giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính tại việt nam

66 216 0
giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của chuyên đề là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện Đào Thị Thanh Xuân Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho thuê tài chính hay còn gọi là nghiệp vụ tín dụng thuê mua là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc… Loại hình cho thuê tài chính đã được một số công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 với tên gọi là thuê tài chính (finance lease….) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn thông qua việc tài trợ tài sản thuê, ngoài các hình thức huy động truyền thống như vay trên thị trường ngân hàng và thị trường chứng khoán. Tại các nước này, hoạt động cho thuê tài chính cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nên kinh tế, và là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên thị trường vốn mỗi quốc gia. Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính đã được ngân hàng NN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ – ngân hàng5 ngày 17/5/1995. Đến ngày 02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Trước bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp do khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, là một nước có độ mở cửa kinh tế lớn, Việt Nam không tránh khỏi những tác động của môi trường thế giới. Các cân đối vĩ mô đều bị tác động: tăng trưởng kinh tế từ 2008 trở lại đây chậm lại. lạm phát, bội chi ngân sách nhà nước tăng ở mức cao trong vòng nhiều năm, thị trường lao động khó khăn, cán cân thanh toán quốc tế chuyển từ thặng dư sang thâm hụt; thị trường tài chính tiền tệ có nhiều xáo trộn gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô. Ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong nhưng năm sau khủng hoảng trở lại đây, kênh huy động vốn được coi là truyền thống đối với các doanh nghiệp hiên nay là vay ngân Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 hàng gặp phải nhiều bất lợi: lãi suất cao,yêu cầu điều kiện về tài sản thế chấp, vốn tự có…khiến doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được vốn. Hơn thế nữa kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán cũng bị thu hẹp và đóng băng… điều này càng làm cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn càng khó có thể trụ vững , đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế về vốn tự có, uy tín cũng như tài sản thế chấp. Những doanh nghiệp này chiếm tới 94% tổng số các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên thi trường Việt Nam. Sự xuất hiện của hình thức cho thuê tài chính có thể nói đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Loại hình này có ưu điểm rất lớn vì không phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, thực tế là tại Việt Nam hoạt động cho thuê tài chính nói chung và các công ty CTTC nói riêng lại chưa phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó. Nguyên nhân là do những khó khăn về đặc thù nền kinh tế nước ta, do trình độ quản lý của các tổ chức, công ty cho thuê tài chính, do nhận thức của những doanh nghiệp trong nước về nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẻ…Tuy nhiên, có thể nói, khó khăn lớn nhất cần tháo gỡ ngay đó là những tồn tại trong cơ chế khung pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Xuất phát từ những lý do trên, qua tìm hiểu thực tế và phân tích đánh giá các quy định, các cơ chế của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động CTTC, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài : “ Giải pháp hoàn thiện cơ chế Cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Trong chuyên đề này tôi tập trung trình bày những tồn tại vè mặt pháp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc với mục đích phát triển phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sư phát triển và hoàn thiện của thị trường cho thuê tài chính nói riêng và sự phát triển của thị trường tài chính nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Tìm hiểu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động CTTC và tìm hiểu tình hình CTTC trên thế giới một cách khái quát và cụ thể để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thện cơ chế CTTC ở Việt Nam. Đồng thời tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính cũng như cơ chế cho thuê tài chính ở Việt Nam để tìm ta những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Từ đó, đưa ra giải pháp kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính một số nước trong khu vực và những tồn tại trong cơ chế cho thuê tài chính hiện hành ảnh hưởng tới hoạt động cho thuê tài chính của các chủ thể tham gia trong thời gian qua. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn bổ sung những đóng góp trong việc hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của hệ thống các Công ty CTCT trong Hiệp hội CTCT Việt Nam. Từ đó xác định các tồn tại, đưa ra các định hướng, giả pháp cụ thể. 5. Kết cấu của chuyên đề Kết cấu chuyên đề ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bao gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động CTTC và cơ chế CTTC Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Chương 2: Thực trạng cơ chế cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam. Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO THÊ TÀI CHÍNH 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính Cho thuê tài chính mà nguồn gốc đầu tiên là cho thuê tài sản đã được sáng từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các tư tịch cổ, các giao dịch thuê tài sản đã xuất hiện từ năm 2800 tr. CN tại thành phố Sumerian thuộc Iraq ngày nay. Các thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài sản được đem giao dịch bao gồm: Công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, ruộng đất…và nhiều loại tài sản rất đa dạng khác. Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như phương thức thuê mua vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch. Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, giao dịch thuê mua đã có những bước nhảy vọt. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo ra trước tiên ở Mỹ vào năm 1952. Sau đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển sang Châu Âu và phát triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60. Tín dụng thuê mua cũng phát triển mạnh mẽ ở Châu Á và nhiều khu vực khác từ đầu thập kỷ 70. Ngành công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi chiếm khoảng 350 tỷ USD vào năm 1994. Ngày nay, thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc…Tại Mỹ, ngành thuê Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 mua thiết bị chiếm khoảng 25 – 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Không chỉ phát triển ở châu Âu, hoạt động cho thuê tài chính đang phát triển rất nhanh ở Châu Á, và Châu Phi. Năm 1994 giá trị máy móc thiết bị thông qua hoạt động cho thuê tài chính lên tới 44tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm 1988. Riêng ở Hàn Quốc là một trong những nước mà hoạt động CTTC đạt được những bước tăng trưởng đầy ấn tượng. Năm 1994 nước này đã trở thành thị trường CTTC đứng thứ 5 trên thế giới. Ở Việt Nam, cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi nhận tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 với tên gọi là hoạt động thuê mua tài chính. Tuy nhiên, phải đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995, sau đó là Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 và Thông tư 03/TT-NH5 của Ngân hàng Nhà nước ngày 9/2/1996, thì hoạt động này mới được sự điều chỉnh cụ thể của pháp luật. Sau khi Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004) được ban hành, hoạt động cho thuê tài chính ngày càng được điều chỉnh một cách chi tiết và hệ thống (tại Điều 20, Điều 61 đến Điều 63). Các văn bản dưới luật lần lượt ra đời để cụ thể hoá Luật các tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý nhất là Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 1997, sau 2 năm Nghị định 64 có hiệu lực cả nước đã ra đời 7 công ty CTTC. Các công ty này được thành lập theo loại hình công ty trực thuộc các Ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc các Công ty liên doanh. Ngoài ra cho đến nay đã xuất hiện trên 5 công ty có hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị. Đến năm 2010 số Công ty CTTC trong cả nước là 11 công ty, cùng với một thị trường gồm hơn Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 6000 doanh nghiệp Nhà nước và hàng chục ngàn doanh nghiệp cổ phần, TNHH, hợp tác xã…đang đói vốn trầm trọng. Cho đến nay, hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam đã thu được những kết quả bước đầu tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển lâu dài của hoạt động này trong nước và trở thành một hoạt động có tiềm năng phát triển lớn . 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động CTTC 1.1.2.1Một số khái niệm và bản chất của hoạt động CTTC Theo Ủy ban Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee – IASC) thì bất cứ một giao dịch nào thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây đều được gọi là thuê tài chính: 1. Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao chậm nhất là khi kết thúc hợp đồng (ownership transferred by the end of the leaseterm) 2. Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua ( Bargain purchasing option) Quyền mặc cả mua là quyền được lựa chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị thị trường ở một thời điểm nào đó trong thời hạn hợp đồng hoặc khi chấm dứt hợp đồng (The option of purchasing the leased asset at less than fair value at some point during or at the end of the lease period) 3. Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn của hoạt động tài sản (lease term for major part of asset’s useful life). 4. Hiện giá (giá trị hiện tại) của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản. (Present value of minimum lease payments greater than or subtantially equal to asset’s value). Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Tuỳ theo mỗi nước, căn cứ vào tình hình kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật khác nhau mà các tiêu chuẩn trên được quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn như ở Mỹ, tiêu chuẩn 3 và 4 được quy định như sau: 3.Thời hạn thuê bằng 75% hoặc cao hơn so với đời sống hoạt động ước tính của tài sản thuê. (The period of lease is 75% or more of estimated service life of leased asset). 4.Hiện giá các khoản tiền thuê tối thiểu là 90% hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản thuê. (The present value of the minimum lease payment is 90% or more of the faire value of the leased asset). Ở mỗi quốc gia khác nhau có hoạt động cho thuê tài chính đều có những quy định khác nhau về hoạt động cho thuê tài chính do thể chế Nhà nước và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Nhưng nhìn chung hoạt động cho thuê tài chính mang những đặc điểm cơ bản sau: - Bên cho thuê thường là các công ty chuyên doanh. - Người thuê có quyền lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng tài sản thuê và sử dụng tài sản đó trong thời hạn thuê theo những mục đích hợp pháp của mình. - Thời hạn cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính là trung hoặc dài hạn, chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê (từ 60- 70%). - Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không được huỷ ngang. - Tổng số tiền thuê tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng. - Bên cho thuê sở hữu tài sản trong suốt quá trình thuê. - Phần lớn chi phí vận hành, bảo hiểm tài sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Ở nước ta, trong luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997) và Nghị định 64 CP (9/10/1995) đều đưa ra khái niệm CTTC. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng thì Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 “ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồi thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng” Theo nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. 1.1.2.2 Đặc điểm nghiệp vụ cho thuê tài chính Xét về mặt bản chất, giao dịch cho thuê tài chính có những đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, cho thuê tài chính là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là một tài sản cụ thể. Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó, tổ chức tín dụng chuyển giao một khoản tiền, trong hình thức cấp tín dụng cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng tiến hành cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải hoặc động sản Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng [...]... chính của nghiệp vụ cho thuê tài chính có thể phân loại nghiệp vụ cho thuê tài chính theo 2 phương thức: cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê, và cho thuê tài chính có hoàn lại tài sản thuê Cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài chính mà theo đó, bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê Khi kết thúc hợp đồng, bên cho thuê có nghĩa vụ... mẽ trong thời gian tới Hiện tại hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam là dưới hình thức công ty, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức sau: công ty cho thuê tài chính nhà nước, công ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín... XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Tình hình hoạt động của các công ty CTTC và thị trường CTTC tại Việt Nam Theo quyết định số 724/ QĐ- NH9 ngày 14/10/1994 của thống đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và quyết định số... Hợp đồng cho thuê tài chính Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được giữa hai bên cho thuê và bên cho thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc - thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định (thời hạn cho thuê) và thoả mãn những điều kiện cho thuê tài chính HĐCTTC... cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam Tiền thân của Công ty là Phòng tín dụng thuê mua của Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngoài ra, còn có công ty Cho thuê tài chính I tại Hà Nội và công ty Cho thuê tài chính II đặt tại thành phố HCM đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngoài các công ty cho thuê tài chính do các ngân hàng Việt Nam thành lập, thị trường cho thuê tài chính. .. trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Chính từ những đặc điểm nêu trên, có thể phân biệt cho thuê tài chính với phương thức thuê vận hành: Tiêu chí Thời hạn thuê Cho thuê tài chính Thuê vận hành Trung và dài hạn, chiếm Thời hạn thuê ngắn phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản thuê Quyền... từ ngân hàng mẹ, nếu các công ty cho thuê tài chính là chi nhánh hay công ty con 1.3.1.2 Về giao dịch cho thuê tài chính Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 * Giá trị giao dịch: Nhìn chung các quốc gia đều có quy chế nới lỏng hạn mức tín dụng của các công ty Cho thuê tài chính hơn các định chế tài chính khác, do đó giá trị giao dịch... hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 mà bên cho thuê trong hợp đồng này sẽ mua tài sản thuê để cho thuê và hoãn trả toàn bộ số tiền tương ứng với giá trị tài sản - Thông qua hoạt động cho thuê tài chính, nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) sẽ tìm hiểu được nhu cầu thiết yếu của bản thân người sử dụng thiết bị, từ đó có kế hoạch đầu tư đúng đắn - Thông qua cho thuê tài chính, ... chính là tài sản cho thuê hình thành từ vốn vay Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 - Giữ quyền sở hữu tài sản và cho thuê lại tài sản đó - Phải trả nợ vay và được hưởng các khoản chênh lệch giữa tiền cho thuê và tiền trả nợ Bên thuê: - Trả tiền thuê cho bên cho thuê theo yêu cầu của họ và chịu mọi rủi ro có thể xảy ra với tài sản... công nghiệp cho thuê tài chính thành một lĩnh vực tài chính độc lập và riêng biệt , đồng thời ban hành các đạo luật và các văn bản cụ thể, từng bước hoàn thiện theo những bước tiến của ngành công nghiệp này Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 Điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc là Luật kinh doanh cho thuê, Nghị định . cơ chế cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam. Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng Giải pháp hoàn thiện cơ. phương thức: cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê, và cho thuê tài chính có hoàn lại tài sản thuê. Cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài chính mà theo. Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO THÊ TÀI CHÍNH 1.1.1 Lịch sử ra

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3. CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM.

  • Hà nội, tháng 05 năm 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan