1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP 1.1. Phân chia đường hô hấp Đường hô hấp được chia làm hai phần là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. 1.1.1. Đường hô hấp trên -Mũi: là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch nguồn không khí qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi. -Hầu: là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hầu được chia làm 3 phần: phần mũi (tị hầu), phần miệng (khẩu hầu), thanh hầu. -Thanh quản: thanh quản là một ống ở trên liên tục với hầu và ở dưới nối với khí quản. Thanh quản có hai nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. 1.1.2. Đường hô hấp dưới -Khí quản: khí quản là ống dẫn khí nằm trong cổ và ngực. -Phế quản và tiểu phế quản: chia thành nhiều thế hệ Từ thế hệ 0 (khí quản)-16 (tiểu phế quản tận cùng) chỉ làm nhiệm vụ dẫn khí. Từ thế hệ 17-19 (tiểu phế quản hô hấp), thế hệ 20-22 (ống phế nang) và thế hệ 23 (phế nang), trên đường dẫn khí đã có phế nang nên làm thêm nhiệm vụ trao đổi khí. 1.2. Mô học của niêm mạc và các tuyến đường hô hấp 1.2.1. Mô học của niêm mạc đường hô hấp Niêm mạc nằm phía trong cùng của đường hô hấp, có nhiều nếp gấp làm cho lòng ống hô hấp nhăn nhúm gồm hai lớp biểu mô và lớp đệm. -Lớp đệm: là một mạng lưới các sợi mô liên kết thưa, có đủ các loại sợi của mô liên kết, ít tế bào lympho. -Biểu mô: biểu mô niêm mạc đường hô hấp tựa trên màng đáy có cấu trúc khác nhau tùy theo từng vùng và chức năng của nó nhưng nhìn chung là loại biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, vào đến tiểu phế quản tận là biểu mô vuông đơn. Biểu mô của những xoang cạnh mũi nối thông với khoang mũi cũng là biểu mô trụ có lông chuyển. Biểu mô ở phế quản dày khoảng 5m. Tế bào của biểu mô niêm mạc đường hô hấp có đời sống dài, sự thoái hóa tế bào tương đối ít vì vậy tỷ lệ đổi mới ở đây chậm. Các loại tế bào biểu mô đường hô hấp gồm: Tế bào có lông chuyển: là những tế bào hình trụ phủ suốt từ mũi đến các tiểu phế quản, trung bình 5 lần nhiều hơn các tế bào đài. Bộ golgi và lưới nội bào kém phát triển. Bề mặt tế bào có vi nhung mao, trên các vi nhung mao có các lông chuyển. Mỗi tế bào có khoảng 200 lông là những nhánh bào tương dài từ 5-7m, đường kính khoảng 0,25m. Tế bào tiết nhầy: là những tế bào hình đài, bào tương có lưới nội bào rất phát triển và giàu hạt chế tiết. Tế bào hình đài bài tiết ra lớp dịch nhầy phủ lên bề mặt tế bào biểu mô. Tế bào tiết thanh dịch: là những tế bào hình dáng đa dạng, bào tương có lưới nội bào và các hạt chế tiết phát triển. Sản phẩm của các tế bào này là thanh dịch có độ quánh thấp, chủ yếu là nước, ion bao quanh các lông chuyển. Tế bào mâm khía: là những tế bào ở mặt ngọn có các vi nhung mao cao khoảng 2m, hướng vào trong lòng ống hô hấp. Trong trục của các vi nhung mao có các sợi actin chạy dài. Bào tương tế bào mâm khía không có hạt chế tiết nhưng giàu lưới nội bào không hạt, glycogen và không bào. Chức năng của các tế bào mâm khía chưa được xác định rõ, có lẽ là những thụ thể cảm giác. Tế bào trung gian: là loại tế bào đang biệt hóa thành tế bào có lông chuyển hoặc tế bào chế