọng xã hội của các rối loạn về giọng, ngôn ngữ và thính giác. Những rối loạn này gây trở ngại trong quan hệ giữa bệnh nhân đối với mọi người xung quanh và giới hạn tác động của họ về mặt lao động và xã hội. Cụ thể, bác só thanh học có những đối tượng chính sau: 1. Các rối loạn về giọng. Bao gồm khàn tiếng, mất tiếng người lớn và trẻ em, chủ yếu do nguyên nhân rối loạn về cơ chế phát âm (ví dụ: các rối loạn về vỡ tiếng kéo dài), về thần kinh vận động của giọng (ví dụ: các khàn tiếng tăng động), về dùng giọng quá sức (ví dụ: chùng dây thanh, (hột) hạt dây thanh), do nghề nghiệp (ví dụ: các rối loạn về giọng hát của ca só). 2. Các rối loạn về ngôn ngữ. Bao gồm các vấn đề chậm ngôn ngữ ở trẻ, mất ngôn ngữ (aphasia), câm, ngọng, lắp, lòu, các rối loạn về ngôn ngữ trong tật xẻ hàm ếch. 3. Các tật về thính giác. Bao gồm công tác giáo huấn điếc câm và săn sóc đối với trẻ nghễnh ngãng. Các phương pháp khám chuyên khoa sử dụng trong thanh học gồm: - Soi hoạt nghiệm thanh quản (laryngo stroboscopie) là phương pháp soi thanh quản gián tiếp dưới ánh sáng hoạt nghiệm dùng các chớp sáng có tần số sắp xếp thế nào cho xấp xỉ gần nhất với tần số rung của các dây thanh. Nhờ sự giao thoa của hai tần số rung mà có thể thấy dây thanh rung chậm lại và do đó cho phép ta có thể phân tích được một cách hoàn hảo bằng các cơ chế của giọng. Tầm quan trọng của phương pháp soi hoạt nghiệm thanh quản là giúp chẩn đoán các rối loạn về giọng hát và xác đònh được sớm, ở giai đoạn khởi đầu các ung thư dây thanh. - Ghi phế động ký (pneumographie) là cách ghi các cử động thở. Phương pháp này có giá trò chẩn đoán các rối loạn chức năng của giọng, ngôn ngữ và phát hiện khách quan các phản xạ nghe ở trẻ sơ sinh. - Ngoài ra, chuyên khoa còn sử dụng các phương pháp phân tích điện âm họcï (analyses électro - acoustiques) và hàng loạt các phương pháp dùng trong ngữ âm học thực nghiệm (phonétique expérimentale). - Chuyên khoa còn sử dụng các phương pháp điều trò phục hồi (réhabilitation) để cải thiện các chức năng đã bò tổn thất như huấn luyện thính giác, điều trò luyện tập và uốn sửa các rối loạn về giọng và ngôn ngữ, huấn luyện giọng thực quản thay thế cho những bệnh nhân đã bò cắt bỏ thanh quản. II. Vấn đề điếc câm và săn sóc trẻ nghễnh ngãng. Nếu điếc hoặc nghễnh ngãng nặng xảy ra vào thời kỳ trẻ đang phát triển ngôn ngữ thì những mối liên hệ nghe - phát âm cần thiết cho việc trẻ học nói (trẻ phải nghe được rồi mới bắt chước phát âm) sẽ không phát triển được. Loại câm do ảnh hưởng của điếc này gọi là điếc câm. Tuy nhiên điếc câm không chỉ phát sinh do các điếc bẩm sinh mà còn có thể phát sinh do các điếc về sau mắc phải vào thời kỳ ngôn ngữ chưa hoàn thành hoặc đôi khi cả sau khi ngôn ngữ đã hoàn thành và phát triển (giữa 4 và 6 tuổi). Nguyên nhân làm mất ngôn ngữ trong trường hợp này là sự mất dần các mối liên hệ về lời nói chưa được cố đònh đủ mức. Nếu khi bò điếc, trẻ đã biết đọc và biết viết, thì ngôn ngữ sẽ không bò mất và điếc sẽ không kèm theo câm vì trẻ đã có khả năng xây dựng một mối quan hệ phức tạp trong lónh vực hệ thống tín hiệu