Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
730,7 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Đóng góp của đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu của đề tài 4 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG GIAI ĐOẠN 1802 - 1858 5 1. Bối cảnh thế giới tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 5 2. Bối cảnh trong nước tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 8 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC PHƢƠNG TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1802 – 1858 16 1. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Pháp 16 2. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Anh (1802 - 1858) 30 3. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa Kỳ (1802 - 1858) 33 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG GIAI ĐOẠN 1802 - 1858 39 3.1 Đánh giá những mặt tích cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 39 3.2 Đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 41 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua đặt niên hiệu là Gia Long đóng đô ở Huế mở đầu cho vương triều Nguyễn với 13 đời vua tồn tại 143 năm (1802 - 1945). Đây là thời kì đầy biến động và phân hóa sâu sắc trong lịch sử nước nhà, là tấm gương phản chiếu hơn ngàn năm của chế độ phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời và tồn tại trong một giai đoạn khá đặc biệt nên xung quanh vương triều này có rất nhiều các quan điểm đánh giá trái ngược nhau. Rất nhiều khía cạnh về vương triều này được đưa ra tranh luận với các ý kiến không đồng nhất giữa các thời kì lịch sử, thậm chí trong một giai đoạn cũng nhiều quan điểm khác nhau. Từ cách tiếp cận khác nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn, công và tội của vương triều này đôi khi rất khác nhau. Chẳng hạn, vấn đề chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn, một số nhà sử học cho rằng đây là giai đoạn lịch sử đi xuống, nhà Nguyễn vẫn lấy tư tưởng Nho giáo, Khổng - Mạnh lỗi thời làm nền tảng. Đó là một chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, tham nhũng, thần phục phong kiến Trung Hoa lạc hậu nhưng lại “bế quan tỏa cảng” với phương Tây, cấm đạo và giết đạo. Vua quan thời này thì bạc nhược có tư tưởng đầu hàng dẫn tới mất nước. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng dưới triều Nguyễn đã thống nhất hành chính chặt chẽ hơn so với trước nhiều, về dân trí đã mở mang thi cử, tuyển chọn người tài đều đặn, khai khẩn đất hoang ở phía Nam và lấn biển ở phía Bắc. Nhận định vai trò lịch sử của nhà Nguyễn là vấn đề quan trọng và cần phải khách quan vì tính lịch sử đối với đất nước. Đặc biệt trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hoạt động ngoại giao giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng.Trong hệ thống đường lối ngoại giao cảu các vương triều phong kiến Việt Nam thì đường lối ngoại giao của nhà Nguyễn là một trong những vẫn vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, chưa có ý kiến thống nhất. Những vấn đề về hoạt động ngoại giao dưới triều Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Chính sách 2 ngoại giao của nhà Nguyễn nhìn nhận một cách khách quan, tổng thể ta có thể thấy nó đã đem đến lại những thành công song cũng mang lại nhiều hậu quả cho đất nước Việt Nam dươi thời kì này. Từ vấn đề chính sách ngoại giao, người ta tìm hiểu thấy được những mặt tích cực và hạn chế của chính sách này. Từ đó, giúp ta có những bài học bổ ích để phục vụ cho công cuộc mở cửa của đất nước ta hiện nay, cần phải phát huy những mặt nào và nên tránh những mặt nào. Do vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858” làm đề tài nghiên cứu để tìm hiểu sâu sắc hơn về vương triều Nguyễn, đặc biệt là chính sách ngoại giao của triều Nguyễn trong giai đoạn này như thế nào đồng thời để đóng góp một phần công sức của mình vào việc đánh giá vai trò của nhà Nguyễn trong học tập và nghiên cứu lịch sử triều đại này và làm tài liệu giảng dạy sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến này vẫn chưa có một công trình giới thiệu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn. Đặc biệt, việc nhìn nhận, đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Hầu như các công trình nghiên cứu lịch sử trước đây chỉ giới thiệu về một số hoạt động cơ bản trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Hơn nữa việc nhìn nhận, đánh giá sự đúng sai của những chính sách đó còn mang nặng tư tưởng chủ quan. Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về đường lối ngoại giao của nhà Nguyễn đứng trên quan điểm khoa học. Tuy nhiên, các công trình vẫn chưa thống nhất về vẫn đề này. Trong đó có nhiều công trình đã được công bố như: Nhóm biên soạn: GS.TS. Phan Ngọc Liên, PGS.TS. Đỗ Thanh Bình, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, trong tác phẩm “Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới”[6], NXB Đại học sư phạm, 2005 đã trình bày một số vấn đề Lịch sử của nhà Nguyễn cùng với những yêu cầu về phương pháp luận trong nghiên cứu và dạy học lịch sử thời Nguyễn, phương pháp dạy học Lịch sử triều Nguyễn và một số báo cáo khoa học của cuộc Hội thảo khoa học quốc gia tháng 10/2002 về 3 nhà Nguyễn đã được đưa vào sách này, giúp chúng ta có những cái nhìn khách quan về Lịch sử triều Nguyễn. Tác giả Trần Nam Tiến, trong tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858)”[13], NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu, trong đó có những tài liệu gốc, tác giả đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn với các nước phương Tây, chủ yếu là các nước Pháp, Anh, Mỹ trong khoảng thời gian từ khi nhà Nguyễn được thành lập (1802) cho đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858). Qua đó, tác giả đã rút ra những tiền đề đưa đến việc hoạch định đường lối ngoại giao của triều Nguyễn và góp một đánh giá thỏa đáng hơn về những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong chính sách đối ngoại, cụ thể là trong quan hệ với các nước phương Tây. Như vậy, trên đây là những công trình nghiên cứu về vấn đề ngoại giao dưới triều Nguyễn. Ngoài ra còn một số công trình khác có giá trị trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Song phần lớn các công trình chỉ nghiên cứu về ngoại giao nhà Nguyễn nói chung còn vấn đề ngoại giao của nhà Nguyễn trong giao đoạn 1802 -1858 còn ít, đặc biệt là quan hệ ngoại giao đối với các nước phương Tây trong giai đoạn này. Tuy nhiên, những công trình trên là những tài liệu tham khảo phong phú và quý báu để tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Tìm hiểu về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đi sâu nghiên cứu chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858 Làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta. 4 Khẳng định vai trò của triều đình Nguyễn đối với dân tộc ta lúc bấy giờ, những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn, đặc biệt đối với các nước phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Chủ yếu là tài liệu lấy từ thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Xuất phát từ những cơ sở phương pháp luận sử học macxit-leninnit, những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn có các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,… 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1858. Chương 2: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858. Chương 3: Một số nhận định đánh giá về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1858. 5 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG GIAI ĐOẠN 1802 - 1858 1. Bối cảnh thế giới tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 Chủ nghĩa tư bản xuất hiện rất sớm ở châu Âu sau khi các nước đánh bại chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ, sớm nhất là cuộc cách mạng tư sản Nedeclan (1556), tiếp đến là hàng loạt các nước thuộc phạm vi châu Âu cũng tiến hành cách mạng tư sản. Sau khi chủ nghĩa tư bản được xác lập, các xí nghiệp nhà máy ra đời ngày càng nhiều đòi hỏi phải có nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn nhân công lao động để tiến hành sản xuất hàng hoá, đặc biệt cần phải có nơi để tiến hành tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ những yêu cầu trên ngay từ thế kỷ XVI đã xuất hiện hàng loạt các cuộc phát kiến địa lí như của Colombo, Magenlang,… và kết quả là tìm ra được những vùng đất mới như châu Mỹ, đường sang Ấn Độ, sang châu Á,… những vùng đất mới đã cung cấp cho người phương Tây những hương liệu xa xỉ như gấm vóc, hồ tiêu,…và người phương Tây biết rằng đây chính là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công, thị trường tiêu thụ cho quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Từ đây cũng mở đầu cho các cuộc xâm lược thuộc địa. Vào cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nên sự hưng thịnh của các nước tư bản, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị của thế giới. Lúc này, chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống vô cùng hùng mạnh. Chính sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm cho các nước lớn ngày càng cần nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công và thị trường tiêu thụ hàng hoá hơn bao giờ hết. Chính lẽ đó chủ nghĩa tư bản đã tiến hành bành trướng xâm lược thuộc địa. Những cuộc phát kiến địa lí đã tìm ra những vùng đất mới đầy tiềm năng có thể phục vụ cho tất cả mọi nhu cầu của chủ nghĩa tư