1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề lipid máu và chuyển hóa lipoprotein

21 5,8K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

1. SƠ LƯỢC VỀ LIPID 1.1. Hóa học lipid -Khái niệm: lipid là những este của acid béo với alcol. Acid béo là những acid carboxylic gồm: acid béo bão hòa, acid béo không bão hòa (có nối đôi), acid béo mang chức alcol, acid béo có vòng. Alcol trong phân tử lipid bao gồm: glycerol, các alcol cao phân tử, aminoalcol, sterol với chất tiêu biểu là cholesterol. -Phân loại: lipid có thể được phân thành 2 loại chính Lipid thuần là este của acid béo với alcol, bao gồm: glycerid là este của acid béo với glycerol, steroid là este của acid béo với sterol, cerid hay sáp là este của acid béo chuỗi dài với alcol có trọng lượng phân tử cao. Lipid tạp bao gồm acid béo, alcol và những chất khác, được chia thành hai nhóm: glycerophospholipid và sphingolipid. 1.2. Chức năng của lipid -Tạo năng: lipid là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cơ thể chủ yếu là triglycerid, tồn tại trong các tổ chức mỡ dưới da, các hố đệm, màng ruột... Khi đói, cơ thể sẽ sử dụng mỡ dự trữ. -Tạo hình: lipid tham gia cấu trúc tế bào chủ yếu là phospholipid và cholesterol cấu tạo lên màng tế. -Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: quá trình đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, hoạt động nội tiết và sinh sản, làm dung môi hòa tan nhóm vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và những chất không phân cực khác, hoạt động tiêu hóa, ngăn sự thấm nước qua da… 1.3. Nguồn gốc của lipid máu Lipid trong cơ thể có hai nguồn gốc: ngoại sinh và nội sinh -Ngoại sinh: các loại thức ăn có lipid như mỡ động vật, dầu thực vật. -Nội sinh: tổng hợp trong cơ thể, đặc biệt là gan. 2. CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa lipd máu 2.1. Tiêu hóa và hấp thu lipid 2.1.1. Tiêu hóa lipid -Thức ăn chứa lipid: mỡ động vật, dầu thực vật. Lipid động và thực vật cung cấp qua thức ăn hầu hết là triglycerid. Đặc biệt cholesterol là một loại chất béo chỉ có trong mỡ động vật mà không có trong dầu thực vật. -Quá trình tiêu hóa: sự tiêu hóa lipid bắt đầu thực sự ở hành tá tràng Nhũ tương hóa: muối mật và lecithin gây nhũ tương hóa làm giảm sức căng bề mặt của các hạt cầu lipid. Khi sức căng bề mặt đã giảm thì co bóp của dạ dày, ruột sẽ làm vỡ hạt cầu thành nhiều hạt có kích thước rất nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với các enzym lên một ngàn lần. Lipase: •Nguồn gốc: dịch dạ dày, dịch tụy, dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 6,8. •Tác dụng: cắt liên kết este phân giải triglycerid thành monoglycerid và acid béo. Phospholipase-A2: •Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. •Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 8. •Tác dụng: phân giải phospholipid giải phóng acid béo, đặc biệt là phân giải lecithin thành lysolecithin và acid béo. Cholesterol esterase: •Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. •Tác dụng: thủy phân liên kết este phân giải cholesterol este thành cholesterol và acid béo. 2.1.2. Hấp thu lipid -Tạo các hạt mixen: muối mật cùng các sản phẩm tiêu hóa lipid không hoàn toàn tạo thành các hạt mixen. Các hạt mixen có thể hòa tan trong nước nhờ các nhóm ưa nước của muối mật. Hạt mixen vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa lipid đến diềm bàn chải của niêm mạc ruột. -Quá trình hấp thu: Tại bờ bàn chải, các hạt mixen giải phóng lipid. Do có độ hòa tan trong mỡ cao nên các acid béo, monoglycerid, cholesterol