ĐỀTHIMẪUVÀĐÁPÁN MÔN LỊCH SỬ Đề số 1 Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là gì? Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới (từ sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954) được Đảng ta xác định như thế nào? Câu 2 (3 điểm): Trình bày những nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam nước ta (cuối năm 1959 – đầu năm 1960). Câu 3 (5 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam nước ta (cuối năm 1959 – đầu năm 1960). ---------------------------------------------------------- Đề số 2 Câu 1 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch Biên giới năm 1950. Câu 2 (5 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới năm 1950. Câu 3 (3 điểm): Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). ĐÁPÁNĐề số 1 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới (sau năm 1954). 2.0 -Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ là: đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc (như đã ghi trong Hiệp định). 0.5 Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến lược riêng cho cách mạng mỗi miền: -Miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa và xây dựng CNXH để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. 0.5 -Miền Nam: Tiếp tục làm cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà. 0.5 -Tuy mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược riêng nhưng cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết với nhau vì mục tiêu chung của cách mạng cả nước. Trong đó, CMXHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất; CMDTDCND ở miền Nam có tác dụng trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, thực hiện thống nhất đất nước. 0.5 Câu 2: Những nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” ở miền 3.0 Nam nước ta (cuối năm 1959 – đầu năm 1960). -Từ sau ngày kí Hiệp Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nhân dân ta ở miền Nam đấu tranh chính trị - hòa bình đòi chính quyền miền Nam thi hành Hiệp định, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước (như đã ghi trong Hiệp định). Nhưng Pháp, Mĩ và chính quyền Diệm đã phá hoại Hiệp định, chối bỏ hiệp thương tổng tuyển cử, chia cắt lâu dài nước ta. 0.75 -Trong những năn 1957 – 1959: Chính quyền Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra đạo luật 10/59 (tháng 5.1959) … làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. 075 -Khả năng thống nhất đất nước bằng hòa bình thông qua tổng tuyển cử tự do thực tế không còn nữa, đòi hỏi Đảng ta phải chuyển hướng đấu tranh của cách mạng miền Nam để thống nhất đất nước bằng con đường khác. 075 -Tháng 1.1959, Nghị quyết 15 của BCHTƯ Đảng ra đời chỉ rõ: nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm … Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, không có con đường nào khác. 075 Câu 3: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền nam nước ta (cuối năm 1959 – đầu năm 1960). 5.0 a.Diễn biến -Sau Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2.1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8.1959 đã trở thành một cao trào cách mạng khắp miền Nam, tiêu biểu là Bến Tre. 0.75 -Ngày 17.1.1960: Nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) với vũ khí thô sơ đã đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. Từ 3 xã điểm này, phong trào lan ra toàn huyện Mỏ Cày và khắp tỉnh Bến Tre. 0.75 -Phong trào nói trên đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch ở cấp thôn xã, lập nên các UBND tự quản – tức là chính quyền cách mạng. 0.75 -Từ Bến Tre, “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam bộ, Tây nguyên và một phần miền Trung. 0.75 b.Kết quả Thắng lợi của “Đồng khởi” đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn. Đến cuối năm 1960 quần chúng cách mạng đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam bộ; 904/3829 thôn ở Trung bộ; 3200/5721 buôn làng ở Tây Nguyên. 0.75 c.Ý nghĩa -Thắng lợi của “Đồng khởi” đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. 0.5 -Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam; chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 0.75 ---------------------------------------------------------- Đề số 2 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch Biên giới năm 1950. 2.0 -Từ giữa năm 1949 nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã vạch ra kế hoạch Rơve, thiết lập hai tuyến phòng ngự để bao vây Việt Bắc. Tuyến thứ nhất trên đường số 4 (Lạng Sơn – Cao Bằng). 0.5 -Tuyến thứ hai chính là Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La) nhằm cắt đứt liên lạc giữa căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. 0.5 -Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị kế họach quy mô lớn tấn công Việt Bắc lần thứ hai nhằm sớm kết thúc chiến tranh. 0.25 -Tháng 10.1949 cách mạng Trung Quốc thành công. Ngày 18.1.1950 chính phủ CHNDTrung Hoa, ngày 30.1.1950 chính phủ Liên Xô và sau đó các nước XHCN khác đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngọai giao với VNDCCH. Với những sự kiện trên đây, nước ta đã thoát khỏi thế cô lập về ngọai giao trong 5 năm sau cách mạng Tháng Tám. 0.75 Câu 2: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới năm 1950. 5.0 a.Diễn biến: -Để phá thế bao vây của địch và tận dụng lợi thế của hoàn cảnh quốc tế, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; mở đường liên lạc với CHNDTH và thế giới xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. 0.75 -Ngày 16.9.1950 bộ đội ta nổ súng đánh Đông Khê. Đến 18.9.1950, toàn bộ cụm cứ điểm này đã bị ta tiêu diệt, làm cho Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. 0.75 -Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường 4, phối hợp với một binh đoàn từ Thất Khê đánh lên Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng rút về. 0.75 -Kế hoạch nói trên của địch không thành vì chúng bị quân ta liên tục chặn đánh, diệt gọn 7 tiểu đoàn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch đánh lên Thái Nguyên cũng không đạt được mục đích. 0.75 -Bị thất trận, quân Pháp buộc phải rút khỏi hàng lọat cứ điểm trên đường số 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn. 0.5 b. Kết quả, ý nghĩa … -Kết thúc chiến dịch, ta lọai khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng dải biên giới dài 750 km từ Cao Bằng tới Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thủng hành lang Đông – Tây … 0.75 -Với chiến thắng này, bộ đội ta đã giành được quyền chủ động trên 0.75 chiến trường chính (Bắc Đông Dương), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 3.0 Thắng lợi của kháng chiến 9 năm (1945-1954) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân sau đây: -Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh có đường lối kháng chiến đúng đắn. Đó là đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính”. Đường lối này vừa phù hợp với thực lực của ta lúc bấy giờ, vừa phù hợp với kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của tổ tiên … kết hợp được sức mạnh của dân tộc ta và quốc tế. 0.75 -Nhân dân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Trong suốt 9 năm, nhân dân ta đã dũng cảm trong chiến đấu, tích cực trong lao động sản xuất … 0.75 -Hậu phương của ta trong kháng chiến được xây dựng vững chắc về mọi mặt, chính quyền nhân dân được củng cố, đã động viên cao nhất sức người, sức của cho kháng chiến. 0.75 -Thắng lợi của quân dân ta trong kháng chiến 9 năm còn là thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế. Đó là liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương chống kẻ thù chung. Đó còn là sự ủng hộ to lớn, có hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới. 0.75 . ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ Đề số 1 Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau. của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). ĐÁP ÁN Đề số 1 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ và nhiệm