bản. Trong đó, châu Á là một lục địa hết sức giàu có về nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu mặt hàng quý hiếm mà ở phương Tây rất đắt đỏ, chẳng hạn như hồ tiêu, dược liệu, tơ 6 tằm,… Khi đến với châu Á, đối tượng đầu tiên của chúng là nhằm vào khu vực Đông Nam Á. Tuy vùng đất này không rộng lớn lắm nhưng chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự. Đầu tiên là Bồ Đào Nha, tiếp đến là các cường quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…thiết lập các thương điếm rải rác hầu hết các nước. Họ tiến hành thông thương, truyền đạo tại các quốc gia khu vực này. Trong suốt quá trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân lần lượt thôn tính các nước Đông Nam Á. Malacca là “nạn nhân” đầu tiên bị thực dân Hà Lan xâm chiếm, mở đường cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực dân châu Âu. Tiếp đến là Indonexia cũng bị rơi vào tay Hà Lan, sau đó là hàng loạt các quốc gia khác trong khu vực (trừ Xiêm). Đông Nam Á trở thành nơi có nhiều thực dân xâm lược nhất. Chúng xâu xé Đông Nam Á thành nhiều mảnh nhỏ để cùng nhau cai trị, bóc lột bởi đây là một khu vực rất hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn dân số đông,… Đông Nam Á được chúng coi là một “viên ngọc” khổng lồ nằm ở phía Nam châu Á. Ở Nam Á, Ấn Độ trở thành mục tiêu của các cuộc xâm lược của thực dân châu Âu. Bồ Đào Nha là cường quốc thực dân đầu tiên đến xâm lược Ấn Độ, sau đó đến Hà Lan, Anh, Pháp và các quốc gia khác cũng muốn đặt chân lên vùng đất phì nhiêu này. Đến thế kỷ XVIII, Anh đã loại bỏ hết các đối thủ để đặt nền thống trị tại đây. Ở vùng Tây Nam Á, tình hình chính trị, kinh tế,…của các nước (Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư,…) khủng hoảng nghiêm trọng. Điều kiện đó, các nước tư bản phương Tây có cơ hội xâm lược, song do cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các nước với vùng có vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng nên các nước này giành độc lập về hình thức nhưng trên thực tế các nước này vẫn là các nước lệ thuộc. Bước sang đầu thế kỷ XIX, vùng châu Á rộng lớn đầy tiềm năng trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân gắn liền với sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa. Đây được coi là một công cụ hữu hiệu phục vụ đắc lực cho quá trình xâm lược thuộc địa của các nước phương 7 Tây. Thông qua con đường truyền đạo, giáo sĩ phương Tây trở thành lực lượng tiên phong của chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp dưới danh nghĩa các giáo sĩ, thầy tu để thực hiện ý đồ khác của mình. Trước xu thế bành trướng sang phương Đông của các nước tư bản đế quốc, nhiệm vụ chung của các nước châu Á là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, con đường này được các nước thực hiện khác nhau. Trong khi, Nhật Bản, Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới nên đã tiến hành cải cách đất nước cho phù hợp với tình hình chung nên những nước này đã tránh được thân phận của các nước thuộc địa, thân phận nô lệ, phụ thuộc. Còn các nước còn lại khu vực châu Á hay khu vực Đông Nam Á đề trở thành và có nguy cơ trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Lúc này các nước ở châu Á đang ngủ yên giấc trong chế độ phong kiến, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều tập trung trong tay nhà vua. Vua có đầy đủ quyền hành pháp và luật pháp. Song chế độ phong kiến ở các nước châu Á lại đang vào thời kì hoàng hôn, lụi tàn, giới cầm quyền ăn chơi chác táng, sa đoạ, bóc lột, đục khoét nhân dân. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực. Trong khi thế giới đang chuyển mình bước sang những trang mới thì những ông vua của các nước châu Á không quan tâm đến tình hình, những biến động của thế giới. Điển hình như triều đình phong kiến nhà Thanh (Trung Quốc) hay triều đình phong kiến Nguyễn (Việt Nam). Điều này cũng tạo điều kiện cho thực dân phương Tây tiến hành bành chướng xâm lược. Là một nước lớn nằm ở phía bắc Việt Nam nhưng đến giữa thế kỷ XIX, triều đình phong kiến Trung Hoa cũng đang vào giai đoạn khủng hoảng, suy tàn. Vua quan triều Thanh chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, không chăm lo đến nhân dân, không quan tâm đến vận mệnh đất nước. Trong khi đế quốc tư bản Âu - Mĩ ráo riết tiến hành xâm lược các nước Đông Á. Trung Quốc trở thành một miếng mồi ngon béo bở mà đế quốc tư bản phương Tây nào cũng thèm muốn có được. Cuộc chiến tranh thuốc phiện xảy ra, mở đầu cho quá trình xâm lược của đế quốc tư bản với Trung Quốc. Từ lâu, các nước Âu - Mĩ đã nhòm ngó đến Trung Quốc đặc biệt là Anh. Trong khi triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách 8 “đóng cửa” ngoại thương thì người Anh đã dùng những mặt hàng đặc biệt là thuốc phiện để tăng cường cho vào thị trường Trung Quốc với tốc độ nhanh chóng. Như vậy, tình hình Trung Quốc lúc này trì trệ trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, giáo dục,…Tình hình của Trung Quốc có tác động trực tiếp đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn ở Việt Nam. 2. Bối cảnh trong nƣớc tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 Trong khi các nước tư bản phương Tây ngày càng phát triển thì tình hình Việt Nam vào giữa thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX lại không ổn định. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 – 1775), chiến tranh Nam Bắc triều (1533 – 1592), phong trào đấu tranh của nông dân Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến trên để lập nên triều Tây Sơn, cuối cùng là sự phục thù của dòng họ chúa Nguyễn lật đổ triều Tây Sơn lập nên triều đại mới - triều đại phong kiến Nguyễn. Mặc dù nội chiến kéo dài triền miên hơn 300 năm song tình hình kinh tế, chính trị cũng có những bước phát triển nhất định. Đặc biệt là sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông đã có xây dựng kinh đô Huế quy mô hơn và rộng lớn hơn. Triều Nguyễn cũng là triều đại hoàn thành thống nhất lãnh thổ và chính quyền trên cơ sở nền tảng của triều đại Tây Sơn để lại, tạo thế ổn định để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Triều Nguyễn xây dựng một đế quyền vững mạnh và chặt chẽ từ trung ương đến tận làng xã, hải đảo, biên giới. Thông qua việc tổ chức địa bạ, triều Nguyễn có một phương thức quản lý kết hợp giữa xã hội, kinh tế, tài chính, lãnh thổ, chính quyền và luật pháp tốt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Triều nguyễn trong giai đoạn này có nhiều chính sách khẩn hoang phong phú, sáng tạo và thích hợp đã giải quyết mâu thuẫn về ruộng đất, giải phóng sức sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, bảo vệ trị an ở vùng đất mới. Sự mở mạng phát triển ruộng đất ở miền Nam và một số duyên hải ở miền Bắc cùng một số tỉnh trung du miền Trung là những thành quả to lớn của triều Nguyễn, đặc biệt là dưới thời vua Minh Mạng được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cùng với chính sách khẩn hoang, chính sách giao thông - thuỷ lợi dưới triều Nguyễn nhất là ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung đã có tác dụng thiết thực 9 trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, đã làm thay đổi diện mạo của đất nước là những thành tựu có ý nghĩa. Nền kinh tế dưới triều nguyễn khá phát triển với nhiều chính sách tiến bộ, song cũng không tránh khỏi những trận thiên tai hoành hành như hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến dời sống của người dân. Chẳng hạn như năm trận bão năm 1842 làm tỉnh Nghệ An đổ sập hơn 40.000 ngôi nhà, chết hơn 5.000 người hay vụ đói khủng khiếp năm 1856 - 1857 sau các trận lụt lớn đã làm chết hàng chục vạn người ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Trước tình hình như thế, nhà Nguyễn đã tìm mọi biện pháp cứu đói như: mở các kho thóc phát chẩn, cho vay, vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi, tăng cường khai khẩn đất đai, chăm sóc đê điều,… Sau khi Gia Long lên ngôi, phong trào đấu tranh của nhân dân nổi dậy chống triều Nguyễn đã bùng nổ. Các cuộc đấu tranh nổ ra rầm rộ, lan rộng trong cả nước, đặc biệt là các dân tộc ít người ở miền núi. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, dưới thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc, thời Minh Mạng có khoảng 250 cuộc, thời Thiệu Trị có khoảng 50 cuộc,…Với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi,… Bên cạnh những mặt tích cực mà các vua Nguyễn đã làm được song cũng nhiều khó khăn. Lợi dụng những khó khăn của tình hình đất nước và chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn, thực dân phương Tây, đặc biệt là Pháp đã tăng cường can thiệp ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam Từ lâu, Việt Nam đã nằm trong tầm ngắm của các nước tư bản phương Tây. Bởi Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng, có đường bờ biển dài 1260 km nối liền Trung Quốc với vịnh Thái Lan, nằm xen giữa hai nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, là vị trí lí tưởng cho các nhà hàng hải, thương gia với các hải cảng và đảo quan trọng như: Phú Quốc, Hoàng Sa, Côn Đảo,…Đặc biệt điều kiện tự nhiên Việt Nam rất thuận lợi để trồng những loại cây hương liệu quý hiếm mà người Phương Tây rất ưa chuộng như chè, hồ tiêu, điều,…Việt Nam có lịch sử địa chất phát triển lâu đời hình thành nên những mỏ khoáng sản có giá trị [...]... sử tác động quy định đến chính sách ngoại giao 15 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC PHƢƠNG TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1802 – 1858 1 Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với ngƣời Pháp Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp đã có từ rất lâu nhưng đến thế kỉ XIX quan hệ này có sự thay đổi Với sự giúp đỡ của người Pháp đánh đổ vương triều Tây Sơn tháng 5 - 1802 Ngyễn Ánh lên ngồi vua,... Gia Long và từ đây tiến hành ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều đại mới Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Pháp trong thời gian này phát triển hơn hẳn so với các nước phương Tây khác Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn có thiện chí, đối xử nhã nhặn hơn với Pháp Nhưng trong thời gian trị vì của mình mỗi ông vua có đưa ra những chính sách ngoại giao khác nhau nhằm duy trì và... chế giao thương với bên ngoài, hạn chế ngoại giao với phương Tây, ngay cả nước Pháp Tuy nhiên, do những sai lầm ngay từ đầu trong việc dựa vào các thế lực bên ngoài để khôi phục ngai vàng nên Gia Long tỏ ra lúng túng trong đường lối ngoại giao với các nước phương Tây nhất là Pháp Trên thực tế chính sách ngoại giao của Gia Long không phải là một chính sách đóng cửa hoàn toàn Chính 16 sách ngoại giao của. .. [2;tr164] Vua Tự Đức phải đương đầu với những phức tạp trong nước, đối diện với đại hoạ tham vọng của phương Tây Vua Tự Đức không hề có sự thay đổi trong những chính sách nội trị và ngoại giao Tự Đức vẫn tiếp tục đóng cửa trong quan hệ ngoại giao với phương Tây Chính việc tiếp tục chính sách ngoại giao “không phương Tây đã tạo thêm động lực cho dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Pháp âm mưu... những thay đổi chính sách ngoại giao của mình Đặc biệt trong thời kì này, sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đang đe doạ nền độc lập của các nước châu Á Điều này có tác động rất lớn đến đường lối ngoại giao của Minh Mạng đối với phương Tây Về chính trị thế giới, trong thời gian từ 1825 - 1831 sự lấn lướt của các nước tư bản phương Tây ở châu Á... Đến đây quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Anh dưới thời Nguyễn chấm dứt ở đây Như vậy, dưới sự trị vì của triều Nguyễn (1802 – 1858) , quan hệ giữa Việt Nam và Anh quốc hầu như không được phát triển do chính sách đóng cửa “bế quan tỏa cảng” ngoại giao “không phương Tây của các vua Nguyễn Chính những chính sách này đẩy qua hệ ngoại giao với Anh quốc nói riêng và các nước phương Tây nói chung... một chính sách ngoại giao với phương Tây cứng rắn và cực đoan thể hiện qua chính sách “cấm đạo” và “sát đạo” gắt gao của Tự Đức Có thể nói, đường lối ngoại giao “không phương Tây của Tự Đức đã gây khó khăn cho giáo hội và tư bản Pháp và Pháp đã mượn cớ đó để can thiệp quân sự vào Việt Nam Chính những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới cũng như khu vực đã tác động đến chính sách ngoại giao của. .. lược của thực dân Pháp 2 Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với ngƣời Anh (1802 - 1858) Sau các cuộc phát kiến địa lý với hệ quả nó mang lại đã dẫn đến các nước tư bản phương Tây bắt đầu quá trình xâm nhập vào phương Đông để tìm kiếm thì trường bôn bán và truyền đạo Từ đây, Việt Nam trở thành mục tiêu của nhiều nước tư bản phương Tây trong đó có người Anh Vào nửa đầu thế kỉ XVII người Anh đã tới... Nguyễn đã thể hiện tích chất hai mặt trong quan hệ với thực dân Pháp giai đoạn 1802 – 1858 Đây là một cố gắng rất lớn của các vị vua triều Nguyễn Song mâu thuẫn trong việc tiến hành chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” đã đẩy triều Nguyễn đứng trước thách thức cực kì lớn lao là phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng của thực dân Pháp để cuối cùng phải đương đầu với xâm lược của thực dân Pháp 2 Chính sách. .. phương Tây nói chung đi vào bế tắc 3 Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa Kỳ (1802 - 1858) Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu manh nha từ thế kỷ XVIII Nhưng 33 trong nửa đầu thế kỉ XIX này, quan hệ cả về chính trị lẫn ngoại thương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn chưa phát triển Ta có thể thấy, trong thời gian này, Mỹ có quan hệ thông thương với Việt Nam trong khuôn khổ các quan hệ bình thường . 16 1. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Pháp 16 2. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Anh (1802 - 1858) 30 3. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa. cảnh trong nước tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 8 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC PHƢƠNG TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1802 – 1858. của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 39 3.2 Đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 41