thứ hai. 1. Phân loại điếc câm. Điếc xảy ra ở trẻ em có thể do nguyên nhân (gia) di truyền hoặc mắc phải, vì vậy điếc câm cũng có thể chia ra là điếc câm (gia) di truyền và điếc câm mắc phải. a. Điếc câm (gia) di truyền. Có khi nhiều người trong một gia đình cùng bò điếc câm, có khi cả dòng họ có người điếc câm. Điếc câm (gia) di truyền biểu hiện dưới hai hình thái lâm sàng và giải phẫu bệnh học khác nhau, hình thái điếc câm tân phát (sporadique) và hình thái điếc (gia) di truyền tiệm tiến kiểu tai trong. - Điếc câm (lân) tân phát: thường gặp ở các vùng (rẻo cao) cao nguyên. Về phương diện giải phẫu bệnh có các tổn thương thoái hóa ở (phức) mê đạo màng của tai trong, ở các cơ quan Corti, ở dây thần kinh thính giác và các nhân của dây thần kinh (mang tên là thể loại Scheibe). Đôi khi điếc câm tân phát còn kết hợp với các rối loạn về phát triển khác như viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentus), nhi tính (infantilismus), thiểu năng tuyến sinh dục (hypogenitalismus), v.v… - Điếc (gia) di truyền tiệm tiến kiểu tai trong thường gặp trong những gia đình có nhiều người điếc kiểu tai trong với những mức độ khác nhau. Nếu điếc xuất hiện khi trẻ đẻ ra thì sẽ trở thành điếc câm nhưng trong các gia đình này, điếc cũng có thể xuất hiện chậm, thậm chí có khi về già mới bò. Về phương diện giải phẫu bệnh, tổn thượng chủ yếu liên quan đến phần vỏ xương của ốc tai mà số vòng xoắn giảm xuống chỉ còn 2 hoặc ít hơn 2 mang tên là thể loại moudini, ốc tai (mang) màng (modiolus) thường không phát triển. Hai vònh của ốc tai (scalae) không phân hóa riêng biệt mà nhập chung (scalae communis) hoặc còn có thể có các dò dạng khác của tai trong như ống ốc tai (ductus cochlea), túi nhỏ tức cầu nang (sacculus) hay ống nội dòch (ductus endolymphaticus) phát triển qua rộng v.v Tổn thương thường xảy ra cả hai bên tai trong còn tai giữa thường nguyên vẹn. Bộ máy tiền đình của tai trong không bò tổn thương và tính chòu kích thích vẫn được duy trì. b. Điếc câm mắc phải. Có thể xảy ra trong thời kỳ thai nhi, trong khi đẻ hoặc trong thời kì (hài ấu nhi) sơ sinh. Điếc câm xảy ra trong thời kỳ thai nhi còn gọi là điếc câm bẩm sinh. Điếc này do nhiều nguyên nhân khác nhau tác hại đến tai trong của thai nhi trong giai đoạn đầu mới phát triển. Loại điếc này còn có thể do một bệnh virut xảy ra ở người mẹ trong 3 tháng đầu có thai (cúm), mẹ bò giang mai hoặc dùng thuốc hại cho thai (quinin, salixylat, acsenic, v.v ). Điếc câm xảy ra trong khi đẻ do tổn thương của bộ máy thính giác thường xảy ra trong trường hợp đẻ khó, hậu quả của xuất huyết tai trong hoặc của bệnh tăng hồng cầu non (erythroblastose). Điếc câm xảy ra trong thời kì (hài ấu nhi) sơ sinh có nguyên nhân hoặc do viêm não màng năo (viêm lan toả từ màng não đến tai trong ), viêm tai (viêm lan tỏa từ tai giữa sang tai trong), độc tố của vi khuẩn ảnh hưởng đến tai trong, các nhiễm độc ảnh hưởng đến tai trong hoặc đến dây thần kinh thính giác (độc tố vi khuẩn trong một số bệnh toàn thân và nhất là các kháng sinh độc đối với tai như streptomyxin, kanamyxin, v.v ). Trong các trường hợp điếc câm mắc phải, thính lực đồ phần còn lại không hoàn toàn đối xứng hai bên, bộ máy tiền đình thường bò hỏng. 2. Triệu chứng. Các triệu chứng chính của điếc câm và nghễnh ngãng nặng là rối loạn về thính giác, mất thính giác hay rối loạn về ngôn ngữ. Khám một cách có hệ thống các trẻ điếc câm, thường nghiệm thấy chỉ có 1/3 là hoàn toàn điếc, 1/3 còn (lại) một phần nào thính giác đối với tiếng (ầm) ồn và tiếng động, 1/3 còn một phần thính giác đối với các âm trầm biểu hiện khi học tập ngôn ngữ thông qua đường thính giác. Tuy nhiên, với phần còn lại của thính giác chỉ tới 500Hz thì không đủ để phân biệt các âm thanh của ngôn ngữ, muốn phân biệt được, thính giác cần phải được bảo toàn trong phạm vi ba bát độ từ C.2 - C.5 (500-4.000Hz). Trong điếc câm (gia) di truyền, phần thính giác còn lại ở hai bên tai thường bằng nhau và đối xứng (đònh luật đối xứng của Laugenbeck ) và phản ứng tiền đình vẫn được bảo tồn. Trong điếc câm mắc phải, sự mất mát về thính giác thường không đối xứng và các rối loạn về tiền đình cũng vậy. Phần còn lại cuả thính giác rất quan trọng trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ điếc câm và trẻ nghễnh ngãng nặng. Các điếc nặng bao giờ cũng là các điếc tiếp nhận có tổn thương ở tai trong hoặc dây thần kinh thính giác và gây không nghe được chủ yếu đối với các dải tần số cao. Như vậy thính lực vẫn còn được bảo tồn trong một phạm vi nào đó và trẻ nghễnh ngãng nặng hay cả điếc câm vẫn còn nghe được các âm trầm như tiếng gõ, tiếng ầm ó của máy bay…. Hiện tượng này làm cho bố mẹ trẻ trong một thời gian dài vẫn lầm tưởng là con mình vẫn còn nghe được. Đối với trẻ điếc, ngôn ngữ không thể tự phát vì trẻ không biết bắt chước ngôn ngữ của những người xung quanh. Muốn những trẻ này có được ngôn ngữ, phải dạy chúng bằng những phương pháp đặc biệt trong các trường dành cho trẻ câm điếc. Ngôn ngữ của trẻ điếc câm thường bi méo mó về phương diện cấu âm, đặc biệt với các phụ âm và các nhóm phụ âm do đó toàn bộ các từ và câu nói cũng bò kéo dài. Vì điếc, nên trẻ không giám sát được bằng tai nghe cấu trúc ngôn ngữ của bản thân do đó đi đến bò rối loạn toàn bộ các yếu tố nhạc tính của ngôn ngữ, giai điệu của ngôn ngữ trở thành không tự nhiên, cường độ của giọng quá mức và nhòp điệu của ngôn ngữ bò chậm lại. Ngôn ngữ của trẻ điếc vì thế rất khó nghe. Ngôn ngữ của trẻ nghễnh ngãng nặng cũng tương tự như vậy vì những trẻ này cũng không tiếp nhận được các tần số cao của lời nói. Từ đây có thể nêu lên một nguyên tắc: Ngôn ngữ của trẻ nghễnh ngãng càng xấu về mặt âm thanh nếu mất mát về mặt thính giác đi từ khu vực các tần số trầm tới các khu vực các tần số thấp hơn. 3. Chẩn đoán điếc. Điếc chia ra làm 3 nhóm: a. Điếc dẫn truyền. Loại điếc này do sóng âm dẫn truyền từ tai giữa đến cửa sổ bầu dục bò trở ngại, mất mát về thính lực với các âm trầm nhiều hơn so với các âm cao, sự dẫn truyền bằng đường xương vẫn được bảo tồn. Điều trò các điếc này thường có nhiều kết quả. b. Điếc tiếp nhận. Loại điếc này do các tổn thương thoái hóa hoặc nhiễm độc của ốc tai hoặc của dây thần kinh thính giác và các nhân tố của nó. Đặc điểm của loại điếc này là nghe kém chủ yếu đi với các âm cao và đường dẫn truyền xương cũng bò mất mát. c. Điếc trung ương. Loại điếc này rất hiếm và phát sinh do các tổn thương vỏ não. Thính lực trong loại điếc này có thể gần như bình thường nhưng mất khả năng phân biệt ý nghóa tín hiệu của lời nói. Điếc trung ương thường có biến chứng kèm theo với các rối loạn mất ngôn ngữ (aphasia). Chẩn đoán điếc ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới hai tuổi thường khó có thể khám bằng các phản xạ không điều kiện đối với các âm thanh khác nhau, dùng các âm thanh có cường độ lớn như tiếng trống, thanh la, tù và, v.v Phản ứng của trẻ nếu nghe được là giãn to hay thu hẹp đồng tử, chớp mắt đột ngột, nín thở đột ngột, dừng khóc hoặc có phản xạ tìm tòi đònh hướng như đưa mắt hoặc quay đầu về phía nguồn âm, hoặc có phản ứng cử động toàn thân như giật mình. Cũng có thể sử dụng các phản xạ có điều kiện như tạo mối liên hệ cho ăn đồng thời với một âm thanh để về sau trẻ biểu thò phản ứng khi nghe âm thanh đó. Khám thính giác ở trẻ nhỏ rất công phu và đa số trường hợp chỉ tiến hành được sau khi cho trẻ vào nằm điều trò trong phòng bệnh một thời gian. Đặc biệt khó khăn là các trường hợp trẻ điếc lại có kèm theo trì độn về trí tuệ. Trong chẩn đoán, cần phân biệt chính xác các trẻ điếc hoàn toàn với các trẻ còn lại một phần thính giác và các trẻ nghễnh ngãng. Trẻ điếc hoàn toàn là những trẻ không học nói được một cách tự phát cho đến tuổi đi học, sau khi đến trường (dành cho trẻ điếc câm) ngôn ngữ phải hình thành một cách nhân tạo bằng các phương pháp giáo huấn đặc biệt nhờ luyện tập thò giác và xúc giác. Trẻ nghễnh ngãng tự học nói được nhờ tai còn nghe tiếp nhận được ngôn ngữ mặc dầu không đầy đủ, việc giáo huấn chủ yếu vẫn sử dụng đường thính giác với các trẻ này. 4. Giáo huấn trẻ điếc câm. Cần phải có các trường riêng để dạy cho các trẻ điếc câm vì giáo huấn các trẻ này đòi hỏi nhều trang thiết bò, những phương pháp sư phạm chuyên khoa và giáo trình riêng mớí có kết quả. Trẻ điếc câm từ 4 tuổi đã phải bắt đầu đến học ở trường mẫu giáo riêng (thật ra muốn có kết quả tốt nhất, trẻ điếc câm cần phải được săn sóc ngay từ lúc 18 tháng, nghóa là thời kỳ một trẻ bình thường bắt đầu học nói). Việc dạy ngôn ngữ ở đây tiến hành bằng cách sử dụng thò giác, xúc giác và phần thính giác còn lại. Trẻ tập đọc môi, liên hệ các cử động của bộ máy phát âm với hình ảnh hiện vật hoặc người và tập bắt chước theo các cử động của các âm nhìn thấy, đồng thời sử dụng cả các cảm giác sờ. Làm cho trẻ tiếp nhận các rung thanh bằng cách đặt tay trẻ lên trên cổ và dạy cho trẻ nhận thức cảm giác rung trong khi phát các âm tắc, xát và rung, v v , trẻ sẽ hiểu rằng mỗi người ở xung quanh nó đều có một tên riêng và khi gọi lên cái tên đó thì có thể trò chuyện với họ. Chúng ta lợi dụng cả phần còn lại rất nhỏ của thính giác để nói trực tiếp (ghé sát tai trẻ hoặc sử dụng ống nghe Tillot có chụp nghe áp vào tai). Nên cho trẻ còn một phần thính giác đeo máy trợ thính transitor ngay khi lên 2 tuổi, trẻ sẽ có điều kiện