tiết. Tế bào đáy: là những tế bào hình tháp nhỏ, thường thấy ở khoảng cách giữa chân các tế bào trụ, ngay trên màng đáy. Tế bào đáy ít bào quan và là những tế bào nguồn có thể biệt hóa để thay thế cho các tế bào phía trên. Tế bào Clara: là những tế bào không có lông chuyển, nhưng mặt ngọn tế bào có những vi nhung mao ngắn hướng vào lòng ống hô hấp. Tế bào Clara nằm rải rác trong lớp biểu mô, không tiết nhầy mà tiết ra chất surfactant. Các tế bào này có khả năng tái tạo biểu mô của tiểu phế quản sau khi bị tổn thương. Tế bào nội tiết (tế bào Kultschitzky): là những tế bào có hạt chế tiết nhỏ, đứng thành từng đám và liên hệ với đầu tận cùng thần kinh. Chúng được coi là những thụ thể hóa học. Có thể có nhiều loại tế bào bài tiết ra các nội tiết tố khác nhau trong đó có catecholamin.
SINH LÝ NIÊM MẠC ĐƯỜNG HÔ HẤP 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP 1.1. Phân chia đường hô hấp Đường hô hấp được chia làm hai phần là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. 1.1.1. Đường hô hấp trên - Mũi: là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch nguồn không khí qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi. - Hầu: là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hầu được chia làm 3 phần: phần mũi (tị hầu), phần miệng (khẩu hầu), thanh hầu. - Thanh quản: thanh quản là một ống ở trên liên tục với hầu và ở dưới nối với khí quản. Thanh quản có hai nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. 1.1.2. Đường hô hấp dưới - Khí quản: khí quản là ống dẫn khí nằm trong cổ và ngực. - Phế quản và tiểu phế quản: chia thành nhiều thế hệ + Từ thế hệ 0 (khí quản)-16 (tiểu phế quản tận cùng) chỉ làm nhiệm vụ dẫn khí. + Từ thế hệ 17-19 (tiểu phế quản hô hấp), thế hệ 20-22 (ống phế nang) và thế hệ 23 (phế nang), trên đường dẫn khí đã có phế nang nên làm thêm nhiệm vụ trao đổi khí. 1.2. Mô học của niêm mạc và các tuyến đường hô hấp 1.2.1. Mô học của niêm mạc đường hô hấp Niêm mạc nằm phía trong cùng của đường hô hấp, có nhiều nếp gấp làm cho lòng ống hô hấp nhăn nhúm gồm hai lớp biểu mô và lớp đệm. - Lớp đệm: là một mạng lưới các sợi mô liên kết thưa, có đủ các loại sợi của mô liên kết, ít tế bào lympho. 1 - Biểu mô: biểu mô niêm mạc đường hô hấp tựa trên màng đáy có cấu trúc khác nhau tùy theo từng vùng và chức năng của nó nhưng nhìn chung là loại biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, vào đến tiểu phế quản tận là biểu mô vuông đơn. Biểu mô của những xoang cạnh mũi nối thông với khoang mũi cũng là biểu mô trụ có lông chuyển. Biểu mô ở phế quản dày khoảng 5µm. Tế bào của biểu mô niêm mạc đường hô hấp có đời sống dài, sự thoái hóa tế bào tương đối ít vì vậy tỷ lệ đổi mới ở đây chậm. Các loại tế bào biểu mô đường hô hấp gồm: + Tế bào có lông chuyển: là những tế bào hình trụ phủ suốt từ mũi đến các tiểu phế quản, trung bình 5 lần nhiều hơn các tế bào đài. Bộ golgi và lưới nội bào kém phát triển. Bề mặt tế bào có vi nhung mao, trên các vi nhung mao có các lông chuyển. Mỗi tế bào có khoảng 200 lông là những nhánh bào tương dài từ 5-7µm, đường kính khoảng 0,25µm. + Tế bào tiết nhầy: là