GIAN QUA
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Tình hình hoạt động của các công ty CTTC và thị trường CTTC tại ViệtNam Nam
Theo quyết định số 724/ QĐ- NH9 ngày 14/10/1994 của thống đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và quyết định số 274/ TTCB ngày 5/11/1994 của Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), công ty Thuê mua & Đầu tư của Vietcombank chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1995, là công ty cho thuê tài chính đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 25/3/1998, thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 108/1998/ QĐ- NHNN5 về thành lập Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Lease). Công ty có số vốn điều lệ là 55 tỷ VND và thời gian đăng ký hoạt động là 70 năm. Bước vào hoạt động chính thức từ 23/7/1998, công ty đã tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thuê tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thành lập công ty cho thuê tài chính hoạt động tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này có vốn pháp định 5 triệu USD. Công ty Cho thuê tài chính BIDV ưu tiên cho những dự án có giá trị khoảng vài trăm ngàn USD nhưng có thể cho thuê tài sản với giá trị cao nhất là 1,5 triệu USD trở xuống.
Ngày 16/4/2001, BIDV đã tổ chức lễ khai trương chi nhánh công ty cho thuê tài chính thuộc ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty có hơn 50 khách hàng, trong đó có một nửa là các khách hàng quốc doanh.
Ngày 26/1/1998 Thống đốc NHNN ra quyết định số 53/1998/ QĐ- NHNN5 về việc thành lập Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Phòng tín dụng thuê mua của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngoài ra, còn có công ty Cho thuê tài chính I tại Hà Nội và công ty Cho thuê tài chính II đặt tại thành phố HCM đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài các công ty cho thuê tài chính do các ngân hàng Việt Nam thành lập, thị trường cho thuê tài chính còn có sự góp mặt của các công ty Cho thuê tài chính liên doanh, làm cho hoạt động cạnh tranh cho thuê trở nên sôi động..
Trên thị trường Việt Nam hiện có 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 6 công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại Nhà nước, 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 2 công ty thuộc ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính, quỹ đầu tư đã và đang tiếp tục được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
Hiện tại hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam là dưới hình thức công ty, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức sau: công ty cho thuê tài chính nhà nước, công ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng. Các công ty CTTC sau đây đang hoạt động tại Việt Nam: Công ty CTTC của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, 2 Công ty CTTC của Ngân hàng NN&PT NT Việt Nam, Công ty CTTC Kexim (100% vốn của Hàn Quốc), Công ty CTTC ANZ-VTRAC (100% vốn của Ngân hàng ANZ của Úc và tập đoàn V- TRAC của Mỹ), Công ty CTTC VILC (liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và đối tác nước ngoài.
• Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: Lợi nhuận trước thuế của các hội viên Hiệp hội CTTC VN
(Đơn vị: tỷ đồng)
ST
T Tên Công ty CTTC
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 Cty CTTC Ngân hàng Công thương 13 29 44 51 60
2 Cty CTTC Ngân hàng SG thương tín 6 38 22 35 40
3 Cty CTTC Ngân hàng Ngoại thương -9 8 35 34 38
4 Cty CTTC Ngân hàng Đầu tư I 21 54 32 23 30
5 Cty CTTC Vinashin - 5 15 23 27
6 Cty CTTC Ngân hàng Á Châu - 9 9 15 21
7 Cty CTTC Ngân hàng Đầy tư II 35 21 16 9 15
8 Cty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp I 57 28 -131 -249 - 263 9 Cty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp II 68 105 -1644 -293 - 314
Tổng cộng 193 300 -1599 -348 -346
( Nguồn: kết quả hoạt động kinh doanh các năm của hội viên Hiệp hội CTTC Việt Nam)
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 của các Công ty CTTC đạt 193,2 tỷ VNĐ, năm 2008 là: 300,3 tỷ VNĐ năm 2009 là : -1599 tỷ đồng, năm 2010 đạt -348,7 tỷ đồng, năm 2011 đạt -346 tỷ đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2009-2011 âm có thể nói là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong đó có lĩnh vực vận tải đường thủy đã chịu ảnh hưởng nặng nề, hàng hóa vận tải khan
hiếm dẫn đến tình trạng thừa tàu, thiếu hàng, giá cước giảm trong khi các chi phí đầu ở mức cao. Từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đường thủy bị suy giảm nghiêm trọng,. Ngoài ra,một kênh vay vốn khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãi suất liên tục leo thang và thường giữ ở mức cao, điều kiện vay vốn chặt chẽ, yêu cầu tài sản đảm bảo, khiến cho các doanh nghiệp đã khó khăn không biết xoay xở vốn như thế nào để cứu với doanh nghiệp mình. Điều này, làm cho suy giảm nghiêm trọng khả năng thanh toán các khoản nợ thuê tài chính nói chung và đặc biệt là Công ty CTTC Nông nghiệp I và II do tỷ lệ dư nợ thuê tài chính từ việc cho thuê tàu, thuyền các loại của hai công ty này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. ( Đến 31/12/2010 CTTC Nông nghiệp I chiếm 88,65%; CTTC Nông nghiệp II chiếm 72,84%tổng dư nợ cho thuê tài chính của công ty)
• Về dư nợ cho thuê tài chính:
Tổng dư nợ cho thuê tài chính của các hội viên hiệp hội CTTC Việt Nam có xu hướng tăng lên các năm từ năm 2007 là: 11.784 tỷ đồng, đến năm 2008 là: 13.969 tỷ đồng (tăng 49,2%) và đạt 21.312 tỷ đồng đến năm 2010 (tăng 2,2% so với năm 2009) điều này chứng tỏ hoạt động của các doanh nghiệp này ngày càng có vai trò đặc biệt to lớn đối với sự phát triển kinh tế, tạo thêm một kênh tài trợ hữu hiệu cho các tổ chức, cá nhân trong nước. Trong đó dư nợ cho thuê của Công ty CTTC Nông nghiệp II đạt mức cao nhất (chiếm 54% tổng dư nợ của các Công ty CTTC thuộc Hiệp hội). Trong số này, đối tượng CTTC là thành phần quốc doanh chỉ chiếm 5,77%; còn lại là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (94,23%).
Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nợ nhóm 3,4,5 của các Công ty cho thuê tài chính thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam là 9.025 tỷ VNĐ chiếm 42,35% tổng dư nợ cho thuê và đầu tư. Nhìn chung, chất lượng hoạt động của các công ty CTTC thuộc hiệp hôi CTTC Việt Nam chưa đồng đều, tỷ lệ nợ xấu đang có sự phân hóa rõ rệt giữa các Công ty.
• Thực trạng về số lượng đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính qua những năm gần đây
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thì “Mọi giao dịch cho thuê tài chính phải được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký
giao dịch bảo đảm. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết việc đăng ký và giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch cho thuê tài chính”. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã ban hành
Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính theo các phương thức sau đây:
- Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính được đăng ký theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử thì việc đăng ký được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011.
- Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính được đăng ký theo trực tuyến thì việc đăng ký được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010.
Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính được thực hiện theo các bước sau đây: