Tài liệu bồi dưỡng HSG vật lý THCS cực hay ( phần 1)

77 9.1K 36
Tài liệu bồi dưỡng HSG vật lý THCS cực hay ( phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là một bộ tài liệu hay, có chất lượng cao, giúp các thầy cô trong việc giảng dạy và giúp các em học sinh củng cố và nâng cao kiến thức và luyện thi. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các thầy cô trong việc bồi dưỡng HSG và giúp các em học sinh học tập tốt bộ môn và luyện thi đạt kết quả tốt.

Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 LỰC – NĂNG LƯỢNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khối lượng * Khối lượng: lượng chất chứa trong vật, kí hiệu: m, đơn vị: kg. * Khối lượng riêng của một chất: khối lượng của một đơn vị thể tích vật làm bằng chất đó. m D = V D: khối lượng riêng (kg/m 3 ) m: khối lượng (kg) V: thể tích (m 3 ) 2. Lực * Tác dụng của lực. Khi tác dụng lên vật, lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. Lực là một đại lượng vector, được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực. + Độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích cho trước. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau. * Quán tính. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính càng lớn. * Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau, vật tiếp tục đứng yên (nếu đang đứng yên) hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều (nếu đang chuyển động). Ta nói vật chuyển động theo quán tính. * Các lực thường gặp - Trọng lực: Lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. Điểm đặt tại trọng tâm của vật; hướng từ trên xuống, độ lớn: P =mg P: trọng lực (N) m: khối lượng của vật (kg) g: hệ số hấp dẫn: 10 (m/s 2 ) + Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật. Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 1 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 + Trọng lượng riêng của một chất: trọng lượng của một đơn vị thể tích vật làm bằng chất đó. P d = V hay d = 10D d: trọng lượng riêng (N/m 3 ) P: trọng lượng (N) V: thể tích (m 3 ) D: khối lượng riêng (kg/m 3 ) - Lực đàn hồi: Điểm đặt tại vật gây ra biến dạng; hướng ngược với hướng biến dạng; độ lớn: F đh = kx F đh : lực đàn hồi (N) k: độ cứng của vật biến dạng (N/m) x: độ biến dạng của vật (m) - Lực ma sát: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của một vật khác; Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác; Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. Lực ma sát có điểm đặt tại vật chuyển động (chỗ tiếp xúc); hướng ngược với hướng chuyển động độ lớn: ms F =μN F ms : lực ma sát tác dụng lên vật (N) µ : hệ số ma sát. N: áp lực của vật lên mặt tiếp xúc. - Lực đẩy Acsimet: Một vật nhúng vào chất lỏng (hay khí) bị chất lỏng (hay khí) đẩy thẳng đứng từ dưới lên với độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet. Lực đẩy Acsimet có điểm đặt: tại vật; hướng từ dưới lên; độ lớn: F = d.V F: lực đẩy Acsimet (N) d: trọng lượng riêng chất lỏng (N/m 3 ) V: thể tích của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ (m 3 ) Gọi P là trọng lượng của chất lỏng, F là lực đẩy Acsimet khi vật được nhúng trong chất lỏng: Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 2 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Nếu F > P: vật nổi lên. * Nếu F = P: vật lơ lửng. * Nếu F < P: vật chìm xuống. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet là F = d.V , trong đó V là phần thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, không phải là thể tích của chất lỏng. 2. Áp suất * Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. * Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. F p = S p: áp suất (N/m 2 ) F: áp lực (N) S: diện tích bị ép (m 2 ) Đơn vị áp suất còn đo bằng Pa: 1 Pa = 1 N/m 2 * Áp suất chất lỏng. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. p = h.d p: áp suất (N/m 2 ) h: độ sâu (m) d: trọng lượng riêng chất lỏng (N/m 3 ) * Bình thông nhau. Trong các bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều có cùng độ cao. * Máy ép thủy lực. - Cấu tạo. Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 1 pít tông. - Nguyên tắc hoạt động. Khi ta tác dụng 1 lực f lên pít tông A, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng f p = s áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pít tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên với áp suất F p = S . Ta có: f F = s S * Áp suất khí quyển. Do lớp không khí bao quanh Trái Đất có trọng lượng nên mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển. Độ lớn của áp suất khí quyển ở mặt biển: 101 300 N/m 2 . Một cột thủy ngân Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 3 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 cao 76 cm cũng gây ra ở đáy một áp suất như thế. Vì vậy: 101 300 N/m 2 = 76 cmHg. 3. Công cơ học – Năng lượng * Công cơ học. Khi có lực tác dụng lên vật, trong quá trình vật chuyển dời theo phương không vuông góc với lực thì ta nói lực ấy đã thực hiện một công cơ học lên vật. Khi vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật đó có năng lượng. Nếu độ chuyển dời cùng phương, cùng chiều với lực thì công được tính theo công thức: .A F s= A: công (J) F: lực (N) s: độ chuyển dời (m) Đơn vị của công là Jun (J): 1J = 1N.m * Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. + Trường hợp ròng rọc động: Ph = Fs, với 1 F = P 2 ; s = 2h. + Trường hợp mặt phẳng nghiêng: Ph = Fl . + Trường hợp đòn bẩy: 1 1 2 2 F l = F l . * Công suất: được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. A P = t P: công suất (W) A: công (J) t: thời gian (s) Đơn vị của công suất là Oát (W): 1W = 1J/s; 1HP (mã lực): 1HP = 736W * Hiệu suất: tỉ số giữa công có ích và công toàn phần (tính theo %) do các máy sinh ra gọi là hiệu suất của máy. i tp A H = 100% A H: hiệu suất (%) A i : công có ích (J) A tp : công toàn phần (J) * Cơ năng. Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Có hai dạng cơ năng: động năng và thế năng. Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 4 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 - Động năng. Khi một vật chuyển động, vật có động năng. Vận tốc và khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn. - Thế năng. Khi một vật ở độ cao nào đó so với mặt đất, vật có thế năng. Vật ở càng cao thế năng càng lớn; Một vật bị biến dạng, trong quá trình hồi phục có khả năng sinh công. Vật biến dạng có thế năng đàn hồi. Vật càng biến dạng, thế năng đàn hồi càng lớn. - Đơn vị của cơ năng là J. - Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng cũng có thể chuyển hóa thành động năng. * Định luật Bảo toàn cơ năng: Trong các quá trình cơ học, động năng và thế năng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia. Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 5 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Dạng 1: Khối lượng – Lực – Áp suất 1.1. Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm 3 và khối lượng 9,850 kg. tạo bởi bạc và nhôm. Xác định khối lượng của bạc và nhôm trong hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m 3 và của nhôm là 2700 kg/m 3 . ĐS: 9,625 kg; 0,225 kg. 1.2. Người ta pha trộn đồng và bạc với nhau để tạo thành một hợp kim có khối lượng riêng D. Cho biết khối lượng riêng của đồng là D 1 , của bạc là D 2 . Tính tỷ lệ k khối lượng đồng và bạc cần pha trộn là bao nhiêu ? ĐS: 1 2 2 1 ( ) ( ) D D D k D D D − = − * Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim A lần lượt là 80% và 20%. a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A. b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc, không bị bộng, rỗng bên trong. Các phép cân và đo cho biếc vương miện có khối lượng là 75 g và thể tích 5 cm 3 . Tìm khối lượng của vàng trong vương miện. Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm 3 , của bạc là 10,5 g/cm 3 , của vàng là 19,3 g/cm 3 . ĐA: 9,2 g/cm 3 ; 55,4 g * Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim A lần lượt là 80% và 20%. a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A. b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc, không bị bộng, rỗng bên trong. Các phép cân và đo cho biết vương miện có khối lượng 75 g và thể tích 5 cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện. Cho khối lượng riêng của đồng 8,9 g/cm 3 ; của bạc 10,5 g/cm 3 ; của vàng 19,3 g/cm 3 . HD: Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 6 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 1.3. Trong bảng kết quả dưới đây hàng (1) ghi chiều dài lò xo, h àng (2) ghi trọng lượng tương ứng tác dụng vào lò xo.trong bảng có 1 số ô người quan sát chưa ghi. a) Hãy ghi các giá trị thích hợp vào ô trống và giải thích. b) Tìm chiều dài của lò xo khi không có quả nặng. ĐS: 15 N, 14 cm, 14,5 cm; 11 cm. 1.4. Một chiếc phà có diện tích đáy không thay đổi 720 m 2 , nếu đưa xuống phà 16 chiếc xe, mỗi chiếc có khối lượng trung bình 1 100 kg thì phà sẽ chìm sâu thêm bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm 3 . ĐS: 0 24h m∆ = , . 