LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU 1. Thực hiện 3 bước dạy các kỹ năng (nói chung) Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng, ví dụ như một bài đọc hoặc bài nghe… (trong chương trình lớp 8 và lớp 9) cần tiến hành theo 3 bước: trước khi vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài (pre-task, while- task and post-task). Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn. Mục đích của từng bước a) Các hoạt động trước khi vào bài: Các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng. Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài. Các hoạt động đó có thể là: - Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em nghe, nói đọc, viết về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions - Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài; - Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước; - Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài sắp học. - Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kỹ năng để từ đó có thể thực hiện các kỹ năng khác (ví dụ, nghe trước khi nói về một chủ điểm nào đó; nói trước khi viết, hoặc đọc trước khi viết v.v…) b) Các hoạt động trong khi thực hiện bài: Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đặt ra. Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay nghe hiểu; sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hoá, bài tập viết theo mẫu v.v. c) Các hoạt động sau khi thực hiện bài: Các hoạt động sau khi thực hiện bài thường gồm những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa học, thông qua các kỹ năng nói hoặc viết. 2. Ba bước luyện đọc hiểu a) Trước khi đọc (Pre-reading): Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau: - Gây hứng thú; - Giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề; - Tạo nhu cầu , mục đích đọc; - Đoán trước nội dung bài đọc; - Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc; - Giới thiệu trước từ vựng, ngữ pháp mới giúp cho học sinh hiểu được bài đọc; - v.v… b) Trong khi đọc (While-reading): Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc. Tuỳ theo mục đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau. Những dạng bài tập phổ biến gồm: - Check/tick the correct answers; - True/ false - Complete the sentences; - Fill in the chart; - Make a list of - Matching; - Answer the questions on the text; - What does mean? - What does stand for/ refer to? - Find the word/ sentence that means ; - etc. c) Sau khi đọc (Post-reading): Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hoá nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học. Các hình thức bài tập có thể là: - Summarize the text; - Arrange the events in order; - Give the title of the reading text; - Give comments, opinions on the characters in the text; - Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues; - Role- play basing on the text; - Develop another story basing on the text; - Tell a similar event on - Personalized tasks (write/ talk about your own school ) - etc.