3. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa Kỳ (1802-1858)
3.2 Đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
Nguyễn đối với phƣơng Tây trong giai đoạn 1802 – 1858
Để giữ vững được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ thì ngoại giao chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Đường lối ngoại giao sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà chúng ta không lường trước được. Vương triều Nguyễn cũng
42
thế mặc dù đã cố gắng trong quan hệ với phương Tây nhưng không tránh khỏi những sai lầm hạn chế.
Thứ nhất, đường lối ngoại giao chưa thoát khỏi tư duy của ý thức hệ Nho giáo.
Triều Nguyễn trị vì trong suốt 143 năm cũng như các triều đại trước các tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo cùng tác động vào tinh thần tâm linh của người dân Việt, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống và các hoạt động chính trị của nhà vua. Đặc biệt là Nho giáo đã ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân cũng như tầng lớp vua quan quý tộc, văn thân sĩ phu phong kiến. Nho giáo được coi là quốc giáo, được sử dụng như một công cụ đắc lực để củng cố địa vị, duy trì bảo vệ chế độ phong kiến. Các vua đầu đời Nguyễn nỗ lực tiến hành việc áp đặt chính quyền tập trung chuyên chế mọi quyền hành đều nằm trong tay nhà vua. Nhằm bảo vệ sự chuyên chế các vị vua đầu triều Nguyễn sử dụng một bộ máy quan liêu to lớn, dùng Nho thần thay thế các công thần nên ngay từ đầu đã quan tâm mở rộng học và thi, quan tâm việc đề cao Nho giáo. Trật tự xã hội đều tuân thủ theo nguyên tắc khắt khe của Nho Giáo. Tất cả mọi hoạt động chịu sự chi phối của Nho giáo.
Bước sang thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào các nước châu Á lạc hậu, cùng sự lan toả trên phạm vi toàn thế giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Do đó, nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội Việt Nam. Yêu cầu lịch sử lúc này đòi hỏi những người cầm quyền phải thay đổi đề phù hợp với xu thế của thời đại.
Xuất phát từ ý thức bảo vệ ngai vàng của chế độ phong kiến gắn liền với việc bảo vệ an ninh đất nước các vị vua đầu triều Nguyễn đã thi hành chính sách ngoại giao “không phương Tây”. Nguyễn Ánh dựa vào giáo sĩ và thương nhân phương Tây để chống Tây Sơn hiểu được sức mạnh kỹ thuật và cũng hiểu dã tâm của họ. Khi đã làm chủ được đất nước Gia Long - Nuyễn Ánh ruồng bỏ các cố vấn. Đến Minh Mạng còn triệt để hơn dùng đối sách cực đoan: cấm thông
43
thương, giết giáo sĩ, cấm truyền đạo…Một mặt Minh Mạng tưởng bằng cách xa lánh, cắt quan hệ, tự cô lập có thể tránh được họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, mặt khác tưởng có thể dùng lý thuyết Âm Dương - Ngũ hành tiến hành các thí nghiệm đuổi kịp khoa học kĩ thuật phương Tây, dùng Nho giáo để củng cố nội bộ. Qua mấy chục năm đến thời Thiệu Trị, Tự Đức tình hình nghiêm trọng hơn. Trong nước có nhiều khó khăn, chính quyền suy yếu, mặt khác thực dân quyết tâm dùng vũ lực xâm lược, huy động giáo dân làm lực lượng bạo loạn. Thiệu Trị, Tự Đức áp dụng triệt để chính sách của Minh Mạng càng làm nguy cơ xâm lược tăng thêm.
Như vậy, chế độ phong kiến đang suy tàn và hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo là hệ tư tưởng nhằm bảo vệ cái chế độ phong kiến suy tàn nên tất nhiên nó có tính phản động, đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử.
Thứ hai, chính sách ngoại giao “không phương Tây” đã đẩy nước ta đứng trước nguy cơ xâm lược của Pháp.