những tế bào hình đài, bào tương có lưới nội bào rất phát triển và giàu hạt chế tiết. Tế bào hình đài bài tiết ra lớp dịch nhầy phủ lên bề mặt tế bào biểu mô. + Tế bào tiết thanh dịch: là những tế bào hình dáng đa dạng, bào tương có lưới nội bào và các hạt chế tiết phát triển. Sản phẩm của các tế bào này là thanh dịch có độ quánh thấp, chủ yếu là nước, ion bao quanh các lông chuyển. + Tế bào mâm khía: là những tế bào ở mặt ngọn có các vi nhung mao cao khoảng 2µm, hướng vào trong lòng ống hô hấp. Trong trục của các vi nhung mao có các sợi actin chạy dài. Bào tương tế bào mâm khía không có hạt chế tiết nhưng giàu lưới nội bào không hạt, glycogen và không bào. Chức năng của các tế bào mâm khía chưa được xác định rõ, có lẽ là những thụ thể cảm giác. + Tế bào trung gian: là loại tế bào đang biệt hóa thành tế bào có lông chuyển hoặc tế bào chế tiết. 2 + Tế bào đáy: là những tế bào hình tháp nhỏ, thường thấy ở khoảng cách giữa chân các tế bào trụ, ngay trên màng đáy. Tế bào đáy ít bào quan và là những tế bào nguồn có thể biệt hóa để thay thế cho các tế bào phía trên. + Tế bào Clara: là những tế bào không có lông chuyển, nhưng mặt ngọn tế bào có những vi nhung mao ngắn hướng vào lòng ống hô hấp. Tế bào Clara nằm rải rác trong lớp biểu mô, không tiết nhầy mà tiết ra chất surfactant. Các tế bào này có khả năng tái tạo biểu mô của tiểu phế quản sau khi bị tổn thương. + Tế bào nội tiết (tế bào Kultschitzky): là những tế bào có hạt chế tiết nhỏ, đứng thành từng đám và liên hệ với đầu tận cùng thần kinh. Chúng được coi là những thụ thể hóa học. Có thể có nhiều loại tế bào bài tiết ra các nội tiết tố khác nhau trong đó có catecholamin. Hình 1. Niêm mạc đường hô hấp 1.2.2. Các tuyến đường hô hấp Các tuyến của đường hô hấp là những tuyến ngoại tiết hỗn hợp nằm trong mô liên kết của tầng dưới niêm mạc khí quản và phế quản gốc. Các tuyến gồm có hai phần: 3 Tế bào lông Tế bào chế tiết Lớp đệm - Phần chế tiết: cấu tạo dạng nang, thành nang là các tế bào tiết dịch gồm cả tế bào tiết nhầy và tế bào tiết thanh dịch. Phía ngoài tế bào chế tiết là các tế bào cơ biểu mô. - Phần ống dẫn: mỗi nang có một ống dẫn đổ dịch ra bên ngoài. Ở khí quản, khoảng một chục ống dẫn mở chung vào một nhánh ống bài xuất, nhiều nhánh ống bài xuất mở chung vào ống bài xuất lớn đổ lên bê mặt biểu mô hô hấp. Vào đến phế quản, các ống dẫn mở thẳng vào lòng phế quản. 1.3. Chức năng của đường hô hấp Đường hô hấp thực hiện nhiều chức năng quan trọng như: - Làm đường dẫn và điều hoà lưu lượng khí ra vào phổi: để đảm bảo là đường dẫn cho khí ra vào phổi trong các thì hô hấp đường dẫn khí phải luôn mở rộng không bị xẹp. Chức năng này được thực hiện nhờ các vòng sụn ở khí quản, phế quản. Các tiểu phế quản không có vòng sụn nhưng vẫn nở rộng là nhờ áp suất xuyên phổi. Tuy nhiên đường hô hấp không làm chức năng dẫn khí một cách thụ động mà nó còn điều hoà lưu lượng khí ra vào phổi là nhờ các tiểu phế quản có sợi cơ trơn (cơ Reissessen). Khi cơ co dãn có thể làm thay đổi thiết diện các tiểu phế quản dẫn đến thay đổi lưu lượng khí. - Làm ẩm khí vào phổi: nhờ các tế bào tiết dịch nhầy nằm trong