tập dần nhận thức thế giới âm thanh bên ngoài và nếu như trẻ không phân biệt được các âm thanh của ngôn ngữ thì ít nhất cũng có thể ý thức được phần nào về giai điệu, nhòp điệu của ngôn ngữ, nhờ đó mà trẻ tập nói sẽ dễ dàng hơn. Dạy đọc môi kết hợp với dạy chữ cái bằng ngón tay sẽ thuận lợi hơn nhiều. So với chỉ dạy đọc môi đơn thuần, dạy chữ cái bằng ngón tay kết hợp sẽ giúp cho việc tiếp nhận ngôn ngữ bằng mắt thêm chính xác. Ở các trường và viện dạy điếc câm ngày nay, người ta đều dùng phương pháp dạy nói cho học sinh, nghóa là phương pháp dạy cấu âm. Trước kia dùng phương pháp dạy ngôn ngữ bằng cử chỉ thì mỗi một khái niệm hay từ ngữ đều có một dấu hiệu bằng cử động quy ước nhất đònh, ngày nay phương pháp này không còn sử dụng nữa. Cũng trước kia, trong tập phát âm, trẻ điếc câm phải học từng âm hoặc chắp vần rồi sau đó mới xếp thành từ ngữ (tức là phương pháp phân tích). Ngày nay người ta dùng phương pháp tổng thể là chủ yếu, ngay từ buổi đầu học phát âm, trẻ điếc câm đă tập phát nguyên vẹn cả từ ngữ hoặc câu văn đơn giản, tương tự như cách dạy cho các trẻ nghe được. Nhờ cách viết và tập đọc, học tập ngôn ngữ và cấu trúc của ngôn ngữ sẽ được phát triển và kiện toàn. Đối với các trẻ còn một phần thính giác nên sắp xếp vào những lớp riêng hay trường riêng, trong đó ngoài cách dạy đọc môi còn sử dụng các máy khuếch đại điện âm (học) cá nhân hoặc tập thể. Dự phòng điếc câm là một vấn đề vệ sinh phòng dòch, phụ thuộc vào công tác dự phòng và điều trò tốt nhiều bệnh của bộ máy thính giác và bệnh toàn thân, đặc biệt là các nhiễm khuẩn cấp xảy ra ngay từ thời kỳ hài nhi. Việc sử dụng đúng mức các thuốc kháng sinh và tăng cường công tác vệ sinh sẽ làm giảm số lượng các trường hợp điếc mắc phải. 5. Săn sóc đối với trẻ nghễnh ngãng. Nghễnh ngãng là một tật của thính giác gây khó khăn cho việc hiểu ngôn ngữ và cản trở sự tiếp nhận các âm thanh từ thế giới bên ngoài. Nếu nghễnh ngãng xảy ra từ bé, sẽ gây ra chậm ngôn ngữ và phát âm ngọng. Nghễnh ngãng càng lớn ngôn ngữ càng bò chậm, chất lượng càng xấu. Trẻ nghễnh ngãng mức độ nhẹ nghe được tiếng trò chuyện ở khoảng cách dưới lm-0.2m. Trẻ nghễnh ngãng mức độ trung bình chỉ nghe được tiếng trò chuyện ở khoảng cách từ 4m - lm. Trẻ nghễnh ngãng mức độ nhẹ nghe được tiếng trò chuyện cách xa khoảng 4m. Tỷ lệ số người nghễnh ngãng theo các thống kê trên thế giới chiếm khoảng 2 - 3%, còn số người điếc câm chiếm khoảng1% dân số. Nghễnh ngãng do điếc dẫn truyền thường không làm ảnh hưởng cả số lượng và chất lượng của ngôn ngữ do các tần số cao của âm thanh ngôn ngữ không tiếp thu được hoặc tiếp thu một cách khó khăn, làm cho ngôn ngữ nghe bò méo mó và sự phát triển của ngôn ngữ bò chậm. Cần phát hiện sớm các trẻ nghễnh ngãng để có thể kòp thời điều trò phục hồi và sắp xếp cho trẻ vào học các lớp hoặc trường dành cho trẻ nghễnh ngãng. Trong các lớp và trường này, giáo viên nói qua micrô và học sinh nghe qua máy khuếch đại tập thể hoặc máy trợ thính cá nhân kết hợp với đọc môi. Chương trình học cũng giống chương trình học ở trường phổ thông cho trẻ bình thường. Công tác