Trong quá trình tiến hành chính sách đóng cửa và mở cửa, đặc biệt là chính sách ngoại giao “không phương Tây” trong quan hệ với các nước phương Tây giai đoạn 1802 - 1858 đã đẩy triều Nguyễn đứng trước thách thức phải đối mặt với áp lực của chủ nghĩa thực dân phương Tây, cuối cùng phải đối đầu với sự xâm lược của thực dân Pháp. Do nhìn nhận thành kiến với các nước thực dân phương Tây nên triều Nguyễn từ thờ ơ đến khước từ quan hệ ngoại giao với các nước Pháp, Anh, Mỹ ở nửa đầu thế kỉ XIX. Đó là một lối thoát sai lầm của triều Ngyễn trước họng súng tầm xa của chế độ thực dân. Chính vấn đề đối ngoại của Triều Nguyễn giúp một phần mang đến cớ xâm lược cho kẻ thù cụ thể là thực dân Pháp. Trong quan hệ ngoại giao, ngoại thương của triều Nguyễn từ khi thiết lập vương triều đến 1858 thì quan hệ với Pháp giữ một vai trò quan trọng. Chúng ta biết rằng thực dân Pháp vin vào chính sách “đóng cửa” “cấm đạo” của triều Nguyễn để nổ súng vào nước ta. Điều đó hiển nhiên là do sai lầm của triều Nguyễn trong việc giải quyết mối quan hệ với Pháp. Song nhìn vào đó mà kết
44
tội các vua đầu triều Nguyễn thì không thật khách quan. Thực ra thì triều Nguyễn cũng đã có mối quan tâm ngay từ đầu với các hoạt động ngoại giao với nước ngoài. Triều Nguyễn không phải hoàn toàn “nhắm mắt làm ngơ” trước các nước, song trong quá trình cầm quyền của mình đứng trước những yêu cầu của hoàn cảnh, trước những thách thức của lịch sử nhà Nguyễn đã từng bước đi đến những thái độ và quyết định sai lầm. Những quyết định đó xuất phát từ nhận thức của các vua riều Nguyễn với sự chi phối từ bên ngoài. Đó là sự chi phối bởi mối quan hệ với người Pháp đã từng giúp đỡ mình, bởi các vấn đề không phân biệt giao thương với chính trị, các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng…Đứng trước sự chi phối của các vấn đề trên trong việc giải quyết quan hệ ngoại giao với Pháp triều Nguyễn luôn thể hiện sự lúng túng của mình. Việc thông thương là cần thiết nhưng làm sao thông thương mà không gây tổn hại cho dân tộc. Việc “cấm đạo” sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực nhưng nếu để hoạt động tự do thì sẽ tác động như thế nào đến vẫn đề kinh tế xã hội? Vấn đề nối tiếp vẫn đề đẩy vua quan nhà Nguyễn lâm vào khó khăn trong việc lựa chọn một giải pháp thích hợp về ngoại thương, chính trị, tôn giáo và cuối cùng đi từ sự dè dặt cẩn trọng trong quan hệ với Pháp các vua triều Nguyễn đã xác định đường lối ngoại giao cho mình.
Chính sách bài phương Tây thái quá dẫn đến việc cấm đạo hà khắc đã không thể cứu được đất nước tránh khỏi họa xâm lăng của thực dân Pháp trong năm 1858.
Thứ ba, chưa bắt kịp xu thế phát triển của thế giới
Khi nghiên cứu về chính sách ngoại giao của triều Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX thực tế ta thấy “đóng cửa” về chính trị - ngoại giao là một nội dung mang tính chất tương đồng ở phần nhiều các quốc gia phong kiến Á Đông thời kì này. Điều đó đã tạo nên sự thụ động trong ngoại giao và tình trạng trì trệ bảo thủ chung của phương Đông. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của các quốc gia châu Á đã là trở ngại lớn đối với chủ nghĩa tư bản phương Tây vì chủ nghĩa tư bản để phát triển được cần phải liên tục mở rộng phạm vi thống trị và ảnh hưởng của mình trên phạm vị thế giới. Trước sự phát triển ngày càng mạnh của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự nhòm ngó của thực dân Pháp, các vua triều Nguyễn
45
đã không thể vượt qua được những hạn chế do giai cấp và thời đại ràng buộc nên thi hành một đường lối ngoại giao “không phương Tây” mang tính “khép kín”.
Để duy trì một cách bền vững xã hội truyền thống các ông vua đầu triều Nguyễn đã từ chối tất cả những cải cách, canh tân đất nước cho phù hợp với xu thế đưa đất nước khỏi họa xâm lăng, đặc biệt là một số nước trong khu vực đã trở thành thuộc địa của các nước thực dân thì càng không thể “mở cửa” bởi trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản thì “mở cửa” là mất nước ngay. Dù có biện minh dưới bất cứ hình thức nào về cơ bản chính sách này đã đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới không đáp ứng được yêu cầu lịch sử đặt ra cho Việt Nam cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Chính sách nào cũng có những điểm tích cực và hạn chế riêng. Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn trong giai đoạn đầu từ 1802 - 1858 cũng như vậy, đã thể hiện được sự mềm dẻo, nhất quán trong ngoại giao, trì hoãn được nguy cơ xâm lược trong thời gian dài nhưng còn có những hạn chế ngoại giao mang ý thức hệ Nho giáo, không bắt kịp xu thế của thời đại, bặc biệt không tránh được sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Dù có đánh giá như thế nào, chúng ta cũng không nên áp đặt nặng nề quá đối với chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Nhưng nhà Nguyễn vẫn phải chịu trách nhiệm về việc để nước ta bị xâm lược, đánh mất nên độc lập, tự do của đất nước
46
KẾT LUẬN
Xuất phát từ ý thức bảo vệ ngai vàng của chế độ phong kiến gắn liền với bảo vệ an ninh của đất nước, các vua triều Nguyễn đã thực hiện chính sách ngoại giao “không phương Tây” trong quan hệ với các nước phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858. Những chính sách này đã mang lại cho vương triều này những thành công nhất định: các ông vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách mềm dẻo, mang tính nhất quán trong ngoại giao, đã trì hoãn nguy cơ xâm lược trong một thời gian dài nhưng cũng chính vì đó mà phải đương đầu với nhiều khó khăn: đường lối ngoại giao chưa thoát khỏi tư duy của ý thức hệ Nho giáo, chưa bắt kịp xu thế phát triển của thế giới và sau cùng là sự xâm lược của thực dân Pháp.
Dựa trên cơ sở quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và phương Tây nửa đầu thế kỉ XIX, ta có thể bước đầu rút ra một số kinh nghiệm để phục vụ sự phát triển của ngoại giao Việt Nam hiện tại. Sự thành bại về ngoại giao của mỗi quốc gia trong bất kì thời đại nào cùng tùy thuộc vào thực tế đất nước và con người của đất nước đó. Trường hợp triều Nguyễn cũng không ngoại lệ, khi đưa ra chính sách đối ngoại với phương Tây đã không tính đến môi trường quốc tế, hòa bình, ổn định để các vua phong kiến có điều kiện và thời gian phục hồi đất nước sau chiến tranh. Đây là bài học kinh nghiệm mà bất kì nhà nước nào trên thế giới cũng phải lưu ý. Một kinh nghiệm đối ngoại cần thiết mà lịch sử ngoại giao triều Nguyễn để lại đó là khi thực hiện đường lối đối ngoại, những người nắm vận mệnh đất nước cần tính đến vấn đề nâng cao uy thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chính sách ngoại giao mà nhà Nguyễn đã thực hiện ở nửa đầu thế kỉ XIX, ta thấy nó cũng có một phần phù hợp với mục tiêu hiện nay của Việt Nam là ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các vua nhà Nguyễn đã ưu tiên phát triển mối quan hệ của mình đối với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong khi đó lại từ chối quan hệ với các nước phương Tây nên đã dẫn đến bị xâm lược. Từ đây cũng để lại một kinh nghiệm rất quan trọng cho ngoại giao Việt Nam hiện nay
47
đã được Đảng và nhà nước ta thực hiện chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ với hầu hết tất cả các nước với tinh thần “Việt Nam muốn
là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, vì hòa bình, độc lập hợp tác và phát triển”.