và các lipid khác dễ dàng khuếch tán qua lớp lipid kép của màng tế bào vào bên trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột. Trong tế bào biểu mô, acid béo và monoglycerid tái tạo lại triglycerid. Triglycerid, cholesterol và phospholipid kết tụ lại thành những hạt cầu, xuất bào vào khoảng kẽ rồi đi vào ống bạch huyết trung tâm của nhung mao, theo hệ bạch mạch qua ống ngực đổ vào tĩnh mạch lớn ở cổ hình thành chylomicron. Ngoài ra, một số acid béo mạch ngắn dưới 10 C được hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch cửa về gan. 2.2. Tổng hợp và dự trữ lipid 2.2.1. Tổng hợp một số loại lipid -Sinh tổng hợp các acid béo: xảy ra ở tất cả các tổ chức nhưng đặc biệt rất mạnh trong gan, các mô mỡ, ruột và tuyến vú. Nguyên liệu tổng hợp có thể là lipid hoặc không phải là lipid. Glucose có thể chuyển hóa dễ dàng thành acid béo khi lượng glucid đưa vào cơ thể quá thừa so với nhu cầu và khả năng dự trữ. -Sinh tổng hợp triglycerid: xảy ra ở tất cả các tế bào mà đặc biệt là trong tế bào niêm mạc ruột, tế bào gan và tế bào mỡ. Tổng hợp triglycerid ở tế bào niêm mạc ruột là khởi đầu của con đường chuyển hóa lipoprotein ngoại sinh với sự hình thành chylomicron, tổng hợp triglycerid ở tế bào gan là khởi đầu của con đường chuyển hóa lipoprotein nội sinh với sự hình thành VLDL, trong khi đó tổng hợp triglycerid ở tế bào mỡ mang ý nghĩa dự trữ lipid cho cơ thể. Nguyên liệu tổng hợp triglycerid là glycerol và acid béo.

LIPID MÁU VÀ CHUYỂN HÓA LIPOPROTEIN 1. SƠ LƯỢC VỀ LIPID 1.1. Hóa học lipid - Khái niệm: lipid là những este của acid béo với alcol. + Acid béo là những acid carboxylic gồm: acid béo bão hòa, acid béo không bão hòa (có nối đôi), acid béo mang chức alcol, acid béo có vòng. + Alcol trong phân tử lipid bao gồm: glycerol, các alcol cao phân tử, aminoalcol, sterol với chất tiêu biểu là cholesterol. - Phân loại: lipid có thể được phân thành 2 loại chính + Lipid thuần là este của acid béo với alcol, bao gồm: glycerid là este của acid béo với glycerol, steroid là este của acid béo với sterol, cerid hay sáp là este của acid béo chuỗi dài với alcol có trọng lượng phân tử cao. + Lipid tạp bao gồm acid béo, alcol và những chất khác, được chia thành hai nhóm: glycerophospholipid và sphingolipid. 1.2. Chức năng của lipid - Tạo năng: lipid là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cơ thể chủ yếu là triglycerid, tồn tại trong các tổ chức mỡ dưới da, các hố đệm, màng ruột Khi đói, cơ thể sẽ sử dụng mỡ dự trữ. - Tạo hình: lipid tham gia cấu trúc tế bào chủ yếu là phospholipid và cholesterol cấu tạo lên màng tế. - Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: quá trình đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, hoạt động nội tiết và sinh sản, làm dung môi hòa tan nhóm vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và những chất không phân cực khác, hoạt động tiêu hóa, ngăn sự thấm nước qua da… 1.3. Nguồn gốc của lipid máu Lipid trong cơ thể có hai nguồn gốc: ngoại sinh và nội sinh - Ngoại sinh: các loại thức ăn có lipid như mỡ động vật, dầu thực vật. - Nội sinh: tổng hợp trong cơ thể, đặc biệt là gan. 1 2. CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa lipd máu 2.1. Tiêu hóa và hấp thu lipid 2.1.1. Tiêu hóa lipid - Thức ăn chứa lipid: mỡ động vật, dầu thực vật. Lipid động và thực vật cung cấp qua thức ăn hầu hết là triglycerid. Đặc biệt cholesterol là một loại chất béo chỉ có trong mỡ động vật mà không có trong dầu thực vật. - Quá trình tiêu hóa: sự tiêu hóa lipid bắt đầu thực sự ở hành tá