1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề sinh lý tiết niệu

15 4,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 715 KB

Nội dung

Chức năng chính của thận là tạo nước tiểu giúp đào thải phần lớn các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng trong cơ thể và duy trì sự hằng định nội môi. Mỗi ngày có khoảng 180 lít dịch được lọc ở cả hai thận nhưng chỉ có khoảng 1,5 lít nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Điều đó cho thấy có một lượng dịch lọc đã được thận tái hấp thu, ngoài ra thận cũng bài tiết một số chất vào dịch lọc. Như vậy, nước tiểu được hình thành là kết quả của 3 quá trình: Nước tiểu = dịch lọc - dịch tái hấp thu + dịch bài tiết 1. QUÁ TRÌNH LỌC Ở CẦU THẬN 1.1. Màng lọc cầu thận -Cấu tạo màng lọc cầu thận: gồm 3 lớp. +Tế bào nội mô mao mạch cầu thận: không xếp sát nhau mà tạo những khe hở đường kính 160Å. +Màng đáy: mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan (tích điện âm mạnh) đan chéo nhau tạo các khe hở đường kính 110Å. +Tế bào biểu mô nang Bowman: tế bào có chân bám vào màng đáy tạo các khe hở đường kính 70Å. -Tính chất của màng lọc cầu thận: thấm có chọn lọc phụ thuộc vào: +Kích thước các lỗ của màng lọc: chỉ cho qua các chất có đường kính nhỏ hơn 70Å. +Lực tĩnh điện của thành lỗ lọc: tích điện âm mạnh nên: .Các chất tích điện âm được lọc kém hơn các chất tích điện dương cùng kích thước. .Các chất tích điện dương được lọc nhiều hơn các chất không mang điện có cùng kích thước. Trong viêm cầu thận, tính tích điện (-) của màng lọc cầu thận bị giảm. Do đó Albumin có thể xuất hiện trong nước tiểu 1.2. Mức lọc cầu thận và thành phần dịch lọc cầu thận 1.2.1. Mức lọc cầu thận (GFR = Glomerular Filtration Rate) -Định nghĩa: GFR là thể tích dịch lọc được lọc qua cầu thận của 2 thận trong 1 phút. -GFR = 125mL/phút = 180 lít/24 giờ (tăng theo diện tích bề mặt cơ thể). -Cách đo GFR: chưa có phương pháp đo trực tiếp, người ta dùng phương pháp thanh trừ xuất Clearance (C) để đo GFR (Phương pháp gián tiếp của Van Slyke). * Khái niệm về thanh trừ xuất -Định nghĩa: thanh trừ xuất Clearance (C) của một chất là thể tích huyết tương được thận thải sạch chất đó trong 1 phút.

SINH LÝ TIẾT NIỆU Chức năng chính của thận là tạo nước tiểu giúp đào thải phần lớn các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng trong cơ thể và duy trì sự hằng định nội môi. Mỗi ngày có khoảng 180 lít dịch được lọc ở cả hai thận nhưng chỉ có khoảng 1,5 lít nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Điều đó cho thấy có một lượng dịch lọc đã được thận tái hấp thu, ngoài ra thận cũng bài tiết một số chất vào dịch lọc. Như vậy, nước tiểu được hình thành là kết quả của 3 quá trình: Nước tiểu = dịch lọc - dịch tái hấp thu + dịch bài tiết 1. QUÁ TRÌNH LỌC Ở CẦU THẬN 1.1. Màng lọc cầu thận - Cấu tạo màng lọc cầu thận: gồm 3 lớp. + Tế bào nội mô mao mạch cầu thận: không xếp sát nhau mà tạo những khe hở đường kính 160Å. + Màng đáy: mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan (tích điện âm mạnh) đan chéo nhau tạo các khe hở đường kính 110Å. + Tế bào biểu mô nang Bowman: tế bào có chân bám vào màng đáy tạo các khe hở đường kính 70Å. - Tính chất của màng lọc cầu thận: thấm có chọn lọc phụ thuộc vào: + Kích thước các lỗ của màng lọc: chỉ cho