Một bài học lịch sử quý giá nữa cho ngoại giao Việt Nam hiện đại đó là: trong mỗi giai đoạn giao thời của lịch sử đều xuất hiện những cơ hội và thách thức đối với dân tộc, có dân tộc này mạnh lên nhưng cũng có những dân tộc yếu đi, nếu đi ngược lại xu thế hoặc bỏ lỡ cơ hội thì sẽ bị tụt hậu. Thực tế lịch sử đã chứng minh triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX về đối ngoại đã đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới. Vì thế, Việt Nam hiện nay cần phải nắm bắt xu thế phát triển của tình hình thế giới, hiểu rõ sâu sắc thế và lực của đất nước, cục diện quốc tế, phải luôn theo sát hoàn cảnh thế giới, nắm bắt cho được quy luật vận động để theo kịp vận hội mới và đổi mới tư duy đối ngoại.
Như vậy, khi tiến hành nghiên cứu về lịch sử ngoại giao triều Nguyễn không chỉ đánh giá về tính đúng đắn hay sai lầm của đường lối ngoại giao mà chúng ta cũng cần phải nghiên cứu thật kĩ từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học tạo tiền đề cho những chính sách ngoại giao trong thời hiện đại không đi vào những sai lầm đáng tiếc.
PHỤ LỤC
Chân dung vua Gia Long Chân dung vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng từ chối quan hệ Pháp đánh bán đảo Sơn Trà Thông thương với Pháp năm 1832
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (2002) “Kỷ yếu hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt
Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX”, Hà Nội.
2. Nguyễn Lương Bích (1996) “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời đại”, NXB Quân đội nhân dân.
3. Trần Văn Cường (2001) “Ngoại giao Việt Nam từ thủa dựng nước đến trước cách
mạng tháng Tám 1945”, Học viện quan hệ quốc tế.
4. Trần Trọng Kim (1971) “Việt Nam sử lược, quyển 2”, Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản
5. Đinh Xuân Lâm (2011) “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II”, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. GS.TS. Phan Ngọc Liên, PGS.TS. Đỗ Thanh Bình, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ (2005) “Lịch sử nhà Nguyễn một các tiếp cận mới”, NXB ĐHSP.
7. GS. Phan Huy Lê (1965) “lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, tập III, NXB giáo dục, Hà Nội.
8. GS. Phan Huy Lê (chủ biên) (1985) “Lịch sử Việt Nam”, tập II, Ủy ban Khoa Học Xã Hội xuất bản.
9. GS. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng (1971) “Lịch sử Việt Nam”, tập I, Ủy ban Khoa học Xã hội xuất bản.
10. Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1980) “Lịch sử
Việt Nam (1427 - 1858)”, quyển 2, tập II, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Phan Quang (1986) “Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Trương Hữu Quýnh (1999) “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Trần Nam Tiến (2006) “Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới
triều Nguyễn (1802-1858)”, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
14. Cao Huy Thuần (1996) “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam”, Pari.
15. Ưng Trình (1970) “Việt Nam ngoại giao sử cận đại”, Văn Đàn xuất bản, Sài Gòn. 16. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963) “Đại Nam thực lục chính biên”, đệ nhị kỉ, tập VI, bản dịch của Viện sử học.
17. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963) “Đại Nam thực lục chính biên”, đệ nhị kỉ, tập XI, bản dịch của Viện Sử học.
18. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963) “Đại Nam thực lục chính biên”, đệ nhị kỉ, tập XVI, bản dịch của Viện Sử học.
19. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963) “Đại Nam thực lục chính biên”, đệ nhị kỉ, tập XXVI, bản dịch của Viện Sử học.
20. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971) “Đại Nam nhất thống trí”, bản dịch Viện Sử học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.