phát hiện các tật thính giác nghễnh ngãng, điếc còn một phần thính giác, điếc câm cần phải tiến hành sớm, từ tuổi hài nhi (dưới 6 tháng) nhờ sự phối hợp giữa bác só Nhi khoa và TMH (thanh học). Điều trò phục hồi các tật thính giác ở người lớn và trẻ em tiến hành bằng cách cho đeo máy trợ thính cá nhân kết hợp với dạy cho đọc môi. Máy trợ thính cần phải đủ sức khuếch đại, phải phát ra tốt các âm thanh của ngôn ngữ, không được có tạp âm và phải có bộ lọc thích hợp với tai của người bệnh. Kết quả tốt nhất dùng máy trợ thính là điếc dẫn truyền. Đối với các điếc tiếp nhận, dùng máy thường ít kết quả hơn do mất mát với các tần số cao lớn hơn, làm cho khuếch đại của máy dù lớn cũng không bù trừ nổi hoặc nếu bù trừ được, trẻ vẫn không thể nghe hiểu được lời nói, và càng khuếch đại to lên thì mức độ nghe hiểu lại càng kém đi. Mọi người nghễnh ngãng đều phải tập luyện nghe bằng máy trợ thính và nhờ đó mà kiến thiết lại được các mô hình thính giác của họ. Để chuẩn bò cho người nghễnh ngãng luyện tập nghe được bằng máy trợ thính, các mô hình thính giác được biến đổi để bệnh nhân có thể hiểu được các mô hình này, nếu có một thời gian ngắn luyện tập thính giác sau khi đã có máy trợ thính. Chỉ nên cấp đơn cho mua máy trợ thính sau khi đo thính lực chính xác. Đối với trẻ cần huấn luyện thính giác, nên cho đeo máy ngay khi lên 2 tuổi, mối liên hệ nghe phát âm sẽ được thức tỉnh bằng con đường thính giác được kích thích. Để cho mối quan hệ đó được thức tỉnh ngay cả đối với trẻ nghễnh ngãng nặng hay chỉ còn một phần nhỏ thính giác, ta cũng nên cho trẻ đeo máy ngay từ khi lên 2 tuổi. Ngày nay, người ta tận dụng cả những phần còn lại của thính giác dù rất nhỏ mà quan điểm xưa kia coi như vô ích vì những trẻ này vẫn còn tiếp nhận được các yếu tố nhạc tính của ngôn ngữ, nhờ đó mà chúng nói sẽ dễ hiểu hơn. III. Các rối loạn về giọng. Các rối loạn về giọng là những rối loạn phát sinh do những biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Dấu hiệu chủ yếu của các rối loạn này là khản tiếng (khản giọng). Khản tiếng có thể do rung thanh mất đều đặn bởi khi các bờ tự do của dây thanh không thẳng hàng, tính đàn hồi của các dây thanh bò biến đổi hoặc khe thanh môn không hoàn toàn được khép kín. Nếu giọng bò mất hoàn toàn thì gọi là mất tiếng. Rối loạn về giọng có hai nguyên nhân: do có tổn thương thực thể ở bộ máy phát âm (rối loạn thực thể của giọng), hoặc do rối chức năng của bộ máy phát âm mà không tổn thương thực thể của thanh quản (rối loạn chức năng của giọng). 1. Các rối loạn thực thể của giọng. Nguyên nhân của rối loạn thực thể của giọng gồm chủ yếu các bệnh của thanh quản như viêm, khối u, chấn thương và các rối loạn về dây thần kinh. người lớn, các căn nguyên thực thể chiếm ưu thế (chủ yếu là các nguyên nhân nhiễm khuẩn) so với các căn nguyên rối loạn chức năng. Ngược lại, ở trẻ thường hay gặp các rối loạn chức năng. a. Các rối loạn về giọng do nội tiết. Cơ quan phát âm và giọng phát triển trong suốt đời người, dưới ảnh hưởng của các tuyến nội tiết, nhất là tuyến sinh dục, tuyến yên và tuyến thượng thận. m sắc và cao độ của giọng phụ thuộc trực tiếp vào các tính chất sinh dục cấp hai do các nội tiết sinh dục hoặc nội tiết của thượng thận mà sự sản sinh và điều hòa là do các nội tiết của tuyến yên. Khi bệnh nhân bò các bệnh tuyến nội tiết, sẽ phát sinh các rối loạn về giọng, thể hiện ra chủ yếu bởi sự biến đổi cao độ và âm sắc của giọng. Tuy nhiên các rối loạn này tương đối hiếm. Rối loạn về giọng có thể gây ra bởi nội tiết tố tăng dưỡng (anabolique) như khi dùng testosteron để chữa ung thư vú (carcinoma) cho phụ nữ, giọng trở thành nam tính hẳn, trầm xuống rất nhiều, cứng và rất khó lên khoảng âm cao. Sự biến đổi về âm sắc của giọng tồn tại lâu dài, có thể uốn sửa được vò trí và sự ổn đònh của giọng bằng luyện tập phục hồi. b. Các rối loạn về vỡ tiếng. Rối loạn này gồm nhóm riêng các rối loạn về giọng thỉnh thoảng phát sinh ở tuổi dậy thì vào thời kỳ vỡ tiếng. Do ảnh hưởng tác động của các nội tiết tố sinh dục mà phát sinh ra một sự biến đổi về giọng ở tuổi dậy thì, chỉ đặc biệt rõ rệt ở con trai (vỡ tiếng). Cơ sở của những rối loạn này là sự phát triển quá nhanh của thanh quản cùng với sự dài ra đột ngột của các thanh đới. Sự biến đổi đột ngột này đưa đến hậu quả là sự khủng hoảng của giọng, trong đó giọng bò trầm xuống (ở con trai) tới một bát độ, giọng trở thành cứng và thường nói hai giọng. Đây không phải là một rối loạn về nội tiết mà do một sự thích nghi không đầy đủ của hệ thần kinh đối với kích thước mới về giải phẫu của thanh quản và chỉ có tính cách nhất thời. [...]... biến đổi ở thanh quản Soi thanh quản trong giai đoạn đầu chỉ quan sát thấy các rối loạn cơ năng, thanh nhiệt và các sụn phễu xiết lại và thanh môn co thắt mạnh Các giai đoạn sau có các biến đổi thực thể do hậu quả của các kích thích cơ giới, thường thấy nhất là dây thanh sưng toàn bộ thành hình thoi, có khi phát sinh ra hạt dây thanh (tổ chức biểu bì nhỏ ở bờ tự do và vò trí chính giữa dây thanh) , giọng... nhiên kết quả không khả quan - Giọng thanh thất: loại này thường hiếm, phát sinh do hoạt động tăng cường quá mức của bộ máy âm do hiệu quả dùng giọng quá sức, đưa đến tiền đình thanh quản co thắt xiết lại, nhất là các băng thanh thất, tiến sát lại vào đà giữa và phát ra một giọng trầm, khàn và thô Soi hoạt nghiệm thanh đới (stroboscope) có thể thấy bờ trong của các băng thanh thất khép lại gần nhau, có... các loại pôlíp, sự kích thích ở các bờ dây thanh đi đến sự quá sản của biểu bì và phát sinh ra cái gọi là hạt thanh đới của các ca só Giọng bò khàn do khe thanh môn không đóng kín được, giọng còn bò pha tạp bởi tiếng hơi thở thoát ra qua khe thanh môn Nếu rối loạn kéo dài lâu năm, các chấn thương do phát âm còn có thể ảnh hưởng đến các phần sâu hơn của dây thanh đặc biệt dây là chằng đàn hồi (ligamentum... số trường hợp chỉ có thể điều trò bằng phẫu thuật còn yếu tố giọng mũi hở thì có thể đề cập giải quyết được bằng điều trò thanh học Nên tiến hành điều trò trước hết bằng điều trò cơ năng vì chỉ đònh phẫu thuật trong các trường hợp này thường phải cân nhắc hết sức thận trọng và luôn có sự cộng tác giữa bác só thanh học và TMH để