qua các chất có đường kính nhỏ hơn 70Å. + Lực tĩnh điện của thành lỗ lọc: tích điện âm mạnh nên: . Các chất tích điện âm được lọc kém hơn các chất tích điện dương cùng kích thước. . Các chất tích điện dương được lọc nhiều hơn các chất không mang điện có cùng kích thước. Trong viêm cầu thận, tính tích điện (-) của màng lọc cầu thận bị giảm. Do đó Albumin có thể xuất hiện trong nước tiểu 1.2. Mức lọc cầu thận và thành phần dịch lọc cầu thận 1.2.1. Mức lọc cầu thận (GFR = Glomerular Filtration Rate) - Định nghĩa: GFR là thể tích dịch lọc được lọc qua cầu thận của 2 thận trong 1 phút. 1 - GFR = 125mL/phút = 180 lít/24 giờ (tăng theo diện tích bề mặt cơ thể). - Cách đo GFR: chưa có phương pháp đo trực tiếp, người ta dùng phương pháp thanh trừ xuất Clearance (C) để đo GFR (Phương pháp gián tiếp của Van Slyke). * Khái niệm về thanh trừ xuất - Định nghĩa: thanh trừ xuất Clearance (C) của một chất là thể tích huyết tương được thận thải sạch chất đó trong 1 phút. Trong đó: + P: là nồng độ chất đó trong plasma (mg/mL) + U: nồng độ chất đó trong nước tiểu (mg/mlL) + V: là thể tích nước tiểu được bài xuất/1 phút (mL/phút) - Tiêu chuẩn của chất dùng đo lọc cầu thận: + Được lọc tự do qua cầu thận. + Không được tái hấp thu. + Không bài tiết ở ống thận. + Không chuyển hóa, không dự trữ + Không gắn với protein trong huyết tương. + Không làm tăng, giảm chức năng của thận. + Không độc với cơ thể. + Định lượng một cách chính xác và dễ dàng. Do đó: Lượng thải ra trong nước tiểu = lượng lọc qua cầu thận - Chất dùng để đo GFR: Inulin (I) P I = 0,24 mg/ ml U I = 30 mg/ ml Vậy C I = 125 ml/ phút V I = 1 ml/ phút 1.2.2. Thành phần dịch lọc cầu thận Giống thành phần huyết tương nhưng: - Không có huyết cầu. - Lượng protein rất thấp (khoảng 0,03% protein huyết tương). - Một vài chất có TLPT nhỏ như Ca ++ , acid béo không được lọc tự do ở cầu thận vì chúng kết hợp với protein huyết tương. 2 phml P VU C / . = - Cl - và HCO 3 - cao hơn huyết tương khoảng 5%. - Na + và K + thấp hơn trong huyết tương khoảng 5%. 1.3. Cơ chế lọc và các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận 1.3.1. Cơ chế lọc Cơ chế lọc là cơ chế thụ động phụ thuộc sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc Áp suất lọc = Áp suất máu – Áp suất keo – Áp suất Bowman 10 mmHg = 60 mmHg – 32 mmHg – 18 mmHg - Áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận (60mmHg): đẩy nước và các chất hòa tan từ trong lòng mạch vào nang Bowman. - Áp suất keo mao mạch cầu thận (32mmHg): giữ nước và các chất hòa tan ở lại lòng mạch. - Áp suất thủy tĩnh nang Bowman (18mmHg): ngăn cản sự lọc. Như vậy quá trình lọc chỉ xảy ra khi áp suất lọc > 0. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận - Áp suất thủy tĩnh nang Bowman + Bình thường áp suất nang Bowman có trị số thấp và dịch lọc vào nang Bowman sẽ di chuyển ngay xuống ống thận nên ít ảnh hưởng đến áp suất lọc. + Khi áp suất nang Bowman tăng (sỏi niệu quản, phì đại tiền liệt tuyến, nghẽn niệu đạo) sẽ làm giảm GFR. - Áp suất keo mao mạch cầu thận + Bình thường ít thay đổi nên ít ảnh hưởng đến áp suất lọc. + Khi áp suất keo giảm thì GFR tăng và ngược lại (uống nhiều nước → áp suất keo giảm). Áp suất keo chỉ giảm 2-3 mmHg cũng làm lưu lượng lọc tăng lên 15-20%. - Áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận: lưu lượng máu qua thận phụ thuộc vào huyết áp và trạng thái của tiểu động mạch cầu thận. + Huyết áp tối đa: . Huyết áp tối đa = 80-180mmHg: thận sẽ tự điều chỉnh lưu lượng lọc nên GFR ít thay đổi. Cơ chế: khi huyết áp tối đa tăng trong khoảng từ 80- 3 180mmHg thì tiểu động mạch đến sẽ co lại dần làm áp suất trong mao mạch cầu thận không tăng cao. . Huyết áp tối đa > 180mmHg sẽ có hiện tượng “lợi niệu do huyết áp” làm tăng lượng nước tiểu. Cơ chế: khi huyết áp tối đa > 180mmHg sẽ làm áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận tăng gây tăng GFR. . Huyết áp tối đa < 80mmHg sẽ gây thiểu niệu, huyết áp tối đa < 40- 50mmHg sẽ gây vô niệu. Cơ chế: khi huyết áp tối đa giảm < 80mmHg sẽ làm áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận giảm gây giảm GFR. - Trạng thái của tiểu động mạch cầu thận: . Co tiểu động mạch đến: giảm lượng máu đến cầu thận làm giảm áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận gây giảm GFR. . Co tiểu động mạch đi: cản trở máu ra khỏi cầu thận làm tăng áp suất thủy tĩnh mạo mạch cầu thận gây tăng GFR. 1.4. Điều hòa quá trình lọc cầu thận 1.4.1. Cơ chế tự điều hòa (điều hòa ngược ống thận-cầu thận) Khi lưu lượng lọc cầu thận giảm thấp sẽ có hai cơ chế điều hòa kết hợp nhau để đưa GFR trở lại bình thường: - Điều hòa ngược dãn tiểu động mạch đến: các tế bào mascula densa phát tín hiệu gây giãn tiểu động mạch đến làm tăng lượng máu vào cầu thận và tăng GFR trở lại. - Điều hòa ngược co tiểu động mạch ra: các tế bào cạnh cầu thận tiết ra renin, dẫn đến việc tạo thành angiotensin II. Angiotensin II gây co tiểu động mạch ra làm tăng GFR. 1.4.2. ANP (antrial natriuretic peptid) - Nguồn gốc: tâm nhĩ khi bị căng cơ học (tăng thể tích dịch ngoại bào). - Tác dụng trên cầu thận: làm tăng GFR. 1.4.3. Hệ thống renin-angiotensin - Nguồn gốc: + Renin do phức hợp cận cầu thận bài tiết ra khi dòng máu đến thận giảm. + Angiotensinogen do gan tổng hợp và bài tiết vào máu. Renin Men chuyển Angiotensinogen Angitensin I Angitensin II 4 (men chuyển: coverting enzymcó ở mao mạch phổi) - Tác dụng trên cầu thận: co tiểu động mạch đi và giãn tiểu động mạch đến gây tăng GFR. 1.4.4. Thần kinh giao cảm Kích thích thần kinh giao cảm gây co tiểu động mạch đến nhiều hơn tiểu động mạch ra làm giảm GFR. Kích thích mạnh có thể dẫn đến ngừng lọc tạm thời, vô niệu. 2. QUÁ TRÌNH TÁI HẤP THU VÀ BÀI TIẾT MỘT SỐ CHẤT Ở ỐNG THẬN 2.1. Tái hấp thu nước - Vị trí: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp. - Lượng tái hấp thu: + Ống lượn gần: 65%. + Ngành xuống quai Henle: 15%. + Ống lượn xa và ống góp: lượng tái hấp thu thay đổi tùy theo lượng nước trong cơ thể và được kiểm soát bởi hormon ADH. Bình thường tái hấp thu 10% ở ống lượn xa và 9,3% ở ống góp. Như vậy lượng nước còn lại trở thành nước tiểu bài xuất ra ngoài là 0,7%. - Cơ chế tái hấp thu: khuếch tán thụ động nhờ áp suất thẩm thấu cao trong dịch kẽ. - Đặc điểm: + Ngành xuống quai Henle chỉ tái hấp thu nước không tái hấp thu muối nên dịch càng đi đến đỉnh quai Henle sẽ càng ưu trương dần tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế cô đặc nước tiểu của thận. + Sự tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp được kiểm soát bởi ADH. Như vậy ADH điều hòa lượng nước trong cơ thể. ADH làm mở rộng các lỗ trên tế bào biểu mô gây tăng tính thấm đối với nước. + Ngoài ra: Aldosteron gây tái hấp thu muối ở ống lượn xa và ống góp kéo theo nước, ANP ức chế tái hấp thu muối ở ống lượn xa và ống góp làm giảm tái hấp thu nước. 2.2. Tái hấp thu Na + - Vị trí: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp. 5 - Lượng tái hấp thu: + Ống lượn gần: 65%. + Ngành lên quai Henle: 25%. + Ống lượn xa và ống góp: lượng tái hấp thu thay đổi tùy theo nồng độ Na + trong cơ thể và được kiểm soát bởi hormon aldosteron. Bình thường tái hấp thu hết số còn lại (10%). - Cơ chế tái hấp thu: + Ống lượn gần: vận chuyển tích cực . Bơm Na + -K + -ATPase ở bờ bên và bờ đáy bơm Na + từ tế bào biểu mô ống thận ra dịch kẽ. . Nồng độ Na + trong tế bào biểu mô thấp nên Na + sẽ khuếch tán từ dịch lọc vào tế bào biểu mô. Sự khuếch tán này sẽ tiến hành cặp đôi với 1 chất khác nhờ cùng một chất mang tạo nên cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát: đồng vận chuyển thuận với glucose, acid amin, phosphat; đồng vận chuyển nghịch với H + . Dịch kẽ Tế bào biểu mô Lòng ống thận Na + Na + Na + ATPase K + K + Glucose, aa Glucose, aa Glucose, aa Cơ chế tái hấp thu Na + ở ống lượn gần + Ngành lên quai Henle: . Phần đầu ngành lên quai Henle (đỉnh quai Henle): khuếch tán thụ động. . Phần cuối ngành lên quai Henle (phần dày quai Henle): vận chuyển tích cực theo cơ chế giống ở ống lượn gần nhưng đồng vận chuyển thuận với K + và Cl - (cặp 3: 1Na + /1K + /2Cl - ). + Ống lượn xa và ống góp: vận chuyển tích cực theo cơ chế giống ở ống lượn gần có trao đổi với K + hoặc H + . - Đặc điểm: 6 + Ngành lên quai Henle chỉ tái hấp thu Na + không tái hấp thu nước nên dịch ra khỏi quai Henle sẽ nhược trương dần tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế cô đặc nước tiểu của thận. + Sự tái hấp thu Na + ở ống lượn xa và ống góp được kiểm soát bởi aldosteron. Như vậy aldosteron điều hòa nồng độ Na + trong cơ thể. Aldosteron gây kích thích tổng hợp protein mang để vận chuyển Na + . + ANP gây ức chế tái hấp thu muối và nước ở ống lượn xa và ống góp khi thể tích dịch ngoại bào tăng. 2.3. Tái hấp thu Ca ++ , Phosphat - Vị trí: ống lượn gần, phần dày nhánh lên Henle, ống lượn xa. - Lượng tái hấp thu: + Ống lượn gần: tái hấp thu 50-60% Ca ++ , tái hấp thu phosphat theo yêu cầu dưới sự kiểm soát của hormon PTH. + Đoạn cuối phần dày nhánh lên quai Henlé: tái hấp thu một lượng nhỏ Ca ++ + Ống lượn xa: tái hấp thu Ca ++ theo yêu cầu dưới sự kiểm soát của PTH. - Cơ chế tái hấp thu: vận chuyển chủ động. Đặc điểm: PTH của tuyến cận giáp kiểm soát sự tái hấp thu 2.4. Tái hấp thu glucose - Vị trí: ống lượn gần. - Lượng tái hấp thu: ngưỡng đường của thận là 180mg/dL. + Khi nồng độ glucose trong máu bình thường (80-120mg/dL) hoặc giảm thấp hoặc tăng lên nhưng dưới ngưỡng đường của thận sẽ được lọc vào nang Bowman với lượng tương đương và được tái hấp thu 100%. Do vậy không có glucose trong nước tiểu. + Khi nồng độ glucose trong máu lớn hơn ngưỡng đường của thận thì ống lượn gần vẫn có khả năng tái hấp thu thêm 1 lượng glucose nữa (không đạt 100%) và khả năng này cũng chỉ giới hạn đến một mức nào đó. Lượng glucose được tái hấp thu thêm gọi là mức vận chuyển glucose tối đa (TmG = Tubular transport maximum for glucose). TmG ở nam là 375mg/phút và ở nữ là 300mg/phút. - Cơ chế tái hấp thu: vận chuyển tích cực thứ phát + Đồng vận chuyển thuận với Na + ở bờ bàn chải vào tế bào biểu mô. 7 + Khuếch tán có gia tốc qua bờ đáy và bờ bên vào dịch kẽ. - Đặc điểm: do khả năng hấp thu có giới hạn nên có sự cạnh tranh nếu xuất hiện một loại đường khác trong ống thận như fructose, galactose, xyclose. 