- Bước 3: Chứng nhận nội dung đăng ký và trả kết quả cho người yêu cầu đăng
2.2.2.1 Vướng mắc trong các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của bên cho thuê tài chính
đồng cho thuê tài chính nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của bên cho thuê tài chính
• Giữa các quy định của pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất, đồng bộ
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định về xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thuê trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản thuê (khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quyền, lợi ích của chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính vẫn chưa được bảo vệ thỏa đáng, chưa rõ ràng, ví dụ như: tài sản cho thuê tài chính bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bị tịch thu do bên thuê tài chính vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật hình sự hoặc khái niệm “bên thứ ba” có bao gồm cơ quan công quyền không, vì nếu xác định “bên thứ ba” bao gồm cả cơ quan công quyền thì thứ tự thanh toán giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về mặt lợi ích.
Về vấn đề này, pháp luật một số nước trên thế giới mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận đã quy định bên thứ ba được hiểu bao gồm cả cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng liệt kê cụ thể những lợi ích liên quan đến cơ quan nhà nước được ưu tiên thanh toán so với các chủ thể khác. Việc pháp luật quy định rõ ràng, chính xác và công bằng quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể (bao gồm cả Nhà nước) có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các giao dịch cho thuê tài chính.
• Chưa có cơ chế thuận lợi để bên cho thuê thực thi tốt nhất quyền năng trên thực tế
Trong trường hợp bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài chính thì bên cho thuê phải có quyền thu hồi tài sản trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất, nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, trung thực, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Ngoài ra, cần nghiên cứu để có sự thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng cho thuê, đó là: áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản cho thuê tài chính; tăng cường cơ chế, biện pháp để bên cho thuê nhanh chóng tiếp cận và thu hồi tài sản hoặc chỉ cần xuất trình 02 chứng cứ là: (i) hợp đồng cho thuê tài chính hợp pháp và (ii) bên thuê vi phạm nghiêm trọng cam kết, thì bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản thuê. Việc áp dụng quy trình tố tụng giản lược giúp thời gian thu hồi tài sản trên thực tế được rút ngắn hơn rất nhiều so với việc áp dụng các biện pháp xét xử khác.
• Hậu quả pháp lý giữa trường hợp có đăng ký và trường hợp không đăng ký trong quá trình thu hồi tài sản thuê chưa rõ ràng, triệt để
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có quy định về việc
đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính, nhưng chưa phân định cụ thể hậu quả pháp lý giữa trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính có đăng ký với trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính không đăng ký. Tôi đồng tình quan điểm, hợp đồng cho thuê tài chính khi đã đăng ký theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính. Quy định nêu trên vừa bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết quyền lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể, vừa giúp các giao dịch cho thuê tài chính được ký kết, thực hiện minh bạch, công khai, từ đó có tác động tích cực đến thị trường vốn.