tràng + Nhũ tương hóa: muối mật và lecithin gây nhũ tương hóa làm giảm sức căng bề mặt của các hạt cầu lipid. Khi sức căng bề mặt đã giảm thì co bóp của dạ dày, ruột sẽ làm vỡ hạt cầu thành nhiều hạt có kích thước rất nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với các enzym lên một ngàn lần. + Lipase: • Nguồn gốc: dịch dạ dày, dịch tụy, dịch ruột. • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 6,8. • Tác dụng: cắt liên kết este phân giải triglycerid thành monoglycerid và acid béo. + Phospholipase-A 2 : • Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. • Điều kiện hoạt động: pH tối thuận = 8. • Tác dụng: phân giải phospholipid giải phóng acid béo, đặc biệt là phân giải lecithin thành lysolecithin và acid béo. + Cholesterol esterase: • Nguồn gốc: dịch tụy, dịch ruột. Mô (thoái hóa) Tiêu hóa (tiêu hóa và hấp thu) Lipid máu Mô (tổng hợp và dự trữ) 2 • Tác dụng: thủy phân liên kết este phân giải cholesterol este thành cholesterol và acid béo. 2.1.2. Hấp thu lipid - Tạo các hạt mixen: muối mật cùng các sản phẩm tiêu hóa lipid không hoàn toàn tạo thành các hạt mixen. Các hạt mixen có thể hòa tan trong nước nhờ các nhóm ưa nước của muối mật. Hạt mixen vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa lipid đến diềm bàn chải của niêm mạc ruột. - Quá trình hấp thu: + Tại bờ bàn chải, các hạt mixen giải phóng lipid. Do có độ hòa tan trong mỡ cao nên các acid béo, monoglycerid, cholesterol và các lipid khác dễ dàng khuếch tán qua lớp lipid kép của màng tế bào vào bên trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột. + Trong tế bào biểu mô, acid béo và monoglycerid tái tạo lại triglycerid. Triglycerid, cholesterol và phospholipid kết tụ lại thành những hạt cầu, xuất bào vào khoảng kẽ rồi đi vào ống bạch huyết trung tâm của nhung mao, theo hệ bạch mạch qua ống ngực đổ vào tĩnh mạch lớn ở cổ hình thành chylomicron. Ngoài ra, một số acid béo mạch ngắn dưới 10 C được hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch cửa về gan. 2.2. Tổng hợp và dự trữ lipid 2.2.1. Tổng hợp một số loại lipid - Sinh tổng hợp các acid béo: xảy ra ở tất cả các tổ chức nhưng đặc biệt rất mạnh trong gan, các mô mỡ, ruột và tuyến vú. Nguyên liệu tổng hợp có thể là lipid hoặc không phải là lipid. Glucose có thể chuyển hóa dễ dàng thành acid béo khi lượng glucid đưa vào cơ thể quá thừa so với nhu cầu và khả năng dự trữ. - Sinh tổng hợp triglycerid: xảy ra ở tất cả các tế bào mà đặc biệt là trong tế bào niêm mạc ruột, tế bào gan và tế bào mỡ. Tổng hợp triglycerid ở tế bào niêm mạc ruột là khởi đầu của con đường chuyển hóa lipoprotein ngoại sinh với sự hình thành chylomicron, tổng hợp triglycerid ở tế bào 3 gan là khởi đầu của con đường chuyển hóa lipoprotein nội sinh với sự hình thành VLDL, trong khi đó tổng hợp triglycerid ở tế bào mỡ mang ý nghĩa dự trữ lipid cho cơ thể. Nguyên liệu tổng hợp triglycerid là glycerol và acid béo. Hình 2. Công thức hóa học của triglycerid - Sinh tổng hợp cholesterol: cholesterol được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột, ngoài ra còn hình thành ở tuyến thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng, da và hệ thần kinh. Cholesterol là tiền chất quan trọng để tổng hợp acid mật, các hormon steroid và tham gia thành phần cấu tạo màng tế bào. Cholesterol có thể tồn tại ở dạng tự do hoặc este hóa với acid béo - gọi là cholesterid. Cholesterol este được tổng hợp theo 2 con đường: + Con đường thứ nhất xảy ra chủ yếu ở gan, ruột và thượng thận với sự xúc tác của men acyl CoA-cholesterol acyl