2.5. Tái hấp thu và bài tiết K + - Vị trí: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp. - Lượng tái hấp thu và bài tiết: + Ống lượn gần: tái hấp thu gần 100%. + Ngành lên quai Henle: tái hấp thu một lượng nhỏ. + Ống lượn xa và ống góp: lượng bài tiết thay đổi tùy theo tổng lượng K + trong cơ thể và được kiểm soát bởi hormon aldosteron. - Cơ chế tái hấp thu và bài tiết: + Ống lượn gần: hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực . Bơm K + ở bờ bàn chải bơm K + từ dịch ống thận vào tế bào biểu mô. . Nồng độ K + trong tế bào biểu mô cao nên K + sẽ khuếch tán từ tế bào biểu mô ra dịch kẽ qua bờ bên và bờ đáy. + Ngành lên quai Henle: hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực theo cơ chế đồng vận chuyển thuận cặp 3: 1Na + /1K + /2Cl - . + Ống lượn xa và ống góp: bài tiết theo cơ chế: . Bơm Na + -K + -ATPase ở bờ bên và bờ đáy bơm K + từ dịch kẽ vào tế bào biểu mô ống thận. . Nồng độ K + trong tế bào biểu mô cao nên K + sẽ khuếch tán từ tế bào biểu mô ra dịch ống thận. Sự bài tiết này có cạnh tranh với H + . - Đặc điểm: thận là nơi chủ yếu điều hòa nồng độ K + của cơ thể. K + được tái hấp thu chủ động gần như hoàn toàn ở ống lượn gần; trường hợp thiếu K + thì K + sẽ được tiếp tục tái hấp thu dọc theo ống thận; trường hợp thừa K + thì K + sẽ được bài tiết chủ động ở ống lượn xa và ống góp với sự kiểm soát của aldosteron. Như vậy aldosteron điều hòa nồng độ K + trong cơ thể. 2.6. Tái hấp thu HCO 3 - và bài tiết H + - Vị trí: ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và một phần quai Henle. - Lượng tái hấp thu và bài tiết: thay đổi tùy theo tình trạng kiềm toan của cơ thể để thực hiện chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan của cơ thể. 8 + Khi pH dịch ngoại bào bình thường (pH = 7,4): cứ 1 H + được bài tiết thì có 1 HCO 3 - được hấp thu. Bình thường lượng HCO 3 - tái hấp thu theo phương thức này chiếm 90% ở ống lượn gần, 5% ở quai Henle, 3% ở ống lượn xa và 2% ở ống góp. + Khi cơ thể bị nhiễm toan: lượng HCO 3 - được lọc ít hơn lượng H + bài tiết bằng một cơ chế đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp dưới sự kiểm soát của hormon aldosteron. H + thừa trong lòng ống sẽ kết hợp với các chất đệm của hệ đệm phosphat hoặc hệ đệm amoniac ở ống thận để đào thải ra ngoài theo nước tiểu. + Khi cơ thể bị nhiễm kiềm: lượng HCO 3 - được lọc nhiều hơn lượng H + bài tiết do đó HCO 3 - không được tái hấp thu hết. HCO 3 - thừa sẽ kết hợp với Na + và các ion dương khác ở ống thận để đào thải ra ngoài theo nước tiểu. - Cơ chế tái hấp thu và bài tiết: + Tái hấp thu HCO 3 - và bài tiết H + ở ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp: HCO 3 - được tái hấp thu gián tiếp nhờ vào hoạt động của men CA (carbonic anhydrase). Quá trình này diễn ra cùng với sự bài tiết H + hoán đổi Na + . Dịch kẽ Tế bào biểu mô Lòng ống thận Na + Na + Na + HCO 3 - ATPase K + K + H + H + H 