lớp niêm mạc và các tuyến nằm ở lớp dưới niêm mạc bài tiết dịch đảm bảo cho khí vào phổi được bảo hòa hơi nước. - Làm ấm khí vào phổi: nhờ hệ thống mao mạch dưới niêm mạc sưởi ấm không khí, đảm bảo cho khí vào đến phế nang có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ cơ thể. - Thanh lọc khí bảo vệ cơ thể: phổi là cơ quan nội tạng mở thông với bên ngoài. Hàng ngày, rất nhiều chất lạ xâm nhập đường dẫn khí, trong đó có không ít tác nhân gây hại là chất vô cơ hoặc hữu cơ như: khí độc, khói, bụi, vi khuẩn, virus Các hạt có kích thước ≥ 10µm có thể vào đến mũi- hầu, các hạt có kích thước 2-10µm có thể vào đến khí phế quản và các hạt có kích thước ≤ 2µm có thể vào đến tận phế nang. Tuy nhiên, mô phổi bình thường hầu như vô khuẩn, đó là nhờ cơ chế thanh lọc khí của đường hô hấp. 4 - Các chức năng ngoài hô hấp như: khứu giác, phát âm, điều nhiệt, nội tiết, xúc cảm… Trong số các chức năng trên của đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp đóng vai trò chính trong việc đảm nhiệm chức năng quan trọng là thanh lọc khí. Hai cơ chế thanh lọc khí bảo vệ cơ thể là cơ chế cơ học (hệ thống lông mũi, cơ chế xoáy lắng, hệ thống nhầy lông, phản xạ ho, phản xạ hắt hơi) và cơ chế miễn dịch (đại thực bào phế nang, kháng thể bề mặt IgA). 2. CƠ CHẾ CƠ HỌC THANH LỌC KHÍ Cơ chế cơ học chủ yếu bảo vệ vùng ngoài của hô hấp bằng cách ngăn cản, bắt giữ và đào thải các hạt có kích thước lớn và vừa ra khỏi hệ thống hô hấp. 2.1. Hệ thống lông mũi Mũi là một cơ quan rỗng do xương, sụn, cơ và mô liên kết tạo thành. Da lợp mặt ngoài mũi có những tuyến bã lớn và nhiều lông nhỏ. Phần trước của lỗ mũi sát cạnh cửa mũi trước gọi là tiền đình mũi. Trong tiền đình có các lông mũi và những tuyến tạo thành hàng rào đầu tiên ngăn các hạt bụi không để chúng đi vào đường hô hấp. 2.2. Cơ chế xoáy lắng của mũi và đường hô hấp Mũi có cấu trúc hình chóp với các cuốn mũi, như vậy không khí khi vào mũi phải đi xoáy lên trên, các hạt có đường kính lớn hơn 5µm sẽ bị lắng đọng lại ở các cuốn mũi. Các hạt nhỏ hơn xâm nhập vào sâu hơn trong đường hô hấp, do hiện tượng vật lý vừa đi vừa xoáy đập vào thành phế quán sẽ bị niêm dịch giữ lại rồi được các lông rung phế quản đẩy ra ngoài. Chỉ có những hạt có đường kính rất nhỏ mới tới được phế nang. 2.3. Hệ thống nhầy lông đường hô hấp 2.3.1. Thành phần của hệ nhầy lông Hệ thống nhầy lông đường hô hấp gồm hai phần: tế bào và chất nhầy. 2.3.1.1. Tế bào Hai loại tế bào tham gia hệ thống nhầy lông: tế bào có lông chuyển và tế bào chế tiết. Tế bào có lông chuyển chiếm khoảng 30% tổng số tế bào biểu 5 mô, tế bào hình đài tiết nhầy chiếm khoảng 28% tại khí quản. Càng vào sâu trong đường hô hấp, tỷ lệ tế bào có lông chuyển tăng dần trong khi tỷ lệ tế bào hình đài giảm dần. - Tế bào có lông chuyển: tế bào có lông chuyển hình trụ với bào tương chứa nhiều ti lạp thể cung cấp năng lượng cần thiết cho việc chuyển động của lông. Bề mặt tự do tế bào có các vi nhung mao, trên vi nhung mao là các lông chuyển mà thực chất là những nhánh bào tương. + Siêu cấu trúc của lông: phần bào tương ở đáy mỗi lông chứa một cấu trúc giống cấu trúc