transferase (ACAT). + Con dường thứ hai xảy ra trong huyết tương với sự xúc tác của men lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT). Phản ứng este này có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa cholesterol “an toàn” trở về gan ngăn ngừa việc cholesterol khuếch tán tới các tổ chức. Hình 3. Công thức hóa học của cholesterol 4 Phần glycerol Phần acid béo (3 acid béo) o 2.2.2. Dự trữ lipid Dạng dự trữ lipid trong cơ thể là triglycerid (mỡ trung tính). Lượng mỡ dự trữ thay đổi, ở người không béo phì nó chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể nam giới và 20% trọng lượng cơ thể nữ giới. Lượng mỡ dự trữ luôn được thoái hóa và tái tạo theo nhu cầu của cơ thể. - Mỡ trắng: là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cơ thể tồn tại trong các tổ chức mỡ dưới da, các hố đệm, màng ruột. Mỡ trắng tập trung thành một hạt mỡ lớn trong tế bào mỡ, không chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm. Khi cơ thể cần năng lượng, triglycerid sẽ giải phóng acid béo đưa đến các tế bào oxy hóa tạo năng lượng. - Mỡ nâu: chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể, lượng mỡ nâu ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Mỡ nâu tập trung chủ yếu giữa hai xương bả vai, ngấn cổ và dọc theo các mạch máu lớn ở ngực, bụng. Tế bào mỡ nâu chứa nhiều ty thể và nhiều hạt mỡ nâu nhỏ, tế bào nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm. Khi kích thích thần kinh giao cảm, noradrenalin được giải phóng thông qua receptor β3 làm ly giải mỡ, tăng oxy hóa acid béo trong ty thể giải phóng nhiệt. Đây là nguồn sinh nhiệt quan trọng cho cơ thể khi bị nhiễm lạnh và cũng là nguồn sinh nhiệt chậm sau khi ăn. 2.3. Thoái hóa lipid - Thoái hóa acid béo: xảy ra thông qua quá trình oxy hóa để tạo năng lượng ở các tế bào trong cơ thể. - Tạo thành thể ceton: acetyl CoA được hình thành ở gan trong quá trình oxy hóa các acid béo có thể đi vào chu trình acid citric hoặc có thể tạo ra thể ceton gồm acid β-hydroxybutyric, acid acetoacetic và aceton. Ở người khỏe mạnh bình thường, thể ceton được hình thành với số lượng rất ít, khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến các tổ chức ngoài gan như cơ vân, cơ tim và vỏ thượng thận tạo năng lượng. Khi cơ thể đói glucid, cơ thể phải oxy hóa lipid dự trữ để bù đắp nhu cầu năng lượng 5 dẫn đến nồng độ thể ceton tăng cao trở thành bệnh lý. Đôi khi, thể ceton tăng rất cao làm cho hơi thở có mùi ceton. - Phân giải cholesterol: khác những sản phẩm khác, cholesterol không được oxy hóa thành CO 2 và H 2 O, con đường chính để phân giải cholesterol là biến đổi thành acid mật sau đó sẽ đào thải một phần nhỏ qua phân. Như vậy, việc chuyển hóa cholesterol thành acid mật sẽ tránh cho cơ thể bị ứ đọng cholesterol. 3. LIPOPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA LIPOPROTEIN Do đặc tính không tan trong nước nên lipid không lưu hành tự do trong máu mà gắn với protein tạo thành lipoprotein. Nói cách khác, lipoprotein là dạng vận chuyển lipid từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể nhờ sự chuyển động của dòng máu. 3.1. Thành phần hóa học và cấu trúc lipoprotein Lipoprotein có dạng hình cầu, đường kính khoảng 100-500Å gồm: - Phần vỏ: có chiều dày khoảng 1nm gồm apolipoprotein và phospholipid, phân cực, đảm bảo tính hòa tan của phân tử lipoprotein trong huyết tương. - Phần trung tâm: chứa những phân tử không phân cực, kỵ nước gồm triglycerid và cholesterol este hóa. Giữa hai phần là cholesterol tự do. Hình 4. Mẫu cấu trúc chung của lipoprotein 6 