2 O H 2 CO 3 HCO 3 - HCO 3 - H 2 CO 3 CO 2 CO 2 CA CA H 2 O Cơ chế tái hấp thu HCO 3 - và bài tiết H + ở ống thận + Bài tiết H + ở ống lượn xa và ống góp: vận chuyển tích cực nhờ bơm H + - ATPase ở bờ bàn chải bơm H + từ tế bào biểu mô ống thận ra dịch lòng ống. - Đặc điểm: các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái hấp thu HCO 3 - và bài tiết H + : + PaCO 2 trong máu tỷ lệ thuận với sự hấp thu và bài tiết. 9 + Tổng lượng K + trong cơ thể tỷ lệ nghịch với sự hấp thu và bài tiết. + Nồng độ Cl - trong máu tỷ lệ nghịch với sự hấp thu và bài tiết. + Aldosteron làm tăng sự bài tiết H + do tác dụng trên bơm H + -ATPase ở ống lượn xa và ống góp. 2.7. Bài tiết NH 3 - Vị trí: ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle và ống góp. - Lượng tái bài tiết: thay đổi. - Cơ chế bài tiết: vận chuyển thụ động do NH 3 không mang điện, tan trong lipid. - Đặc điểm: tế bào biểu mô của ống thận liên tục sản xuất ra NH 3 từ glutamin. NH 3 sẽ được khuếch tán vào ống thận hoặc vào máu phụ thuộc vào: + pH của nước tiểu: càng acid thì NH 3 bài tiết vào ống thận càng nhiều và ngược lại. Trong dịch lọc NH 3 sẽ kết hợp với H + tồn tạo dưới dạng các muối trung tính như NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 và theo nước tiểu ra ngoài. + Tốc độ tương đối giữa dòng chảy của máu và của dịch lọc trong lòng ống thận. + Trữ lượng K + trong cơ thể: thiếu hụt K + sẽ kích thích sinh NH 3 và ngược lại, cơ chế chưa rõ. 2.8. Tái hấp thu và bài tiết ure - Vị trí: ống lượn gần, đỉnh quai Henle, ống góp phần tủy. - Lượng tái hấp thu và bài tiết: + Ống lượn gần: tái hấp thu 50% là do khi nước được tái hấp thu ở đây làm cho lượng ure trong lòng dịch trở nên cô đặc hơn và vì tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng thấm urea, urea sẽ khuếch tán vào máu xung quang ống thận. + Đỉnh quai Henle: bài tiết 50%. + Ống góp phần tủy: tái hấp thu 60%. Vì phần dày của nhánh lên quai Henle, ống xa và ống góp phần vỏ không có tính thấm đối với ure, nhưng lại tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp, nên độ tập trung của ure trong dịch lọc tăng lên. Đến phần còn lại của ống góp nằm trong vùng tủy thận ure được tái hấp thu 60% vào dịch kẽ tủy thận, trong đó 10% vào mạch thẳng, 50% được bài tiết trở lại trong dịch lọc nơi đỉnh quai Henlé. Với cách này ure có thể tái tuần hoàn vào ống thận nhiều lần trước khi nó được bài tiết. Ure 10 [...]... lượng ion H+ được bài tiết Các ion HCO3- không được “trung hòa” sẽ kết hợp với ion Na + và các ion (+) khác ở ống thận và đào thải theo nước tiểu Ion HCO 3- không được tái hấp thu có nghĩa là thận đã làm giảm lượng HCO 3- trong dịch ngoại bào và do đó là giảm pH • Tài liệu tham khảo: 1 Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Đại học Y Dược... Tái hấp thu và bài tiết các chất khác - Vitamin: được tái hấp thu theo nhu cầu của của cơ thể ở ống lượn gần bằng phương thức vận chuyển tích cực - Uric acid: uric acid là sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá purine, được sản xuất một cách liên tục trong cơ thể và được bài tiết bởi thận Số lượng bài tiết khoảng 10% số lượng được lọc Tế bào ống lượn gần tái hấp uric acid và cũng bài tiết acid uric nhưng... bài tiết nước do vậy nồng độ thẩm thấu ở chóp mạch thẳng tăng lên đến mức tối đa 1200mOsmol/L Nhánh lên hấp thu nước và bài tiết Na+, ure do vậy máu chảy qua mạch thẳng chỉ mang một lượng rất nhỏ các chất hòa tan ra khỏi vùng tủy Hoạt động của quai Henle và quai mạch thẳng 4 CHỨC NĂNG ĐIỀU HÒA CÂN BẰNG ACID-BASE CỦA THẬN Thận điều hòa cân bằng acid-base thông qua cơ chế tái hấp thu HCO 3- và bài tiết. .. lên Hệ thống đệm ammoniac có ưu điểm ở chỗ: trong số các ion (-), ion Cl- chiếm tỷ lệ lớn nhất Khi lượng H + được bài tiết quá nhiều vào dịch ống, nếu ion H+ kết hợp với ion Cl- sẽ tạo ra HCl là một acid mạnh và làm cho pH của dịch ống trở thành ống acid làm ngăn cản quá trình bài tiết H + của tế Khoảng kẽ Tế bào rất thận Lòng ống + bào ống thận Nếu có mặt NH3 thì H sẽ kết hợp với NH3 thành NH4+ rồi... Cuối cùng 40% ure được bài xuất theo nước tiểu - Cơ chế tái hấp thu và bài tiết: vận chuyển thụ động - Đặc điểm: chịu ảnh hưởng + Sự tái hấp thu nước: nếu sự tái hấp thu nước bị giảm sẽ dẫn đến giảm tái hấp thu ure + Tốc độ dòng chảy của ure trong dịch lọc: tốc độ nhanh làm cho sự tái hấp thu ure bị giảm Do đó, lượng urea bài tiết sẽ tăng + Lượng protein ăn vào: lượng ure trong dịch kẽ (cũng như lượng... thận khi cơ thể bị nhiễm toan Khi cơ thể bị nhiễm toan (pH giảm) thì nồng độ HCO 3- giảm và nồng độ CO2 tăng trong dịch ngoại bào Kết quả là ở thận lượng HCO 3- được lọc giảm đi và lượng ion H+ được bài tiết tăng lên rất nhiều Lượng ion H + thừa ra sẽ kết hợp với các chất đệm của hệ đệm phosphat hoặc hệ đệm amoniac ở ống thận - Hệ thống đệm phosphat (HPO4-/H2PO4-): lượng ion H+ thừa ra sẽ kết hợp với... theo nước tiểu, ion Na + được tái hấp thu vào tế bào rồi vào dịch kẽ thay thế cho ion H + vừa được tiêu thụ trong phản ứng Đồng thời từ trong tế bào một ion bicarbonat được tạo ra trong quá trình bài tiết ion H+ sẽ khuếch tán vào dịch kẽ tế bào làm tăng lượng ion HCO 3trong dịch kẽ và làm cho pH tăng lên - Hệ thống đệm amoniac (NH3/NH4+): tế bào biểu mô của ống thận liên tục sản xuất ra NH3 từ glutamin... dòng và hoạt động của mạch thẳng như một hệ thống trao đổi ngược dòng Quai Henle và mạch thẳng + Quai Henle: nhánh xuống không thấm các chất hòa tan nhưng thấm nước, đỉnh quai Henle có hiện tượng bài tiết ure vào dịch lọc, nhánh lên hấp thu 12 chất hòa tan nhưng không thấm nước Như vậy ở đỉnh quai Henle, nồng độ thẩm thấu của dịch lọc cao nhất đạt đến 1200mOsmol/L Khi dịch đến ống lượn xa và ống góp,... ++ được bài xuất ra nước tiểu trong điều kiện bình thường - Amino acid: amino acid của huyết tương được lọc bởi cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần Cơ chế tái hấp thu giống glucose Sự chuyên chở này cũng có mức vận chuyển tối đa (Tm) và không có nhóm cạnh tranh - Protein: một lượng rất ít protein có trọng lượng phân tử thấp < 80.000 chủ yếu Albumin trong huyết tương được lọc ở quản . đó là giảm pH. • Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Đại học Y Dược Tp. HCM. 3. Textbook of medical. SINH LÝ TIẾT NIỆU Chức năng chính của thận là tạo nước tiểu giúp đào thải phần lớn các sản phẩm chuyển. máu tỷ lệ nghịch với sự hấp thu và bài tiết. + Aldosteron làm tăng sự bài tiết H + do tác dụng trên bơm H + -ATPase ở ống lượn xa và ống góp. 2.7. Bài tiết NH 3 - Vị trí: ống lượn gần, ống lượn

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w