của tiểu thể trung tâm điển hình với 9 nhóm ống, mỗi nhóm có 3 ống. Hai trong số ống của mỗi nhóm kéo dài lên theo trục của lông đến tận cùng lông gọi là tay, tạo thành hệ thống ống ngoại vi. Vì vậy, khi xẻ dọc lông thấy có 9 nhóm ống, mỗi nhóm có 2,5 ống. Ngoài ra ở vùng trung tâm của lông còn có 2 ống gọi là ống trung tâm. Giữa 2 ống trung tâm và 9 nhóm ống ngoại vi là 9 sợi thứ cấp nhỏ. Hệ thống ống gắn lên hạt đáy, nằm ở cực ngọn tế bào, ngay sát màng. Từ hạt đáy có những tơ nhỏ mọc ra gọi là rễ lông. Hình 2. Siêu cấu trúc của lông + Cấu tạo hóa học của lông: lông chứa 60% protein và 6% hydrat carbon. Trong số protein có spermosin là một loại protein có tính co rút giống myosin của tơ cơ. 6 Màng bào tương Dynein ngoài Dynein trong Nexin Đầu sợi thứ cấp Sợi thứ cấp Ống ngoại vi Đáy lông Mặt cắt đáy lông Cầu nối trung tâm Ống trung tâm - Tế bào chế tiết: là những tế bào tiết nhầy (tế bào hình đài) và tế bào tiết thanh dịch nằm ở biểu mô niêm mạc hô hấp và tuyến dưới niêm mạc khí quản, phế quản gốc. Màng bào tương tế bào nhầy có những vi nhung mao như ở tế bào lông, bào tương tế bào chứa nhiều hạt chế tiết. 2.3.1.2. Chất nhầy Chất nhầy đường hô hấp do các tế bào chế tiết của lớp biểu mô niêm mạc và các tuyến dưới niêm mạc bài tiết. Chất nhầy phủ lên trên lông chuyển đường hô hấp thành 2 pha, pha gel ở cực ngọn của lông với thành phần chủ yếu là chất nhầy và pha sol ở chân lông với thành phần chủ yếu là nước. * Thành phần sinh hóa của chất nhầy: - Chất nhầy bình thường chứa 95-97% nước kết hợp 1% mucin (chất nhầy- glycoprotein), 1% lipd và các ion. - Ngoài ra trong chất nhầy còn có nhiều protein có vai trò diệt khuẩn tham gia bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cùng với cơ chế cơ học của hệ nhầy lông. Trong số protein diệt khuẩn có những IgA của huyết thanh và IgA chế tiết, lysozym và chất "transferin" phế quản. - Một hệ quân bình protease-chống protease cũng có trong niêm dịch phế quản. Chất ức chế protease do niêm mạc tổng hợp chính là chất ức chế phế quản. * Tính chất vật lý của chất nhầy: - Tính chất chuyển vận: + Độ nhớt-đàn hồi: chất nhầy hô hấp vừa có thể chảy được ( hiện tượng không phục hồi) như một chất lỏng vừa có thể chuyển dạng được (hiện tượng hồi phục) như một chất đặc. Tính chất đặc trưng phức tạp này tùy thuộc vào lực tác động. Thí dụ: chuyển dạng trong chốc lát do tác động của ho hay chảy được do lông đập. Lực chuyển từ lông sang nhầy càng cao nếu thời gian tiếp xúc giữa lông và nhầy càng ngắn. + Độ loãng: chất nhầy hô hấp có đặc tính loãng. Độ loãng cao thường kết hợp với tốc độ vận chuyển nhầy cũng cao. 7 - Tính chất bề mặt: + Tính chất bám dính: sự bám dính kém có thể làm nhầy đọng lại ở phế quản sâu. Trái lại sự bám quá chặt là yếu tố hạn chế độ loãng của nhầy. + Tính chất gây ướt: đặc tính dễ ướt của chất nhầy hô hấp, nghĩa là khả năng lan ra khắp niêm mạc, là đặc tính quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc và việc vận chuyển chất nhầy do cơn ho. Sức bám kém và ướt cao rất thuận lợi cho sự chuyển vận nhầy lông. 2.3.2. Hoạt động của hệ nhầy lông - Cơ chế hoạt động của lông: lông hoạt động như cánh tay của một người bơi, nó không đập trong không khí mà đập trong lớp chất nhầy. Các lông hoạt động đồng thời, từ tư thế nghỉ gần như song song với bề mặt tế bào, nó bỗng dựng đứng lên rồi trở lại vị trí nằm ngang lúc khởi phát. Các chuyển động mau lẹ này tạo thành tiếng đập khoảng 10-20 chu kỳ/giây (10-20Hz) có tác dụng làm đẩy các vật lạ dính trong chất nhầy theo một chiều ra ngoài với tốc độ khoảng 10mm/phút. Hoạt động của lông được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chủ động (khoảng 10ms): giai đoạn này ngắn, lông chuyển động ở ngọn nơi chất nhầy có pha gel với độ nhớt-đàn hồi cao. Tại khí quản, tốc độ chuyển động của ngọn lông lớn khoảng 800µm /giây, có tác dụng đẩy chất nhầy đi với tốc độ 10-15mm/phút. Tại tiểu phế quản, phế quản chất nhầy di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài như những làn sóng với vận tốc 0,6-0,8mm/giây. + Giai đoạn nghỉ (khoảng 20ms). + Giai đoạn hồi phục (khoảng 30ms): lông co lại trong pha sol nơi chất nhầy có độ nhớt rất thấp nhờ chuyển động của chân lông khiến cho gần như toàn bộ thân lông tắm mình trong chất nhầy. 8 Giai đoạn chủ động Giai đoạn hồi phục Chuyển động của lông Lông chuyển động như cánh tay người bơi Hình 3. Hoạt động của lông - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của lông: tốc độ đập của lông và tốc độ vận chuyển nhầy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng lông đập được, tốc độ của ngọn lông, chuyển động của lông, sự phối hợp của lông và tác động qua lại lông-nhầy trong đó đặc tính về chuyển vận và bề mặt của nhầy đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động của lông phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Nhiệt độ: các sợi lông giao động mạnh nhất ở 37 0 C, ngưng lại khi quá lạnh hoặc quá nóng. Do vậy, khi mở khí quản, đặt nội khí quản hay cho bệnh nhân thở máy ta phải làm ấm và ẩm không khí. Nếu không khí không đủ ấm thì lông cũng ngừng chuyển động. + Các khí và khói độc gây kích thích như khói thuốc lá, khí CO, SiO 2 có thể kìm hãm hoạt động của lông hoặc thoái hóa niêm mạc tế bào lông. Hỗn hợp khí bụi ví dụ khói thuốc lá có tác động kéo dài trên niêm mạc hô hấp vì các khí có thể cố định, bám vào các hạt bụi và các hạt này dính vào niêm dịch phế quản. Chính vì tác động kéo dài này hỗn hợp khí bụi trở thành một trong những yếu tố thuận lợi để khói thuốc lá gây ung thư. + Tác động qua lại nhầy-lông: đặc điểm của chất nhầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ vận chuyển nhầy lông do đó ảnh hưởng đến cơ chế thanh lọc khí của đường hô hấp. Độ nhầy quá thấp hay quá cao đều khiến cho lông đập chậm lại do đó giảm tốc độ vận chuyển nhầy. Bề dầy của chất nhầy phủ lên biểu mô cũng là yếu tố quan trọng trong tác động qua lại nhầy-lông. Nếu chất nhầy bao quanh lông quá ít, lông sẽ đập rất yếu hoặc không đập. Trái lại, nếu lớp nhầy bao quanh lông 9 tăng lên quá mức thì sẽ làm mất đi tính cơ động sánh đôi lông-nhầy, làm trì trệ vận chuyển nhầy lông. 2.3.3. Điều hòa hoạt động hệ nhầy lông Thần kinh giao cảm và phó giao cảm phân bố đến các tế bào chế tiết. Ngoài những