Điều trị bằng thuốc:

Một phần của tài liệu bài 21 chuyên đề thanh học (Trang 25 - 26)

Nhằm mục đích làm cho người bệnh trở nên bình tĩnh và đôi khi cần phải gây hưng phấn cho người bệnh trong trường hợp trầm uất nặng. Với phương pháp này, ta có thể cho bệnh nhân uống các thuốc an thần như các thuốc có barbituric, có valériane, có brôm, và gần đây đặc biệt hay dùng các thuốc trấn tĩnh (ataractiques) như chlorpromazin, chlorprotixen, thioridazin v.v... và các thuốc trấn an (tranquillisants) như guajacuran, méprobamate, librium, v.v... Đối với các trường hợp trầm uất nặng, có thể sử dụng trong một thời gian ngắn các thuốc psychomimetique như Dexfenmetrazin, tofranil l0mg-25mg, Mélipramin l0mg- 25mg để kích thích hưng phấn người bệnh lên.

e. Phòng bệnh:

Cần chú ý từ giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ và thái độ đối với ngôn ngữ ở trẻ em. Không nên lưu ý trẻ về các thiếu sót nhỏ trong ngôn ngữ, ví dụ thỉnh thoảng bị lắp hoặc thậm chí vì thế mà đánh mắng trẻ. Cần uốn sửa môi trường gia đình và trường học, để phòng các xung đột và tránh những xúc động mạnh. Ở lớp học, cần đối xử với các trẻ có tật nói lắp một cách thận trọng, không nên bắt trẻ phải đọc nhanh hay phải trả lời nhanh. Đôi khi phát sinh lắp do ảnh hưởng bất lợi vì cưỡng bách trẻ dùng tav phải nếu trẻ thuận tay trái.

Tiết chế đúng và ngủ tốt cũng góp phần phòng bệnh lắp.

6. Lịu (nuốt chữ) (Tumultus sermonis).

Lịu là một rối loạn ngôn ngữ cũng được xếp vào loại các loạn thần kinh chức năng, thể hiện bằng nói ngôn ngữ nhanh, cập rập, và thuờng hay lập lại, nuốt mất các vần hoặc có khi cả từ do đó ngôn ngữ trở thành rất khó hiểu được. Sự cập rập

thậm chí đểnh đoảng không những quan sát thấy trong ngôn ngữ người lịu mà còn cả trong toàn bộ cách cử động của họ.

Khác với người nói lắp, người nói lịu không hề đau khổ và thường không có ý thức về tật ngôn ngữ của mình. Một điểm rất đáng chú ý là khi tập trung sự chú ý thì ngôn ngữ của người lịu khá lên còn đối với người lắp thì ngược lại.

Hai tật nói lắp và nói lịu thường đi đôi với nhau hoặc bắt đầu bị lịu trước rồi về sau mới thêm vào các triệu chứng của lắp.

Bản thân của lịu cũng có thể là do rối loạn của chức năng dưới vỏ não, tuy nhiên kết quả của những công trình nghiên cứu điện sinh lý gần đây, nhất là bảng điện não đồ, đã chứng tỏ rằng rối loạn chức năng thể vân - cầu nhạt là có căn nguyên thực thể.

Điều trị lịu cũng giống như điều trị lắp, tuy nhiên, điều chủ yếu là bệnh nhân phải tập trung chú ý của mình vào cử động nói và làm chậm lại một cách có ý thức nhịp độ của ngôn ngữ. Kết quả điều trị, cũng như đối với chữa lắp, còn phụ thuộc cả vào môi trường sống của người bệnh.

Một phần của tài liệu bài 21 chuyên đề thanh học (Trang 25 - 26)

w