Phospholipid Cholesterol Protein Cholesterol este và/hoặc triglycerid 3.1.1. Thành phần lipid của lipoprotein Lipid trong thành phần lipoprotein có thể có nguồn gốc ngoại sinh từ thức ăn hoặc nội sinh từ sự tổng hợp ở gan, mô mỡ và các mô khác. - Cholesterol: thường hình thành dưới dạng tự do ở ruột (ngoại sinh) và gan (nội sinh) để vận chuyển đến những mô có nhu cầu. Phần cholesterol thừa sẽ được vận chuyển ngược về gan dưới dạng este hóa. - Triglycerid: hình thành ở ruột (ngoại sinh) hoặc gan (nội sinh) để vận chuyển đến các mô tiêu thụ hoặc dự trữ. - Phospholipid: là những loại lipid tạp mà trong thành phần của nó có chứa acid phosphoric. Phospholipid phân cực tạo thành phần vỏ của lipoprotein có chức năng hòa tan. 3.1.2. Thành phần protein của lipoprotein 3.1.2.1. Chức năng của apoprotein Trong cấu trúc của lipoprotein có các phân tử protein đặc hiệu - gọi là apolipoprotein hay apoprotein, viết tắt là apo. Các chức năng của apoprotein: - Chức năng hòa tan: nhờ sự có mặt của apoprotein mà lipoprotein hòa tan được trong nước giúp lipid lưu thông trong hệ tuần hoàn. Như vậy apoprotein vừa có vai trò cấu trúc, vừa có vai trò vận chuyển. - Chức năng nhận diện: apoprotein có chức năng nhận diện các receptor đặc hiệu ở màng tế bào. - Chức năng điều hòa: apoprotein có chức năng điều hòa hoạt tính các enzym tham gia chuyển hóa lipoprotein. 3.1.2.2. Phân loại apoprotein Có ít nhất 9 loại apoprotein khác nhau: * ApoA: được xem là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động mạch, gồm 4 loại: - ApoAI: được tổng hợp ở gan, ruột dưới tác dụng kích thích của hormon estrogen. ApoAI lại được phân ra thành 4 loại: 1, 2, 3, 4, trong đó apoAI 4 là quan trọng nhất. Các apoAI đóng vai trò là cofactor của enzym LCAT xúc tác phản ứng tạo cholesterol este (cholesterid) làm giảm hàm lượng 7 cholesterol tự do trong máu. Nồng độ apoAI trong huyết thanh lớn hơn 1,2g/L (1,1g/L÷1,6g/L). - Apo AII: được tế bào gan và ruột tổng hợp như apoAI. ApoAII có vai trò hoạt hóa enzym lipase của gan. - ApoAIII: có khả năng kích thích hoạt động của enzym LCAT và đóng vai trò đáng kể trong việc chuyển cholesterol tự do thành cholesterol este. - ApoAIV: Trọng lượng phân tử 44.000. * ApoB: hàm lượng trong huyết thanh bình thường <1,3g/L. ApoB tăng phản ánh sự bài xuất kém cholesterol trong máu và sự ứ đọng cholesterol trong các mô, bởi vậy hàm lượng apoB trong máu tăng được xem là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch. Apo B có các phân lớp khác nhau: - ApoB100: do gan tổng hợp và là chất nhận diện receptor B của màng tế bào. - ApoB48: do ruột tổng hợp. * ApoC: là một nhóm các protein không đồng nhất và có thể tách ra thành các loại khác nhau nhờ các phương pháp điện di sắc ký. Tất cả các apoC đều do tế bào gan tổng hợp. Một số loại apoC đã biết: - ApoCI: có thể là cofactor của LCAT (?). - ApoCII: là chất hoạt hóa lipoprotein lipase-enzym thủy phân các lipoprotein giàu triglycerid. - ApoCIII: có vai trò ức chế lipoprotein lipase. * ApoD: là một loại glycoprotein, trong đó glucid chiếm 18%. Cùng với apoAIII, apoD có khả năng làm tăng hoạt động của LCAT, đẩy nhanh quá trình este hóa cholesterol. * ApoE: là một polypeptid. ApoE không phải là một phân tử đồng nhất, người ta tách ra được các loại ApoE2, E3, E4 bằng điện di. ApoE có vai trò nhận diện các receptor E ở màng tế bào. 8 3.2. Phân loại các lipoprotein Các apoprotein do cấu trúc peptid có thể quyết định bản chất và sự liên kết khác nhau giữa phần lipid và phần protein, dẫn đến sự hình thành những mẫu hình tỷ trọng khác nhau của lipoprotein. Bảng 1. Các loại lipoprotein chính trong huyết tương người Lipo- Thành phần hóa học (% trọng lượng) Protein Phospholipid Cholesterol tự do Cholesterol este Triglycerid CM 2 9 1 3 85 VLDL 10 18 7 12 50 LDL 23 20 8 37 50 HDL 55 24 2 15 4 3.2.1. Chylomicron (CM) - Tổng hợp: CM tổng hợp ở tế bào niêm mạc ruột, là lipoprotein có kích thước lớn nhất (100-1.000nm), tỷ trọng <0,96. - Thành phần: CM rất giàu triglycerid (85%). Phần apoprotein của CM là apoB-48, apoE và apoC-II. - Chức năng: CM có vai trò vận chuyển triglycerid và một phần rất nhỏ cholesterol ngoại sinh từ ruột đến các mô khác (con đường ngoại sinh). 3.2.2. Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low density lipoprotein) - Tổng hợp: VLDL tổng hợp ở gan , có kích thước 30-90nm, tỷ trọng 0,96-1,006. - Thành phần: VLDL giàu triglycerid ngoài ra còn chứa cholesterol. Phần apoprotein của VLDL là apoB100, apoCI, apoCII, apoCIII và apoE. - Chức năng: VLDL có vai trò vận chuyển triglycerid và một phần nhỏ cholesterol nội sinh từ gan đến các mô khác (con đường nội sinh). 3.2.3. Lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL: low density lipoprotein) 9 - Hình thành: LDL được coi như một dạng thoái hóa của VLDL sau khi bị mất đi triglycerid. LDL có kích thước 20nm, tỷ trọng 1,020-1,063. - Thành phần: LDL rất giàu cholesterol. 90% apoprotein của LDL là apoB100. - Chức năng: LDL có vai trò vận chuyển cholesterol nội sinh từ gan đến các mô khác (con đường nội sinh). 3.2.4. Lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL: high density lipoprotein) - Hình thành: HDL tổng hợp ban đầu ở gan, một phần nhỏ từ ruột non dưới dạng những phân tử tiền chất, trong máu ngoại vi HDL được hình thành chính thức. HDL là lipoprotein có kích thước nhỏ nhất (7-10nm), tỷ trọng 1,063-1,210. - Thành phần: HDL chứa một lượng nhỏ cholesterol. HDL giàu protein, phần apoprotein của HDL là apoA, apoC, apoD và apoE, trong đó apoAI chiếm 65-75% protein toàn phần. - Chức năng: HDL có vai trò vận chuyển cholesterol nội và ngoại sinh và một phần triglycerid từ các mô về gan tổng hợp acid mật. Như vậy HDL có vai trò thanh lọc cholesterol. 2.2.5. Lipoprotein (a): Lp(a) - Tổng hợp: Lp(a) là loại lipoprotein được phát hiện sau này và chưa được xếp loại. Nó được tổng hợp tại gan có kích thước như VLDL và tỷ trọng như HDL trong siêu ly tâm. - Thành phần: Lp(a) chứa 42% cholesterol este, 8% cholesterol tự do, mang apo(a) có cấu trúc giống như plasminogen. Lp(a) cũng có khả năng gây xơ vữa động mạch do nó cạnh tranh với plasminogen trong việc gắn lên receptor của tế bào nội mạc mạch máu. Hậu quả là giảm chuyển đổi plasminogen thành plasmin, ngăn cản sự ly giải fibrin, khởi đầu cho quá trình tạo mảng xơ vữa từ fibrin lắng đọng tại các vị trí tổn thương của mạch máu. 3.3. Chuyển hóa lipoprotein 10 [...]... kháng insulin và béo phì 5.5 Lipoprotein (a) - Trị số bình thường: . gan. 1 2. CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa lipd máu 2.1. Tiêu hóa và hấp thu lipid 2.1.1. Tiêu hóa lipid - Thức ăn chứa lipid: mỡ động vật, dầu thực vật. Lipid động và thực vật cung. là khi Lp(a) và LDL đều gia tăng. 6. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID VÀ LIPOPROTEIN 6.1. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein 6.1.1. Rối loạn nguyên phát * Tăng lipid máu theo phân. LIPID MÁU VÀ CHUYỂN HÓA LIPOPROTEIN 1. SƠ LƯỢC VỀ LIPID 1.1. Hóa học lipid - Khái niệm: lipid là những este của acid béo với alcol. + Acid

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w