chất dẫn truyền thần kinh như noradrenalin và acetylcholin còn có các neuropeptid khác như neuropeptid Y, VIP (vasoactive intestinal peptid), chất P và CGRP (calcitonin gen related peptid). Kích thích thụ thể β-adrenergic, cholinergic và chất P: bài tiết nhiều dịch lỏng. Kích thích thụ thể α-adrenergic: bài tiết ít đi nhưng quánh. Quá trình viêm nhiễm và dị ứng kích thích chế tiết qua đường phản xạ hoặc tác dụng trực tiếp bởi histamin, prostaglandin và leucotrien lại làm cho sự vận chuyển chậm đi do giảm hoạt động của lông. 2.4. Phản xạ ho Phản xạ ho là một phản xạ tối cần thiết cho sự sống, để giữ sạch cho đường dẫn khí. Kích thích từ đường hô hấp và phế nang sẽ tác động lên các thụ thể ho thuộc thần kinh tam thoa, thiệt hầu, thanh quản trên và phế vị. Xung động này được truyền hướng tâm về trung tâm ở hành não. Sau đó gây chuỗi phản xạ ly tâm theo các dây thần kinh đến các cơ hô hấp gây: - Hít vào khoảng 2,5L. - Nắp thanh quản đóng lại, hai dây thanh âm khép chặt. - Cơ bụng co rất mạnh và những cơ thở ra phụ cũng co rất mạnh, nâng áp suất trong phổi lên đến 100mmHg. - Nắp thanh quản và dây thanh âm thình lình mở ra. Khí bị nén phóng ra ngoài với vận tốc lên đến 1000km/giờ. Điểm rất quan trọng là áp suất cao trong lồng ngực làm xẹp các đường dẫn khí, nên luồng khí chà xát các mặt trong của chúng, đem đi mọi vật lạ. 2.5. Phản xạ hắt hơi 10 [...]... thích, lympho B sẽ sản sinh ra kháng thể trong khi lympho T tiết ra lymphokin với rất nhiều tác dụng quan trọng có khả năng hoạt hóa đại thực bào và là cở sở của tăng mẫn cảm muộn 4 MỘT SỐ CƠ CHẾ BỆNH SINH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH LỌC KHÍ 4.1 Sinh bệnh học của tổn thương hệ nhầy lông đường hô hấp 4.1.1 Cơ chế bệnh sinh Đa số các bệnh lý hô hấp đều gây tổn thương hệ nhầy lông Sinh bệnh học của quá... vi khuẩn Các chất như transferin, kallikrein do tế bào niêm mạc phế quản tiết ra, các globulin miễn dịch trong đó chủ yếu IgA v.v… góp phần vào việc bảo vệ đường hô hấp 3.2.1 IgA tiết (SIgA: Secretory-IgA) Có hai loại IgA: IgA1 và IgA2 IgA1 có trong huyết tương và IgA2 có trong chất tiết gọi là IgA tiết (SIgA) Trong đáp ứng miễn dịch ở niêm mạc hô hấp SIgA phản ứng rất sớm và mạnh mẽ so với IgA trong... hút quá lâu (trên 15 giây) có thể làm tổn thương hệ nhầy lông Hơn thế khi hút đờm người ta thường nhỏ nước muối sinh lý vào để làm loãng đờm Nếu nhỏ quá nhiều có thể làm tăng thể dịch gây tắc nghẽn thêm đường hô hấp Nhỏ nước muối sinh lý chỉ có ích đối với những bệnh nhân bị đờm bám dai dẳng, không nên dùng như một thủ thuật thườn qui - Các biện pháp dùng thuốc: + Thuốc tác động lên hệ thần kinh thực... đờm: là biện pháp quan trọng trong việc chăm sóc đường hô hấp đặc biệt là trong thông khí nhân tạo (đặt nội khí quản, thở máy, mở khí quản) Các biện pháp không dùng thuốc phải được thực hiện đúng kỹ thuật nếu không có thể gây hậu quả ngược lại Chẳng hạn, khi hút đờm, nếu sử dụng ống hút quá cứng, to, áp lực hút quá mạnh, hút trong thì đưa ống vào, thao tác không nhẹ nhàng, thời gian mỗi lần hút quá lâu... lọt vào đường hô hấp, nhờ các 11 globulin miễn dịch đã cố