1.5. Một vật có trọng lượng riêng 26 000 N/m 3 .Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m 3 . ĐS: 243,75 N. 1.6. Một vật trọng lượng riêng là 26 000 N/m 3 nhúng vào trong nước thì nặng 150 N. Hỏi ở ngoài không khí nó nặng bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m 3 . ĐS: … 1.7. Có hai vật thể tích là V và 2V, khi treo vào hai đĩa cân thì cân ở trạng thái cân bằng. Sau đó vật lớn được dìm vào dầu có trọng lượng riêng d 1 = 9000 N/m 3 . Phải dìm vật nhỏ vào chất lỏng có trọng lượng riêng bao nhiêu để cân vẫn cân bằng? (Bỏ qua lực đẩy Acsimet của không khí) ĐS: … Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 7 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Trên một cái móng dài 10 m, rộng 40 cm, người ta muốn xây một bức tường dài 10 m, rộng 22 cm. Áp suất tối đa mà nền đất chịu được là 40 000 N/m 2 . Tính chiều cao giới hạn của bức tường? Biết khối lượng riêng trung bình của bức tường là 1 900 kg/m 3 . ĐS: 3,8 m * Trên cái móng dài 10 m, rộng 40 cm, người ta xây dựng một bức tường dài 10 m, rộng 22 cm. Áp suất tối đa mà nền đất chịu được là 100 000 N/m 2 . Khối lượng riêng trung bình của bức tường là 1900 kg/m 3 . Tính chiều cao giới hạn của bức tường. ĐS: h max = 9,569 m * Để kéo chiếc ô tô con ra khỏi chỗ lầy ở mép đường, người lái xe làm như sau: buộc chặt một đầu dây cáp vào cái móc ở đầu xe, kéo căng dây và buộc đầu kia vào một cái cây to cách đầu xe một khoảng l = 12 m. Sau đó, anh ta đứng cả người bằng cách chụm hai chân lên điểm giữa A của sợi dây. Kết quả dây bị chùng xuống một chút và xe bắt đầu dịch chuyển khi điểm giữa của sợi dây thấp hơn vị trí nằm ngang ba đầu một khoảng h. HD: Khi dây chùng xuống, do góc α (góc hợp bởi sợi dây và phương thẳng đứng) lớn có thể tạo ra lực căng T rất lớn của dây cáp, đủ sức kéo xe ra chỗ lầy. Lực này có thể lớn hơn rất nhiều lực F mà người lái tác dụng vào dây tại A (F là trọng lượng của người lái). Tại thời điểm xe bắt đầu chuyển động: 2 cosT P α = . coi độ dãn của dây là rất bé, ta có: 2 os 4500 / 2 4 h h Pl c T N l l h α = = ⇒ = = . * Đặt thẳng đứng khối trụ kim loại đồng chất vào trong bình chứa có đáy nằm ngang. Đổ nước vào bình. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình như hình vẽ. a) Xác định chiều cao, diện tích đáy khối trụ, khối lượng riêng của chất làm khối trụ. b) Đặt khối trụ nằm ngang rổi xả dần nước ra ngoài bình qua một van ở đáy bình. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình. Điền các giá trị cần thiết trên đồ thị. Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 8 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 ĐS: * Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có khối lượng 2 kg. Đặt viên gạch này trên mặt phẳng nằm ngang theo những mặt khác nhau của viên gạch thì áp suất do viên gạch gây ra trên mặt phẳng nằm ngang lần lượt là 1 kPa, 2 kPa, 4 kPa. Xác định kích thước của viên gạch. Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 9 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 2. Dạng 2: Ròng rọc – Mặt phẳng nghiêng Dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ để kéo vật có trọng lượng 500 N. a) Tính lực kéo dây. b) Khi kéo dây một đoạn 4 m thì vật nặng được nâng lên một đoạn bằng bao nhiêu ? Tính công của lực kéo. ĐS: 250 N; 2 m; 1000 J Vật A có trọng lượng 400 N, mỗi ròng rọc có trọng lượng 12 N. a) Cần phải kéo đầu dây tự do một lực F bằng bao nhiêu để vật A đứng yên ? Bỏ qua ma sát. b) Khi vật A lên cao được 0,4 m thì ròng rọc 2 lên cao bao nhiêu ? c) Tính hiệu suất của thiết bị khi bỏ qua ma sát. ĐS: 109 N; 0,8 m; 91,74% Người ta dùng một palăng để kéo vật lên cao 3 m, đường đi của lực kéo bằng 12 m. a) Cho biết cấu tạo palăng trên gồm bao nhiêu ròng rọc. b) Biết hiệu suất của palăng 80% và lực kéo F=156,25 N, tính khối lượng vật nặng. ĐS: 2 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động; m = 50 kg. Ta có thiết bị như hình vẽ dùng để nâng một vật có trọng lượng 1 000 N. Tính lực kéo để giữ vật đứng yên trong hai trường hợp: a) Bỏ qua khối lượng ròng rọc. b) Trọng lượng của mỗi ròng rọc là 10 N. Bỏ qua ma sát. ĐS: 250 N; 255 N Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 10 [...]... suất không khí Ta có: P1 + T = (p1 – p0)S1 (1 ) T – P2 = (p2 – p0)S2 (2 ) Ngoài ra: p2 = p1 + da (3 ) Thay (3 ) vào (2 ): T = P2 + (p1 + da – p0)S2 (4 ) Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 17 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 Từ (1 ) suy ra: p1 − p0 = Thay (5 ) vào (4 ), suy ra: Vậy: T= P +T 1 S1 T = P2 + ( (5 ) P +T 1 + da ) S 2 S1 PS... Shd0 = Pn + Ps (1 ) Khi ca chìm, thể tích nước trong ca và của ca làm mực nước trong bình tăng lên (h – a) so với chưa có ca: Pn Ps P P + = S (h − a ) ⇒ n + s = S ( h − a ) d0 ds d 0 nd 0 (2 ) ⇒ nPn + Ps = nd 0 S (h − a ) Lấy (2 ) trừ đi (1 ): Pn(n -1) = Sd0(nh – h – na) Suy ra: Pn = Sd 0 h(n − 1) − na n −1 (3 ) Kết hợp (1 ) và (3 ) ta có: Pn h( n − 1) − na na 12 = = 1− = Pn + Ps h(n − 1) (n − 1)h 17 * Một bình... của mỗi bình: Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 26 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 10(m1 + m2 )   S1  10(m1 + m2 )  PD = 10 Dhy = 10 Dhy  ⇒ 10 Dhx + S1  PC = PD    m + m2 ⇒ Dhx + 1 = Dhy S1 PC = 10 Dhx + (1 ) - Thể tích của nước ở hai bình A và B trước và sau khi đổ dầu và thả vật vào bình A là: V = (S1 + S2)h0; V’... đáy cốc Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 16 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Người ta nhúng vào trong thùng chất lỏng một ống nhẹ dài hình trụ đường kính d; ở phía dưới ống có dính chặt một cái đĩa hình trụ dày h, đường kính D, khối lượng riêng của vật liệu làm đĩa là ρ Khối lượng riêng của chất lỏng là ρ L ( ρ > ρ L... nâng vật nặng lên cao 1 m dây phải di chuyển bao nhiêu ? ĐS: * Cho cơ hệ như hình vẽ, biết AB bằng 50 cm, AC bằng 30 cm, khối lượng vật thứ hai m1 = 5 kg Hệ cân bằng, bỏ qua ma sát, khối lượng ròng rọc và dây nối Tính khối lượng của vật thứ hai m2 ĐS: 3 kg Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 12 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần. .. một vật có khối lượng m = 1 kg thì mức nước trong bình 1 thấp hơn mức nước trong bình 2 một đoạn h = 10 cm Nếu đặt vật m đó lên pittong M2 thì mức nước trong bình 2 lại thấp hơn mức nước trong bình 1 cũng một đoạn h = 10 cm Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 30 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 Tìm tỉ số S2/S1 Khi không có vật. .. ? ( A: 0,2 N) b) Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/ m3 Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 35 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Trong một bình nước hình trụ có một khối nước đá nổi được giữ bằng một sợi dây nhẹ, không giãn (xem hình vẽ bên) Biết lúc đầu sức căng của sợi dây là 10 N Hỏi mực nước trong bình sẽ thay... pit-tông khối lượng M1 = 2 kg, M2 = 3 kg Nếu đặt lên pit- tông M1 một vật có khối lượng m = 1 kg thì mực nước trong bình 1 thấp hơn Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 25 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 mực nước trong bình 2 một đoạn h = 10 cm Nếu đặt vật m đó lên lên pit-tông M 2 thì mực nước trong bình 2 thấp hơn bình 1... gờ nằm sát đáy ( ộ cao của gờ nhỏ không đáng kể) Một ống trụ thành mỏng, bán kính r = 1 cm cắm xuyên qua pittong (Hình a) Trọng lượng pittong và ống trụ là P = 31,4 N Đổ đều nước sạch vào bình qua ống trụ với lượng nước là 40 g trong mỗi giây Hỏi: Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 18 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 a) Nước... trị cần thiết trên đồ thị Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 21 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Một bình hình chữ U chứa (không đầy) nước biển, có khối lượng riêng D0 = 1,03.103 kg/m3 Hai nhánh có tiết diện hình tròn, đường kính lần lượt là d1 = 10 cm và d2 = 5 cm Thả vào một trong hai nhánh một vật có khối lượng m = 0,5 . bộ 17 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 Từ (1 ) suy ra: 1 1 0 1 P T p p S + − = (5 ) Thay (5 ) vào (4 ), suy ra: 1 2 2 1 ( ) P T T P. của vật thứ hai m 2 . ĐS: 3 kg Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 12 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 * Một vật hình. g/cm 3 . HD: Tổ Vật lý Trường THCS Long Kiến – Lưu hành nội bộ 6 Bài tập vật lý THCS (Nâng cao) – Động học (Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý THCS cực hay) – Phần 1 1.3. Trong bảng kết quả dưới đây hàng (1 ) ghi

Ngày đăng: 02/11/2014, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan