Ở Đức không có bất cứ một quy định hạn chế nào điều chỉnh các hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính.
Các công ty cho thuê tài chính không cầm giữ (Non-captive) không phải là các ngân hàng và vì vậy không chịu bất cứ các quy định ràng buộc nào kể cả các quy định về hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên các công ty thuộc sở hữu các ngân hàng có thể
gián tiếp chịu sự quy định về hoạt động của ngân hàng bởi vì các hoạt động của các công ty này thường phối hợp với hoạt động tài chính của các công ty mẹ ( là các ngân hàng) với mục đích chung của cả tập đoàn. Trước đây không lâu đã xuất hiện xu hướng trong đó tất cả các công ty tài chính trực thuộc các ngân hàng lập các báo cáo về các giao dịch tài chính vượt quá ngưỡng 3 triệu DM (quy định về các khoản tín dụng có quy mô lớn). Do theo Luật dân sự quan điểm này về cơ bản là sai. Nhìn chung ở Đức thì cho thuê tài chính không phải là một loại hình tín dụng, và do vậy nó không phải chịu sự giám sát của các ngân hàng . Trong khi đó các nhà lập pháp lại chấp nhận quan điểm này và huỷ bỏ các kế hoạch trước đây.
Theo Luật dân sự của Đức, các hợp đồng cho thuê tài chính về cơ bản được coi là các hợp đồng cho thuê, bởi vì nó điều tiết hình thức mà tài sản cho thuê được vốn hoá cả về mặt thương mại và tài khoản thuế . Khái niệm về sở hữu kinh tế được nêu trong Mục 39 của cuốn Mã số tài chính ( Fiscal Code)ở Đức. Theo quy định này người sở hữu là người mà theo Luật Dân sự , sẽ tách biệt giữa người sở hữu thực tế theo pháp luật với người sử dụng tài sản. Nhìn chung , người cho thuê vừa là người sở hữu về mặt kinh tế vừa là người sở hữu về mặt pháp luật đối với tài sản cho thuê. Có một trường hợp ngoại lệ xảy ra khi người đi thuê có thể không cho phép người cho thuê có bất cứ ảnh hưởng nào đối với tài sản cho thuê tài chính trong một thời gian dài. Trong trường hợp này, sở hữu kinh tế đối với tài sản cho thuê được xem như là thuộc về người đi thuê.
Các quy định về cho thuê tài chính ở Đức gồm : Nghị định về cho thuê tài chính thanh toán toàn bộ được ban hành năm 1971 và 1972 và Nghị định về cho thuê tài chính thanh toán từng phần ban hành 1975 và 1991.
Trong mọi trường hợp, người sở hữu kinh tế phải chuyển thành vốn tài sản đi thuê vào bảng cân đối tài sản. Khi một hợp đồng cho thuê tài chính không phù hợp với các quy định của nghị định về cho thuê tài chính cũng như không quy định về việc
chuyển giao sở hữu kinh tế của tài sản cho thuê cho người đi thuê thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng vì mục đích kế toán và được xếp vào loại hợp đồng mua bán tín dụng. Các hợp đồng cho thuê đặc biệt, theo đó chỉ người đi thuê được quyền sử dụng tài sản vì mục đích kinh tế, cũng được xem là hợp đồng mua bán tín dụng.
Ở Đức, bảng cân đối tài sản đóng vai trò quyết định cho việc lập bảng cân đối thuế, những đặc điểm về tài chính của hợp đồng cho thuê tài chính không thể tách biệt giữa đặc điểm thương mại và luật pháp của nó. Khi một hợp đồng quy định việc chuyển giao quyền sở hữu kinh tế về tài sản thuê cho người đi thuê, tài sản đó phải được vốn hoá trong bảng cân đối tài sản cũng như thuế của người đi thuê.
Việc vốn hoá tài sản mà người đi thuê thực hiện thông thường mang lại cho người đi thuê bớt đi những gánh nặng về tài chính, so với tình hình khi tài sản thuê còn nằm trong tài sản của người cho thuê. Điều này giải thích tại sao các công ty rất ưa thích việc thuê tài sản.
Khi tài sản đi thuê được vốn hoá vào tài sản của người đi thuê, thì đối với người cho thuê khoản thu nhập từ tiền thuê sẽ được xem là chi phí khấu trừ vào thuế. Trong trường hợp khi tài sản được vốn hoá vào bảng cân đối tài sản của người đi thuê và khi hợp đồng cho thuê được xem là hợp đồng mua bán tín dụng, thu nhập từ tiền thuê sẽ không còn được xem là chi phí khấu trừ vào thuế và người đi thuê và người đi thuê trở thành đối tượng phải chịu thuế. Số thuế lớn vào những thuận lợi ngoài bảng kế toán mang lại từ việc vốn hoá tài sản của người đi thuê có nghĩa là người cho thuê sẽ tránh sử dụng các hợp đồng có hình thức là hợp đồng mua bán.
CHƯƠNG 2