định trên màng, đại thực bào phế nang dễ dàng bắt lấy vi khuẩn, tạo túi thực bào bao quanh, sau đó tiết enzym lysosom vào và tiêu hủy vi khuẩn… Do chứa hệ enzym rất phong phú, khả năng cơ động cao, đại thực bào có thể thực bào tiêu hủy hầu hết các hạt trong không khí hít vào như các vi khuẩn, virus, các bụi vô cơ, hữu cơ… bảo vệ đường hô hấp Vi... bạch cầu đa nhân trung tính; hoạt hóa bổ thể để có thể có tác dụng hiệp đồng với lysozym Đặc biệt, SIgA có vai trò ưu thế trong đề kháng chống Mycoplasma pneumoniae là loại vi khuẩn tấn công các tế bào biểu mô có lông 3.2.2 Các kháng thể khác-IgM và IgE Niêm mạc hô hấp còn sản sinh IgM, IgE cũng giữ vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ miễn dịch đặc hiệu chống các nhiễm khuẩn phổi phế quản Các kháng... đáy có thể dẫn đến ung thư tiên phát 4.1.2 Cơ sở sinh lý của một số biện pháp điều trị thải loại chất nhầy - Các biện pháp không dùng thuốc: + Vỗ rung: là biện pháp quan trọng giúp vận chuyển chất nhầy tránh ứ đọng do tăng cường hoạt động của lông và hạn chế tính bám dính của chất nhầy + Khí dung: tạo ra những hạt rất nhỏ có thể vào sâu trong đường hô hấp làm loãng chất nhầy tăng cường vận chuyển nhầy... tác động sinh hóa chưa rõ rệt Quan sát vi thể cho thấy, khi dùng bromhexin, xuất hiện các thể tiêu bào trong tế bào chế tiết, hoạt động của các thể này có thể gián tiếp làm giảm glycoprotein và gây đứt gãy mucin Ambroxol là một dẫn xuất từ bromhexin giúp điều hòa chất nhầy và làm tăng tổng hợp surfactant giúp hóa lỏng đờm khi dùng liều cao 4.2 Sinh bệnh học của tổn thương hệ miễn dịch đường hô hấp 4.2.1... tổng hợp surfactant giúp hóa lỏng đờm khi dùng liều cao 4.2 Sinh bệnh học của tổn thương hệ miễn dịch đường hô hấp 4.2.1 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải - Suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch có thể xảy ra trong toàn thân hoặc tại chỗ niêm mạc hô hấp như giảm sản xuất SIgA thường thấy ở bệnh nhân viêm phế quản mạn Suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau - Có 3 thể:... phát triển và biệt hóa thành tế bào lông Sau các tổn thương quy nạp gây thoái hóa biểu mô, có hiện tượng dị sản malpighi và tăng sản tế bào hình đài trong tuyến dưới niêm mạc, biệt hóa và tái tạo lại biểu mô nhầy lông bình thường của niêm mạc Thời gian cần thiết cho sự phục hồi hoàn toàn biểu mô từ nhiều tuần đến nhiều tháng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh Đặc biệt biểu mô phế quản có thể thích nghi . SINH LÝ NIÊM MẠC ĐƯỜNG HÔ HẤP 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP 1.1. Phân chia đường hô hấp Đường hô hấp được chia làm hai phần là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. 1.1.1. Đường hô hấp. catecholamin. Hình 1. Niêm mạc đường hô hấp 1.2.2. Các tuyến đường hô hấp Các tuyến của đường hô hấp là những tuyến ngoại tiết hỗn hợp nằm trong mô liên kết của tầng dưới niêm mạc khí quản và phế. lọc khí của đường hô hấp. 4 - Các chức năng ngoài hô hấp như: khứu giác, phát âm, điều nhiệt, nội tiết, xúc cảm… Trong số các chức năng trên của đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp đóng vai