Đánh giá những mặt tích cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu chính sách ngoại giao của nhà nguyễn đối với phương tây trong giai đoạn 1802 - 1858 (Trang 40 - 42)

3. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa Kỳ (1802-1858)

3.1 Đánh giá những mặt tích cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn

Nguyễn đối với phƣơng Tây trong giai đoạn 1802 – 1858

Vương triều Nguyễn ra đời và tồn tại trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động cả khu vực và thế giới. Để tồn tại được buộc các ông vua đầu của triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức phải có những đối sách quyết định nhất là trong chính sách ngoại giao đưa đất nước phát triển. Những chính sách ngoại giao nhà Nguyễn đã thực hiện đối với phương Tây ta thấy được có những mặt tích cực

Thứ nhất, các ông vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách mềm dẻo, mang tính nhất quán trong ngoại giao từ 1802 – 1858.

Để thấy được sự mềm dẻo, tính nhất quán trong ngoại giao chúng ta có thể nhìn lại tiến trình quan hệ Việt Nam - phương Tây giai đoạn 1802 - 1858.

Thời Gia Long (1802 - 1819): Vua Gia Long lên ngôi trong hoàn cảnh lịch sử nhiều biến động. Đất nước ta bước vào thời kì sau nội chiến, bên ngoài là áp lực phương Tây. Pháp đã và đang tăng cường tiếp xúc với Việt Nam đầu tiên thông qua con đường buôn bán. Trong hoàn cảnh đó, vua Gia Long đã tìm cách tránh né quan hệ chính thức với Pháp. Ông đã chọn đường lối đối ngoại “tự thủ”,

“khép kín”, mang tính chất “không phương Tây” nhưng mềm dẻo, ôn hòa với các

nước phương Tây trong đó đặc biệt là với người Pháp. Gia Long chủ trương không quan hệ chính thức với người phương Tây trên bất kì lĩnh vực nào nhưng

40

lại tỏ ra thân thiện với người Pháp. Đường lối này xuất phát từ yêu cầu phòng vệ đất nước và bảo vệ vương triều họ Nguyễn. Nếu mang chính sách này so sánh với các nước phương Đông cùng cảnh ngộ, có thể nhận thấy vua Gia Long đã có một chính sách với các nước phương Tây mang tính chất nhu hòa, uyển chuyển hơn. Chính điều này, đã giúp vua rất nhiều trong việc ổn định đất nước sau một thời gian dài nội chiến.

Thời Minh Mạng, sau đó là Thiệu Trị và Tự Đức. Đến thời Minh Mạng do tình thế bắt buộc nên ông đã có những điều chỉnh cần thiết, mang tính chất bắt buộc trong nội trị và ngoại giao. Chính sách ngoại giao của Minh Mạng với các nước phương Tây có tính chất cứng rắn hơn. Vấn đề “hạn thương”, “sát đạo” của ông ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ quốc tế của Việt Nam. Ông chính là người đưa chủ trương “bế quan tỏa cảng” của Gia Long trở thành quốc sách.

Tiếp theo sau đó là đến thời vua Thiệu Trị và Tự Đức sau khi lên ngôi tiếp tục ra sức tăng cường đường lối “không phương Tây”.

Như vậy, xuyên suốt từ thời vua Gia Long đến vua Tự Đức đều nhất quán một đường lối “ không phương Tây”. Các vị vua đã từ chối mối quan hệ chính thức với các nước phương Tây vì lo ngại ảnh hưởng và sự xâm lăng của phương Tây.

Thứ hai, đã trì hoãn nguy cơ xâm lược trong một thời gian dài

Vương triều Nguyễn được thành lập trong giai đoạn lịch sử đầy biến động cả trong khu vực và thế giới.

Thế giới giữa thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Quá trình bành trướng xâm lược thuộc địa tiếp tục được mở rộng ở châu Á trong đó có Việt Nam. Trước xu thế bành trướng sang phương Đông của các nước tư bản đế quốc, nhiệm vụ chung của các nước châu Á là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Khu vực châu Á lúc này vẫn đang trìm đắm trong chế độ phong kiến cũ đang trên con đường suy tàn. Trung Quốc một quốc gia rộng lớn có chung biên giới với Việt Nam cũng không ngoại trừ. Chế độ phong kiến nhà Thanh đang khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xă hội…Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

41

Pháp là nước đế quốc đang khao khát có được Việt Nam bằng mọi cách. Pháp tăng cường việc can thiệp vào Việt Nam bằng cách đến buôn bán và truyền đạo Thiên chúa giáo sau đó là giúp Nguyễn Ánh trong việc chuẩn bị lập vương triều mới.

Vương triều Nguyễn được thành lập vào năm 1802 sau khi Nguyễn Ánh – Gia Long đánh bại vương triều Tây Sơn. Vua Gia Long trị vì đất nước trong vòng 17 năm (1802 – 1819). Thành lập trong hoàn cảnh thế giới khu vực có nhiều thách thức buộc Gia Long phải có nhưng bước đi khôn khéo để đưa đất nước phát triển đồng thời tránh được họa xâm lăng. Gia long đã tiến hành củng cố chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, thực hiền nhiều chính sách tích cực trong nông nghiệp, giáo dục…để tăng cường nội lực cho đất nước. Về ngoại giao Gia Long nhận thức được họa xâm lăng ngay liền kề nên đã chọn đường lối đối ngoại “tự thủ”, “khép kín”, mang tính chất “không phương Tây”

nhưng mềm dẻo, ôn hòa với các nước phương Tây trong đó đặc biệt là với người Pháp. Với những biện pháp của vua Gia Long đã hạn chế được sự can thiếp sâu hơn của Pháp khiến chúng chưa thể thực hiện âm mưu xâm lược nước ta ngay từ lúc ban đầu.

Các ông vua lên nắm quyền sau đó Minh Mạng (1820 - 1840), đến Thiệu Trị (1841 - 1849) và tiếp đó là mười năm trị vì của vua Tự Đức đã kế tiếp nhau xây dựng, củng cố nền thống trị bảo vệ chế độ phong kiến. Tiếp tục chính sách ngoại giao trên nên tảng ngoại giao mà vua Gia Long đã thực hiện trước đó.

Với chính sách ngoại giao nhất quán “không phương Tây” đã trì hoãn được âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đặc biệt là Pháp. Nước nhà độc lập, nắm quyền tự chủ đất nước trong hơn nửa thể kỉ.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu chính sách ngoại giao của nhà nguyễn đối với phương tây trong giai đoạn 1802 - 1858 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)