sau phẫu thuật không gây ra một giọng mũi hở xấu hơn, còn tai hại hơn là... là phải sử dụng giọng ở vò trí cao khi hát hoặc giáo viên khi dạy phải la hét các học sinh làm ồn Thông thường và nguy hiểm nhất trong các cách làm mệt giọng là cách sử dụng giọng sai, biểu hiện bằng co xiết thanh quản quá mức làm căng các cơ phía trong thanh quản và phía ngoài cổ, tăng áp lực thở ra và làm cho xuất thanh của giọng cứng đồng thời các rối loạn rõ rệt về cơ chế hô hấp Ở trẻ con, các... phần sâu hơn của dây thanh đặc biệt dây là chằng đàn hồi (ligamentum elasticum) hoặc cả đến phần cơ cách cơ và đi đến teo cơ Dây thanh bò yếu đi và trong khi phát âm vẫn để tồn tại ở giữa khe thanh môn một khe hở hình thoi Loại liệt cơ thanh đới này có tên là bán liệt cơ thanh đới (paresie un iterni) chính là nguyên nhân của khàn tiếng kéo dài và làm cho giọng rất chóng mệt Điều trò: về cơ bản giống... giữa trẻ điếc câm và trẻ nghễnh ngãng là khả năng học ngôn ngữ tự phát, trẻ điếc câm không học nói được một cách tự nhiên mà đối với chúng, ngôn ngữ phải dạy bằng các phương pháp đặc biệt thông qua thò giác và xúc giác; trẻ nghễnh ngãng học tập được ngôn ngữ, mặc dầu thường không hoàn hảo vẫn bằng con đường thính giác c Không nói do mất nhận thức và âm thanh (agnosie acoustique) Trong một số ít trường... ngọng gồm hai việc là loại trừ nguyên nhân gây ra ngọng và điều trò uốn sửa các âm bò rối loạn Seeman đã đề ra 4 nguyên tắc chính trong chữa ngọng: - Thời gian các bài tập phải ngắn: Dựa vào thực tế là sự tập trung nhiều vào bài tập sẽ làm trẻ chóng mặt, do đó khả năng phân biệt bằng tai nghe âm thanh đúng của âm luyện tập bò giảm sút Vì thế thời gian buổi tập chỉ nên rất (2, 3 phút) nhưng phải luyện... bằng ám thò Trong trường hợp khó thường dùng phương pháp kích thích hạ giọng bằng que bông thanh quản Dùng thuốc an thần và thuốc trấn tónh (ataractiques) để hỗ trợ thêm - Khàn tiếng co thắt đặc trưng bởi một sự cố gắng quá mức về phát âm trong khi cấu tạo giọng Soi thanh quản thấy thanh môn co thắt mạnh và các băng thanh thất tiến sát lại gần nhau, nhìn bên ngoài thấy các cơ cổ co cứng quá mức (lên gân... ra phía sau, thường có khi tới tận thanh quản đến mức được thay thế bằng các sự bật (nổ) của khe thanh môn Các âm gió thường cấu tạo bởi những tiếng rì rào thổi ở mũi (sigmatismus nasalis) Âm thanh của ngôn ngữ rất xấu, ngôn ngữ tự bản thân thường bò méo mó cho tới mức độ không hiểu được - Giọng hàm ếch (palatophonia): Loại này phát triển về sau, khi trẻ tới tuổi đi học Giọng hàm ếch được cấu tạo một . Bài 21: THANH HỌC I. Đại cương về thanh học. Thanh học (phoniâtrie) là một chuyên khoa trong TMH, chuyên nghiên cứu, điều. ngãng. Các phương pháp khám chuyên khoa sử dụng trong thanh học gồm: - Soi hoạt nghiệm thanh quản (laryngo stroboscopie) là phương pháp soi thanh quản gián tiếp dưới ánh sáng hoạt nghiệm dùng các. giọng). Khản tiếng có thể do rung thanh mất đều đặn bởi khi các bờ tự do của dây thanh không thẳng hàng, tính đàn hồi của các dây thanh bò biến đổi hoặc khe thanh môn không hoàn toàn được khép

Ngày đăng: 02/11/2014, 21:02